Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

CAO NAM HẢI

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

CAO NAM HẢI

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến:
+ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Quản
lý tài nguyên rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
+ Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt 4 năm học.
+ Cô - TS. Vũ Thi Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
+

Các anh chị trong Ban quản lý Khu bảo tồn Đakrông đã luôn vui vẻ, thân

thiện giúp đỡ nhiệt tình tôi trong thời gian thực tập làm khóa luận.
+

Gia đình, người thân và các bạn bè trong lớp đã động viên, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học và làm khóa luận.
Vì thời gian làm khóa luận có hạn nên không tránh khỏi những sai sót.
Trong quá trình xem xét nếu có gì sai sót mong được sự góp ý chân thành của các
Thầy Cô.
Sau cùng, tôi xin gửi đến Gia đình, Thầy, Cô, các Anh Chị trong Ban quản lý
Khu bảo tồn Đakrông và bạn bè những lời chúc tốt đẹp nhất.
Sinh viên
Cao Nam Hải


i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: Điều tra thành phần loài thú tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông tỉnh Quảng Trị.
Địa điểm nghiên cứu đề tài: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Thời gian thực hiện đề tài : Từ ngày 20 tháng 2 năm 2011 đến ngày 20 tháng 6
năm 2011.
Để đạt được các nội dung nghiên cứu cần thiết, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp điều tra như sau: phương pháp phỏng vấn kiểm lâm, thợ săn và người
dân địa phương; phương pháp phân tích mẫu vật; phương pháp khảo sát thực địa trong
đó bao gồm quan sát, ghi nhận qua dấu vết và đặt bẫy.
Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra như sau:
- Đã thống kê được 42 loài thú thuộc 22 họ và 9 bộ có tại KBT Đakrông. Trong
số các loài thú điều tra được có 20 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 26 loài trong
Sách đỏ thế giới (2007), 20 loài trong Nghị định 32/2006 NĐ - CP và 18 loài trong
công ước CITES (2006).
- Kết quả phỏng vấn kiểm lâm, thợ săn và người dân địa phương ghi nhận được
26 loài. Kết quả phân tích mẫu vật ghi nhận được 15 loài. Kết quả khảo sát thực địa
ghi nhận được 27 loài. Trong đó, đặt bẫy ghi nhận được 3 loài . Ghi nhận qua dấu vết
được 8 loài. Quan sát trên tuyến điều tra ghi nhận 16 loài.
- Các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc suy giảm về số lượng cũng như thành
phần loài thú tại KBT Đakrông vẫn còn nhiều đó là: làm mất sinh cảnh sống (phá
rừng, khai thác lâm sản trái phép và lâm sản ngoài gỗ quá mức, xây dựng đập thủy
điện, khai thác đá, làm đường, khai thác vàng trái phép và rà phá bom mìn...); săn bắt
và buôn bán động vật hoang dã trái phép.

ii



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ........................................................................................................vi
Danh sách các hình .........................................................................................................vi
Danh sách các từ viết tắt .............................................................................................. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3. Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Thành phần các loài thú ở trên thế giới và ở Việt Nam ........................................... 3
2.2. Tình trạng nguy cấp của các loài thú rừng trên thế giới và ở Việt Nam .................. 4
2.3. Các mối đe dọa đối với thú rừng .............................................................................. 5
2.3.1. Mất sinh cảnh ........................................................................................................ 5
2.3.2. Săn bắn trái phép và buôn bán bất hợp pháp ĐVHD ............................................ 6
2.3.3. Nhận thức và công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam ............................ 8
2.4. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông ........................................................ 9
2.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................................. 9
2.4.2. Điều kiện khí hậu.................................................................................................10
2.4.3. Điều kiện thủy văn...............................................................................................11
2.4.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................11
2.4.4.1. Tình hình dân số ...............................................................................................11
2.4.4.2. Tình hình sản xuất và thu nhập.........................................................................11
2.4.4.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ...................................................................................12

2.4.4.4. Các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc có liên quan đến bảo vệ tài
nguyên rừng ...................................................................................................................13
2.4.5. Đa dạng sinh học của KBT Đakrông...................................................................13
iii


2.4.5.1. Đa dạng thảm thực vật rừng .............................................................................13
2.4.5.2. Đa dạng về loài (động vật, thực vật) ................................................................14
2.5. Ban quản lý KBT Đakrông .....................................................................................15
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................16
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................16
3.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...............................................................16
3.3.1. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................16
3.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn ...................................................................................16
3.3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu vật .......................................................................17
3.3.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa.........................................................................17
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................23
4.1. Thành phần và mức độ xuất hiện loài thú tại KBT Đakrông .................................23
4.1.1. Số loài thú ghi nhận qua các phương pháp điều tra.............................................23
4.1.2. Thành phần loài thú ở KBT Đakrông qua các phương pháp điều tra .................24
4.1.3. Tỷ lệ các loài thú theo bộ ở KBT Đakrông…………………………………………….32

4.1.4. Mức độ bắt gặp các loài thú tại KBT Đakrông ...................................................33
4.1.5. Phân bố các loài thú theo sinh cảnh ....................................................................35
4.1.5.1. Sinh cảnh rừng kín thường xanh nhiệt đới (nguyên sinh) ................................35
4.1.5.2. Sinh cảnh rừng kín thường xanh đã bị tác động - gần các khu dân cư và nương
rẫy ..................................................................................................................................36
4.1.5.3. Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy ...........................................................37

4.1.5.4. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và đất canh tác nông nghiệp..................................38
4.2. Hiện trạng loài thú quý hiếm tại KBT Đakrông……………………….................42
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các loài thú tại KBT Đakrông......................................44
4.3.1. Tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép ..................................................44
4.3.2. Mất môi trường sống ...........................................................................................45
4.4. Các giá trị bảo tồn hệ thú tại KBT Đakrông...........................................................49
4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài thú tại KBT Đakrông.............................................51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................54
iv


5.1. Kết luận...................................................................................................................54
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC ......................................................................................................................58
PHỤ LỤC 1: Danh lục loài thú Khu bảo tồn Đakrông ................................................... I
PHỤ LỤC 2: Tọa độ các tuyến khảo sát và tọa độ ghi nhận dấu vết các loài thú ....... IV
PHỤ LỤC 3: Danh sách phỏng vấn kiểm lâm, thợ săn và người dân địa phương..... VIII
PHỤ LỤC 4: Mẫu vật ghi nhận tại nhà dân và KBT Đakrông .................................... XI
 

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1: Thành phần loài thú ở KBT Đakrông qua các phương pháp điều tra ...........25
Bảng 4.2: Phân bố của các loài thú theo các dạng sinh cảnh ở KBT Đakrông .............38
Bảng 4.3: Giá trị bảo tồn các loài thú ở KBT Đakrông .................................................49


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng KBT Đakrông 2007 .................................................14
Hình 3.1: Các tuyến khảo sát thực địa tại KBT Đakrông..............................................18
Hình 4.1: Số loài thú ghi nhận qua các phương pháp điều tra ......................................24
Hình 4.2: Heo rừng (tuyến 1) ........................................................................................29
Hình 4.3: Đàn khỉ vàng (tuyến 1) ..................................................................................29
Hình 4.4 : Sóc chân vàng (tuyến 2) ...............................................................................29
Hình 4.5: Thức ăn của sóc (tuyến 2) .............................................................................29
Hình 4.6: Dấu chân nai (tuyến 2) ..................................................................................30
Hình 4.7: Bẫy thọng lọng (tuyến 2) ...............................................................................30
Hình 4.8: Phân bò tót (tuyến 3) .....................................................................................30
Hình 4.9: Phân chà vá chân nâu (tuyến 2) .....................................................................30
Hình 4.10: Lỏn tranh bị mắc bẫy (tuyến 4) ...................................................................31
Hình 4.11: Vết cào tìm côn trùng trên thân cây của gấu chó (tuyến 4).........................31
Hình 4.12: Dấu chân gấu chó gần thân cây ghi nhận những vết cào (tuyến 4) .............31
Hình 4.13: Cu li nhỏ kiếm ăn ban đêm (tuyến 4) ..........................................................31
Hình 4.14: Sóc vằn lưng (tuyến 4) ................................................................................32
Hình 4.15: Dơi muỗi nâu (tuyến 6) ...............................................................................32
Hình 4.16 : Tỷ lệ các loài thú theo bộ ở KBT Đakrông ................................................32
Hình 4.17 : Tần suất bắt gặp các loài thú ở KBT Đakrông ...........................................34
Hình 4.18 : Phân bố số loài thú theo các dạng sinh cảnh ..............................................40
Hình 4.19: Sinh cảnh rừng kín thường xanh .................................................................41
Hình 4.20: Sinh cảnh rừng kín thường xanh đã bị tác động nhẹ ...................................41
vi


Hình 4.21: Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy ......................................................41
Hình 4.22: Sinh cảnh đất canh tác nương rẫy................................................................41
Hình 4.23: Bãi cỏ trên tuyến 3 nơi ghi nhận dấu vết của bò tót ....................................42

Hình 4.24: Sinh cảnh trên tuyến khảo sát ven suối A Chò............................................42
Hình 4.25: Khai thác đá tại Km số 10 ...........................................................................47
Hình 4.26: Đốt nương làm rẫy (tuyến 3) .......................................................................47
Hình 4.27: Bẫy kẹp (tuyến 5) ........................................................................................48
Hình 4.28 : Phanh xe đạp được tháo từ các bẫy thắt chân của thợ săn (tuyến 5) ..........48
Hình 4.29: Buôn bán thịt thú rừng dọc đường 9 ...........................................................48
Hình 4.30: Súng săn của thợ săn thôn Coợp Ngoài.......................................................48
Hình 4.31: Bản đồ khu vực ưu tiên bảo tồn một số loài quý hiếm................................53

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CITES
CP
CR
DD
DV
ĐB
ĐVHD
E
EN
GPS
IUCN
KBT
LR/lc
LR/nt


PV
QS
R
V
VQG
WCS

Chữ viết đầy đủ
the Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora - Công ước quốc tế về buôn bán động vật
hoang dã
Chính phủ
Loài cực kỳ nguy cấp
Thiếu số liệu
Dấu vết
Đặt bẫy
Động vật hoang dã
Loài nguy cấp
Loài nguy cấp
Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu
the International Union for Conservation of Nature - Tổ chức Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế
Khu bảo tồn
Nguy cơ thấp/ít lo ngại hoặc ít quan tâm
Nguy cơ thấp/gần bị đe dọa
Nghị định
Phỏng vấn
Quan sát
Loài hiếm
Loài sẽ nguy cấp

Vườn quốc gia
Wildlife Conservation Society - Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nhắc đến vai trò của thú rừng người ta thường liên tưởng đến những giá trị

kinh tế mà thú rừng mang lại đó là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu cung cấp
cho các ngành công nghiệp thời trang, mỹ phẩm như lông, da thú, xạ hương hay làm
dược liệu như mật gấu, cao hổ, cao khỉ…Bên cạnh đó có nhiều chế phẩm sinh học
được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc động vật sống (các loại vắc xin, hoóc
môn...) và nhiều loài thú được thuần hóa nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ để phục vụ cho
lợi ích của con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, xét về giá trị bảo tồn thì thú rừng còn giữ một vai trò
vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái rừng, chúng là mắt xích không thể thiếu trong
chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn tự nhiên góp phần quan trọng trong cân bằng sinh thái
và diễn thế sinh thái theo con đường tự nhiên. Chúng tạo nên các giá trị bảo tồn vô
cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn có tiềm năng sử
dụng sau này. Nhiều loài động vật đặc hữu mang các gen quý chứa đựng những tính
trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang dại, con người
có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này đạt hiệu quả cao
nhất (Nguyễn Ngọc Bình và ctv, 2004).
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông ra đời có nhiệm vụ vừa bảo vệ giá trị đa dạng
sinh học, các nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực vật vừa bảo vệ hệ sinh thái

điển hình của dãy Trường Sơn. Tuy nhiên tình trạng săn bắn và buôn bán động vật
hoang dã trái phép vẫn diễn ra tại địa phương, đồng thời do nhiều nguyên nhân như
chặt phá rừng, xây dựng các hồ chứa, đập dâng, kênh dẫn, đường ống áp lực, đường
vận hành phục vụ đập thủy điện…làm thay đổi sinh cảnh khu vực gây áp lực suy giảm
số lượng và trữ lượng loài thú tại Khu bảo tồn. Vì vậy điều tra giám sát thành phần

1


động, thực vật nói chung và điều tra thành phần loài thú tại Khu bảo tồn nói riêng là
rất cần thiết hiện nay.
Với những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra thành phần loài thú tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - tỉnh Quảng Trị”.
1.2.

Mục tiêu của đề tài
Điều tra xác định thành phần loài và mức độ xuất hiện của loài thú, xác định

các loài quý hiếm, đồng thời điều tra hiện trạng và các mối đe dọa với quần thể một
vài loài thú. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp bảo vệ loài tại Khu bảo tồn.
1.3.

Giới hạn của đề tài
Vì điều kiện nghiên cứu, thời gian có hạn nên đề tài chỉ chú trọng vào việc điều

tra thành phần loài thú và đánh giá hiện trạng một vài loài thú tại KBT Đakrông.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Thành phần các loài thú ở trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, theo thống kê của IUCN năm 2008 số loài thú đã được ghi nhận

là 5487 loài, trong đó có 76 loài đã bị tuyệt chủng (EX), 2 loài bị tuyệt chủng trong
hoang dã (EW), 188 loài ở mức độ cực kỳ nguy cấp (CR), 448 loài ở mức độ nguy cấp
(EN) và 505 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU).
Lớp thú ở Việt Nam theo ghi nhận có 298 loài và phân loài, thuộc 41 họ và 14
bộ, trong đó có 10 loài cực kỳ nguy cấp (CR), 14 loài nguy cấp (EN) và 25 loài sẽ
nguy cấp hay dễ bị tổn thương (VU) trong sách đỏ thế giới năm 2007 (Sách đỏ thế giới
IUCN và Sách đỏ Việt Nam, 2007).
Thành phần loài thú tại một số VQG và KBT ở nước ta:
-

VQG phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 85.754 ha, khu hệ thú được ghi nhận là
132 loài.

-

VQG Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, khu hệ thú được ghi nhận là 132 loài.

-

KBT Kẻ Gỗ có diện tích 35.000 ha, khu hệ thú được ghi nhận là 47 loài.

-


KBT Ea Sô có diện tích 27.800 ha, khu hệ thú được ghi nhận là 63 loài.

-

Với 67 loài thú thuộc 10 bộ và 27 họ được ghi nhận, KBT Đakrông đã góp phần

thể hiện sự phong phú về hệ động vật cũng như tính đa dạng sinh học của Việt Nam
(KBT Đakrông, 2005).
Theo Malayan Realm và ctv (1986), Việt Nam khá giàu về thành phần loài và
có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số
21 loài thú linh trưởng có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7
loài đặc hữu của vùng phụ. Xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông
Dương nói chung, số loài thú và các hệ sinh thái có nguy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự
phân bố của chúng, có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng
có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có
3


những phát hiện rất lý thú. Trong hai năm 1992 và 1994 đã phát hiện được ba loài thú
lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài sao la (Pseudoryx
nghetinhensis) và loài mang lớn hay còn gọi là mang bầm (Megamuntiacus
vuquangensis), nơi mà trước đây đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới đó là loài
gà lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) (Phùng Mĩ Trung, 2008).
Ngày 21 tháng 10 năm 1994, một loài thú lớn mới thứ ba là loài
(Pseudonovibos spiralis) ở Tây Nguyên, là loài bò sừng xoắn được công bố. Năm
1997 một loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả đó là loài mang Trường Sơn
(Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lần đầu tiên ở vùng Hiên (hiện nay là Tây
Giang và Đông Giang), thuộc tỉnh Quảng Nam. Điều này nhiều khả năng cho thấy
Việt Nam còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các nhà khoa học biết đến
(Phùng Mĩ Trung, 2008).

2.2.

Tình trạng nguy cấp của các loài thú rừng trên thế giới và ở Việt Nam
Xét về mức độ các nước có số loài thú đang bị đe dọa trên thế giới thì Indonesia

là nước đứng đầu với 184 loài. Một nửa trong số 20 nước hàng đầu có số lượng loài
thú bị đe dọa là ở châu Á, trong đó có Việt Nam và một số nước khác như Ấn Độ (96),
Trung Quốc (74) và Malaysia (70) (IUCN, 2008).
Đối với các nước láng giềng, tình trạng các loài thú đang bị đe dọa cũng rất
đáng lo ngại. Theo thống kê của IUCN (2001), Lào có 178 loài thú thuộc 13 bộ, trong
đó có 4 loài ở mức độ cực kỳ nguy cấp (CR), 8 loài nguy cấp (EN), 23 loài dễ bị tổn
thương hay sẽ nguy cấp (VU) và 2 loài gần bị đe dọa (NT). Thái Lan có 265 loài thuộc
15 bộ, trong đó có 1 loài bị tuyệt chủng, 3 loài cực kỳ nguy cấp, 11 loài nguy cấp, 24
loài dễ bị tổn thương và 2 loài gần bị đe dọa. Campuchia có 122 loài thuộc 15 bộ,
trong đó có 3 loài ở mức độ cực kỳ nguy cấp, 8 loài nguy cấp, 18 loài dễ bị tổn thương
và 2 loài gần bị đe dọa.
Việt Nam có 84 loài thú đang bi đe dọa, trong đó có 6 loài thú lớn ở mức cực kỳ
nguy cấp (CR) gồm: voọc mũi hếch, voọc mông trắng, voọc đầu trắng, vượn đen
tuyền, tê giác một sừng Java, bò xám . 12 loài thú khác ở mức nguy cấp (EN) gồm: chà
vá chân đen, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, sói đỏ, cầy rái cá, sóc bay đen trắng,
hổ, voi, trâu rừng, bò rừng, sao la. Một số lượng lớn gồm 19 loài và phân loài thú lớn
khác của Việt Nam đang nằm ở mức độ sẽ nguy cấp (VU) gồm culi nhỏ, khỉ đuôi lợn,
4


khỉ cộc, khỉ mốc, voọc đen má trắng, gấu ngựa, triết chỉ lưng, rái cá lông mượt, cầy
vằn, mèo cá, mèo gấm, báo lửa, bò biển, nai cà tong, bò tót, sơn dương (IUCN, 2007).
Xét trên quy mô các loài động vật rừng tại Việt Nam hiện nay thì có 418 loài
động vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên (tăng 11 loài so với sách đỏ năm 2004).
Trong đó có 116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp”. Có 5 loài thú trước kia chỉ

nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò
xám, heo vòi, cầy rái cá , riêng loài hươu sao đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên và ngày
nay chỉ con tồn tại trong nuôi nhốt (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
Điều đáng lưu ý, theo IUCN 2008, trong khi một số loài động vật đã được coi
tuyệt chủng ở thiên nhiên lãnh thổ Việt Nam, thì vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia lận
cận. Đây là điều thể hiện rõ những biến động, thay đổi lớn về đa dạng sinh học của
Việt Nam so với những vùng lãnh thổ khác trong thời gian vừa qua.
2.3.

Các mối đe dọa đối với thú rừng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho số lượng và trữ lượng loài thú rừng suy

giảm nghiêm trọng mà yếu tố chính ở đây chính là các tác động của con người như
làm mất sinh cảnh của loài thú, nhận thức yếu kém trong việc bảo tồn cũng như nạn
săn bắt trái phép đông vật hoang dã (ĐVHD).
2.3.1. Mất sinh cảnh
Những hoạt động của con người làm mất sinh cảnh của thú rừng có thể liệt kê
một số hoạt động như sau: Chiến tranh, chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ
sở hạ tầng và chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp là những nguyên
nhân chính làm mất sinh cảnh của các loài ĐVHD.
Năm 1943, diện tích rừng tự nhiên nước ta có độ che phủ hơn 43% diện tích
đất. Sau chiến tranh đến năm 1981, độ che phủ chỉ còn 24%. Với nhiều nỗ lực trong
việc tăng độ che phủ rừng, đến năm 2010 theo thống kê của Bộ NN & PTNT độ che
phủ đã tăng lên 40%. Tuy nhiên, lượng diện tích rừng tăng lên này phần lớn là rừng
trồng. Việc trồng mới nhiều diện tích rừng không thể khôi phục các sinh cảnh cho
ĐVHD do thiếu những loài cây bản địa. Đồng thời việc sinh cảnh bị mất và bị chia cắt,
nhiều con đường mới được xây dựng đã chia cắt các cánh rừng làm cản đường di
chuyển kiếm ăn và cơ hội giao phối trong mùa sinh sản của động vật rừng.

5



Bên cạnh đó, cháy rừng và việc xâm lấn của các loài sinh vật lạ cũng làm mất
sinh cảnh của ĐVHD.
2.3.2. Săn bắn trái phép và buôn bán bất hợp pháp ĐVHD
Săn bắt, sưu tầm sinh vật hoang dã cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến nạn diệt chủng, săn bắn ĐVHD đã tồn tại từ hàng nghìn năm về trước, nhưng
trong những thập kỷ gần đây việc săn bắn động vật đã vượt quá ngưỡng bền vững. Tốc
độ tái tạo quần thể hoang dã không đủ so với việc săn bắn.Trước đây, người dân địa
phương thường săn bắn quanh năm, đặc biệt là mùa sinh sản, chính vì vậy nhiều con
cái bị săn bắn, khả năng tái tạo đàn giảm. Do tác động từ nhu cầu động vật hoang dã
trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu, áp lực săn bắn ĐVHD tại các KBT và VQG ngày
một tăng, mặc dù Chính phủ đã có các biện pháp tăng cường quản lý ĐVHD.
Hiện nay, nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã đã trở thành vấn đề
mang tính toàn cầu, đe dọa sự sống còn của hàng nghìn loài động vật hoang dã, ảnh
hướng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và hệ sinh thái quan trọng của nhiều khu
vực trên thế giới.
Tình hình buôn bán ĐVHD tại Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp, với
nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Bọn buôn lậu sử dụng các tuyến đường bí mật và các
phương tiện chuyên chở cũng như liên lạc hiện đại nhằm đối phó với sự kiểm soát của
các cơ quan chức năng. Nhiều chủ buôn sử dụng giấy tờ giả mạo, khai báo sai về loài,
số lượng ĐVHD nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng. Động vật hoang dã trong nước
chủ yếu được cung cấp cho các nhà hàng thịt thú rừng, đặc biệt ở hai thành phố lớn là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thịt thú rừng là các món ăn khoái khẩu. Lợi nhuận
thu được từ việc buôn bán bất hợp pháp các loài ĐVHD là rất lớn. Theo điều tra của
Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã WCS tại 200 nhà hàng ở khu vực miền Trung cho
thấy, các nhà hàng nơi đây tiêu thụ tới 2 triệu ký thịt ĐVHD/năm. Trong đó, hươu nai,
lợn rừng được “đánh chén” nhiều nhất, chiếm tới 70% số thịt ĐVHD được tiêu thụ,
tiếp đó là rùa rắn, cầy chồn và nhím. Theo ước tính, mỗi năm tại hơn 2.700 nhà hàng
trong cả nước có tới 15.100 tấn thịt ĐVHD được tiêu thụ (Khánh Nguyễn, 2010).

Từ năm 1990 đến nay xu hướng mở rộng thị trường tiêu dùng phục vụ cho
khách hàng sang trọng, không ít các động vật hoang dã đã trở thành đối tượng khai

6


thác quy mô trên toàn quốc. Hầu hết các loài động vật hoang dã bị khai thác, săn bắt
hàng loạt, đẩy nhanh sự suy giảm, cạn kiệt các loài (Thu Nguyên, 2010).
Mỗi năm có khoảng 5 triệu cá thể chim, 30.000 cá thể linh trưởng, 15 triệu cá
thể động vật có vú bị săn bắt và có hơn 600 loài bị đe dọa tuyệt chủng từ việc buôn
bán bất hợp pháp động vật quý hiếm (Xuân Sơn, 2011).
Theo tính toán của một số tổ chức quốc tế nạn buôn bán trái phép động vật
hoang dã trên toàn cầu ngày càng gia tăng, giá trị ước tính từ 5 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi
năm. Lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã hiện nay đứng thứ 2 chỉ sau buôn bán
ma túy (Thu Nguyên, 2010).
Ở Việt Nam, dân buôn thu tiền tỉ từ động vật hoang dã. Từ năm 2005 - 2010
tình trạng săn bắn, bẫy bắt, và buôn bán động vật hoang ngày càng gia tăng về số vụ vi
phạm, điển hình như 10 cá thể voi bị giết ở Đồng Nai và Đắk Lắk (TS Pháp, 2011), 1
cá thể tê giác vị giết ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên (Tuấn Hoàng, 2010), nhiều cá
thể voọc chà vá chân đen bị săn bắn ở Khánh Hòa và Tây Nguyên (Nguyễn Thành
Chung, 2011) và được vận chuyển buôn bán qua biên giới Trung Quốc bị bắt giữ tại
Cao Bằng, Bắc Kạn…
Thị trường buôn bán động vật hoang dã và các sản phẩm động vật qua cửa khẩu
quốc tế cũng rất nhộn nhịp. trong giai đoạn 2004 - 2006, có 6 vạn cá thể rùa được xuất
khẩu sang Trung Quốc, năm 2008 là vụ hơn 20 tấn tê tê và vảy tê tê bị bắt giữ ở Việt
Nam đang trên đường vận chuyển từ Indonesia sang Trung Quốc, ngày 27/8/2009 hải
quan Hải Phòng phát hiện 2 container ngà voi Châu Phi (Khánh Nguyễn, 2010) và
nhiều vụ buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam bị thu giữ tại sân bay Nội Bài
và sân bay Tân Sơn Nhất (Hoàng Khương và Minh Quang, 2008).
Buôn bán xương hổ trong nước cũng như buôn lậu từ các nước lân cận như

Lào, Campuchia, Thái Lan về Việt Nam cũng gia tăng trong những năm gần đây. Vừa
qua 16/09/2010, công an Hà Nội triệt phá ổ buôn bán động vật hoang dã quý hiếm, thu
giữ 8 bộ xương hổ,nhiều xương sọ, xương bánh chè của hổ (Thu Nguyên, 2010).
Theo nghiên cứu năm 2003 của tiến sĩ Nguyễn Văn Song (Đại học Nông
nghiệp Hà Nội) cho biết: “Tổng doanh thu hàng năm do buôn bán bất hợp pháp động
vật hoang dã khoảng 66,5 triệu USD trong đó 21 triệu USD là tiền lãi do buôn bán
động vật hoang dã”.
7


Một số nguyên nhân làm tình trạng săn bắt và buôn bán ĐVHD trái phép gia
tăng đó là:
- Khung hình phạt với các hành vi buôn lậu trong lĩnh vực này còn thấp.
- Lực lượng thực thi pháp luật về quản lý ĐVHD còn mỏng, trình độ chuyên môn, kỹ
thuật còn yếu, phương tiện, công cụ hỗ trợ còn lạc hậu.
- Nhu cầu về ĐVHD trên thị trường nội địa và quốc tế rất lớn.
- Nhận thức của các chủ kinh doanh và cộng đồng về bảo vệ ĐVHD vẫn còn thấp.
- Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về hệ thống văn bản pháp quy về quản
lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tự nhiên chưa được coi trọng và thực hiện rộng rãi.
- Cơ chế chính sách cho lực lượng thực thi chưa thoả đáng.
- Lực lượng thực thi chưa có được thực quyền, trang thiết bị phục vụ công tác chưa đủ
và lạc hậu. Vẫn còn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan hành pháp.
2.3.3. Nhận thức và công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam
Những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề bảo tồn động vật hoang dã. Ngày 21/6/1960, Thủ tướng đã ra chỉ thị
134/TTg về cấm săn bắt voi; tiếp theo là Nghị định 39/CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng
Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng và Pháp lệnh quy định
việc bảo vệ rừng ra đời năm 1972.
Tuy nhiên, những năm trước 1990, do nền kinh tế kém phát triển nên các cấp
lãnh đạo thường quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Việc khai thác tài nguyên

không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn để xuất khẩu. Nhiều khi, việc thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế chưa dựa trên cơ sở khoa học, quy hoạch tổng thể, gây nên việc
lạm dụng, khai thác quá mức làm nguồn tài nguyên sinh vật nhanh chóng suy giảm.
Trước những thách thức ngày càng lớn trong bảo tồn thiên thiên cũng như quản
lý môi trường. Ngày 15/1/1994, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 121
tham gia công ước CITES nhằm phối hợp có hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong
việc kiểm soát và điều chỉnh việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ
tuyệt chủng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành nghị đinh 32/2006 NĐ - CP về việc
quản lý các loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp, quy định chi tiết các loài được
bảo vệ nghiêm ngặt, loài được khai thác hạn chế và mục đích khai thác. Đồng thời
thành lập 30 vườn Quốc gia và 58 khu dự trữ thiên nhiên nhằm bảo vệ các loài động,
8


thực vật rừng trong đó có KBT Đakrông. Thành lập các trung tâm nuôi nhốt như vườn
thú ở Thảo Cầm Viên và Thủ Lệ nhằm bảo tồn và nhân giống các loài có nguy cơ bị
tuyệt chủng kết hợp với việc giáo dục ý thức bảo tồn động vật hoang dã. Nhà nước ta
còn liên kết với hiệp hội bảo tồn ĐVHD (WCS), triển khai thí điểm các dự án chống
buôn bán ĐVHD tại 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Bên cạnh các chính sách thể hiện mối quan tâm của Nhà nước đến công tác bảo
tồn thì nhận thức của các tầng lớp dân cư về vấn đề bảo tồn và phát triển ĐVHD chưa
cao. Đối với người dân địa phương nơi có các loài ĐVHD sinh sống, từ nhiều đời nay
việc săn bắt động vật hoang dã vẫn được coi là một nghề kiếm sống, họ không có
nhiều kiến thức về bảo tồn. Đối với các chủ buôn khái niệm bảo tồn ĐVHD hầu như
không có, vì lợi nhuận cao họ không quan tâm đến việc ngừng mua và bán các mặt
hàng ĐVHD.
Nhìn chung, những nỗ lực liên tục của Chính phủ Việt Nam và của nhiều tổ
chức quốc tế đã giúp công chúng và các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết
định nhận thấy rõ hơn vai trò của bảo tồn và kiểm soát buôn bán ĐVHD. Tuy nhiên,
nhận thức đó còn chưa sâu sắc, đặc biệt các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận

thức còn chưa mạnh mẽ, chưa biến thành hành động cụ thể, do đó kết quả của công
việc kiểm soát buôn bán ĐVHD còn nhiều hạn chế.
2.4.

Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

2.4.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm về phía Nam huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị, có tạo độ địa lý:
-

Từ 16o52’09’’ đến 16o42’16’’ vĩ độ Bắc.

-

Từ 106o52’33’’ đến 107o09’14’’ kinh độ Đông.

-

Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ.

-

Phía Nam giáp huyện A lưới (ThừaThiên Huế).

-

Phía Đông giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).

-


Phía Tây giáp sông Đakông và Quốc lộ 14B (đường Hồ Chí Minh).

- Diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông rộng 37.640 ha, gồm một phần
diện tích của 6 xã là: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì và Hồng
Thủy. Phân thành 3 khu chức năng:
9


+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 23.590 ha.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 13.409 ha.
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 641 ha.
Địa hình của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông chủ yếu là vùng núi thấp thuộc
Đông Trường Sơn. Khu bảo tồn Đakrông giáp với Khu bảo tồn Phong Điền ở phía Tây
Nam. Ranh giới của Khu bảo tồn chạy dọc theo ranh giới hai tỉnh Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế. Đỉnh cao nhất là động Cóc Muen (1.410 m) và động Cacút (1.405 m). Đây
cũng là nơi xuất phát các dòng suối vùng thượng nguồn sông Đakrông, với độ cao và
độ dốc giảm dần dọc theo thung lũng sông Đakrông rồi đến đồng bằng Ba Lòng. Cấu
trúc núi và thung lũng đa dạng do địa hình bị chia cắt mạnh trong lịch sử kiến tạo địa
chất và tạo sơn hình thành.
2.4.2. Điều kiện khí hậu
KBT Đakrông nằm trong vùng khí hậu Bình Trị Thiên (cũ), thuộc miền khí hậu
Đông Trường Sơn.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23 - 26oC. Mùa đông bắt đầu từ cuối tháng XI, kết thúc
vào cuối tháng II năm sau, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối khoảng 10 - 15oC. Mùa hè bắt
đầu vào giữa tháng IV và kết thúc vào giữa tháng X, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới
39 - 42oC, thường xảy ra vào thời kỳ có gió tây nam khô nóng, vùng núi nhiệt độ giảm
rõ rệt, ở độ cao 1000 m chỉ còn 30 - 34oC.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm: 1500 - 2000 giờ. Mùa đông nhiều mây và thời
gian chiếu sáng ban ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình hàng tháng dưới 100

giờ. Mùa hè lượng mây ít, thời gian chiếu sáng dài nên trung bình mỗi tháng có
180 - 250 giờ nắng.
- Lượng mưa trung bình năm: 2000 - 3000 mm, Độ ẩm tương đối trung bình năm:
80 - 85%. Những ngày ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, độ ẩm tương đối thấp
nhất giảm xuống 28 - 32%. Mùa đông, tuy độ ẩm không khí trung bình lớn nhưng
độ ẩm thấp nhất trong ngày có thể giảm xuống rất thấp còn 16 - 20% do có đợt
không khí cực đới khô tràn sâu xuống phía nam. Vào mùa hè gió mùa Tây Nam,
sau khi vượt dãy Trường Sơn, do hiệu ứng "phơn" đã đem đến cho khu vực loại
hình thời tiết nắng nóng và khô.

10


- Mùa mưa ở KBT từ tháng IV hoặc tháng V đến tháng XI, lượng mưa từ 1800 - 2100
mm chiếm 80 - 90% lượng mưa năm.
- Mùa khô ở KBT bắt đầu từ tháng XII - IV năm sau với tổng lượng mưa từ 10 -20%
lượng mưa năm. Sỡ dĩ ở đây có lượng mưa ít từ tháng XII đến tháng IV là do sự chi
phối của địa hình với dải Trường Sơn có đèo Lao Bảo chạy qua, những dãy núi cao
(Sa Mùi, Voi Mẹp...) như một bức thành chắn ngang ở phía Tây Bắc và Bắc nên vùng
này trở nên khuất gió đối với gió mùa đông bắc. Do vậy, từ tháng XI, XII trở đi lượng
mưa ở đây giảm nhanh rõ rệt (KBT Đakông, 2010).
2.4.3. Điều kiện thủy văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thuộc vùng rừng đầu nguồn của sông Quảng
Trị (Thạch Hãn). Các suối bắt nguồn ở phía nam của khu bảo tồn chảy vào
sông Đakrông rồi nhập vào sông Quảng Trị. Các suối bắt nguồn ở phía bắc đổ trực tiếp
vào sông Quảng Trị. Kết quả là có những biến đổi tạm thời lớn trong dòng chảy khi
lượng mưa quá lớn lại chỉ được giới hạn trong một vùng với khả năng lưu giữ nước
thấp của các vùng thượng nguồn. Lượng mưa lớn có thể gây nên lũ lụt lớn và xói mòn
mạnh (Lê Trọng Trải et al., 1999) (Dẫn theo báo cáo KBT Đakrông, 2005).Vì vậy việc
bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn Đakrông là vô cùng quan trọng.

2.4.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.4.4.1. Tình hình dân số
- Số dân sống trong ranh giới KBT là 62 hộ với 250 nhân khẩu chủ yếu là người
dân tộc Vân Kiều và Pa Cô.
- Số dân sống trong vùng đệm là 13.274 khẩu, trong đó số hộ dân tộc Kinh
chiếm 47% sống chủ yếu ở các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên và một phần ở xã Mò Ó.
Dân tộc Vân Kiều chiếm 36% sống tập trung chủ yếu tại 4 xã Tà Long, Húc Nghì, Hải
Phúc và Mò Ó. Còn lại là dân tộc Pa Cô chiếm 16% sống tập trung và chiếm đa số ở
xã A Bung. Dựa vào bản đồ khu vực và những thống kê ở trên có thể nhận thấy rằng
người Kinh theo thói quen sống tại các vùng đất thấp hơn và ven triền sông Đakrông.
2.4.4.2. Tình hình sản xuất và thu nhập
Nhìn chung, người dân tại các xã sinh sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp,
trong đó lúa và ngô là chủ yếu. Do điều kiện tự nhiên, diện tích lúa nước rất ít, chủ yếu

11


là đất lúa nương bạc màu. Thu nhập bình quân đầu người là 2,5 triệu đồng/năm (Phòng
thống kê Đakrông, 2009).
Về chăn nuôi, người dân tại các xã vùng đệm chủ yếu chăn các loài trâu, bò,
lợn, dê và gia cầm. Các loài gia súc như trâu bò được người dân sử dụng như là sức
kéo quan trọng nhất trong công việc đồng áng. Các loài gia cầm được nuôi chủ yếu
cũng nhằm mục đích cải thiện cho cuộc sống gia đình, ít vì mục tiêu kinh tế.
Nhìn chung các xã nằm dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh (xã Tà Long, Húc
Nghì và A Bung) đều có tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt thấp. Như vậy, vấn đề an toàn
lương thực cho tất cả các xã này cũng cần phải được quan tâm đến trong các chiến
lược phát triển của khu vực.
Về khai thác lâm sản, phải nhận thấy rằng ý thức chấp hành các quy định về
khai thác lâm sản của đại đa số người dân các xã là rất tốt. Người dân nói chung không
chặt gỗ cho mục đích kinh tế. Họ chỉ khai thác lâm sản ngoài gỗ để bán. Chính vì vậy

tỷ trọng lâm sản trong cơ cấu thu nhập của các xã nói chung là thấp, chỉ đạt trung bình
gần 6% trong 7 xã. Đồng thời, người dân sống ở vùng đệm còn có thêm thu nhập từ
việc giao khoán bảo vệ rừng. Trong 5 năm (2005 - 2010) tỉnh Quảng Trị giao hơn
4.600 ha rừng cho người dân hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hoá quản lý,
chăm sóc. Trong đó diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý hơn 4.100 ha, giao cho
hộ gia đình hơn 420 ha.
Riêng tại xã Mò Ó, người dân vẫn còn thói quen chặt cây gỗ để đốt than mang
bán. Có đến 70% số hộ có người tham gia đi đốt than trong năm và tại đây tỷ lệ khai
thác lâm sản đạt 20% tổng thu nhập các hộ trong một năm. Với người dân, đây là một
nguồn thu quan trọng bổ sung cho thu nhập còn thiếu từ các hoạt động nông nghiệp
(Phòng thống kê Đakrông, 2009).
2.4.4.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng cầu treo Đakrông và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua các xã ở
vùng đệm kết hợp với các tuyến đường nhựa, đường đất lớn vào các thôn đã góp phần
làm cho việc giao thông khá thuận tiện. Riêng một số bản của người dân tộc Pa Cô
nằm ở địa hình khá phức tạp nên tuyến đường đi lại chủ yếu là đường mòn.
Theo hỗ trợ của Nghị quyết 30a, từ nguồn vốn được cấp tạm ứng năm 2009 là
25 tỷ đồng, huyện đã tập trung bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: Nhà ở cho
12


hộ nghèo, trạm y tế, công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, công trình cấp điện, công trình
giao thông, công trình giáo dục, đào tạo (trong đó có hai công trình đã khởi công xây
dựng là Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện và Trường Tiểu học số 2 Đakrông).
2.4.4.4. Các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc có liên quan đến bảo vệ tài
nguyên rừng
Có những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc nhằm giữ gìn một số vùng
đất quan trọng cho thôn bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu
nguồn nước, hay những nơi rừng tốt…khỏi việc khai thác một cách bừa bãi.
Các bản Vân Kiều đều có các khu rừng gọi là “cà nịa”. Rừng này do người

trưởng bản hay già làng quản lý nhằm giữ gìn để yên ổn làm ăn. Tại các “cà nịa” người
dân bản chỉ có thể vào chứ không được làm hư hại cây rừng. Các sản phẩm hoa quả
trong đó ai thấy có thể hái ăn tại chỗ chứ không được mang về.
Một loài rừng cấm khác được gọi là “rừng ma” là nơi chôn người chết của bản
và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.
Tại các bản Pa Cô cũng có các khu rừng cấm, rừng thiêng gọi là “tăng kim”.
Các khu rừng này bị cấm hoàn toàn không được khai thác. Theo truyền thống, nếu ai
khai thác sẽ bị ốm nặng. Diện tích của những khu rừng thiêng tuy không có số liệu đo
đếm chính xác nhưng theo một số người dân địa phương cho biết các khu rừng này có
diện tích khoảng từ 7 - 12 ha.
2.4.5. Đa dạng sinh học của KBT Đakrông
2.4.5.1. Đa dạng thảm thực vật rừng
Theo kết quả khảo sát thảm thực vật rừng Đakrông được chia thành các kiểu
rừng chính dưới đây:
- Rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, có các kiểu phụ:
+ Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm phục hồi sau khai thác
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy
+ Rừng hỗn giao Tre - Nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy, khai thác
- Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác
- Núi đá có cây rải rác.

13


Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng KBT Đakrông 2007
2.4.5.2. Đa dạng về loài (động vật, thực vật)
* Về Thực vật
Qua nhiều lần điều tra, khảo sát cho đến nay trong khu vực đã thống kê được
1412 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 645 chi, 150 họ thuộc 5 ngành thực vật.

Trong các nhóm thực vật đã được ghi nhận thì thực vật hạt kín (Angiospermae)
vẫn chiếm đa số, sau đó là khuyết thực vật (Pteridophyta) rồi đến thực vật hạt trần
(Gymnospermae).
Từ kết quả trên, có thể nói rằng khu hệ thực vật Đakrông khá giàu về thành
phần loài. Nếu so sánh với một số KBT thiên nhiên khác trong khu vực, sẽ thấy rõ tính
đa dạng về thực vật của KBT thiên nhiên ĐakRông.
14


Về giá trị khoa học, ngoài 5 loài đặc hữu là: dâu da (Baccaurea sylvestris), Bồ
cu vẽ (Breynia septata), ba soi (Macaranga eberhadtii), thuỷ tiên hương
(Dendrobium amabile) và song bột (Calamus Poilanei). Có 24 loài trong sách đỏ
Việt Nam và Thế giới.
* Về động vật
KBT có 67 loài thú, thuộc 10 bộ, 27 họ. Về chim có 193 loài, thuộc 16 bộ, và
37 họ; có 49 loài bò sát và ếch nhái; về côn trùng có 210 loài bướm ngày thuộc 9 họ,
109 giống và có 69 loài mối thuộc 3 họ, 18 giống; về cá có 71 loài thuộc 17 họ, 9 bộ.
(KBT Đakrông, 2005).
2.5.

Ban quản lý KBT Đakrông
Hiện KBT có 29 cán bộ công chức, trong đó có 11 biên chế và 18 công chức

hợp đồng. Đội ngũ cán bộ KBT chủ yếu là cán bộ trẻ mới ra trường nhiệt tình trong
công tác. Các cán bộ tận tụy, tích cực trong công tác bảo vệ các loài động, thực vật.
- Nhiệm vụ chính của ban quản lý KBT đó là:
+

Thực hiện việc quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng và tài nguyên thiên


nhiên đồng thời khôi phục, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học
của rừng trong phạm vi bảo tồn.
+

Phối hợp các cấp chính quyền để bảo vệ các nguồn tài nguyên khác; thực hiện

các biện pháp phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các
hành vi gây thiệt hại đến rừng.
+

Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư sau khi được cấp có thẩm quyền phê

duyệt; lập các dự toán chi phí hàng năm cho các hoạt động của đơn vị và quản lý sử
dụng kinh phí đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
+

Tổ chức các hoạt động về hợp tác quốc tế theo sự phân công của các cơ quan có

thẩm quyền và các quy định hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực này.
+

Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu khoa

học khu bảo tồn theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản.
+

Được thực hiện các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và

du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.
+


Định kỳ báo cáo cấp trên về tình hình hoạt động của Khu bảo tồn.

+

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp trên giao (KBT Đakrông, 2010).
15


×