Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hàng hiệu đắt vì những yếu tố nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.86 KB, 2 trang )

Hàng hiệu đắt vì những yếu tố nào??
Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến các sản phẩm hàng
hiệu luôn có mức giá không phải ai cũng chấp nhận được. Người xài hàng hiệu
thường bỏ tiền mua "thương hiệu" là chủ yếu.
Trong kinh tế học, hàng hiệu là khái niệm được sử dụng cho những mặt hàng không chịu
ảnh hưởng bởi sự lên xuống của thị trường, tỷ lệ thuận với mức tăng thu nhập của một
nhóm người trong xã hội. Thị trường biến động sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu, nhưng thường không tác động tới hàng hiệu.
Nói đến hàng hiệu là nói đến mức giá... trên trời. Những thương hiệu này đều mang tính
toàn cầu, đã được khẳng định về đẳng cấp nên không thể tự "hạ giá". Hàng hiệu chủ yếu
phục vụ nhu cầu về tinh thần, cảm giác thỏa mãn, đẳng cấp, sự khẳng định vị thế của một
tầng lớp nhất định. Vì thế, nhu cầu sử dụng của các sản phẩm hàng hiệu thường chỉ đứng
hàng thứ yếu.
Vợ chồng Andre Agassi và Steffi Graf trong một quảng cáo cho Louis Vuitton. Ảnh: Reuters
Hầu hết các sản phẩm hàng hiệu trên thế giới hiện nay, đặc biệt là thời trang, đều có lịch sử
hình thành và phát triển rất dài, thậm chí tới hơn cả thế kỷ. Chẳng hạn như thương hiệu
Louis Vuitton đã có từ năm 1854, Burberry của Anh xuất hiện từ năm 1908, Gucci bắt đầu
sản xuất từ những năm 20 của thế kỷ trước... Lịch sử lâu đời làm nên thương hiệu và những
dấu hiệu nhận biết không thể lẫn với ai. Hàng càng tồn tại lâu sẽ tỷ lệ thuận với giá thành
sản phẩm.
Hàng hiệu sẽ rất đắt nếu đó là hàng được người mua danh tiếng, giàu có đặt hãng sản xuất
riêng, không phải những mặt hàng được bán rộng rãi.
Những tiêu chí độc đáo, cá tính, duy nhất... đã làm nên giá trị của một sản phẩm hàng hiệu
được làm theo yêu cầu (order). Roge là thương hiệu hộp nhạc nổi tiếng thế giới. Ngoài
những sản phẩm thông thường, có giá chừng 1.000 USD, hãng cũng thường nhận đặt hàng
nhiều sản phẩm có một không hai. Chẳng hạn như tỷ phú Donald Trump từng tặng nữ ca sĩ
Celine Dion một hộp nhạc Roge có bài hát "My heart will go on" với giá hàng chục nghìn
USD. Vì tính độc đáo, những sản phẩm này còn có thể coi là vô giá.
Các hãng càng danh tiếng sẽ lựa chọn chất liệu quý hiếm, tinh tế nhất cho sản phẩm, nên
giá thành không hề rẻ. Ngoài ra, hàng hiệu luôn được sản xuất với số lượng giới hạn và sản
phẩm luôn là "quốc hồn quốc túy" của hãng thì đều làm bằng tay bởi những nhà thiết kế và


thợ thủ công giỏi nhất nên không thể so sánh với những sản phẩm làm theo kiểu... công
nghiệp. Nếu nói rằng, hàng hiệu thường bền hơn so với hàng nhái, thì sẽ không chính xác.
Chất lượng hàng hiệu không phải lúc nào cũng được thể hiện nhờ độ bền. Chẳng hạn như áo
phông Lacoste hàng chính hãng sẽ có cảm giác "sướng" khi mặc, nhưng tuổi thọ không thể
dài hơn hàng nhái.
Cuối cùng, một lý do nữa khiến hàng hiệu có giá cao vì nhiều hãng luôn cố gắng giữ gìn
danh tiếng, không bao giờ giảm giá bất kỳ mặt hàng nào, tiêu biểu như Louis Vuittion. Thậm
chí, với cả hàng lỗi mốt, những hãng này, bằng cách nào đó, không để xuất hiện hàng giảm
giá với mục đích cắt lỗ hoặc thu về một khoản tiền nhất định. Họ không bao giờ để cho các
sản phẩm vốn đã tạo dựng được chỗ đứng của mình "giảm giá" dưới bất kỳ hình thức nào
trong con mắt khách hàng.
Theo VNexpress

×