Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.78 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ ĐÔNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Khóa: 2007 - 2011

Tháng 7 / 2011


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

Tác giả

LÊ THỊ ĐÔNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản Lý Môi Trường Và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 07 năm 2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI

SVTH

GVHD

LÊ THỊ ĐÔNG

TS. NGUYỄN VINH QUY


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận, ngoài những nỗ lực của bản thân,
em còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người xung quanh.
Em xin chân thành cảm TS. Nguyễn Vinh Quy, người thầy đã tận tình hướng
dẫn, quan tâm, giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Nhà Máy Ô tô Củ Chi, đặc biệt là
chú Nguyễn Văn An – Phó Giám Đốc Nhà Máy và các anh chị trong các xưởng sản
xuất đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được học hỏi tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy Cô Khoa Môi Trường Và Tài
Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã tận tình giảng dạy trong thời gian học
tập tại trường.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ về tinh thần và vật
chất trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Đông

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp
dụng tại nhà máy ô tô Củ Chi”, thời gian thực hiện từ tháng 3-7/2010.
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng môi trường, phân tích qui trình sản
xuất hiện tại của nhà máy, xác định các nguyên, nhiên, vật liệu tiêu thụ, các nguồn
thải gây ô nhiễm môi trường gây lãng phí, thất thoát tài nguyên. Từ đó, phân tích
một số nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho tình hình
sản xuất thực tế tại nhà máy.
Kết quả nghiên cứu tại nhà máy cho thấy nhà máy đã rất cố gắng trong công
tác bảo vệ môi trường. Tuy vậy, vấn đề thất thoát, lãng phí, gây ô nhiễm vẫn còn
tồn tại. Việc áp dụng các phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là SXSH không
những giúp cho vấn đề môi trường của nhà máy được cải thiện đáng kể mà còn
nâng cao hiệu quả kinh tế.
Từ kết quả nghiên cứu tại nhà máy, tôi đã đề xuất được 30 giải pháp SXSH,
trong đó có 19 giải pháp quản lý nội vi, 2 giải pháp thay đổi nguyên liệu, 5 giải
pháp lắp đặt thiết bị, 4 giải pháp cải tiến thiết bị.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp SXSX đã đề xuất thì nhà máy sẽ tiết kiệm
được hơn 1,4 tỉ đồng trên năm và giảm thiểu được lượng lớn ô nhiễm.
Kết quả này không những nâng cao hình ảnh của nhà máy, làm cho sản phẩm
tại nhà máy có sức cạnh tranh trên thị trường mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể, bảo
vệ môi trường.
.


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ....................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................vii
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .........................................................1
1.2.1
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu................................................................1
1.2.2
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................1
1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài nghiên cứu ...................................................2
1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................2
1.4.1
Nội dung nghiên cứu...............................................................................2
1.4.2
Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
2.1 Tổng quan về ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam và các vấn đề môi trường
nảy sinh ....................................................................................................................3
2.1.1
Tổng quan về ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam ......................................3
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................3

2.1.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất ô tô ..........................................4
2.1.2
Các vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động sản xuất ô tô ................6
2.1.2.1 Nước thải.............................................................................................6
2.1.2.2 Khí thải và tiếng ồn .............................................................................6
2.1.2.3 Nhiệt thải.............................................................................................6
2.1.2.4 Chất thải rắn ........................................................................................6
2.1.2.5 Chất thải nguy hại................................................................................6
2.2
Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH) và lợi ích khi áp dụng SXSH ..........7
2.2.1
Lịch sử phát triển và cách tiếp cận trong công tác bảo vệ môi trường......7
2.2.2
Khái niệm về SXSH...............................................................................8
2.2.3
Kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH..............................................8
2.2.4
Lợi ích và rào cản....................................................................................9
2.2.4.1 Lợi ích.................................................................................................9
2.2.4.2 Rào cản .............................................................................................10
2.2.5
Tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất ô tô..........................................10
Chương 3. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ...............................................................................11
3.1
Khái quát về nhà máy ô tô Củ Chi................................................................11
3.1.1 Sơ lược về nhà máy ô tô Củ Chi .................................................................11
3.1.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy .............................................................11
3.1.1.2 Lịch sử thành lập và phát triển...........................................................11
3.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy.................................................12

3.1.2
Cơ cấu tổ chức của nhà máy..................................................................12
3.1.3
Hoạt động sản xuất của nhà máy ...........................................................14
iii


3.1.3.1 Quy mô sản xuất của nhà máy ...........................................................14
3.1.3.2 Nhu cầu hóa chất, nguyên, nhiên liệu ................................................14
3.1.3.3 Thiết bị sử dụng tại nhà máy..............................................................15
3.1.3.4 Qui trình công nghệ sản xuất .............................................................16
3.2
Hiện trạng và công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại nhà máy ..................17
3.2.1 Hiện trạng môi trường tại nhà máy ............................................................17
3.2.1.1 Chất lượng nước................................................................................17
3.2.1.2 Chất lượng không khí ........................................................................20
3.2.1.3 Chất thải rắn ......................................................................................22
3.2.1.4 Chất thải nguy hại..............................................................................22
3.2.1.5 Tiếng ồn, độ rung và nhiệt .................................................................23
3.2.2 Công tác BVMT tại nhà máy .....................................................................23
3.3 Đánh giá chất lượng môi trường và lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH........27
3.3.1 Đánh giá chất lượng môi trường ................................................................27
3.3.2 Lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH .......................................................28
Chương 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG
ĐOẠN SƠN ...............................................................................................................29
4.1
Qui trình sản xuất tại nhà máy của công đoạn sơn ........................................29
4.2
Cân bằng vật liệu và năng lượng ..................................................................30
4.3

Định giá dòng thải........................................................................................31
4.4
Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ................................32
4.5
Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện..................................................34
4.5.1
Sàng lọc các giải pháp...........................................................................34
4.5.2
Nghiên cứu khả thi cho các giải pháp ....................................................36
4.5.2.1 Mô tả sơ bộ các giải pháp.....................................................................36
4.5.2.2 Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật .......................................................38
4.5.2.3 Đánh giá tính khả thi về kinh tế .........................................................40
4.5.2.4 Đánh giá tính khả thi về môi trường ..................................................43
4.5.3
Lựa chọn các giải pháp SXSH và sắp xếp thứ tự ưu tiên để thực hiện. ..45
4.6
Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ......................................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................49
5.1
Kết luận .......................................................................................................50
5.2
Kiến nghị .....................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXSH:

Sản xuất sạch hơn

HTXL:

Hệ thống xử lý

HTXLNT:

Hệ thống xử lý nước thải

ĐV:

Đơn vị

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa(Biochemical OxygenDemand)

COD:

Nhu cầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

SS:

Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN:


Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN :

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ – BYT:

Quyết định – Bộ Y tế

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Các loại xe sản xuất tại Nhà máy ô tô Củ Chi 2010 ................................. 17
Bảng 3.2 Nguyên nhiên liệu sử dụng tại nhà máy................................................... 18
Bảng 3.3 Một số máy móc thiết bị chính ................................................................ 18
Bảng 3.4 Kết quả đo đạc nước giếng tại nhà máy ................................................... 21
Bảng 3.5 Đặc tính của nước thải sinh hoạt tại nhà máy........................................... 22
Bảng 3.6 Kết quả nước thải sau xử lý..................................................................... 23
Bảng 3.7 Kết quả đo đạc CLKK xung quanh nhà máy............................................ 23
Bảng 3.8 Kết quả đo CLKK trong các xưởng sản xuất ........................................... 24
Bảng 3.9 Kết quả đo nồng độ khí thải tại nguồn thải .............................................. 24
Bảng 3.10 Thành phần và khối lượng CTR phát sinh tại nhà máy ............................ 25

Bảng 3.11 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh tại nhà máy ......................... 26
Bảng 4.1 Bảng cân bằng vật liệu và năng lượng tại công đoạn sơn......................... 34
Bảng 4.2 Giá nguyên vật liệu và chi phí xử lý chất thải .......................................... 35
Bảng 4.3 Định giá dòng thải................................................................................... 35
Bảng 4.4 Nguyên nhân và các cơ hội SXSH........................................................... 36
Bảng 4.5 Sàng lọc các giải pháp SXSH .................................................................. 38
B ảng 4.6 Bảng tổng hợp các giải pháp ................................................................... 40
Bảng 4.7 Đánh giá khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH ............................. 43
Bảng 4.8 Bảng đánh giá tính khả thi về kinh tế....................................................... 46
Bảng 4.9 Bảng đánh giá tính khả thi về môi trường................................................ 48
Bảng 4.10 Lựa chọn các giải pháp SXSH................................................................. 51
Bảng 4.11 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ................................................. 53

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Sơ đồ biểu thị quy trình thực hiện SXSH.................................................. 11
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy ô tô Củ Chi ................................................. 17
Hình 3.2 Qui trình sản xuất xe tại Nhà máy ô tô Củ Chi.......................................... 20
Hình 3.3 Qui trình xử lý nước thải tại nhà máy ....................................................... 27
Hình 3.4 Quy trình xử lý bụi sơn và hơi dung môi .................................................. 29
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tại công đoạn sơn ........................................................ 32

vii


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp ô tô ngày càng
hiện đại. Đi đôi với sự phát triển đó, môi trường cũng gánh chịu những hậu quả nặng
nề. Để giải quyết vấn đề trên, các chuyên gia đã dành nỗ lực cao để tìm ra các biện
pháp giảm thiểu. Một cách tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử
dụng nguyên liệu có hiệu quả là sản xuất sạch hơn. Cách tiếp cận này không chỉ
giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất mà còn đóng góp vào việc cải thiện
hiện trạng môi trường, giảm bớt chi phí xử lí môi trường, đồng thời còn giúp doanh
nghiệp nâng cao hình ảnh trên thị trường, sản phẩm có khả năng cạnh tranh với các
sản phẩm khác.
Nhà máy ô tô Củ Chi tuy mới đi vào hoạt động hơn bốn năm nhưng đã đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ khá lớn. Nhà máy là nguồn cung cấp các loại xe chủ yếu
cho các doanh nghiệp vận tải, công nghiệp…Với sự phát triển mạnh mẽ nhà máy đã
và đang tích cực góp phần vào việc cân bằng và phát triển thị trường. Để sản phẩm
tại nhà máy đi đến mục tiêu mang thương hiệu Việt thì vấn đề môi trường rất cần
phải quan tâm. Vì vậy, đề tài: “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch
hơn áp dụng tại nhà máy ô tô Củ Chi” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài bao gồm:
 Khái quát tình hình sản xuất thực tế và công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy
ô tô Củ Chi.
 Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy nhằm tăng hiệu quả kinh
tế đồng thời bảo vệ môi trường.
1.2.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài sẽ có các ý nghĩa:
 Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường nhà máy ô
tô Củ Chi thông qua việc đề xuất các giải pháp SXSH tại nhà máy.

 Nâng cao hình ảnh của nhà máy, có sức cạnh tranh với sản phẩm trên thị
trường.
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

1


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

 Góp phần vào thực tiễn áp dụng SXSH với điều kiện sản xuất ô tô tại Việt
Nam.
1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài :
 Tại các phân xưởng sản xuất của nhà máy ô tô Củ Chi.
 Thời gian thực hiện: 03/2011  06/2011
1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
 Nghiên cứu tổng quan về nhà máy ô tô Củ Chi: Tổng quan đánh giá về lịch
sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, thị
trường…
 Nghiên cứu qui trình, tình hình sản xuất tại nhà máy: Xác định qui trình công
nghệ, nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, tình trạng máy móc.
 Nhận diện, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động sản xuất
của nhà máy.
 Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân dòng thải phát sinh dựa trên
quy trình sản xuất ô tô.
 Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất tại nhà máy.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, các phương pháp sau đây đã

được áp dụng:
 Thu thập thông tin: Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài.
 Tổng hợp tài liệu: Xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được.
 Khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trạng sản xuất và môi trường tại nhà máy.
 Phân tích số liệu thu thập được.
 Phỏng vấn điều tra : Tiến hành phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lí trong
nhà máy ô tô, các công nhân trực tiếp sản xuất.
 Phương pháp ma trận.
 Phương pháp chuyên gia.

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

2


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam và các vấn đề môi trường
nảy sinh
2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam cũng đã trải q u a nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình
thành và phát triển. Quá trình đó có thể chia thành các th ờ i k ỳ sau:
* Thời kì trước 1975
Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài
mang từ Pháp sang. Phụ tùng được nhập 100% từ Pháp, ta chỉ làm những chi tiết
đ ơ n g iản như bulông, êcu…phục vụ cho sửa chữa xe.
Sau giải phóng, do sự khan hiếm về phụ tùng cho các xe viện trợ nên Bộ

công nghiệp nặng, Cục cơ khí Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, Bộ Cơ khí luyện kim
đã xây dựng riêng cho mình một số nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.
Nhà nước ta đã đề nghị Liên xô giúp đỡ xây dựng một nhà máy sản xuất
động cơ D50. Năm 1975, khi nhà máy đang xây dựng thì miền Nam hoàn toàn
giải phóng. Thời gian sau đó, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hội
chủ nghĩa không còn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà
máy và duy trì hoạt động sau này. Cuối cùng ta không tiếp tục sản xuất nữa.
* Thời kì 1975 -1991:
Ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp n g h iêm tr ọ n g , đứng
trước nguy cơ phải đóng cửa. Ở miền Nam, chúng ta k h ô n g có nhà máy sản xuất
phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập.
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
Song song với việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam,
chúng ta đã ban hành một loạt các chính sách về ưu đãi đầu tư. Điều này đã làm
th ị trư ờ n g ô tô trong nước sôi động hơn.
* Thời kỳ từ năm 1991 đến nay
Theo số liệu từ Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương), ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

3


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Tiếp theo là sự
ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới
như Ford, Toyota, Mercedes-Benz... Như vậy, các liên doanh có vai trò cực kỳ
quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có có tới gần 50 doanh

nghiệp lắp ráp ôtô và hơn 160 DN sản xuất lắp ráp ôtô ra đời, và con số này chưa
dừng lại ở đây.
Như vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy
sau bao năm chúng ta dò dẫm con đường phát triển ngành giờ đây con đường đó
đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tương lai không
xa.
2.1.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất ô tô
 Thuận lợi
* Sự bảo hộ của nhà nước
Nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp ôtô trong
nước, Bộ Công Thương đề nghị áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu (NK) thích hợp
và ổn định đến năm 2018 cho các sản phẩm ôtô và linh kiện, phụ tùng ôtô...
Theo đó, thuế nhập khẩu xe ô tô khá cao, trong khi thuế nhập khẩu phụ tùng
tương đối thấp.
* Ưu đãi đầu tư của nhà nước
Ngành công nghiệp có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam,
tạo ra việc làm cho hơn 70.000 lao động và tạo ra hệ thống dịch vụ do các nhà sản
xuất cung cấp, Việt Nam không có một ngành công nghiệp ôtô thì vào năm 2020
mỗi năm sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập xe, vì vậy chiến lược cho sự tồn tại
và phát triển của ngành được quan tâm đặc biệt.
Vì vậy, nhà nước ta đã đề ra nhiều chiến lược phát triển: “Quyết định số
175/2002/QĐ-T: Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược
phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm
2020”; “Thôn g báocủa văn phòng chính phủ số 63/ TB- VPCP ngày 02 tháng 4
năm 2004 về kết luận của phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng về qui
hoạch và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

4



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

2020”…
* Thị trường rộng mở
Theo các chuyên gia, có 3 điều kiện để có được ngành công nghiệp ôtô là thị
trường, con người và kỹ thuật. Trong 3 điều kiện đó Việt Nam có 2 là thị trường và
con người. Theo tính toán thị trường ôtô rất tiềm năng với mức tiêu thụ có thể đạt 1
triệu xe/năm. Con người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu óc sáng tạo. Chúng
ta thiếu vấn đề kỹ thuật, nếu có chính sách đúng về khuyến khích đầu tư, chuyển
giao công nghệ thì sẽ thành công.
 Khó khăn
* Tỉ lệ nội địa hóa quá thấp
Nhìn vào khối liên doanh, các hãng lớn như Toyota, Ford, GM Daewoo và
Mercedes cũng mới chỉ có những dây chuyền hàn, sơn và lắp ráp xe hơi. Còn khối
sản xuất trong nước cũng chủ yếu là sản xuất khung vỏ xe tải và xe buýt và một số
phụ kiện nội thất như ghế, tấm bọc composite, linh kiện nhựa… là chính. Các cụm
tổng thành chính (chiếm tới 80-90% giá trị chiếc xe) như toàn bộ phần động cơ,
cụm truyền động, giảm xóc, đèn, vành, lốp đến các chi tiết nội thất bên trong như
bảng điều khiển, thiết bị âm thanh và các thiết bị khác đều phải nhập khẩu.
Để có được một ngành công nghiệp ôtô phát triển thì phải có một hệ thống
rộng lớn các nhà cung cấp linh phụ kiện. Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp
nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện hùng hậu thì công nghiệp ôtô khó tránh khỏi
cảnh lắp ráp giản đơn.
* Các chính sách vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh nên thiếu tính ổn định
Quy hoạch và định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt cũng chưa
rõ cho cả thương hiệu riêng trong nước và thương hiệu nước ngoài. Hơn nữa, hiện
nay Việt Nam chưa đủ điều kiện cả về công nghệ lẫn nhân lực và các chính sách hỗ
trợ khác để thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để có được thương
hiệu riêng cho mình.

Do các chính sách liên tục thay đổi mà không có một định hướng từ trước
nên thách thức luôn đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là phải tìm cách
thích nghi được với các chính sách mới trong khi công cuộc kinh doanh ngày càng
khắc nghiệt và khó khăn.
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

5


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

* Cạnh tranh ngày một gay gắt
Khi chúng ta gia nhập WTO, mức thuế sẽ điều chỉnh phù hợp hơn so với
trước đây. Cụ thể, mức thuế đã bắt đầu giảm từ ngày 1/1/2011 theo biểu thuế nhập
khẩu năm 2011 mà Bộ Tài chính đã ban hành cùng Thông tư số 184/2010/TT-BTC
do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký.
Theo cam kết tự do hóa thương mại khu vực ASEAN/AFTA, đến năm 2018,
thị trường ô-tô trong nước sẽ phải mở cửa hoàn toàn. Khi AFTA có hiệu lực, các
hãng xe đến từ các nước trong khu vực cũng sẽ được quyền chia sẻ thị trường này
cùng với các doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, sắp tới các doanh nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự
cạnh tranh gay gắt đến khốc liệt. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
nam nói riêng và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung phải có sự chuẩn bị
cẩn thận để có thể tồn tại và phát triển.
2.1.2 Các vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động sản xuất ô tô
2.1.2.1 Nước thải
Nước thải phát sinh từ rửa các máy móc thiết bị, làm vệ sinh nhà xưởng,
nước thải từ phòng sơn, từ việc làm sạch bề mặt trước khi đưa vào sơn…chứa
nhiều SS, pH, COD, P, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng…
2.1.2.2 Khí thải và tiếng ồn

Khí thải phát sinh do mùi sơn, hơi dung môi, hóa chất, khói hàn, khí thải
phát sinh từ việc chạy thử, nghiệm thu xe…chứa nhiều NO2, CO2, CO, CmHn…
Tiếng ồn do hoạt động của máy móc thiết bị, các loại quạt gió, độ rung do
va đập, gia công vật liệu, khoan các thanh sắt, gò hàn…
2.1.2.3 Nhiệt thải
Nhiệt phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các máy móc thiết bị tại các
xưởng và từ phòng sơn sấy.
2.1.2.4 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất bao gồm: sắt, thép, gỗ vụn
thừa; giấy carton, bao plastic, thùng nhựa, giấy nhám…chứa nhiều kim loại nặng,
bụi gỗ…một số không phân hủy được, tồn tại trong môi trường gây ô nhiễm.
2.1.2.5 Chất thải nguy hại
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

6


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Chất thải nguy hại trong nhà máy sản xuất ô tô bao gồm dầu nhớt thải, bùn
thải từ hệ thống xử lí, phụ tùng bằng vật liệu amiang (compossite) thải, giẻ lau, bao
tay nhiễm hóa chất, can, chai, hộp bằng nhựa đựng hóa chất, lọc sơn sấy, kính thải,
pin, ắc qui, chất thải hữu cơ (dung môi rửa, pha sơn), sơn thải (sơn khô, cặn sơn,
matit), hộp mực từ máy in, máy photocopy thải, bóng đèn thải…chứa yếu tố độc
hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm…
2.2 Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH) và lợi ích khi áp dụng SXSH
2.2.1 Lịch sử phát triển và cách tiếp cận trong công tác bảo vệ môi trường
Các cách thức ứng phó với ô nhiễm công nghiệp gây suy thoái môi trường
thay đổi theo thời gian, từ bỏ qua thiếu nhận thức đến phát tán pha loãng, xử lý cuối
đường ống, giảm thiểu tại nguồn và tương lai là sinh thái công nghiệp, các giai đoạn

đó thể hiện như sau:
* Bỏ qua hoặc thiếu nhận thức
Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả do ô nhiễm gây ra chưa thực sự
nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ.
* Pha loãng và phát tán
Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận và
nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
* Xử lý cuối đường ống:
Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để
kiểm soát ô nhiễm công nghiệp như lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở
cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng
yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường.
Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như :
 Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý;
 Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông
nghiệp;
 Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp;
 Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.
* Phòng ngừa phát sinh chất thải

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

7


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng
và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật
liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu

xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như "phòng ngừa ô
nhiễm", "giảm thiểu chất thải". Ngày nay, thuật ngữ "Sản xuất sạch hơn" được sử
dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này.
* Sản xuất phi vật liệu, sinh thái công nghiệp: hoạt động sản xuất được bố
trí, qui hoạch sao cho không tạo ra chất thải.
Như vậy, các giai đoạn tiếp cận là 1quá trình phát triển khách quan, tích cực
có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói
chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi
cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Nguyên tắc “Phòng
bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là
nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
2.2.2 Khái niệm về SXSH
Theo chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994): “Sản xuất
sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối
với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động
xấu đến con người và môi trường”.
 Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,
nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc
tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
 Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai
thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
 Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
 SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”
2.2.3 Kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh


8


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Mặc dù có nhiều kỹ thuật và phương pháp thực hiện SXSH, tuy nhiên, có thể tóm
tắt các bước và nhiệm vụ thực hiện qua sơ đồ sau:

ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP

CHỌN
LỰA GIẢI
PHÁP

PHÂN
TÍCH QUY
TRÌNH

THỰC
HI
PHÁP

DUY TRÌ
SXSH

BẮT ĐẦU

Hình 2.1 Sơ đồ biểu thị quy trình thực hiện SXSH


( Nguồn : Nguyễn Vinh Quy,2010)
2.2.4 Lợi ích và rào cản
2.2.4.1 Lợi ích
Khi thực hiện SXSH sẽ thu được những lợi ích đáng kể:
 Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất
 Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy.
 Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
 Giảm sử dụng tài nguyên thiên.
 Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.
 Cải thiện môi trường làm việc
 Giảm ô nhiễm.
 Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
 Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp
xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
 Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

9


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

 Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi
trường trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của
công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình thực hiện SXSH.
2.2.4.2 Rào cản
Một số rào cản trong quá trình thực hiện SXSH:
 Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành
hàng trăm năm nay.

 Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
 Các rào cản về tài chính.
 Thiếu hỗ trợ và cam kết của doanh nghiệp.
 Thái độ chưa cởi mở trong quá trình hợp tác đánh giá SXSH tại các cơ sở.
 Thiếu thông tin cần thiết.
 Nhận thức ban đầu chưa đúng.
 Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ
2.2.5 Tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất ô tô
Ngành công nghiệp ô tô cũng như tất cả các ngành công nghiệp khác, có thể
áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn từ khâu quản lý. Phổ biến và nâng cao nhận
thức SXSH đối với cán bộ công nhân viên. Những giải pháp này không tốn chi phí
hoặc chi phí rất thấp mà mang lại lợi ích khá cao.
Công đoạn làm sạch bề mặt kim loại có tiềm năng thực hiện SXSH rất lớn vì
sử dụng khá nhiều nước và hóa chất. Thực tế tại Việt Nam, 5 nhà m á y hoàn tất kim
loại đã tham gia chương trình trình diễn áp dụng SXSH do Trung tâm S ả n xuất
sạch Việt Nam triển khai (2003 – 2 0 0 4 ) th ì đ ã tiết k iệ m đ ư ợ c 1 5 -3 0 % lư ợ n g n ư ớ c
v à 5 -5 0 % lư ợ n g h ó a c h ất sử d ụ n g . Bên cạnh đó, có thể thay đổi nguyên vật liệu tốt
hơn hoặc sử dụng phương pháp làm sạch vật lí, sử dụng hóa chất có dãi ứng dụng
rộng thay vì sử dụng nhiều loại hóa chất làm sạch khác nhau.
Phương thức phun sơn hiện nay không những gây ra thất thoát một lượng sơn
và dung môi lớn mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, ngoài những giải pháp
về kĩ thuật phun sơn, ta có thể áp dụng quy trình công nghệ sơn tĩnh điện, sơn tự
động cho một số chi tiết, giải pháp này không những đảm bảo chất lượng sơn tốt mà
còn hạn chế thất thoát so với quá trình phun sơn...
GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

10


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi


Chương 3. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỦ CHI VÀ
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
3.1 Khái quát về nhà máy ô tô Củ Chi
3.1.1 Sơ lược về nhà máy ô tô Củ Chi
3.1.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy
Tên nhà máy : Nhà máy ô tô Củ Chi trực thuộc Tổng Công Ty Cơ Khí Giao
Thông Vận Tải Sài Gòn ( SAMCO).
Địa chỉ: Ấp 12, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh;
Điện thoại: 08. 37951974;

Fax: 08. 37951978;

Loại hình: Doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng vốn đầu tư: 70.000.000.000 đồng ( bảy mươi tỷ đồng).
Công suất thiết kế: 4000 xe/ca/năm
Vị trí địa lí: Hướng Đông giáp đường nội bộ đi tỉnh lộ 8; hướng Tây giáp
đường tỉnh lộ 8; hướng Nam giáp công ty may Saehwa vina; hướng Bắc giáp đường
đất. Với vị trí này, nhà máy có một số thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ,
đồng thời, việc nằm gần trong cụm công nghiệp Tân Quy dễ thu hút lực lượng lao
động địa phương.
Tổng diện tích mặt bằng là 48.232 m2 gồm 4 nhà xưởng, khu kiểm tra xe
hoàn tất, đường thử xe, văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà bảo vệ, đường nội bộ, hệ
thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải…
3.1.1.2 Lịch sử thành lập và phát triển
Nhà máy ô tô Củ Chi được thành lập năm 2006, thuộc Tổng Công ty Cơ khí
Giao thông Vận tải TPHCM (Samco).
Đây là nhà máy sản xuất xe buýt với qui mô lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh, tại
đây chuyên sản xuất các dòng xe buýt, xe khách thương hiệu SAMCO có sức chứa
từ 30-80 người, cung cấp đắc lực các phương tiện vận tải phục vụ cho lĩnh vực vận

tải hành khách công cộng và các phương tiện cao cấp cho du lịch nội địa và du lịch
quốc tế; đồng thời, còn có những sản phẩm mới như xe buýt sàn thấp, xe buýt hai
tầng, xe chở khách phục vụ nhu cầu du lịch có hầm hàng lớn với các trang thiết bị
chuyên dùng... các loại chassis được chuyển giao công nghệ từ các hãng xe buýt nổi

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

11


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

tiếng thế giới. Ngoài ra, nhà máy còn cung cấp cho thị trường các loại xe chuyên
dùng có biên dạng và kết cấu tương tự xe chở khách, xe y tế lưu động, truyền hình
lưu động và các loại xe chuyên dụng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng.
Nhà máy được lắp đặt dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại,
trong đó tỉ lệ nội địa hóa 40,35% ; tổ chức sản xuất bảo đảm nguyên tắc chuẩn hóa,
modun hóa các cụm chi tiết...
Nhà máy ô tô Củ Chi đã đi vào hoạt động khoảng hơn 4 năm qua, được các
nhà chuyên môn đánh giá là một trong những nhà máy có dây chuyền sản xuất xe
buýt lớn và hiện đại.

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

12


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

Phòng Kế Hoạch – Vật Tư: Lập kế hoạch vật tư, quản lý kế hoạch mua mới

vật tư và tìm kiếm các nguồn vật tư mới cần thiết, quản lý vật tư tồn kho, xét duyệt
đơn hàng và xem xét cấp vật tư cho quá trình sản xuất theo kế hoạch đưa ra từ
phòng điều độ.
Phòng Kỹ Thuật – QLCL :
Thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với sản phẩm, cập nhật các công
nghệ kỹ thuật mới, chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm trong quá
trình sản xuất, triển khai và hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho công nhân
trực tiếp sản xuất.
Thực hiện các chính sách chất lượng, quản lý kiểm tra chất lượng vật tư đầu
vào, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn và kiểm tra tổng
thể. Lập báo cáo chất lượng sản phẩm hoàn thành.
Phòng Điều Độ : Nhận đơn đặt hàng, sau đó, kết hợp với phòng vật tư và
các xưởng để chuẩn bị nguồn lực, lập và triển khai các kế hoạch sản xuất ngắn hạn
và dài hạn đảm bảo sản xuất đúng thời hạn yêu cầu. Theo dõi tiến độ sản phẩm sản
xuất trên dây chuyền, theo dõi và đốc thúc tiến độ sản xuất, kế hoạch vật tư. Giám
sát việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Giám sát và trả lương cho cán bộ và công
nhân.
Phòng điều độ bao gồm một tổ phục vụ sản xuất chuyên trợ giúp các công
việc liên quan đến sản xuất để đạt được tiến độ tốt nhất, một bộ phận cơ điện
chuyên bảo trì các thiết bị của nhà máy, phục hồi và gia công chi tiết máy phục vụ
cải tiến, bảo trì, quản lý hệ thống điện, chiếu sáng toàn nhà máy.
Phòng Tổ Chức Hành Chính: Có trách nhiệm lập và lưu giữ các loại hồ sơ
xuất xưởng của các xe, hồ sơ công nhân, hồ sơ các chủng loại thiết bị xuất nhập.
Phòng Tài Chính Kế Toán: Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán lỗ lãi, thực hiện các quyết định
về tài chính.
Cơ cấu tổ chức các phòng ban và xưởng sản xuất được thể hiện qua sơ đồ
sau:

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh


13


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế hoạch – VT
Tưtư

Xưởng
Thùng Vỏ

Phòng
Kỹ thuật–QLCL

Xưởng
Sơn

Phòng
TC – KT

Xưởng
Hoàn Chỉnh

Xưởng
Chassis


Phòng
TC – HC

Phòng
Điều Độ

Tổ
Cơ Điện

Tổ
VSCN

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy ô tô Củ Chi
3.1.3 Hoạt động sản xuất của nhà máy

3.1.3.1 Quy mô sản xuất của nhà máy
Sản phẩm chính của Nhà máy ô tô Củ Chi là xe ô tô buýt loại từ 30 đến 50
chỗ ngồi. Ngoài ra, còn sản xuất các đơn đặt hàng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường
và cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo trì và cung cấp linh kiện.
Nhà máy thiết kế với công suất 4000 xe/ năm, song, do nhu cầu tiêu thụ và
một số yếu tố khác nên đến 2010, nhà máy mới sản xuất được 528 xe/năm.
Bảng 3.1 Các loại xe sản xuất tại Nhà máy ô tô Củ Chi 2010.
Stt
1.
2.
3.
4.
Tổng cộng

Loại xe

Xe buýt
Xe chuyên dung
Lắp ráp chassis
Cần cẩu unic

Số lượng sản xuất
449
58
11
10
528

(Nguồn: Nhà máy ô tô Củ Chi, 2010)
Sản phẩm tại nhà máy được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
3.1.3.2 Nhu cầu hóa chất, nguyên, nhiên liệu
Hàng tháng, nhà máy đã sử dụng một lượng lớn các nguyên liệu, nhiên liệu
để phục vụ quá trình sản xuất. Khối lượng các loại nguyên liệu sử dụng cho quá
trình sản xuất được thể hiện trong bảng 3.2:

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

14


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Nhà máy Ô tô Củ Chi
Bảng 3.2 Nguyên nhiên liệu sử dụng tại nhà máy
Stt
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nguyên liệu
Sắt
Sơn + Phụ gia
Dầu DO
Xăng CN
Gỗ
Chassi nhập khẩu có gắn động cơ
Máy lạnh
Radio, loa, tivi LCD
Kính khung và phụ kiện
Dây điện
Ghế
Bình PCCC
Điện

Đơn vị tính
Tấn
Kg
Lít

Lít
m3
Xe
Cái
Bộ
Bộ
Mét
Cái
Bình
KW

Số lượng / tháng
25
1.650
500
100
3
30
30
30
200
600
600
30
50.000

(Nguồn : Nhà máy ô tô Củ Chi, 2010)
3.1.3.3 Thiết bị sử dụng tại nhà máy
Nhà máy đã sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất, từ máy
hàn, máy cắt sắt đến máy cưa gỗ. Chi tiết về số lượng và chủng loại thiết bị sử dụng

được thể hiện trong bảng 3.3:
Bảng 3.3 Một số máy móc thiết bị chính
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Máy móc thiết bị chính
Máy hàn điện-máy hàn MIG
Máy nén khí

Máy mài
Máy chấn sắt
Máy cắt
Đồ gá 0.6 mỏng
Cần nâng, cần trục
Phòng sơn sấy
Thiết bị kiểm tra khí thải
Thiết bị kiểm tra đèn
Thiết bị thử tải
Hệ thống photphat hóa
HTXL nước thải
HTXL nước cấp
Máy bơm nước
Máy hút bụi di động
Hệ thống thu gom bụi và xử lí bụi
Máy cuốn CNC
Hệ thống chữa cháy vách tường
Xe nâng hàng
Xe di chuyển hàng hóa
Phòng pha sơn
Máy cưa gỗ

Đơn vị tính
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Bộ
Cái

Cái
Bộ
Cái
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Cái
Cái
Bộ
Cái
Bộ
Chiếc
Chiếc
Phòng
Cái

Số lượng
20
3
6
2
3
2
5
3
1
1
1
1

1
1
2
5
10
1
1
2
2
1
1

GVHD: TS Nguyễn Vinh Quy –Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Cái

15

20


×