Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP GIẤY AN BÌNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP GIẤY AN BÌNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ LÂN

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 07/2011



CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm vô cùng quan trọng mà một sinh viên năm
cuối có thể thực hiện và nó ghi lại dấu ấn quan trọng trong đời sinh viên.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
rất nhiều Thầy, Cô, bạn bè…Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Đặc biệt, xin chân
thành cảm ơn: TS. Nguyễn Vinh Quy – Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên – Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận; Ban lãnh đạo Công Ty CP Giấy An Bình và Anh, Chị - nhân
viên trong công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa thực tập.
Xin chân thành cảm ơn.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Sinh viên:
Nguyễn Thị Lân.

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại
Công Ty Cổ Phần Giấy An Bình”được thực hiện từ 10/03/2011 đến 10/06/2011 tại
Công Ty Cổ Phần Giấy An Bình Huyện Dĩ An Tĩnh Bình Dương.
Nội dung nghiên cứu:
− Tìm hiểu SXSH và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
− Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại Công Ty Cổ Phần Giấy An
Bình Huyện Dĩ An Tĩnh Bình Dương.
− Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty.
Kết quả đạt được:
Quá trình nghiên cứu nghiên cứu cho thấy công ty có tiềm năng áp dụng SXSH
tại công đoạn xeo giấy, đặc biệt tại máy xeo 5. Đề tài cũng đã phân tích và đề xuất

được 21 giải pháp SXSH, trong đó có 20 giải pháp có thể thực hiện ngay.
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư, nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi thực hiện các giải pháp được đề xuất, lượng nước, năng lượng, nguyên
nhiên liệu tiêu thụ và chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng
kể, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất và cải thiện được các vấn đề về môi trường
trong công ty.

ii


MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ .................................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
................................................................................................................................. vii
i
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chương 1 .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1 Tình cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 1
1.3 Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu .......................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
Chương 2 ................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GIẤY VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở VIỆT

NAM ........................................................................................................................ 4
2.1 Khái quát về ngành chế biến giấy ở Việt Nam..................................................... 4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành giấy Việt Nam ............................... 4
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam................................................ 5
2.1.2.1 Tình hình sản xuất ............................................................................................. 5
2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ .............................................................................................. 6
2.1.3 Quy trình chế biến giấy .................................................................................... 7
2.1.4 Vấn đề môi trường trong ngành chế biến giấy ở Việt Nam ............................... 11
2.1.4.1 Nước thải ........................................................................................................... 11
2.1.4.2 Khí thải .............................................................................................................. 12
2.1.4.3 Chất thải rắn ...................................................................................................... 12
iii


2.2 Tổng quan về SXSH và tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong nghành chế
biến giấy….. ............................................................................................................. 13
2.2.1 Sơ lược về SXSH ............................................................................................. 13
2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng của SXSH .............................................. 13
2.2.1.2 Khái niệm SXSH ............................................................................................... 14
2.2.1.3 Lợi ích và trào cản của việc áp dụng SXSH vào sản xuất .............................. 15
2.2.1.4 Tình hình áp dụng SXSH.................................................................................. 16
2.2.2 Tiềm năng áp dụng SXSH trong nghành chế biến giấy .................................... 17
Chương 3 .................................................................................................................. 19
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP GIẤY AN BÌNH .................................................. 19
3.1 Giới thiệu về công ty sản xuất giấy An Bình ....................................................... 19
3.1.1 Giới thiệu chung .............................................................................................. 19
3.1.2 Vị trí đia lý....................................................................................................... 19
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 20
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 20
3.1.5 Nhân lực của công ty........................................................................................ 21

3.2 Hoạt động sản xuất của công ty........................................................................... 21
3.2.1 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ....................................................................... 21
3.2.2 Hóa chất,nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ của công ty ......................................... 22
3.1.5 Thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất của công ty ...................................... 23
3.1.6 Quy trình sản xuất tại công ty........................................................................... 24
3.2 Hiện trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại công
ty

....................................................................................................................... 26

3.2.1 Hiện trạng môi trường của công ty ................................................................... 26
3.2.1.1 Nước thải ........................................................................................................... 26
3.2.1.2 Khí thải ............................................................................................................. 27
3.2.1.3 Bụi và Mùi ......................................................................................................... 29
3.2.1.4 Chất thải rắn và chất thải nguy hại................................................................... 30
3.2.1.5 Tiếng ồn/ Rung .................................................................................................. 30
3.2.2 Các biện pháp BVMT đang áp dụng tại công ty ............................................... 31
3.2.2.1 Xử lý nước thải.................................................................................................. 31
iv


3.2.2.2 Xử lý khí thải..................................................................................................... 32
3.2.2.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại................................................................... 33
3.2.2.4 Tiếng ồn/ Rung .................................................................................................. 33
3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường và lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH tại Công
Ty

....................................................................................................................... 34

3.3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty ...................................................... 34

3.3.2 Lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH ............................................................... 35
Chương 4 .................................................................................................................. 36
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH CHO CÔNG ĐOẠN XEO GIẤY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH ..................................................................................... 36
4.1 Quy trình công nghệ cho công đoạn xeo giấy ..................................................... 36
4.2 Cân bằng vật chất, năng lượng ............................................................................ 37
4.3 Định giá dòng thải............................................................................................... 38
4.4 Phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ................................. 39
4.5 Lựa chọn các giải pháp SXSH............................................................................. 42
4.5.1 Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ....................................................... 42
4.5.2 Đánh giá tính khả thi các giải pháp SXSH ........................................................ 44
4.5.2.1 Miêu tả các giải pháp ........................................................................................ 44
4.5.2.2 Tính khả thi về mặt kinh tế............................................................................... 48
4.5.2.3 Tính khả thi về mặt kỹ thuật............................................................................. 49
4.5.2.4 Tính khả thi về mặt môi trường........................................................................ 53
4.5.3 Lựa chọn các giải pháp thực hiện ..................................................................... 55
4.6 Kế hoạch thực hiện SXSH tại nhà máy .............................................................. 58
Chương 5 .................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 61
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 61
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 63
PHỤC LỤC 1 ........................................................................................................... 64
ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 67
v


TÍNH TOÁN GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO CÁC GIẢI PHÁP SXSH ....................... 67
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 71

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG SXSH NĂM ............................. 71
2006 - 2010............................................................................................................... 71
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 73
MỘT SỐ THÀNH CÔNG KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CỦA CÁC
CÔNG TY GIẤY...................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 75
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH .. 75
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH ......................... 77

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BYT

Bộ Y Tế



Quyết định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


KPH

Không phát hiện

BOD (mg/l)

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

SX

Sản xuất

COD (mg/l)

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CO

Cacbonmonocid

CP

Cổ phần

FO

Dầu hóa (Fuel Oil)

CTNH


Chất thải nguy hại

H2S

Sunphuadihidro

LHQ

Liên hợp quốc

NO2

Nitodioxit

SO2

Sunphuadioxit

SS (mg/l)

Chất rắn lơ lửng

SXSH

Sản xuất sạch hơn

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu tiêu dung các loại giấy .................................................................... 6
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm giấy (2008) ... 7
Bảng 3.1: Loại sản phẩm và sản lượng sản xuất trong năm 2010 .............................. 21
Bảng 3.2: Nhiên vật liệu tiêu thụ trung bình 5 tháng đầu năm 2011 .......................... 22
Bảng 3.3: Các loại máy móc thiết bị sử dụng ............................................................ 23
Bảng 3.4: Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải SX sau khi xử lý .. 26
Bảng 3.5: Chất lượng không khí xung quanh công ty................................................ 27
Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải lò hơi đốt than ....................... 29
Bảng 3.7:Kết quả các thông số giám sát chất lượng không khí môi trường lao động.29
Bảng 3.8: Khối lượng chất thải rắn sản xuất và CTNH............................................. 30
Bảng 4.1: Cân bằng nguyên nhiên vật liệu cho một tấn sản phẩm ............................ 37
Bảng 4.2: Giá trị nguyên nhiên vật liệu sử dụng........................................................ 38
Bảng 4.3:Tổn thất do dòng thải ................................................................................. 39
Bảng 4.4: Nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ........................................... 40
Bảng 4.5: Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ................................................ 42
Bảng 4.6: Kết quả sàng lọc các giải pháp .................................................................. 44
Bảng 4.7: Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH ................... 48
Bảng 4.8: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp ............................ 50
Bảng 4.9: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp ....................... 53
Bảng 4.10: Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp SXSH ...................................... 55
Bảng 4.11: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã chọn .................................... 58

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phầm ............................................... 5
Hình 2.2: Quy trình sản xuất giấy .............................................................................. 8

Hình 3.1: Họa đồ vị trí – Công Ty CP giấy An Bình ................................................. 19
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự của Công Ty CP Giấy An Bình .................... 20
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy tại Công Ty CP giấy An Bình ..................... 24
Hình 3.4: Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi ......................................................................... 32
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ cho công đoạn xeo giấy ................................... 36

ix


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tình cấp thiết của đề tài
Hiên nay môi trường đã và đang là một trong những vấn đề nóng bỏng được
Việt Nam nói riêng và thế giới quan tâm. Trên thế giới đã có những hội nghị, công ước
quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường như: Công ước Stockholm về các chất hữu cơ
khó phân hủy ,Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn, Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về
môi trường và phát triển… và đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng
như: xử lý cuối đường ống, kiểm soát ô nhiễm, sản xuất sạch hơn…
Gia nhập nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các nước trên thế giới phải sản xuất ra
những sản phẩm tốt và có giá cạnh tranh cao, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo vấn đề
môi trường. Để có thể thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi các nhà sản xuất, công
ty phải tìm hiểu một biện pháp tốt và khả thi để áp dụng cho công ty của mình và sản
xuất sạch hơn là một biện pháp thích hợp cho các nhà máy và công ty tìm hiểu và áp
dụng.
Để có thể áp dụng những giải pháp nhằm tiết kiệm về nguyên nhiên liệu, giảm
thiểu lượng chất thải sinh ra cũng như chi phí cho quá trình xử lý chất thải để đạt lợi
ích tốt nhất về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn môi
trường quy định. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn

áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu tổng quát đặt ra như sau:
− Đánh giá thực trạng sản xuất của nhà máy về các khía cạnh như tình hình tiêu
thụ tài nguyên, hiện trạng môi trường…và công tác bảo vệ môi trường tại nhà
máy.
− Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại nhà máy.

SVTH: Nguyễn Thị Lân

1


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

− Đề xuất các giải pháp SXSH cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại
Công Ty CP Giấy An Bình.
1.3 Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công Ty CP Giấy An Bình thuộc Xã An Bình, Huyện
Dĩ An, Tĩnh Bình Dương. Thời gian nghiên cứu từ 10/03/2011 đến 10/06/2011.
Do điều kiện thời gian và vật lực có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu
một vài công đoạn sản xuất trong quy trình sản xuất giấy tại nhà máy mà chưa nghiên
cứu hết tất cả các công đoạn sản xuất trong toàn bộ quy trình sản xuất giấy.
Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn chủ yếu được đề xuất
cho một vài công đoạn trong quy trình sản xuất.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với những nội
dung sau đây:
− Tổng quan tài liệu về nhu cầu tiêu thụ nguyên ,nhiên vật liệu của nhà máy, nhu
cầu sử dụng nhân lực, số lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm…

− Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy
trình công nghệ, tình trạng thiết bị máy móc sử dụng.
− Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động sản xuất
giấy tại nhà máy.
− Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân phát sinh các dòng thải dựa trên
quy trình sản xuất giấy tái chế tại nhà máy.
− Đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản
xuất thực tế của nhà máy.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
− Phương pháp khảo sát thực tế nhà máy: Khảo sát quy trình sản xuất tại nhà máy
, tình trạng máy móc thiết bị hiện có,công tác bảo vệ môi trường mà công ty đã
thực hiện…

SVTH: Nguyễn Thị Lân

2


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

− Phương pháp tổng hợp tài liệu:Tổng hợp tài liệu về sản xuất sạch hơn, tài liệu
nghành sản xuất giấy, tài liệu của công ty, tài liệu trên internet…
− Phương pháp phân tích : phân tích tài liệu về sản xuất sạch hơn, quy trình công
nghệ sản xuất giấy …
− Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn công nhân về thao tác
thực hiện trong sản xuất …
− Phương pháp thống kê: Các dữ liệu và số liệu thu thập được chọn lọc và thống
kê dưới dạng bảng biểu.
− Phương pháp ma trận: trong các bảng đánh giá tính khả thi các giải pháp SXSH.

− Phương pháp trọng số: dùng để lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên đánh các giải
pháp SXSH.
− Phương pháp đánh giá nhanh: dùng trong bảng sàng lọc các giải pháp SXSH.

SVTH: Nguyễn Thị Lân

3


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GIẤY VÀ SẢN XUẤT
SẠCH HƠN Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát về ngành chế biến giấy ở Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành giấy Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương
pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp
đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới
20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy
giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế của
ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất
cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào
sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây
chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây

dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường
đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình
11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp
ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong
tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.

SVTH: Nguyễn Thị Lân

4


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam
2.1.2.1 Tình hình sản xuất
Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành giấy của Việt Nam; thứ
hai là các nhóm giấy in và giấy viết, xếp sau đó lần lượt là giấy vàng mã, giấy tissue
và giấy báo.
Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm giấy in và giấy viết, giấy in báo các doanh
nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp được các sản phẩm chât lượng thấp, các sản phẩm
chất lượng cao đều phải nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu lớn. Mảng giấy tissue, các
doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh được thị trường nội địa và xuất khẩu một phần. Giấy
vàng mã chủ yếu là xuất khẩu. Như vậy trong những năm tới, triển vọng phát triển
tiềm năng sẽ nằm ở mảng phân khúc giấy in báo, giấy in viết và giấy làm bao bì. Tại
mảng sản phẩm giấy Tissue cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian
qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này.
Tổng công suất năm 2008 của cả nước đạt 1.371 ngàn tấn cao gấp 2 lần tổng
công suất năm 2000. Năm 2008 sản lượng sản xuất giấy đạt 1.110,7 ngàn tấn, giảm

nhẹ 1,4% so với năm 2007 do nhu cầu tiêu thụ giấy bị hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
và hoạt động nhập khẩu tăng mạnh do thuế nhập khẩu giấy giảm từ 5% xuống 3%.
Mặc dù vậy, tổng sản lượng sản xuất giấy năm 2008 vẫn cao gấp 2 lần so với năm
2000. Tính trung bình trong giai đoan 2000-2008, sản lượng sản xuất giấy tăng khoảng
16%/năm, trong đó mảng giấy bao bì – nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng sản lượng ngành giấy - có tốc độ tăng
trưởng cao nhất với tốc độ tăng trung bình
27%, giấy Tissue tăng 22%, giấy in viết tăng
11,6%, giấy in báo tăng 8,95% và giấy vàng
mã tăng 1,4%. Mức tăng và tỷ trọng các loại
giấy sản xuất tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2008 được thể hiện qua hình 2.1
Đơn vị: Ngàn tấn

Hình 2.1: Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phầm
Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam, năm 2008

SVTH: Nguyễn Thị Lân

5


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ
Năm 2008, nhu cầu tiêu thụ giấy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
nhưng bình quân giai đoạn 2000 - 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng
trưởng 16,2% - tương đương tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm
2008 đạt hơn 2 triệu tấn, cao gấp khoảng 4 lần so với năm 2000 (504 ngàn tấn).
Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng cầu về giấy
của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ

cho ngành công nghiệp đặc biệt là sản xuất xi măng đang tăng trưởng mạnh tại Việt
Nam. Năm 2008 nhu cầu về giấy làm bao xi măng tăng 10% so với năm 2007 (Hiệp
hội giấy Việt Nam). Năm 2008, nhu cầu giấy bao bì tăng 15,8% so với năm 2007.
Giấy in viết chiếm tỉ trọng 20,2% trong tổng nhu cầu giấy và đạt tốc độ tăng trưởng là
8,3% so với năm 2007. Tình hình tiêu dùng các loại giấy từ năm 2007 đến 2008 được
thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu tiêu dung các loại giấy
2007
Các giấy loại

Tấn

2008

Tỷ trọng
(%)

Tấn

Tỷ trọng
(%)

Tăng
trưởng

Giấy in báo

99.468

5,5%


107.195

5,5%

7,8%

Giấy in viết

365.342

20,3%

395.726

20,2%

8,3%

1.097.384

61%

1.270.332

65%

15,8%

Giấy tissue


40.500

2,2%

48.362

2,5%

19,4%

Giấy vàng mã

10.000

0,6%

200

0,0%

-98%

Giấy khác

187.536

10,4%

132.707


6,8%

-29,2%

1.800.230

100%

1.954.522

100%

-0,98%

Giấy làm bao bì

Tổng

Nguồn: Hiệp hội giấy Việt Nam, năm 2008
Mặc dù đầu tư vào ngành giấy tăng mạnh trong các năm qua nhưng sản xuất
trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là ở những nhóm sản phẩm tiêu thụ
nhiều và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sản xuất được sản phẩm giấy bao bì, giấy
in viết chất lượng cao. Tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng của sản xuất
vì vậy tỷ trọng nhập khẩu vẫn cao và tăng qua các năm.

SVTH: Nguyễn Thị Lân

6



Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

Do máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, nên nhiều nhà mày giấy ở Việt Nam không
sản xuất được hết công suất, vì vậy, khả năng đáp ứng tiêu dùng nội địa càng thấp và
tỷ trọng nhập khẩu càng cao.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu các sản phẩm giấy (2008)
Khả năng sản

Năng

Tiêu

Sản

Nhập

Xuất

lực

dùng

xuất

khẩu

khẩu

Giấy in báo


58.000

107.195

56.100

51.095

0

52%

Giấy in viết

370.000

395.726

254.100

158.626

17.000

60%

830.000 1.270.332 642.300

628.032


Sản phẩm

Giấy làm
bao bì
Giấy tissue
Giấy vàng


100.000

48.362

73.000

140.000

200

85.200

Khác

132.707

362

xuất đáp ứng tiêu
dùng nội địa


51%
25.000

99%

85.000

100%

132.707
Đơn vị: Tấn

Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy, tháng 12/2008
2.1.3 Quy trình chế biến giấy
Quy trình sản xuất giấy và bột giấy được thông qua các công đoạn chính: chuẩn
bị nguyên liệu, nghiền bột, chuẩn bị bột và xeo.
Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam gồm hai
nguồn căn bản là từ rừng (tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để sản
xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa các-tông, v.v... là
khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ những nguyên liệu thô
khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho thành phẩm. Đặc thù của ngành
giấy nói chung là quy trình công nghệ có tính liên ngành cao, sử dụng nhiều hóa chất,
nhiều mặt bằng và các thiết bị đòi hỏi mức độ cơ giới hóa cao. Quá trình sản xuất giấy
đi từ nguyên liệu gỗ hoặc thực vật phi gỗ (tre, rơm, cỏ, bã mía…) là một quy trình
phức tạp. Quy trình tổng quát chế biến bột giấy được trình bày trong hình 2.2 Như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Lân

7



Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

Nguyên liệu thô
(tre, nứa, gỗ mềm…)

Chặt, băm, cắt

CHUẨN BỊ
NGUYÊN LIỆU

Nấu
Thu hồi hóa chất
Nước

Rửa

Dịch đen

Sàng

NGHIỀN BỘT
Làm sạch

Tẩy trẳng

Hóa chất

Nước


Nước thải

Rửa

Hóa chất

Nghiền đĩa

CHUẨN BỊ
BỘT

Làm sạch ly tâm

Nước

Nước thải

Xeo

Hoàn tất

Hình 2.2: Quy trình sản xuất giấy
Mô tả quy trình:


Chuẩn bị nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc

tái chế, v.v… Trong trường hợp là gỗ, trước khi đi vào quy trình sản xuất bột, gỗ cần
được bóc vỏ vì thành phần này chứa nhiều tạp chất làm ảnh hưởng đến tính chất sản

phẩm và làm tiêu tốn nhiều năng lượng, hóa chất (hàm lượng vỏ chiếm khoảng 1% so
SVTH: Nguyễn Thị Lân

8


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

với trọng lượng gỗ). Tiếp theo sẽ là giai đoạn cắt gỗ thành dăm và sang lọc để có dăm
đồng đều. Phần vỏ mịn, mạt cưa hay những dăm gỗ nhỏ (<15mm) sẽ được loại ra để
dung làm nhiên liệu, phần lớn hơn (>35mm) có thể cho cắt lại.
Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để tách
các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất này sẽ
được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển đến công
đoạn sản xuất bột giấy.


Sản xuất bột
Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30%

lignin. Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra
khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá
trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.
Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được
hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi
nồi nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm
trong khoảng là 1:3 đến 1:4.
Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng.
Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.
Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước.

Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá trình
thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài
khoảng 5-6 giờ.
Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được
nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách
loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm giấy bao
bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị thải bỏ.
Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới khoảng 4% để
chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không
cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo.
Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ
trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất.
SVTH: Nguyễn Thị Lân

9


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột
giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được
thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ. Các hóa chất dùng cho
loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột truyền
thống là:
 Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để
tạo ra các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.
 Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung
dịch kiềm.
 Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng
dung dịch


hypochlorite.

Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy xeo).
Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy
trắng thân thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành công
tại một số doanh nghiệp trong nước.
 Chuẩn bị phối liệu bột
Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc
bột nhập khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất.
Hỗn hợp bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông thường, các
hóa chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy chọn), chất tăng
trắng quang học và chất kết dính, …, gồm các bước sau:
− Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục.
− Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sản xuất.
− Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêm pigments,
chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như mong muốn.
 Xeo giấy
Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ
gia thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nước và xeo
giấy thì máy xeo có 3 bước phân biệt:
− Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới)
− Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)
SVTH: Nguyễn Thị Lân

10


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình


− Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của
trọng lực và chân không. Ở một số máy xeo, lưới được rửa liên tục bằng cách phun
nước sạch. Nước được thu gom và xơ được thu hồi từ đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí.
Nước trong từ quá trình tuyển nổi khí, còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho
nhiều điểm tiêu thụ khác nhau.Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi gián
tiếp đạt khoảng 94% độ cứng và được cuốn thành từng cuộn thành phẩm.
2.1.4 Vấn đề môi trường trong ngành chế biến giấy ở Việt Nam
So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm
cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn
nước thải, khí thải và chất thải rắn.
2.1.4.1 Nước thải
Quá trình sản xuất giấy và bột giấy thường sử dụng một nguồn nước khá lớn .
Do đó, quá trình này thường phát sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu không được
xử lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nguồn tiếp nhận.
Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên
liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa. Sản xuất giấy về căn bản
là một quá trình vật lý (thủy cơ), nhưng các chất phụ gia trong quá trình xeo giấy như
các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với
quá trình làm bột, nước thải từ các công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm
lượng chất rắn lơ lửng nhưng hàm lượng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát
từ nước trắng dư, phần tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất
phụ gia. Chất ô nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất
phủ, chất bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc
nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tính trung bình, sử dụng
150 – 300 m3 nước/1 tấn giấy khô thì giá trị tải lượng ô nhiễm là BOD5: 90 – 330
(kg/t); COD: 270 – 1200 (kg/t); SS: 30 – 50 (kg/t).

SVTH: Nguyễn Thị Lân


11


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

2.1.4.2 Khí thải
Khí thải trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy chiếm tỷ lệ không nhỏ trong
chất thải. Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở hầu hết các nhà máy
sản xuất giấy là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl
mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường
được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ
quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ
hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây,
clo phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm không
cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.
Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài.
Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu
FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước.
Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ
các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...).. Bên cạnh những loại phát thải
này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.
2.1.4.3 Chất thải rắn
Sản xuất giấy và bột giấy thường phát sinh ra một lượng không nhỏ chất thải
rắn. Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm
sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng làm
khô của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa
dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn
cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của các công đoạn/hoạt động
khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, thành phần nguyên

liệu thô, v.v... và rất khó ước tính.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh
ra một lượng chất thải rắn khoảng từ 45-85 kg. Tuy nhiên, lượng đó chưa bao gồm các
phế liệu như biên giấy, v.v... là phần sẽ được tuần hoàn trở lại sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Lân

12


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

2.2 Tổng quan về SXSH và tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong nghành
chế biến giấy
2.2.1 Sơ lược về SXSH
2.2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng của SXSH
Trong hơn 60 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây
nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
− Bỏ qua thiếu nhận thức: Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả của ô nhiễm
gây ra chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các nghành công
nghiệp còn nhỏ lẻ.
− Pha loãng và phát tán: nhận thức được về ô nhiễm và tìm cách giải quyết nhưng
chỉ là hình thức đối phó.
Tuy nhiên đối với phát tán và pha loãng thì tổng lượng ô nhiễm đưa vào môi trường là
không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là bãi rác cho mọi loại chất thải: các
kim loại nặng, PBC (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế và tụ
điện…)…, đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.
− Xử lý cuối đường ống: Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối
dòng thải để làm phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp
ứng các yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ

biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công
nghiệp.
− Tuần hoàn và thu hồi năng lượng.
− SXSH và các biện pháp phòng ngừa:Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả
nhất. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với những cách gọi
khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật ngữ
sản xuất sạch hơn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để chỉ cách tiếp cận này,
mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn được ưa thích ở một vài nơi.
Các cách ứng phó là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách
ứng phó sau cùng là cách tiếp cận, xử lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp
cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”, “nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao
SVTH: Nguyễn Thị Lân

13


Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty CP Giấy An Bình

giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ xử lý cuối đường
ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử
lý ô nhiễm.
Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn quốc
tế về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP.
Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt
Nam với chiến lược phát triển bền vững.“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (2003) của Việt Nam đã xác định quan điểm
“coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…”.
2.2.1.2 Khái niệm SXSH
Theo UNIDO, SXSH là một chiến lược tổng hợp mang tính phòng ngừa môi

trường có thể áp dụng cho quy trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ nhằm:
− Tăng năng suất thông qua bảo đảm sử dụng hiệu quả hơn nguyên liệu thô, năng
lượng và nước.
− Tăng cường cải thiện tình trạng môi trường thông qua giảm chất thải tại nguồn.
− Giảm các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thông qua thiết kế
các sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời mang lại lợi nhuận.
Tác động thực là giúp cho doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển và
trong thời kỳ phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn, và qua đó giúp họ hội nhập với
thị trường quốc tế.Tiếp cận của UNIDO về SXSH bao gồm áp dụng SXSH trong hoạt
động sản xuất của các ngành công nghiệp, cũng như thực hiện các hiệp định môi
trường đa phương thông qua phát triển và chuyển giao các công nghệ sạch hơn và thúc
đẩy đầu tư.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu thô, năng
lượng để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Loại trừ càng nhiều càng tốt việc sử dụng các
loại nguyên liệu độc hại và nguy hiểm. Giảm tại nguồn lượng và độc tính của tất cả
các dạng phát thải.
Đối với sản phẩm: SXSH nhằm vào làm giảm các tác động của sản phẩm tới
môi trường, an toàn và sức khỏe.
Đối với dịch vụ: SXSH nhằm vào lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
trong khi thiết kế và cung cấp dịch vụ.
SVTH: Nguyễn Thị Lân

14


×