Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THU HỒI NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM CÔNG TY TNHH MTVCAO SU PHÚ RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.08 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI & THU HỒI NĂNG LƯỢNG TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU PHÚ RIỀNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ NGA
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011
-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2011


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI & THU HỒI NĂNG LƯỢNG TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRUNG TÂM CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU PHÚ RIỀNG

Tác giả

TRẦN THỊ NGA

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM, em đã nhận được sự giảng dạy, quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của trường, khoa, sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, gia đình và bạn
bè.
Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho em
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu làm hành trang giúp em vững bước vào đời.
Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Hồng
Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn ban giám đốc nhà máy Chế Biến Trung Tâm - công ty
TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị trong nhà máy đã
tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập.
Cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh, động viên giúp đỡ con cả về tinh
thần và vật chất, chăm sóc và nuôi dạy con, cho con có điều kiện học hành như bao
bạn khác cùng trang lứa.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH07QM đã chia sẽ kinh nghiệm và đóng góp
những ý kiến quý báu cho mình.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2011

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Nga


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Luận văn “Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi
năng lượng tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú
Riềng” được trình bày với các nội dung chính sau:
1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến mủ cao su.
2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến mủ
cao su.
3. Tổng quan về nhà máy CB Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú
Riềng.
4. Đề xuất hệ thống XLNT.
− Lựa chọn và đề xuất hệ thống XLNT.
− Tính toán các thông số thiết kế hệ thống XLNT.
− Dự toán kinh tế.
5. Thu hồi năng lượng – phương án tái sử dụng KSH thay thế dầu DO.


Khả năng tái sử dụng KSH thay thế dầu DO.



Lợi ích tái sử dụng KSH.



Đề xuất công nghệ.




Tính toán các công trình.



Dự toán kinh tế.

Kết quả: xây dựng được dự án cải tạo hệ thống XLNT với mức xử lý là 5.914
VNĐ/m3 nước thải và thu hồi được 1.763,58 m3KSH/ngày thay thế 84,4 % lượng dầu
DO dùng làm nhiên liệu cho lò sấy.

i


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................2
1.3.1. Nội dung của đề tài .......................................................................................2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN MỦ CAO SU .....3
2.1.1. Khái quát .......................................................................................................3
2.1.2. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên ....................................................................4
2.1.3. Tổng quan về cây cao su ...............................................................................4
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ............................................................6
2.2.1. Trên thế giới ..................................................................................................6
2.2.2. Công nghệ trong nước...................................................................................7
2.3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CB TRUNG TÂM – CÔNG TY TNHH
MTV CAO SU PHÚ RIỀNG ..................................................................................10
2.3.1. Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng ...................................................10
ii


2.3.2. Nhà máy CB Trung Tâm ............................................................................10
Chương 3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ HIỆN TRẠNG XLNT
TẠI NHÀ MÁY CB TRUNG TÂM ...........................................................................21
3.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY CB TRUNG
TÂM..........................................................................................................................21
3.2. HỆ THỐNG XLNT HIỆN HỮU.....................................................................22
3.2.1. Nguồn gốc và đặc tính nước thải ................................................................22
3.2.2. Khả năng gây ô nhiễm của nước thải chế biến cao su ................................23
3.2.3. Công nghệ xử lý nước thải hiện hữu...........................................................24
3.2.4. Các vấn đề còn tồn đọng tại nhà máy. ........................................................26
3.2.5. Sự cần thiết phải cải tạo hệ thống XLNT và thu hồi năng lượng ...............27
Chương 4 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG XLNT VÀ THU HỒI KHÍ SINH HỌC –
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ............................................................................................28
4.1. HỆ THỐNG XLNT ..........................................................................................28
4.1.1. Công nghệ xử lý ..........................................................................................28
4.1.2. Tính toán thiết kế hệ thống XLNT đề xuất .................................................35

4.1.3. Dự toán kinh tế............................................................................................39
4.2. THU HỒI KHÍ SINH HỌC – PHƯƠNG ÁN TÁI SỬ DỤNG KHÍ SINH
HỌC THAY THẾ DẦU DO CHO LÒ SẤY .........................................................39
4.2.1. Khí sinh học ................................................................................................40
4.2.2. Khả năng tái sử dụng KSH thay thế dầu DO (xem chi tiết phần A.1 phụ lục
3) ...........................................................................................................................40
4.2.3. Quy trình công nghệ sấy cao su tại nhà máy ..............................................41
4.2.4. Cơ sở đề xuất phương án ............................................................................41
4.2.5. Phương án đề xuất.......................................................................................42
4.2.6. Tính toán các công trình (xem chi tiết phần A.3, A.4, A.5 phụ lục 4 ) ......43
4.2.7. Dự toán kinh tế (xem chi tiết phần B phụ lục 4) ........................................43
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................44
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................44
iii


5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC 1: QCVN 01:2008/BTNMT ......................................................................46
PHỤ LỤC 2 - TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ................................52
PHỤ LỤC 3 : DỰ TOÁN KINH TẾ DỰ ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG XLNT .......76
PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN CHO PHƯƠNG ÁN TÁI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC
(KSH) ............................................................................................................................81

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD 5


: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

pH

: Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ

SS

: Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

NH 3

: Amoniac

MLSS

: Mixed Liquor Suspended Solid - Chất rắn lửng trong bùn

lỏng
MLVSS

: Mixed Liquor Volatile Suspended Solid – Chất rắn lơ


lửng bay hơi trong bùn
XLNT

: Xử lý nước thải

UASB

: Upflow Anaerobic Sludge Blanket

BTCT

: Bê tông cốt thép



: Nghị định



: Quyết định

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

GERUCO

: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam


TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CB

: Chế Biến

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KSH

: Khí sinh học

Ng.đ

: Ngày đêm

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ......................................................................................11
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất mủ kem ..................................................................13
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước ...........................16
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình sản xuất mủ cốm từ nguyên liệu mủ tạp ..............................19
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ...................................................................24
Hình 4.1 Công nghệ của dự án ......................................................................................32

Hình 4.2 Quy trình công nghệ sấy cao su .....................................................................41
Hình 4.3 Quy trình công nghệ đề xuất ..........................................................................42

vi


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam........................................5
Bảng 2.2 Một số công trình xử lý nước thải cao su ở Malaysia .....................................6
Bảng 2.3 Những công trình xử lý nước thải đang áp dụng trong ngành chế biến cao su
Việt Nam..........................................................................................................................8
Bảng 2.4 Hiệu suất xử lý của các công nghệ xử lý đang được ứng dụng .......................9
Bảng 3.1 Tổng hợp năng lượng năm 2010 ....................................................................22
Bảng 3.2 Kết quả phân tích nước thải khi vào hệ thống xử lý ......................................23
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải sản xuất của nhà máy CB Trung Tâm sau xử lý
.......................................................................................................................................27
Bảng 4.1 Thành phần, tính chất công nghệ sơ chế mủ cao su ......................................29
Bảng 4.2 Thông số thiết kế cho hệ thống XLNT tại nhà máy ......................................29
Bảng 4.3 Dự tính hiệu quả xử lý qua các công trình .....................................................34
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế song chắn rác...............................................................35
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế hầm bơm .....................................................................35
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể gạn mủ ....................................................................36
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể trung hòa.................................................................36
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế hồ kỵ khí .....................................................................37
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể aerotank ..................................................................37
Bảng 4.10 Các thông số thiết kế bể lắng 2 ....................................................................38
Bảng 4.11 Các thông số thiết kế sân phơi bùn ..............................................................38

Bảng 4.12 Các thông số hồ sinh học .............................................................................39
Bảng 4.13 Khái quát dự toán kinh tế .............................................................................39
Bảng 4.14 Khái quát tính toán các công trình phương án tái sử dụng KSH .................43
viii


Bảng 4.15 Khái quát dự toán kinh tế phương án tái sử dụng KSH ...............................43

ix


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế phải song hành với bảo
vệ môi trường. Việc xử lý chất thải công nghiệp nói chung và nước thải công nghiệp
nói riêng đang là vấn đề cấp bách, nhằm đảm bảo cho môi trường sống được trong
sạch, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Là một trong những nhà máy đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
cao su bán thành phẩm của tập đoàn cao su Việt Nam, nhà máy CB Trung Tâm trực
thuộc công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng luôn hướng đến mục tiêu đạt được các
tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, môi
trường.
Hiện nay, nhà máy CB Trung Tâm đã có hệ thống xử lý nước thải với công suất
900m3/ng.đ. Tuy nhiên hệ thống hoạt động không ổn định và không kiểm soát được
quá trình xử lý, dẫn đến nước xử lý chưa đạt chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận. Mặt
khác, việc sử dụng dầu DO cho lò sấy của nhà máy là khá lớn. Trước thực trạng đó,

việc nâng cấp hệ thống XLNT và thu hồi năng lượng cho nhà máy nhằm đảm bảo việc
xử lý, xả thải đạt theo QCVN 01: 2008/BTNMT và sử dụng hiệu quả năng lượng theo
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 là rất cần thiết.
Vì thế, em đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CẢI TẠO HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI & THU HỒI NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN TRUNG TÂM - CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Cải tạo hệ thống XLNT và thu hồi năng lượng cho nhà máy CB Trung Tâm –
công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng.

SVTH: Trần Thị Nga

Trang 1


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nội dung của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
− Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về XLNT bằng phương pháp phân hủy kỵ khí, và thu
hồi KSH.
− Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, nhà máy CB Trung Tâm.
− Tổng quan về hiện trạng hệ thống XLNT và sử dụng năng lượng tại nhà máy.
− Đề xuất hệ thống XLNT và tính toán thiết kế sơ bộ.
− Thiết kế hệ thống thu hồi và sử dụng KSH cho lò sấy.
− Tính toán tài chính.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
− Thu thập các tài liệu về hệ thống XLNT có liên quan, biogas - khí sinh học.
− Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế tại nhà máy.

− Phân tích, xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập được, tính toán theo các phương
pháp tính hiện hành.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu tại nhà máy CB Trung Tâm thuộc công ty TNHH MTV
Cao Su Phú Riềng.

SVTH: Trần Thị Nga

Trang 2


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
2.1.1. Khái quát
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, nhu
cầu tiêu thụ cao su trên thế giới ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng tiêu thụ, giá bán
cao su đã chế biến cũng tăng. Tại Việt Nam, ngành cao su cũng được nhà nước và các
đối tác nước ngoài quan tâm đầu tư bằng vốn tự có và vốn nước ngoài. Đến năm 1997,
diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000 ha, với sản lượng khoảng 185.000
tấn. Theo quy hoạch tổng thể, năm 2010 diện tích cây cao su đạt tới 700.000 ha và sản
lượng cao su khoảng 300.000 tấn. Hiện nay, để chế biến hết số mủ cao su thu hoạch
được, hơn 24 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất từ 500 đến 12.000 tấn/năm đã
được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Bên cạnh đó, một số
nhà máy chế biến mủ cao su cũng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn vay
của ngân hàng thế giới. Những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt

hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, hàng ngàn
công nhân làm việc trong nhà máy và trong các nông trường cao su.
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nhất là khu đánh đông mủ và khu ly tâm mủ,
các nhà máy chế biến mủ cao su đã thải ra hàng ngày một lượng lớn nước thải khoảng
từ 600 - 1.800 m3 cho mỗi nhà máy với tiêu chuẩn sử dụng nước 20 - 30 m3/tấn DRC.
Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acid
acetic, đường, protein,.... Hàm lượng COD đạt đến 2.500 - 35.000 mg/l, BOD từ 1.500
- 12.000 mg/l đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước, tuy thực vật có thể phát triển,
nhưng hầu hết các loại động vật trong nước đều không thể tồn tại. Bên cạnh việc gây ô
nhiễm các nguồn nước (nước ngầm và nước mặt), các chất hữu cơ trong nước thải bị
phân hủy kỵ khí tạo thành H 2 S và mercaptan là những hợp chất không những gây độc
SVTH: Trần Thị Nga

Trang 3


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến
cảnh quan môi trường và dân cư trong khu vực.
2.1.2. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên
Trong các nguyên liệu chủ chốt của ngành công nghiệp, cao su xếp vị trí thứ tư
sau dầu mỏ, than đá và gang thép. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên đa dạng, chia làm 5
nhóm chính:
− Cao su làm vỏ ruột xe: xe tải, xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, máy cày và các loại
máy nông nghiệp, máy bay… chiếm 70 % tổng lượng cao su thiên nhiên trên
thế giới.
− Cao su công nghiệp dùng làm các băng chuyền tải, đệm, để giảm sóc, khớp nối,
lớp cách nhiệt, chống ăn mòn trong các bể phản ứng ở nhiệt độ cao… chiếm 7
% tổng lượng cao su.

− Các ứng dụng hàng ngày rất quan trọng như: áo mưa, giày dép, mủ, ủng, phao
bơi lội, phao cứu nạn… nhóm này chiếm 8% tổng lượng cao su.
− Cao su xốp dùng làm gối, đệm, thảm trải sàn … nhóm này chiếm 5%.
− Một số sản phẩm như: dụng cu y tế, dụng cụ phẫu thuật, thể dục thể thao, dây
thun, chất cách điện, dụng cụ nhà bếp, tiện nghi gia đình, keo dán… nhóm này
chiếm khoảng 10%.
2.1.3. Tổng quan về cây cao su
2.1.3.1. Nguồn gốc
Cây cao su được tìm thấy ở Mỹ bởi Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496.
Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill,
1989). Ở Việt Nam, cây cao su (Hevea brasiliensis) đầu tiên được trồng vào năm 1887.
2.1.3.2. Thành phần và tính chất mủ cao su
Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ
thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu có đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn
loạn (chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng
7,4.1012 hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn
định.
SV mm, cường độ
thổi khí 200 lít/phút.đĩa = 8 (l/s)
Số đĩa phân phối trong bể là:

= 23,19 đĩa

Chọn số lượng đĩa là 24 đĩa.
B.7. Bể lắng II
- Diện tích mặt bằng của bể lắng (tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, TS
Trịnh Xuân Lai)

Trong đó


Q : lưu lượng nước xử lý Q = 1300 m3/ngày = 54 m3/giờ
C o : nồng độ bùn duy trì trong bể aeroten (tính theo chất rắn lơ lửng). C o =
3.000/0,7 = 4285 mg/l
α

Ct

: hệ số tuần hoàn α = 0,78
: nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn C t =

7.000
= 10.000 mg/l = 10.000
0,7

g/m3
V L : vận tốc lắng của bề mặt phân chia ứng với C L , xác định bằng thực nghiệm.
Tuy nhiên, do không có điều kiện thí nghiệm nên ta xác định V L bằng công thức sau

Trong đó:
C L : nồng độ cặn tại mặt lắng L (bề mặt phân chia)
SVTH: Trần Thị Nga

Trang 71


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
CL =

1

1
3
Ct =
× 10.000 = 5.000 mg/l = 5000 (g/m )
2
2

V max = 7 m/h
K = 600 (cặn có chỉ số thể tích 50 < SVI < 150)
m/h
Vậy diện tích phần lắng của bể
m2
Diện tích của bể nếu bể thêm buồng phân phối trung tâm
S = 1,1× 117,68 = 129,5 m2. Lấy S bể = 130 m2
Đường kính bể
m

Chọn D = 13m
Đường kính buồng phân phối trung tâm
d tt = 0,25 × D bể = 0,25× 13 = 3,25 m
Diện tích buồng phân phối trung tâm
m2
Diện tích vùng lắng của bể
S L = 130 – 8,3 = 121,7 m2
Tải trọng thuỷ lực
m3/m2.ngày
Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể

SVTH: Trần Thị Nga


Trang 72


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
m/h
Máng thu đặt ở vòng tròn có đường kính bằng 0,8 đường kính bể
D máng = 0,8× 13 = 10,4 m
Chiều dài máng thu nước
L = π × D máng = 3,14× 10,4 = 32,66 m
Tải trọng thu nước trên một mét dài của máng
(m3/m dài.ngày) < 125
Tải trọng bùn
kg/m2h
Xác định chiều cao bể
Chọn chiều cao bể H = 4 m, chiều cao dự trữ trên mặt thoáng h 1 = 0,3 m.
Chiều cao cột nước trong bể 3,7 m bao gồm :
+ Chiều cao phần nước trong h 2 = 1,8 m
+ Chiều cao phần chóp đáy bể có độ dốc 10% về tâm
h 3 = 0,1× (D/2) = 0,1× (13/2) = 0,65 m
+ Chiều cao chứa bùn phần hình trụ
h 4 = 3,7 - h 2 - h 3 = 3,7 – 1,8 – 0,65 = 1,25 m
Thể tích phần chứa bùn trong bể
V b = S ×h 4 = 130 × 1,25 = 162,5 m3
Nồng độ bùn trung bình trong bể
g/m3 = 7,5 kg/m3
Lượng bùn chứa trong bể lắng
SVTH: Trần Thị Nga

Trang 73



Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
kg
Thời gian lưu nước trong bể lắng
Dung tích bể lắng
V = H × S = 3,7× 130 = 481 m3
Lượng nước đi vào bể lắng
Q L = (1 + α )×Q = ( 1+ 0,78) × 54 = 96,12 m3/h
Thời gian lưu nước và bùn trong bể lắng
Thời gian cô đặc:
Tính toán bơm bùn
Lưu lượng bơm: Q b = 1300 m3 = 0,015 m3/s (tuần hoàn 100%)
Chọn cột áp máy bơm là 12 m
Công suất bơm:

Kw

Sân phơi bùn
Lượng cặn dẫn tới sân phơi bùn là lượng cặn từ bể lắng.
Lượng cặn từ bể lắng: W = 22,5 m3/ngày
Diện tích hữu ích của sân phơi bùn:
m2
Trong đó:
Q 0 : tỷ trọng cặn lên sân phơi bùn, (theo bảng 3.17 – Xử lý nước thải đô thị và
công nghiệp, Lâm Minh Tiết), chọn q 0 = 3 m3/m2.năm
N: hệ số phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, n = 4.
Sân phơi bùn chia làm 10 ô, kích thước mỗi ô là: L x B = 12 x 6
SVTH: Trần Thị Nga


Trang 74


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
Diện tích phụ của sân phơi bùn: đường xá, mương máng…
F 2 = k x F 1 = 0,25 x 780 = 195 m2
Tổng diện tích sân phơi bùn: F = 975 m2
Chiều cao bảo vệ: 0,3 m
Chiều cao lớp nước: 1 m
Chiều cao lớp bùn: 0,3 m
Chiều cao lớp cát lọc: 0,2 m
Chiều cao lớp đá 2 x 4: 0,1 m
Chiều cao lớp đá 2 x 6: 0,1 m
Chiều cao tổng cộng của sân phơi bùn: 2 m
B.8. HỒ SINH HỌC (hồ hiện hữu)
Nước thải từ bể lắng được dẫn vào hồ sinh học nhằm ổn định tính chất nước
thải sau xử lý và tăng cường hiệu quả khử các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước thải.
Kích thước hồ hiện hữu tại nhà máy:
L x B x H = 65 x 8 x 2,5
Thể tích của hồ sinh học:
m3
Thời gian lưu nước

SVTH: Trần Thị Nga

ngày

Trang 75



Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng

PHỤ LỤC 3 : DỰ TOÁN KINH TẾ DỰ ÁN CẢI TẠO HỆ
THỐNG XLNT
A. CHI PHÍ ĐẦU TƯ CƠ BẢN
A.1. Chi phí xây dựng cơ bản

Loại vật liệu

Đơn vị

SL

Đơn giá

Thành tiền

1 Mương dẫn nước

BTCT

m3

0,85

5.000.000


4.250.000

2 Hầm bơm tiếp nhận

BTCT

m3

10,5

5.000.000

52.500.000

3 Bể gạn mủ

BTCT

m3

4 Bể trung hòa

BTCT

m3

4,14

5.000.000


5 Hồ kỵ khí

BTCT

m3

1.793

5.000.000 8.965.000.000

6 Bể Aerotank

BTCT

m3

7 Bể lắng

BTCT

m3

Gạch và BTCT

m3

STT

Công trình


8 Sân phơi bùn
Tổng CP (T 1 )

SVTH: Trần Thị Nga

162,136 5.000.000 810.680.000

20.700.000

92,648 5.000.000 463.240.000
75,445 5.000.000 377.225.000
407,88

800.000

326.304.000
11.019.899.00
0
Trang 76


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng

A.2. Chi phí máy móc và thiết bị
Thiết bị

STT

SL


Đơn giá

Tiền

1

SCR thô

1

1.500.000

1.500.000

3

Bơm nước (hầm bơm)

2

37.000.000

74.000.000

4

Máy thổi khí (bể gạn mủ)

1


20.000.000

20.000.000

5

Động cơ khuấy(bể trung hòa)

2

5.000.000

10.000.000

6

Bơm hoá chất

3

8.000.000

24.000.000

7

Thùng pha hóa chất

2


4.000.000

8.000.000

8

Máy thổi khí (Aerotank)

1

20.000.000

20.000.000

9

Đường ống dẫn khí nén

10

Bơm bùn

15.000.000
4

5.000.000

Tổng CP (T 2 )


20.000.000
192.500.000

A.3. Chi phí xây dựng công trình phụ (Đơn vị tính: đồng)
Các công trình phụ bao gồm: nhà điều hành, cầu thang, lan can, nhà kho, cây xanh,
đường…
(VNĐ)
A.4. Chi phí các phụ kiện và chi phí gián tiếp
STT
1

Phụ kiện
Hệ thống dây điện

SVTH: Trần Thị Nga

Đơn giá
2,5% ( T 1 + T 2
+T 3 )

Thành tiền (VNĐ)
308.340.972

Trang 77


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
2


Hệ thống đường ống

3

Các thiết bị điều khiển

4

Chi phí lập và quản lý dự án

3% ( T 1 + T 2 +T 3 )

370.009.167

2,5% ( T 1 + T 2
+T 3 )

308.340.972

3% ( T 1 + T 2 +T 3 )

370.009.167

Tổng CP (T 4 )

1.356.700.278

Tổng chi phí đầu tư ban đầu: T đtbđ = T 1 + T 2 + T 3 + T 4 = 13.690.339.180 (VNĐ)
B. CHI PHÍ VẬN HÀNH (VNĐ)
B.1. Chi phí hoá chất

STT

Tên hoá chất

1

Phèn (PAC)

2

Xút

SL (kg/Tháng)

Đơn giá(Đ/Kg)

Tiền (VND)

51,480

10.000

514.800

16

10.000

160.000


Tổng CP (T 5 )

674.800

B.2. Chi phí lương
Chức vụ

STT

Số người

Mức lương

Thành tiền

1

Công nhân vận hành

2

4.000.000

8.000.000

2

Kỹ sư môi trường

1


5.000.000

5.000.000

Tổng CP (T 6 )

13.000.000

B.3. Chi phí điện năng
Thiết bị

STT

kW

Thời gian hoạt
động (h/tháng)

Tổng điện tiệu
thụ(kW/h)

Công suất

1

Bơm (hầm bơm)

4,9


720

3.528

2

Bơm (từ bể gạn mủ sang bể
trung hòa)

2,76

720

1.987,2

3

Bơm bùn

3,3

720

2.376

SVTH: Trần Thị Nga

Trang 78



Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
4

Máy thổi khí (bể gạn mủ)

12,9

720

9.288

5

Máy thổi khí (bể aerotank)

29,25

720

21.060

6

Mấy khuấy

0,4

720


288

Tổng (T 7 )

38.527,2

Chi phí cho 1KWh là: 1000 VNĐ
Chi phí điện năng 1 tháng: T 7 = 1.000 x 38.527,2 = 38.527.200 (VNĐ)
B.4. Chi phí bảo trì bảo dưỡng hàng năm
Chi phí sữa chữa nhỏ nhớt, tra dầu mỡ, chi phí kiểm tra máy móc định kỳ. Chi phí này
chiếm 0,5% chi phí đầu tư cho một năm: T 8 = 0,5% x 3.917.149.928 = 19.585.749
VNĐ = 1.632.145,75 VNĐ/tháng.
Tổng chi phí vận hành: T vh = T 5 + T 6 + T 7 + T 8 = 53.834.145,75/tháng(VNĐ)
C. KHẤU HAO TÀI SẢN
Số tiền vay ngân hàng ban đầu là 13.690.339.180 VNĐ với lãi suất dài hạn là 20%/năm,
thời gian hoạt động của hệ thống là 20 năm. Số tiền phải trả hàng năm cho ngân hàng
tính theo bảng sau:
Bảng PL – 4: Khấu hao tài sản:
Thời
gian
vận
hành
(năm)

Tiền vay ngân
hàng (VNĐ)

Trả nợ định kỳ
(VNĐ)


Tiền trả lãi
ngân hàng
(VNĐ)

Trả ngân hàng
(1000VNĐ)

1

13.690.339.180

684.516.959

2.738.067.836

3.422.584.795

2

13.005.822.220

684.516.959

2.601.164.444

3.285.681.403

3

12.321.305.260


684.516.959

2.464.261.052

3.148.778.011

4

11.636.788.300

684.516.959

2.327.357.660

3.011.874.619

SVTH: Trần Thị Nga

Trang 79


Nghiên cứu, đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải và thu hồi năng lượng
tại nhà máy Chế Biến Trung Tâm – công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng
5

10.952.271.340

684.516.959


2.190.454.268

2.874.971.227

6

10.267.754.390

684.516.959

2.053.550.878

2.738.067.837

7

9.583.237.426

684.516.959

1.916.647.485

2.601.164.444

8

8.898.720.467

684.516.959


1.779.744.093

2.464.261.052

9

8.214.203.508

684.516.959

1.642.840.702

2.327.357.661

10

7.529.686.549

684.516.959

1.505.937.310

2.190.454.269

11

6.845.169.590

684.516.959


1.369.033.918

2.053.550.877

12

6.160.652.631

684.516.959

1.232.130.526

1.916.647.485

13

5.476.135.672

684.516.959

1.095.227.134

1.779.744.093

14

4.791.618.713

684.516.959


958.323.742,6

1.642.840.702

15

4.107.101.754

684.516.959

821.420.350,8

1.505.937.310

16

3.422.584.795

684.516.959

684.516.959

1.369.033.918

17

2.738.067.836

684.516.959


547.613.567,2

1.232.130.526

18

2.053.550.877

684.516.959

410.710.175,4

1.095.227.134

19

1.369.033.918

684.516.959

273.806.783,6

958.323.742,6

20

684.516.959

684.516.959


136.903.391,8

821.420.350,8

Tổng

42.440.051.457

Số tiền phải trả trung bình hàng tháng cho ngân hàng:
VNĐ/tháng
Giá thành xử lý 1m3 nước thải

VNĐ

Vậy giá thành 1 m3 nước thải sau xử lí là 5.914 VNĐ

SVTH: Trần Thị Nga

Trang 80


×