Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004Cor. 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 150 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA.

Họ và tên sinh viên: NGÔ VĂN HẢI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 7/2011


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA.

Tác giả

NGÔ VĂN HẢI

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn: KS. BÙI THỊ CẨM NHI.


Tháng 7 năm 2011
 

ii


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV

: NGÔ VĂN HẢI

KHÓA HỌC


: 2007 – 2011

MSSV: 07149037

1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại công ty TNHH Danu Vina”.
2. Nội dung KLTN:
-

Giới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH Danu Vina, quy trình sản xuất, vấn

đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại công ty.
-

Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor1:2009 tại công ty.
-

Đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 vào công ty.

-

Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina.
3. Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ ngày 01/03/2011 đến 30/6/2011.
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày


Tháng

Năm 2011

Ngày 01 Tháng 03 Năm 2011

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo Viên Hướng Dẫn

KS. Bùi Thị Cẩm Nhi

 

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Danu Vina là công ty chuyên sản xuất thú bông
xuất khẩu với chất lượng cao. Tuy các vấn đề môi trường trong công ty là không nhiều
nhưng để tạo niền tin và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như vị thế của mình thì
việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 là rất cần thiết.
Do đó tôi quyết định thực hiện đề tài “ Xây dựng Hệ Thống Quản Lý Môi
Trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công Ty TNHH Danu
Vina”
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2011 đến 30/06/2011 được dựa trên các
phương pháp khảo sát điều tra, phân tích – so sánh, tham khảo tài liệu. Đề tài tập trung

xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 nhằm đưa vào áp dụng thực tế tại công ty đồng thời cũng đánh giá những thuận
lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn này.
Theo thống kê sau khi khóa luận hoàn thành có 108 khía cạnh môi trường được
nhận diện và đánh giá, có 62 khía cạnh môi trường đáng kể cần kiểm soát, thiết lập
được 14 mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, lên kế hoạch xây dựng nguồn lực, hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thống tài liệu, chương trình kiểm soát điều hành…nhằm mục đích
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 cho công ty. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị giúp công
ty có thể đáp ứng các yêu cầu khi xây dựng HTQLMT và nâng cao chất lượng quản lý
môi trường.

 

iv


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu nhà trường, nhất là thầy cô trong khoa Môi Trường Và Tài
Nguyên đã tạo mọi cơ hội cho tôi được học tập, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều
kiện có thể để chúng tôi được tham quan thực tế.
Cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận này.
Ban lãnh đạo và mọi người trong Công Ty TNHH Danu Vina đã giúp đỡ tôi
được thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Các thành viên trong lớp DH07QM
Cuối cùng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ và
tạo mọi điều kiện cho tôi học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Ngô Văn Hải

 

v


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG – HÌNH – SƠ ĐỒ .................................................................................... x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................................... xi

Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.4.1 Phương pháp khảo sát điều tra................................................................................... 2
1.4.2 Phương pháp phân tích – so sánh .............................................................................. 2
1.4.3 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan ................................................................ 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 3
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009. ........................... 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO 14001:2004/Cor.
1:2009. .................................................................................................................................... 4

2.1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.................... 4
2.1.2 Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009. ................................................................................................................................ 4
2.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001:2004/Cor.
1:2009. .................................................................................................................................... 6
2.2.1 Thuận lợi.................................................................................................................... 6
2.2.2 Khó khăn ................................................................................................................... 7
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DANU VINA ................................................ 9
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DANU VINA ........................................................ 9
3.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................................ 9
3.1.2 Các điểm tiếp giáp ..................................................................................................... 9

 

vi


3.1.3 Loại hình cơ sở: ......................................................................................................... 9
3.1.4 Diện tích mặt bằng..................................................................................................... 9
3.1.5 Nhu cầu lao động ..................................................................................................... 10
3.1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ............................................................................... 10
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÚ BÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DANU VINA ...... 11
3.2.1 Công suất của nhà máy và danh mục máy móc, thiết bị sử dụng............................ 11
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất .................................................................................. 11
3.2.3 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu: ......................................................................... 12
3.3 HIỆN TRẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA. ...................... 12
3.3.1 Hiện trạng môi trường. ............................................................................................ 12
3.3.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng tại công ty. .......................... 14
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA. ............................................ 17

4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO......................... 17
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT ............................................................................................ 17
4.1.2 Thành lập ban ISO ................................................................................................... 17
4.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ............................................................... 18
4.2.1 Các vấn đề cần phải xem xét trước khi xây dựng CSMT ........................................ 18
4.2.2 Nội dung chính sách ................................................................................................ 18
4.2.3 Phổ biến chính sách. ................................................................................................ 19
4.3 NHẬN DIỆN KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ................................................................ 20
4.3.1 Yêu cầu chung ......................................................................................................... 20
4.3.2 Quy trình nhận diện các KCMT. ............................................................................. 20
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC. ......................................................... 22
4.4.1 Yêu cầu chung. ........................................................................................................ 22
4.4.2 Quy trình thực hiện các yêu cầu pháp luật. ............................................................. 22
4.5 MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. ............. 23
4.5.1 Yêu cầu chung. ........................................................................................................ 23
4.5.2 Quy trình thực hiện. ................................................................................................. 24
4.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ................................. 25
4.6.1 Yêu cầu chung ......................................................................................................... 25
4.6.2 Nội dung thực hiện .................................................................................................. 26

 

vii


4.6.3 Lưu hồ sơ ................................................................................................................. 26
4.7 NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC ................................................................. 26
4.7.1 Yêu cầu chung ......................................................................................................... 26
4.7.2 Quy trình thực hiện .................................................................................................. 26
4.8 THÔNG TIN LIÊN LẠC ............................................................................................... 29

4.8.1 Yêu cầu chung ......................................................................................................... 29
4.8.2 Xây dựng chương trình thông tin liên lạc. ............................................................... 29
4.9 HỆ THỐNG CÁC TÀI LIỆU ......................................................................................... 31
4.10 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU, HỒ SƠ. ................................................................................ 31
4.10.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 31
4.10.2 Quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ......................................................................... 32
4.10.3 Kiểm soát tài liệu, hồ sơ. ....................................................................................... 32
4.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH ......................................................................................... 33
4.11.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 33
4.11.2 Quy trình kiểm soát ............................................................................................... 34
4.12 SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP. ...... 35
4.12.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 35
4.12.2 Xây dựng chương trình chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp. .. 36
4.13 GIÁM SÁT, ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ...................... 37
4.13.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 37
4.13.2 Quy trình giám sát và đo ....................................................................................... 38
4.14 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ....................................................................................... 39
4.14.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 39
4.14.2 Nội dung đánh giá ................................................................................................. 39
4.14.3 Lưu hồ sơ. .............................................................................................................. 39
4.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA ............ 40
4.15.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 40
4.15.2 Quy trình xác định sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ....... 40
4.15.3 Lưu hồ sơ ............................................................................................................... 41
4.16 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ .................................................................................................... 41
4.16.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 41
4.16.2 Quy trình đánh giá nội bộ ...................................................................................... 41

 


viii


4.17 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ..................................................................................... 43
4.17.1 Yêu cầu chung ....................................................................................................... 43
4.17.2 Lập kế hoạch.......................................................................................................... 44
4.17.3 Tiến hành họp và rút ra các cơ hội cải tiến, khắc phục hoặc phòng ngừa. ............ 45
4.17.4 Lưu hồ sơ ............................................................................................................... 45
Chương 5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/Cor.1:2009 VÀO CÔNG TY TNHH DANU VINA. ........................................... 46
5.1 ĐÁNH GIÁ KHĂ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT DỰA TRÊN CÁC YÊU CẦU CỦA
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 VÀO CÔNG TY. ......................................... 46
5.2 NHẬN XÉT. ................................................................................................................... 50
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 51
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 51
6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 51

 

ix


DANH MỤC BẢNG – HÌNH – SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009................ 5 
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 10 
Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ của Công Ty TNHH Danu Vina........................................ 11
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004/Cor. 1:2009. ........................................ 8 
Bảng 4.1: Quy trình xác định sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ...... 40 
Bảng 4.2: Quy trình đánh giá nội bộ của Công Ty ............................................................... 41 


 

x


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

 

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CSMT

Chính sách môi trường

CTQLMT

Chương trình quản lý môi trường

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HTQLMT


Hệ thống quản lý môi trường

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCX

Khu chế xuất

KCMT

Khía cạnh môi trường

KPH

Không phù hợp

KPPN

Khắc phục và phòng ngừa

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLMT

Quản lý môi trường


UPTTKC

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspendid solids)

xi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì
vấn đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trường. Đó không chỉ là
nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức doanh
nghiệp.
Việt Nam cũng đang trong giai đoạn hòa nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế
thế giới nên vào bảo vệ môi trường cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu để giảm tác động đến môi truờng do các hoạt động của con nguời gây ra.
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 đã

và đang là một trong số những lựa chọn có hiệu quả trong cân bằng và phát triển kinh
tế lẫn bảo vệ môi truờng.
ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 không chỉ đáp ứng được các yêu cầu của pháp
luật mà còn tạo đuợc lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường trong
nước và thế giới. Hệ thống quản lý ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 được rất nhiều nước
trên thế giới khuyến khích áp dụng và đã thu lại nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, việc áp
dụng tiêu chuẩn QLMT này vào các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế công Ty TNHH Danu Vina là công ty chuyên sản xuất thú nhồi bông
xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng là rất cần thiết.Vì
thế tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi
truờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty TNHH Danu
Vina” nhằm giúp công ty giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mô hình quản lý môi
trường hiện nay và đáp ứng được nhu cầu của xã hội về một môi trường xanh - sạch
đẹp- an toàn.
SVTH: Ngô Văn Hải

1

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp kiểm soát mà công ty
đang áp dụng.
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina.
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm mà công ty có thể áp

dụng.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
- Tổng quan hoạt động sản xuất và hiện trạng môi trường tại công ty.
- Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 dựa trên tình hình thực tế của công ty.
- Đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 vào Công Ty TNHH Danu Vina.
- Đưa ra các giải pháp để xây dựng hoàn thiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 vào Công Ty TNHH Danu Vina.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1

Phương pháp khảo sát điều tra

- Tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất trong công ty, tìm hiểu về công nghệ,
máy móc thiết bị.
- Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong công ty.
1.4.2

Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại công ty được

phân tích, so sánh với các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009.
1.4.3

Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan


- Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
SVTH: Ngô Văn Hải

2

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

- Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của công ty và các tài liệu chuyên ngành có
liên quan.
- Tham khảo sách, báo, thư viện, internet,…
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài này được thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trường thực tế
tại Công Ty TNHH Danu Vina.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/03/2011 đến 30/06/2011.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ tại công
ty Công Ty TNHH Danu Vina có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên việc xây dựng Hệ thống quản lý môi
trường chỉ được thực hiện trên lý thuyết mà chưa có điều kiện áp dụng vào trong quá
trình hoạt động của công ty. Vì vậy, kết quả của đề tài chưa đánh giá được hiệu lực áp
dụng các kế hoạch, chương trình, quy trình đề ra.

SVTH: Ngô Văn Hải

3

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi



Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ ISO
14001:2004/Cor. 1:2009.
2.1.1

Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
ISO là một tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là “ The

International Organization For Standardization”. Là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm
vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có
giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO 14000 có cấu
trúc tương tự như tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, có thể được áp
dụng với mọi loại hình tổ chức bất kể quy mô nào.
2.1.2

Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor. 1:2009.
2.1.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi
trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi
trường cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản
xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản
lý môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ

chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra
các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 được ban hành vào 29/12/2010
thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 là hệ thống:
- Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
SVTH: Ngô Văn Hải

4

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

- Việc thực hiện là tự nguyện.
- Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân
liên quan
- Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
o Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
o Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố.
o Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
o HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài
cấp.
o Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
CHÍNH SÁCH
MÔI TRƯỜNG
LẬP KẾ HOẠCH

- Khía cạnh môi trường
- Yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và
chương trinh QLMT

XEM XÉT
CỦA LÃNH
ĐẠO
CẢI TIẾN LIÊN TỤC

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiêm và quyền
hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp
ứng tình trạng khẩn cấp

KIỂM TRA VÀ HÀNH
ĐỘNG KHẮC PHỤC
- Giám sát và đo lường
- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp,
hành động khắc phục và
phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ

- Đánh giá nội bộ

Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.

SVTH: Ngô Văn Hải

5

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

2.2 NHỮNG

THUẬN

LỢI



KHÓ

KHĂN

KHI

ÁP

DỤNG


ISO

14001:2004/Cor. 1:2009.
2.2.1

Thuận lợi

2.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
 Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên.
- Tránh các khoảng tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
 Về mặt thị trường
- Nâng cao uy tính và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và
cộng đồng xung quanh.
 Về quản lý rủi ro
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro.
- Giúp ngăn ngừa ô nhiễm.
 Về mặt luật pháp
- Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên.
- Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng.
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

- Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
SVTH: Ngô Văn Hải

6

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

2.2.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và quốc tế
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 cũng ngày càng gia tăng.
2.2.1.3 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện
Tháng 12/2005, Quốc hội của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trường và ngày 01/07/2006 thì luật chính thức được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá
nhân trong việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra các quyết định và nghị định có liên quan
nhằm bắt buộc cá nhân, đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ
môi trường.
2.2.2

Khó khăn

2.2.2.1 Về mặt nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009. Đặc biệt là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ có tư tưởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho các nhà máy, công ty lớn,
những công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những công
ty vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng HTQLMT là chỉ phục
vụ cho mục đích xin chứng nhận chứ không nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và
cải thiện môi trường làm việc cho chính cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp.
2.2.2.2 Chi phí tăng
Để đáp ứng thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009, các doanh
nghiệp cần phải đầu tư cả tiền bạc lẫn thời gian. Các chi phí liên quan bao gồm:
- Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT.
- Chi phí tư vấn.
- Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba.
2.2.2.3 Thiếu nguồn lực và kinh ngiệm thực hiện
Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ở các
doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó
SVTH: Ngô Văn Hải

7

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng HTQLMT là : tài chính,
thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu thông tin…
2.2.2.4 Mạng lưới tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý
Mặc dù đội ngũ chứng nhận ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh, nhưng một số
chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá còn thiếu công
bằng,…Tổ chức chứng nhận nước ngoài hầu như chưa quan tâm đến vấn đề tổ chức,
phát triển lâu dài tại Việt Nam, thường gộp bộ phận tư vấn với bộ phận chứng nhận,

gây hiểu lầm giá trị chứng chỉ với giá trị hệ thống. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản
lý các hoạt động này vẫn còn trong quá trình xây dựng, chưa được hoàn thiện.
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
STT

Tên tổ chức

Xuất xứ

01

BVQI

Anh

02

Quacert

Việt Nam

03

GIC

Anh

04

SGS


Thụy Sĩ

05

DNV

NaUy

06

QMS

Autralia

07

Global

Thái Lan

08

ITS

Mỹ

09

TUV Nord


Đức

10

TUV Rheinland

Đức

11

AFAQ ASCERT international

Pháp

(Nguồn: />
SVTH: Ngô Văn Hải

8

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DANU VINA
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DANU VINA
3.1.1


Giới thiệu chung

- Tên công ty: Công Ty TNHH Danu Vina.
- Vị trí khu đất: Công ty TNHH Danu Vina được xây dựng tại lô 56-58-60, đường
D, KCX Linh Trung I, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
- Điện thoại: 3897.5066
- Fax: 3897.5069
- Website: www.danutoys.com
3.1.2

Các điểm tiếp giáp

- Phía Đông giáp đường D
- Phía Tây giáp Lô 55&57
- Phía Nam giáp lô 62
- Phía Bắc giáp đường số 2
3.1.3

Loại hình cơ sở:

- Là công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại thú nhồi bông, các loại quần áo thường
và các sản phẩm may bằng vải giả lông thú.
- Vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp: 15.065.710.000d.
- Người đại diện: ông CHOI MOO RIM, Quốc tịch Hàn Quốc.
- Năm công ty đi vào hoạt động: tháng 5 năm 1997.
3.1.4

Diện tích mặt bằng
Tổng diện tích xây dựng: 11.481 m2, bao gồm các công trình


SVTH: Ngô Văn Hải

9

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

- Văn phòng
- Xưởng sản xuất
- Nhà ăn
- Các công trình phụ trợ: cổng bảo vệ, nhà để xe, khuôn viên cây xanh, ….
3.1.5

Nhu cầu lao động
Tổng số lao động của nhà máy khoảng 1521 người. Bao gồm:

- Văn phòng: 104 người.
- Công nhân: 1400 người.
- Bảo vệ: 17 người.
Công ty làm việc từ thứ hai đến thứ bảy, giờ làm việc từ 7h30 đến 16h30 đối với thứ
tư, sáu và thứ bảy. Còn đối với thứ hai, ba và thứ năm thì tăng ca đến 20h30.
3.1.6

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Tổng giám
đốc


Phòng
hành
chính

Phòng Tài
chính kế
toán

Giám đốc
sản xuất

Phòng kĩ
thuật

Phòng kinh
doanh xuất
nhập khẩu

Xưởng
sản xuất
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ghi chú: Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và các phòng ban, phân xưởng ( phụ
lục 1)

SVTH: Ngô Văn Hải

10

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi



Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÚ BÔNG CỦA CÔNG TY TNHH DANU
VINA
3.2.1

Công suất của nhà máy và danh mục máy móc, thiết bị sử dụng.

Ghi chú: Công suất của nhà máy và danh mục máy móc, thiết bị chính sử dụng (phụ
lục 2)
3.2.2

Quy trình công nghệ sản xuất

- Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy được thể hiện ở sơ đồ sau.
Vải nguyên liệu

Cắt

Ép keo
May
Sơn
Nhồi gòn
Rà kim loại
Hoàn tất
Rà kim loại
Đóng kiện
Thành phẩm


Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ của Công Ty TNHH Danu Vina.
 - Thuyết minh quy trình sản xuất:
Vải nguyên liệu sau khi được cắt và ép keo được chuyển đến khâu may nhằm
tạo hình các loại thú, và trong khâu sơn, thú được tạo màu giống thú mẫu và tiếp tục
được nhồi gòn bên trong nhằm định hình, sau đó thú được chuyển đến khâu rà kim loại
SVTH: Ngô Văn Hải

11

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

để kiểm tra, rồi chuyển qua khâu hoàn tất để kiểm tra tổng thể và thú được kiểm tra
bằng máy dò kim loại một lần nữa rồi đóng kiện xuất hàng.
3.2.3

Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu:
Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất như vải, gòn được công ty nhập từ

nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc. Các nguyên liệu phụ như thùng cacton, chỉ,
hạt mắt…được mua tại Việt Nam.
Ghi chú: Bảng danh mục nguyên vật liệu, hóa chất và phụ gia của công ty (phụ lục 3)
Nguồn nhiên liệu sử dụng cho sản xuất:
Điện năng do khu chế xuất cung cấp với mục đích chủ yếu để thắp sáng cho quá
trình sản xuất với nhu cầu sử dụng khoảng 115.000 kw/tháng.
Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng:
Nguồn nước được cung cấp từ khu chế xuất nhằm mục đích phục vụ cho nhu
cầu vệ sinh và ăn uống với lưu lượng khoảng 4960 m3/tháng.

Phương thức vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm:
Chủ yếu bằng đường bộ theo tuyến quốc lộ 1A với phương tiện vận chuyển là
những loại xe tải của đối tác hợp đồng thương mại giữa công ty với các đơn vị khác.
Tồn trữ và bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và thành phẩm được quan tâm đặc biệt nhằm
hạn chế thấp nhất hư hỏng có thể xảy ra.
Nguyên vật liệu và thành phẩm được lưu trữ trong nhà kho và được phân loại
để dễ theo dõi và bảo quản, đặc biệt công ty luôn quan tâm đến điều kiện vệ sinh, điều
kiện môi trường, khí hậu và vấn đề phòng cháy chữa cháy tại nhà máy.
3.3 HIỆN TRẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH DANU VINA.
3.3.1

Hiện trạng môi trường.

3.3.1.1 Bụi và khí thải
Bụi được phát sinh trong các công đoạn may, nhồi bông và hoàn tất là chủ yếu.
Công nhân tiếp xúc trực tiếp với với nguồn ô nhiễm này nên cần phải kiểm soát chặt
chẽ.

SVTH: Ngô Văn Hải

12

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

Ô nhiễm khí thải được phát sinh từ công đoạn ép keo, sơn và thành phần chính là
hơi hóa chất và bụi sơn. Đây là nguồn ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức

khỏe công nhân làm việc tại các khu vực này nên công ty cần phải đặc biệt quan tâm.
Ghi chú: Kết quả đo bụi và hơi khí tại khu vực bên trong và bên ngoài khu vực sản
xuất (phụ lục 4).
3.3.1.2 Nhiệt và tiếng ồn.
Nguồn điện ở KCX Linh Trung rất ổn định nên công ty không trang bị máy
phát điện.
Ô nhiễm nhiệt: nhiệt độ tăng nhưng không đáng kể ở một sộ khu vực như khu
cắt, may và nhồi bông, chủ yếu do các nguyên nhân như: phát sinh từ các thiết bị máy
móc, tập trung số lượng lớn công nhân và khả năng thông thoáng nhà xưởng kém.
Tiếng ồn phát sinh lớn khi vận hành máy nén khí, cắt dập. Ngoài ra tiếng ồn
còn phát sinh ở một số công đoạn như vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, ở công
đoạn may, nhồi gòn nhưng không đáng kể.
Ghi chú: Kết quả đo khí hậu và tiếng ồn (phụ lục 5)
3.3.1.3 Nước thải.
Nước thải sản xuất: Công ty không sử dụng nước thải trong sản xuất nên
không phát sinh nước thải.
Nước thải sinh hoạt: Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải sinh hoạt là từ
nhà vệ sinh và căntin. Lượng nước thải này được thu gom vào bể tự hoại trước khi
chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu chế xuất. Thành phần chủ yếu của nước
thải sinh hoạt là các chất cặn bã, chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ như BOD, COD,
các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt vào khoảng 136m3/ngày đêm.
Ghi chú: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt (phụ lục 6)
3.3.1.4 Chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Chất thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, được phát sinh
từ các hoạt động ăn uống, sinh hoạt và làm việc hằng ngày của các cán bộ công nhân
viên chủ yếu là giấy văn phòng, bọc nilong, thực phẩm thừa từ nhà ăn cho công nhân.

SVTH: Ngô Văn Hải


13

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty TNHH Danu Vina  

Khối lượng chất thải rắn cũng rất lớn với khoảng 3225kg/tháng đối với rác thải từ nhà
ăn (như rau, củ thừa, chén, dĩa bể, muỗng, rổ hư…) và 2500kg/tháng đối với rác thải
sinh hoạt (như giấy văn phòng, bọc ny lông, thực phẩm thừa…)
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: chủ yếu là vải vụn từ quá trình
cắt, giấy vụn từ thùng đựng hàng. Ngoài ra còn có nhựa, nylon với tổng khối lượng
khoảng 2960 kg/tháng.
Chất thải nguy hại: Thùng chứa hóa chất, thùng chứa sơn được trả cho nhà sản
xuất. Chủ yếu là cặn dầu thải, giẻ lau thấm hóa chất và một số các loại khác như bóng
đèn huỳnh quang, rác thải y tế, pin, ắc quy thải thải … với tổng khối lượng khoảng 41
kg/ tháng.
Ghi chú: Danh mục thành phần chất thải rắn và chất thải nguy hại (phụ lục 7)
3.3.1.5 Các tác động khác.
 Tai nạn lao động.
Trong quá trình vận chuyển và sản xuất công ty đều sử dụng máy móc thiết bị
nên khả năng xảy ra tai nạn lao động là rất lớn. Các tai nạn lao động có thể xảy ra do
rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể như:
- Do sự cố bất cẩn khi bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm.
- Không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định khi vận hành máy móc thiết bị.
- Do sự bất cẩn về điện dẫn đến sự cố bị điện giật.
- Không thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
do chủ công ty đề ra.
 Sự cố cháy nổ.
Công ty quan tâm nhất là sự cố cháy nổ vì nguyên liệu chính mà công ty sử dụng

là vải và gòn nên khả năng bắt cháy rất cao khi có hỏa hoạn xảy ra và sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế và sức khỏe con người.
3.3.2

Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng tại công ty.

3.3.2.1 Đối với bụi và khí thải.
Công ty đã tiến hành một số biện pháp như:
- Bảo dưỡng vệ sinh máy móc theo định kỳ.
- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió trong khu vực sản xuất.
SVTH: Ngô Văn Hải

14

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


×