Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP   PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA, TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CHÍ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA, TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành Quản lý môi trường & Du lịch sinh thái

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS NGÔ AN

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA, TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành Quản lý môi trường & Du lịch sinh thái

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ngô An

Nguyễn Chí Thành

 

 


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin chân thành gửi tới TS.Ngô An, thầy đã tận tâm hướng
dẫn và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập trên giảng
đường đại học.

Cám ơn anh Phạm Văn Xiêm và các cô, chú, anh chị trong Ban quản lý Vườn
quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá
luận.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và gia đình tôi những tình cảm chân thành nhất.
Sinh viên
Nguyễn Chí Thành
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái
tại Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng
6/2011 với các nội dung:
- Đánh giá du lịch của tỉnh Ninh Thuận
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái của VQG Núi Chúa
- Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của VQG Núi Chúa
- Điều tra kết hợp với phỏng vấn ba đối tượng là: du khách, cán bộ nhân viên và cộng
đồng địa phương sinh sống trong VQG Núi Chúa về hoạt động DLST ở VQG Núi Chúa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại VQG
Núi Chúa dựa vào ma trận SWOT
-Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa

 
 
 
 
 


 
ii 
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i
TÓM TẮT............................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG..............................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH................................................................................................iX
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
U

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
2.1 Những vấn đề cơ bản của du lịch sinh thái............................................................ 3
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái ............................................................................. 3
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của DLST.......................................................................... 5
2.1.3 Phát triển DLST bền vững ................................................................................... 7
2.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của DLST ....................................................................... 7
2.1.5 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST ......................................................... 8
2.1.6 Bảo tồn đa dạng sinh học................................................................................... 11
2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái ..................................................................................... 12
2.2.1 Khái niệm về tài nguyên và tài nguyên DLST .................................................. 12

2.2.2 Đặc điểm của tài nguyên DLST......................................................................... 13
2.2.3 Tài nguyên văn hóa bản địa ............................................................................... 14
 
iii 
 


2.3 Giới thiệu tổng quan về du lịch Ninh Thuận ....................................................... 14
2.3.1 Vị trí địa lý. ..................................................................................................... 13
2.3.2 Điều kiện tự nhiên. ......................................................................................... 13
2.3.2.1 Địa hình địa mạo. ........................................................................................ 14
2.3.2.2 Khí hậu, thủy văn. ....................................................................................... 14
2.3.3 Tình hình dân cư – xã hội. .............................................................................. 15
2.3.3.1 Dân số. ......................................................................................................... 15
2.3.3.2 Thành phần dân tộc....................................................................................... 15
2.3.4 Mạng lưới giao thông. ..................................................................................... 16
2.3.5 Hệ thống điện- Nước- Thông tin liên lạc. ....................................................... 16
2.3.6 Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch. ......................................... 16
2.3.6.1. Cơ sở lưu trú. .............................................................................................. 16
2.3.6.2. Cơ sở kinh doanh, ăn uống. ........................................................................ 17
2.3.6.3. Khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại. .............................................. 17
2.3.7 Hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Ninh Thuận……….18
2.3.8 Các điểm quan trọng trong bản quy hoạch du lịch tỉnh Ninh Thuận…….. …..22
2.4 Tổng quan VQG Núi Chúa……………...…………...…………………………….25
2.4.1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Núi Chúa………………….……............23
2.4.2 Điều kiện tự nhiên…………………………………..………………..….........24
2.4.3 Chức năng và nhiệm vụ…………………………………………….................29
2.4.4 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………..….............30
2.4.5 Tình hình kinh tế xã hội……………………………………………….............30
2.4.6 Cơ sở vật chất hạ tầng liên quan đến dịch vụ du lịch ………….....……..........32

2.4.7 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái của VQG Núi Chúa:........…….............33
 
iv 
 


2.4.8 Quy hoạch phân khu chức năng hoạt động của VQG Núi Chúa:......................33
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 34
U

3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ HOẠT ĐỘNG DLST VQG
NÚI CHÚA.................................................................................................................... 34
3.2 ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA DU KHÁCH, CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ CỘNG
ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI VQG NÚI CHÚA:........................................................ 35
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG NÚI CHÚA:................ 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 37
4.1 Hiện trạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn cho DLST ................ 40
4.1.1 Hiện trạng tài nguyên rừng: .............................................................................. 40
4.1.2 Hiện trạng tài nguyên biển:................................................................................ 40
4.1.3 Hiện trạng các di tích và văn hóa lễ hội: ........................................................... 41
4.1.4 Danh lam thắng cảnh: ........................................................................................ 41
4.2 Đánh giá về tài nguyên DLST VQG ..................................................................... 46
4.3 Hiện trạng hoạt động DLST VQG........................................................................ 49
4.3.1 Các sản phẩm du lịch sinh thái VQG................................................................. 49
4.3.2 Các cơ sở kinh doanh và dịch vụ du lịch có liên quan đến VQG...................... 51
4.3.3 Tình hình khách du lịch đến VQG..................................................................... 51
4.3.4 Hiện trạng tổ chức quản lý du lịch ở VQG Núi Chúa………………………....53
4.3.5 Hiện trạng các công trình liên quan đến hoạt động du lịch VQG Núi Chúa…53
4.3.6 Hiện trạng chất thải rắn - nước thải………..………………………………….53
4.3.7 Nhận xét hiện trạng hoạt động DLST VQG Núi Chúa……..…………………54

4.4 Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động DLST VQG....................................... 55
4.4.1 Kết quả phỏng vấn du khách ............................................................................. 55
4.4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch: ................................................ 55
4.4.1.2 Các nhóm du khách, lý do thu hút khách và địa điểm ưa thích của du khách
................................................................................................................................. 59

 

 


4.4.1.3 Đánh giá của du khách về cơ sở vật chất, chất lượng cảnh quan, môi
trường, dịch vụ du lịch và các yếu tố khác:............................................................. 69
4.4.1.4 Hình thức biết thông tin về VQG Núi Chúa................................................ 65
4.4.1.5 Sự mong đợi và dự định của khách khi quay trở lại VQG Núi Chúa ......... 74
4.4.2 Kết quả phỏng vấn cán bộ nhân viên VQG Núi Chúa....................................... 74
4.4.3 Kết quả phỏng vấn về sự tham gia của cộng đồng ............................................ 79
4.5 Kết quả phân tích SWOT đối với phát triển DLST VQG Núi Chúa:...............79
4.5.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với DLST ở VQG Núi
Chúa:........................................................................................................................... 79
4.5.1.1 Các giải pháp chiến lược căn cứ vào SWOT.......................………………...83
4.5.1.2 Tích hợp các giải pháp chiến lược:………………………………………….83
4.5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN DLST VQG
NÚI CHÚA ................................................................................................................. 83
        4.5.2.1 Về hệ thống tổ chức và đội ngũ nhân lực:…………………………….…......83

4.5.2.2 Về vấn đề cộng đồng địa phương:………………………………………...…84
4.5.2.3 Về cơ sở hạ tầng:………………………………………………………….…85
4.5.2.4 Về công tác bảo vệ và an ninh cho khách du lịch:……………………….....85
4.5.2.5 Về việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường:………………………....86

4.5.2.6 Đưa ra một số tuyến - điểm cho hoạt động DLST ở VQG Núi Chúa:...........87
4.6 HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DLST: .......................................................................... 88
4.6.1 Hiệu quả về kinh tế: ........................................................................................... 88
4.6.2 Hiệu quả về xã hội: ............................................................................................ 88
4.6.3 Hiệu quả về bảo tồn thiên nhiên và môi trường: ............................................... 88
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 89
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89
5.2 KIẾN NGHỊ:........................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 93

 
vi 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CSHT – CSVC: Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất
DLST: Du lịch sinh thái
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ESCAP: Ủy Ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương
GDMT: Giáo dục môi trường
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KTBV: khai thác bền vững
MCD: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SWOT: Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Đe dọa (Strengths – Weaknesses Opportunities - Threats)
TP: Thành phố
VQG: Vườn quốc gia


 
vii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Hệ Động Vật tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa......................................................40
Bảng 4.2: Các công trình liên quan đến hoạt động du lịch VQG Núi Chúa......................57
Bảng 4.3: Sự Mong Đợi của Khách Khi Quay Trở Lại Vườn Quốc Gia Núi Chúa..........72
Bảng 4.4: Phân tích SWOT đối với hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Núi Chúa...........79

 

 
viii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản Đồ khu vực tỉnh Ninh Thuận......................................................................14
Hình 2.2: Tháp Poklong Garai...........................................................................................19
Hình 2.3: Sản phẩm gốm của 1 gia đình tại làng gốm Bầu Trúc.......................................21
Hình 2.4: Người phụ nữ đang dệt tại làng nghề Mỹ Nghiệp.............................................21
Hình 2.5: Vị trí Vườn quốc gia Núi Chúa.........................................................................24
Hình 2.6: Bản đồ quy hoạch phân khu chức năng của VQG Núi Chúa............................35
Hình 4.1: Bảng đồ hiện trạng rừng VQG Núi Chúa..........................................................42
Hình 4.2: Rùa xanh tại Bãi Hõm........................................................................................44

Hình 4.3: Đồi mồi tại Bãi Ngang.......................................................................................44
Hình 4.4: Lễ hội Kate của người Chăm.............................................................................45
Hình 4.5: Di tích CK 19.....................................................................................................45
Hình 4.6: Vịnh Vĩnh Huy...................................................................................................45
Hình 4.7: Hồ treo trên núi Đá Vách...................................................................................47
Hình 4.8: Hang Rái – Vĩnh Hải.........................................................................................48
Hình 4.9: Bãi biển Bình Tiên.............................................................................................49
Hình 4.10: Khách du lịch đi bộ tham quan rừng...............................................................52
Hình 4.11: Sản phẩm chuỗi hạt bồ đề của đồng bào Raglai..............................................52
 
ix 
 


Hình 4.12: Tàu đáy kính phục vụ khách tham quan du lịch xem san hô tại Vịnh Vĩnh
Hy.......................................................................................................................................54
Hình 4.13: Cộng đồng người dân tộc tiểu số tham gia hướng dẫn khách du lịch..............54
Hình 4.14: Khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ……………………………………………...55
Hình 4.15: Nhà sinh thái tại Hoàn Cầu Resort…………………………………………..55
Hình 4.16: Bộ máy tổ chức nhân sự VQG Núi Chúa……………………………………57
Hình 4.17: Rác xuất hiện khi khách du lịch dừng chân………………………….………58
Hình 4.18: Nước bị ô nhiễm tại thôn Đá Hang và Cầu Gẫy………………………….….58
Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của khách du lịch đến VQG………….….61
Hình 4.20: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập mỗi tháng của khách du lịch đến VQG…….62
Hình 4.21: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của khách du lịch…………………………………..62
Hình 4.22: Biểu đồ số lần khách đã từng đến VQG Núi Chúa…………………………..63
Hình 4.23: Biểu Đồ Các Nhóm Du Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa......................64
Hình 4.24: Biểu Đồ Các Điểm Thu Hút Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa..............65
Hình 4.25: Biểu đồ các hoạt động được du khách ưa thích tại VQG Núi Chúa................66
Hình 4.26: Biểu Đồ Những Điều Du Khách Chưa Hài Lòng Khi Đến VQG Núi Chúa...67

Hình 4.27: Hình Thức Biết Thông Tin Về VQG Núi Chúa...............................................71
Hình 4.28: Tuổi hiện tại của cán bộ nhân viên VQG Núi Chúa........................................73
Hình 4.29: Sự hài lòng về thu nhập……………………………………………...………74
 

 


Hình 4.30: Nhận xét về tài nguyên văn hóa của cán bộ công nhân viên VQG Núi
Chúa……………………………………………………………………………………...75
Hình 4.31: Tỷ lệ nam, nữ tham gia hoạt động DLST……………………………………77
Hình 4.32: Các hoạt động tham gia DLST của cộng đồng địa phương trong VQG..........78
Hình 4.33: Các tuyến - điểm du lịch trong VQG Núi Chúa..............................................88

 
 

 
xi 
 


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh chống trên phạm
vi toàn thế giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người bởi đây là loại hình
du lịch tự nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, môi trường và
phát triển cộng đồng.
Ngoài ý nghĩa trên, sự phát triển của du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác các
tiềm năng tự nhiên đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực

vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Mặc dù du lịch sinh thái được xác định là một trong những tiềm năng và thế
mạnh đặc thù của du lịch Việt Nam nói chung cũng như tại VQG Núi Chúa nói riêng,
song cho đến nay việc khai thác những tiềm năng to lớn này vẫn còn nhiều hạn chế.
Để góp tạo cơ sở tốt hơn cho phát triển du lịch sinh thái VQG Núi Chúa, đề tài:
”Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận” là rất quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn hơn cho phát triển du lịch sinh thái ở VQG
Núa Chúa, phát triển du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm tài nguyên, kinh tế - xã hội
và góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, con người của
khu vực này.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài là áp dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá
được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Núi Chúa, từ đó đề xuất giải pháp phát triển phù hợp cho hoạt động du
lịch sinh thái tại đây.

 

 


1.3 Nội dung nghiên cứu
-Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên VQG Núi Chúa
-Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa
-Điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi về hoạt động du lịch sinh thái VQG Núi Chúa với
ba đối tượng: du khách, cán bộ nhân viên và cộng đồng địa phương.
-Phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt
động du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa
-Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái theo hướng bền

vững.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
-Tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Núi Chúa
- Hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa
1.5 Phạm vi nghiên cứu
-Không gian: Vườn quốc gia Núi Chúa
-Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011

 

 


Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Những vấn đề cơ bản của du lịch sinh thái
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ
những góc độ khác nhau. Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của
hai từ ghép là “du lịch” và “sinh thái”.
- Một số người quan niệm DLST là du lịch tự nhiên, đã xuất hiện từ 1800 (Ashton,
1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm
biển,… đều được hiểu là DLST.
- Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động
tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Có ý kiến cho rằng DLST
đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho
môi trường hay có tính bền vững.
- Do vậy, cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc đọ
khác nhau, với những tên gọi khác nhau.
- Các quan niệm trên đều có cùng cho rằng DLST là loại hình du lịch với những
hoạt động có sự nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với

xã hội.
- Càng ngày thuật ngữ “Responsible Travel” (Du lịch có trách nhiệm) được nhấn
mạnh khi nói đến khái niệm DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm, là không
làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi
trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa
phương.

 

 


- DLST Hector Ceballos – lascurain đưa ra 1987:”Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt nghiên
cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa
được khám phá”.
Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên mà bảo tồn được môi trường và Cải thiện
phúc lợi cho người dân địa phương”.
Theo Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những
tên gọi khác như:
• Du lịch thiên nhiên
• Du lịch dựa vào thiên nhiên
• Du lịch môi trường
• Du lịch đặc thù
• Du lịch xanh
• Du lịch thám hiểm
• Du lịch bản xứ
• Du lịch có trách nhiệm
• Du lịch nhạy cảm

• Du lịch nhà tranh
• Du lịch bền vững
 

 


- Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “DLST
là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với
mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự
tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị
văn hóa và quyền con người”.
- Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
- Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWP, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST
ở Việt Nam:”Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn
hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của DLST
-

Tính đa ngành: (1) Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều
ngành quản lý (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ
sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…). (2) Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành
kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch
(điện, nước, nông sản, hàng hóa …).

-


Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như khách du lịch, những người
phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ,
các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

-

Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất
lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch,

 

 


mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã hội
và bảo tồn.
-

Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm
du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.

-

Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường
độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất các loại hình du lịch nghỉ biển, thể
thao theo mùa … hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí …

-

Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch không phải

với mục tiêu kiếm tiền.

-

Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trông xã hội tham gia hoạt động
du lịch.

DLST hàm chứa những đặc trưng riêng:
Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn bảo
vệ môi trường và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa
mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: Qua tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, hình thành ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát triển
bền vững.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: góp phần nâng cao hơn
nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.

 

 


2.1.3 Phát triển DLST bền vững
Theo các nhà khoa học về du lịch, du lịch PTBV cần dựa vào các yếu tố:
⊕ Thị trường thế giới về những đặc điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày
càng gia tăng.
⊕ Phát triển phải coi trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
⊕ Du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng
đồng.

-

“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

-

“Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (dẫn theo
Phạm Trung Lương, 2002).

2.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của DLST
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự
nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Tạo nên
thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn giá trị văn hóa địa
phương.
 


 


-


Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự
nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để
phát triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của các hệ sinh thái.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với các hoạt
động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không
thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa trruyền thống của
cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh
thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.

-

Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng
góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

2.1.5 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
-

Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức thành công DLST (dẫn

theo Phạm Trung Lương, 2002):
 


 


+ Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.
+ Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành
tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
+ Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
+ Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham
gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
+ Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
+ Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
+ Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp
dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (dẫn theo Phạm
Trung Lương, 2002):
Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điêu kiện địa lý, khí hậu tự
nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điễn hình.
-

Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

 


 


(a) Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các
đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
(b) Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng
cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khác du lịch.
-

Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du
khách mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu
lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các
tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng
gây ra.
+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự ”đông
đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách
khác.
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống
văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu
du lịch có khả năng phục vụ.

 
10 

 


+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có
thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương
pháp thực nghiệm.
-

Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản
địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.

2.1.6 Bảo tồn đa dạng sinh học (dẫn theo Phạm Trung Lương, 2002)
a. Khái niệm: “Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các
quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Công việc này có thể được tiến hành bên trong
hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên.
b. Các hình thức của “Bảo tồn đa dạng sinh học”
Bảo tồn nguyên vị: Là hình thức bảo tồn tại chỗ, đây là một trong những hình thức
bảo tồn được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều quốc gia. Hình thức này được áp dụng cho
tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng
hoặc xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để
quản lý, bảo vệ.
- Ưu điểm: Chi phí thấp và phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của
các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển.
- Nhược điểm: Có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm họa do con người hoặc
tự nhiên gây ra bất cứ lúc nào.
Bảo tồn chuyển vị: Là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng
tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe
dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, hoặc cũng có thể
cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu ...

 
11 
 


Với hình thức bảo tồn chuyển vị, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân
hàng gien, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm
phù hợp hơn.
- Ưu điểm: Khắc phục được những nhược điểm của hình thức bảo tồn nguyên vị
như:
+ Bảo tồn được nguyên trạng đối tượng như lúc thu thập và bảo quản có thể đến
bất kỳ thời gian nào trong tương lai
+Tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra.
+ Bên cạnh đó, phương pháp này không chỉ làm tăng số lượng các quần thể, cá thể
mà còn tránh được các nguy cơ như suy thoái trong các giống, loài bản địa.
- Nhược điểm: Nhược điểm của hình thức bảo tồn này là chi phí tốn kém, đòi hỏi
trình độ kỹ thuật, công nghệ cao.
2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
2.2.1 Khái niệm về tài nguyên và tài nguyên DLST
-

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

-

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,

khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Luật Du lịch 2005).

-

Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các
giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa
tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

 
12 
 


×