Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT HỆ THỐNG CHÂN KHÔNG VÀ SỰ THOÁT NƯỚC TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THÀNH TƯỜNG

KHẢO SÁT HỆ THỐNG CHÂN KHÔNG VÀ SỰ THOÁT
NƯỚC TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON
TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN II

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY – BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THÀNH TƯỜNG

KHẢO SÁT HỆ THỐNG CHÂN KHÔNG VÀ SỰ THOÁT
NƯỚC TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON
TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN II

Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Giấy – Bột Giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: T.S PHAN TRUNG DIỄN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành theo chương trình đào tạo
chính quy chuyên ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của khoa lâm
nghiệp thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, niên
khóa 2007 – 20011.
Qua đề tài này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, thầy cô bộ
môn cơ sở đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
- Thầy Phan Trung Diễn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Ban giám đốc và các anh đang công tác tại dự án Mỹ Xuân II đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tìm hiểu công nghệ.
- Các anh làm việc trong Công Ty Giấy Sài Gòn đã hướng dẫn tôi để
hoàn thành luận văn.
- Và cuối cùng là cha mẹ và tất cả những người thân trong gia đình
cùng bạn bè đã tạo điều kiện và động viên tôi trong học tập.
TP HCM ngày 21 tháng 07 năm 2011

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát hệ thống chân không và sự thoát nước trên dây chuyền sản
xuất giấy carton tại công ty TNHH giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân II ” được thực hiện từ
ngày 21 tháng 02 năm 2011 đến ngày 21 tháng 07 năm 2011 tại Công ty TNHH
Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Nội dung khoá luận bao gồm:
− Chương 1: Đặt vấn đề và mục tiêu đề tài.
− Chương 2: Tổng quan về quy trình sản xuất giấy ở nước ta, tổng quan về
công ty giấy Sài Gòn. Quy trình xeo giấy carton. Lý thuyết về sự thoát nước ở công
đoạn lưới và công đoạn ép.
− Chương 3: Đề cập đến nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoá
luận
− Chương 4: Kết quả và thảo luận nội dung nghiên cứu
• Tìm hiểu về hệ thống chân không: hệ thống chân không thấp và hệ
thống chân không cao
• Trình bày kết quả tìm hiểu về sự thoát nước của các thiết bị sử dụng
chân không ở công đoạn lưới và công đoạn ép.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát nước.
• Các vấn đề thường gặp trong sản xuất.
• Đề xuất các biện pháp cải thiện sự thoát nước
− Chương 5: Trình bày kết luận và kiến nghị cho toàn khoá luận .
Trong quá trình thực hiện đề tài vì thời gian và điều kiện có hạn do đó đề tài
khó tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô
thầy bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

iii


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ................................................................................................................ ......i
LỜI CẢM ƠN. ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Phạm vi của đề tài ...............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................3
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất giấy ở nước ta .................................................3
2.2. Tổng quan về công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân ...........4
2.3. Quy trình xeo giấy carton....................................................................................8
2.4. Cở sở lý thuyết quá trình tạo hình của giấy trên lưới xeo:.................................15
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng băng giấy tạo hình trên lưới xeo ...16
2.4.1.1. Sự kết bông và khả năng phân tán của sơ sợi trong huyền phù bột giấy: 16
2.4.1.2. Tính dị hướng của xơ sợi và tính hai mặt của tờ giấy............................... 18
2.4.1.3. Độ đồng đều của quá trình hình thành và cấu trúc của tờ giấy. ............... 19
2.4.2. Sự thoát nước .............................................................................................20
2.5. Lý thuyết phần lưới ............................................................................................21
2.6. Lý thuyết phần ép : .............................................................................................26
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .28
3.1 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28

iv



CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................31
4.1. Hệ thống chân không .........................................................................................31
4.1.1. Thoát nước chân không thấp .....................................................................32
4.1.2. Thoát nước chân không cao .......................................................................33
4.1.3. Sơ đồ hệ thống chân không PM4...............................................................34
4.1.3.1. Bơm chân không ......................................................................................... 36
4.1.3.2. Bình tách ...................................................................................................... 38
4.2. Thoát nước ở công đoạn lưới .............................................................................38
4.2.1. Kết quả khảo sát sự tương quan giữa sự thoát nước và nồng độ ...............40
4.2.2. Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa sự thoát nước và nồng độ .............42
4.2.3. Thoát nước ở Flatboxes .............................................................................42
4.2.3.1. Tốc độ thoát nước ở mỗi hộp hút ............................................................... 43
4.2.3.2. Nồng độ nước trắng ở mỗi hộp hút ............................................................ 44
4.2.3.3. Lực hút trên hộp hút ở nồng độ tờ giấy 3.0% và 11.6%........................... 45
4.2.3.4. Sự thoát nước............................................................................................... 46
4.2.3.5. Sự tương quan giữa lực hút và độ chân không …………………….47
4.3. Thoát nước ở công đoạn ép ................................................................................49
4.3.1 Ép chân không ............................................................................................49
4.3.2. Lô pick up .................................................................................................50
4.3.3 Hệ thống các hộp hút khô mền ...................................................................50
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát nước ................................................53
4.4.1. Ảnh hưởng của định lượng đến sự thoát nước ..........................................54
4.4.2. Ảnh hưởng của thời gian đến sự thoát nước..............................................54
4.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thoát nước ...............................................55
4.5 Các vấn đề thường gặp trong sản xuất ................................................................55
4.6 Đề xuất các biện pháp cải thiện sự thoát nước ....................................................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................61
5.1. Kết luận ..............................................................................................................61
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DIP .............................................. Deinking Pulp giấy khử mực
SGP .............................................. Sài Gòn Paper
OCC .............................................. Old Corrugated Container
PM4 .............................................. Paper Machine 4
MW .............................................. Mix Waste
MD .............................................. Machine Direction
J/W .............................................. Tốc độ giữa môi phun và lưới chạy
W.W .............................................. White Water
PU.................................................. Pick Up

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Sản xuất tiêu thụ giấy năm 1997 – 2006 .................................................... 3
Bảng 2.2. Năng lực sản xuất và tiêu thụ ..................................................................... 4
Bảng 4.1. Nồng độ tờ giấy sau từng foil trên phần lưới ........................................... 41
Bảng 4.2. Trình bày độ chân không tiêu biểu và nồng độ tờ giấy sau 6 hộp hút khi
độ chân không 24 in.Hg phân bổ cho mỗi hộp hút. .................................................. 47
Bảng 4.3. Trình bày độ chân không và số hộp hút tương ứng bị giảm .................... 48
Bảng 4.4. Các hộp hút và mền ở công đoạn ép ........................................................ 52

Bảng 4.5. Các vấn đề thường gặp trong sản xuất ..................................................... 59

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. cơ cấu quản lý công ty ................................................................................ 6
Hình 2.2. cơ cấu tổ chức công ty ................................................................................ 6
Hình 2.3. Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy carton PM4 ..................................... 9
Hình 2.4. Quá trình thủy động học khi hình thành tờ giấy....................................... 15
Hình 2.5. Chuỗi tiến hóa liên kết hydro ................................................................... 16
Hình 2.6. Áp suất tạo hình ........................................................................................ 22
Hình 2.7. Hình vẽ ba chiều của tấm định hình ......................................................... 22
Hình 2.8. Mô tả thanh gạt hộp hút chân không thấp ................................................ 24
Hình 2.9. Hộp hút chân không thấp.......................................................................... 24
Hình 2.10. Đường phân bố áp suất ở bốn giai đoạn ép ............................................ 27
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống chân không ..................................................................... 35
Hình 4.2. Cấu tạo bơm chân không. ......................................................................... 36
Hình 4.3. Mô tả bình tách ......................................................................................... 36
Hình 4.4. Cấu tạo của bàn lưới ................................................................................. 38
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa sự thoát nước và nồng độ .............. 42
Hình 4.6. Biểu diễn sự thoát nước của hộp hút với độ chân không từ 0 đến 8”Hg
với nồng độ tờ giấy 3.0%, 9.2%, 11.6%. .................................................................. 44
Hình 4.7. Nồng độ của nước trắng được đo ở vị trí hộp hút khô và hộp hút ướt với
nồng độ tờ giấy lần lượt 3.0% và 9.2%. .................................................................... 45
Hình 4.8. Biểu đồ của lực hút (lbs) với chân không (Hg) cho mỗi hộp hút với nồng

độ tờ giấy 3.0% và 11.6%. ........................................................................................ 45
Hình 4.9. Biểu diễn nồng độ tờ giấy sau 6 hộp hút khi độ chân không 8, 16, 24, 32
in.Hg được phân bổ cho mỗi hộp hút. ....................................................................... 46
Hình 4.10. Biểu diễn tổng lực hút (lbs) của 6 hộp hút và tổng chân không 8, 16, 24,
32 in.Hg phân bổ cho mỗi hộp hút. ........................................................................... 47

viii


Hình 4.11 Minh họa sự thoát nước qua khe ép chân không ..................................... 49
Hình 4.12. Sơ đồ vị trí các hộp hút mền ................................................................... 52
Hình 4.13. Biểu đồ mô tả sự tương quan giữa độ ẩm và chân không trên mền ép .. 53

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giấy là sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động xã hội của bất kì đất nước
nào. Mặc dù các phương tiện truyền thông và lưu trữ phát triển mạnh nhưng giấy
vẫn luôn là một sản phẩm không thể thay thế được trong hoạt động giáo dục, in ấn,
báo chí, văn học, hội họa… Và khi nền kinh tế quốc gia đang phát triển, nhu cầu xã
hội gia tăng thì nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các loại giấy gia dụng sẽ càng
gia tăng.
Bao bì đóng gói ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo quản sản
phẩm, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, tăng thêm giá trị của hàng hóa. Đặc biệt là bao bì
carton sóng bắt đầu được quan tâm từ đầu những thập niên 90, đưa vào sử dụng rộng rãi
không chỉ trong việc đóng gói hàng xuất khẩu, nó còn được sử dụng để đóng gói hàng nội
địa. Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày một tăng, mức tăng hàng năm trên 30%.

Để đảm bảo được chất lượng cũng như sản lượng thì trong một máy giấy cần
sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều hệ thống. Được sự cho phép của Ban lãnh đạo
Công Ty TNHH Một Thành Viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân và Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn
của thầy TS. Phan Trung Diễn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hệ thống chân
không và sự thoát nước trên dây chuyền sản xuất giấy carton tại công ty TNHH giấy
Sài Gòn – Mỹ Xuân II” với công suất 140.000 tấn/năm.

1


1.2. Phạm vi của đề tài
Khảo sát hệ thống chân không của dây chuyền sản xuất giấy carton, xem xét
các khả năng ảnh hưởng của thiết bị, công nghệ liên quan đến sự thoát nước không
đồng đều trên giấy ở công đoạn lưới và công đoạn ép.
Thời gian thực hiện đề tài từ 21/02/2011 đến 21/07/2011.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất giấy ở nước ta
Hiện nay, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy với quy mô
khác nhau (70% là các cơ sở nhỏ) trong đó có 7 doanh nghiệp sản xuất giấy thuộc
Tổng Công ty Giấy Việt Nam và 6 doanh nghiệp quốc doanh địa phương (ở Hà Nội,
Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bình Dương, Long An), còn lại là các công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân. Các đơn vị
sản xuất giấy trải khắp miền đất nước, tập trung đông nhất vẫn là khu vực tỉnh Bắc
Ninh (khoảng 100 doanh nghiệp) và TP.HCM (60 doanh nghiệp).

Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy về sự phát triển của ngành công nghiệp giấy
Việt Nam năm 2006: các số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy trong 10 năm qua
(1997-2006) ngành giấy đã có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, nhu cầu tiêu thụ
giấy tăng nhanh từ 281.000 tấn năm 1997 lên 1.554.578 tấn năm 2006, gấp 5,5 lần.
Nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh đã thúc đẩy công suất giấy tăng theo. Năm 1997, công
suất thiết kế giấy tăng từ 240.000 tấn lên 1.158.000 tấn/năm (2006) gấp 4,8 lần điều
này được thể hiện rõ trong bảng 2.1
STT

Hạng mục

1997

2005

2006

1

Công suất (tấn)

240.000

1.080.224

1.158.000

2

Sản xuất giấy (tấn)


175.000

834.495

958.000

3

Nhập khẩu giấy (tấn)

106.000

657.205

766.958

4

Xuất khẩu giấy (tấn)

-

165.039

170.980

5

Tiêu thụ giấy (tấn)


281.000

1.327.564

1.554.578

Bảng 2.1. Sản xuất tiêu thụ giấy năm 1997 – 2006

3


Cùng với việc tăng trưởng của ngành giấy trong nhiều năm qua, tuy nhiên
khả năng đáp ứng từ sản xuất trong nước còn rất thấp, chỉ đáp ứng 61.9% nhu cầu
tiêu dùng, điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.2 nhằm đánh giá năng lực sản
xuất và tiêu thụ giấy
Khả năng

Năng

Sản

Nhập

Xuất

Tiêu

lực


xuất

khẩu

khẩu

dùng

Giấy in báo

58.000

55.000

44.968

500

99.468

55%

Giấy viết

330.000 265.000 130.342

30.000

365.342


67%

Giấy lớp mặt carton

400.000 354.000 191.577

15.000

530.577

65%

Giấy lớp giữa carton

250.000 236.000 160.096

21.000

375.096

60%

191.711

23%

Loại giấy

SX đáp
ứng


Giấy tráng phấn bao bì 93.000

45.000

146.711

Giấy tissue

70.000

70.000

500

30.000

40.500

99%

Giấy vàng mã

140,000 105,000

-

95,000

10,000


100%

187,000

-

187,536

0%

Giấy khác

Bảng 2.2. Năng lực sản xuất và tiêu thụ
2.2. Tổng quan về công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn với tên giao dịch đối ngoại: SAIGON PAPER
CORPORATION, viết tắt: SGP. Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm: sản xuất
và kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy gồm: giấy công nghiệp: giấy medium,
giấy testline, giấy whitetop và giấy tiêu dùng gồm: giấy tissue, giấy cuộn vệ sinh,
giấy napkin, khăn giấy các loại và ly giấy. Ngoài ra còn kinh doanh máy móc thiết
bị và nguyên phụ liệu ngành giấy.
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn_nhà máy Mỹ Xuân là một trong những công
ty sản xuất giấy có uy tính trên thị trường với hai mặt hàng chính đó là giấy công

4


nghiệp và giấy tissue từ nguyên liệu chủ yếu là giấy loại và bột thương phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài.
™ Lịch sử phát triển của công ty

Công ty thành lập vào năm 1997 là công ty TNHH giấy Sài Gòn, phát triển
từ một cơ sở sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì hoạt đồng từ những
năm 90. Sau đây là một số cột mốc quan trọng của công ty.
• 1997 cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập.
• 12/1998 chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy phép
thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998.
• 6/2003 chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn
với mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng.
• 4/2004 xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân
A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ
công suất 90.000 tấn/năm.
• 12/2006 đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại khu công
nghiệp Điện Nam, huyện Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn gốp
70% vốn điều lệ là 75 tỷ.
• 7/2007 nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một thành
viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn.
• 10/2007 khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại khu
công nghiệp Mỹ Xuân A với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ,
với việt đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy Testlinens, Coated
board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm.

5


™ Cơ cấu quản lý công ty:

Hình 2.1. cơ cấu quản lý công ty
™ Cơ cấu tổ chức công ty

Hình 2.2. cơ cấu tổ chức công ty


6


™ Tổng quan về hệ thống sản xuất
Nhà máy có công suất 91.000 tấn/năm, gồm 3 dây chuyền sản xuất giấy công
nghiệp (giấy carton) với sản phẩm chủ yếu là giấy Medium, Teslines và giấy white
top với công suất 70.000 tấn/năm, còn đối với giấy tiêu dùng (tissue) nhà máy có 9
dây chuyền sản xuất với công suất 14.400 tấn/năm và 1 dây chuyền sản xuất giấy
tissue cao cấp nhập từ Nhật với công suất 7.200 tấn/năm. Nhằm để phục vụ cho việc
sản xuất giấy một cách ổn định và sản phẩm có chất lượng cao nhất công ty cũng đã
đầu tư một hệ thống sản xuất bột song hành bao gồm hệ thống sản xuất bột Dip
dùng cho giấy tissue với công suất 60 tấn/ngày và hệ thống sản xuất bột OCC cung
cấp cho việc sản xuất giấy công nghiệp với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra công
ty còn có một phân xưởng thành phẩm cho dây chuyền giấy tissue và một số phân
xưởng hỗ trợ sản xuất như xưởng động lực, xưởng bảo trì, xưởng điện …
Về dự án công nghệ lựa chọn cho dự án là những công nghệ hiện đại bậc
nhất thế giới:
- Dây chuyền sản xuất giấy medium nhập từ Mỹ có công suất 140.000
tấn/năm.
- Dây chuyền sản xuất giấy tráng phủ nhập từ Tây Ban Nha có công suất
52.500 tấn/năm.
- Dây chuyền sản xuất giấy tissue nhập từ Andritz - Áo có công suất 35.000
tấn/năm.
- Dây chuyền sản xuất bột OCC nhập từ Kadant Lamort - Pháp có công suất
157.500 tấn/năm.
- Dây chuyền sản xuất bột MW nhập từ Kadant Lamort - Pháp có công suất
70.000 tấn/năm.
- Dây chuyền sản xuất bột DIP nhập từ Kadant Lamort - Pháp có công suất
52.500 tấn/năm.

- Dây chuyền xử lý nước thải nhập từ EIMCO - Hà Lan có công suất 17.000
m3/ngày-đêm

7


™ Quá trình tăng vốn điều lệ:
Tháng 03 năm 2003, Công ty có vốn điều lệ lên 18 tỷ đồng;
Tháng 05 năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 34 tỷ đồng;
Tháng 05 năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 45 tỷ đồng;
Tháng 05 năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 63,51 tỷ đồng;
Tháng 10 năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 76,30 tỷ đồng .
Tháng 10 năm 2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 101,91 tỷ đồng
Tháng 07 năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 204,28 tỷ đồng

2.3. Quy trình xeo giấy carton
Quy trình sản xuất giấy carton lớp sóng với công suất 140 nghìn tấn/năm có
vận tốc máy 750 m/phút, chạy với định lượng từ 90-150 g/m2, để đáp ứng được nhu
cầu của khác hàng thì tỉ lệ phối xơ sợi ngắn và xơ sợi dài được điều chỉnh khác
nhau nhằm đạt được các chỉ tiêu về định lượng, độ dày, độ chịu bục, độ cứng, độ
nén vòng, độ hút nước...
a. Sơ đồ lưu trình xeo giấy
Qua quá trình khảo sát chúng tôi lập được sơ đồ lưu trình công nghệ như sau:

8


Nguyên liệu OCC
Mixing chest
Machine chest

Water tank
Level box
Fan pump
Không hợp cách

Thải

Sàng rung

Sàng tinh
Hợp cách

Thùng đầu
Wire pit

Seal box

Couch pit

Save all

Lưới
Ép
Wet end
broke pulper

Sấy

Cloudy W.W


Clear W.W

Tái sử dụng

phun rửa

Wet broke

Cáng láng

Broke chest 1

Cuộn, cắt cuộn
Thành phẩm

Dry end
broke pulper

Broke chest 2

Hình 2.3. Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy carton PM4
Chú thích:
Đường sản xuất chính;
Dòng nước trắng

9

Deflaker
(2 máy)



b. Thuyết minh dây chuyền
b.1 Công đoạn cận thùng đầu
™ Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất giấy carton tại nhà máy giấy Mỹ Xuân gồm rất
nhiều chủng loại như giấy hồ sơ, giấy vụn, giấy báo, giấy tập, bìa carton, hộp giấy
phế liệu, … Thông thường được chia thành hai loại chính: nguyên liệu thường và
nguyên liệu cao cấp.
• Nguyên liệu thường:
Là loại nguyên liệu thông thường đã qua sử dụng, có chất lượng không cao
như: giấy vụn, giấy báo, giấy tập, các loại giấy bao bì,... thu hồi trong nước, một số
loại nhập về từ nước ngoài.
• Nguyên liệu cao cấp:
Là loại nguyên liệu có chất lượng cao, đồng đều, chủ yếu được nhập từ nước
ngoài như: giấy hồ sơ ngoại, giấy OCC cao cấp, bìa carton ngoại, một số loại bột
giấy…
Nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất giấy carton PM4 100% là bột OCC và
được phân loại ra 2 nguồn: nguồn xơ sợi ngắn và nguồn xơ sợi dài. Dựa vào từng
loại giấy, tính chất giấy khách hàng yêu cầu mà tỉ lệ phối trộn xơ sợi ngắn và xơ sợi
dài khác nhau.
™ Mixing chest
Bột OCC được cấp từ dây chuyền sản xuất bột OCC với 2 loại sợi ngắn và
sợi dài đến bể phối trộn. Hồ này có thể tích 125m3, được lắp cánh khuấy với động
cơ có công suất P = 30 HP. Dung môi hòa tan là nước trắng, nồng độ bột 3,5-4 %,
độ nghiền 30-35 °SR. Cánh khuấy quay tạo ra sự vận động dòng xoáy tuần hoàn của
dung dịch làm các bó sợi bị va đập mạnh vào thành hồ, các bó sợi ma sát với nhau
đồng thời các bó sợi còn bị va đập, cắt xé của cánh khuấy, làm tách xơ sợi và phân
tán chúng.

10



™ Machine chest
Sau đó bột được bơm qua bể đầu máy, có thể tích 125m3 và được cánh khuấy
công suất 30 HP trộn đều, đánh tơi một lần nữa ở nồng độ 3,5-4%.
™ Level box
Thùng cao vị được làm bằng chất liệu thép, thể tích 1,5 m3 và nồng độ được
pha loãng 3,2 – 4 %
Thùng cao vị chia làm 3 khoang:
- Khoang thứ nhất: là đường hồi lưu về lại bể đầu máy
- Khoang thứ hai: tiếp nhận dòng bột từ bể đầu máy.
- Khoang thứ ba: là đường cung cấp bột cho bơm quạt với một áp lực ổn định.
Dòng bột sẽ được chảy tràn qua các tấm chắn để luôn tạo áp suất tĩnh căng
bằng. Được đặt ở độ cao nhất định 10 m để tạo một áp lực ổn định cho dòng bột.
Sau khi rời khỏi thùng cao vị dòng bột đến sàng tinh. Sàng này loại bỏ những
bó xơ sợi, mấu mắt, những tạp chất có kích thước lớn như mảnh gỗ, nhựa, kim
loại…Dòng hợp cách đưa về thùng đầu, dòng không hợp cách đưa về sàng rung.
Sàng rung tiếp tục loại bỏ tạp chất và giữ lại xơ sợi. Dòng xơ sợi hợp cách này được
bơm về Wire pit để pha loãng cùng với dòng bột chính.
™ Fan pump
Đây là thiết bị rất quan trọng, luôn cung cấp và duy trì ổn định lưu lượng
nhất định, đưa vào hệ thống sàng chọn trước khi bột được đưa lên máy xeo.

Fan

pump có nhiệm vụ là bơm dòng bột đã được pha loãng với nước đến sàng tinh. Tốc
độ của Fan pump có thể thay đổi, tốc độ của nó phụ thuộc vào nồng độ và khối
lượng cơ bản của dòng bột, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tốc độ của máy giấy. Tốc
độ của bơm phụ thuộc vào định lượng của từng loại mặt hàng, tốc độ của máy giấy
và lưu lượng.

Thông số kĩ thuật
Vận tốc lớn nhất: 1300 vòng/phút.
Lưu lượng: 4200 m3/h

11


Nồng độ: 0,8-1,2%
pH: 6,5-,75
™ Sàng tinh
Dòng bột phối trộn với nước từ wire pit được bơm quạt bơm về sàng chọn.
Sàng này quay với tốc độ rất nhanh, có hàng trăm lỗ nhỏ, để dòng bột thoát ra
cưỡng bức, đây là khâu chuẩn bị bột trước khi vào thùng đầu. Sàng có tác dụng loại
bỏ những bó sợi và các loại tạp chất có kích thước lớn như nhựa, mảnh gỗ, kim
loại…Dòng thải đi theo đường thải đặt dưới sàng ra ngoài và tiếp tục đi đến sàng
sàng rung để tách kim loại, nhựa…ra khỏi dòng bột. Dòng bột này đi đến Wire pit
để tái sử dụng, còn dòng tạp chất được thải bỏ.
Thông số kĩ thuật
Kích thước lỗ sàng:2 mm
Nồng độ bột: 0,8-1,2%
Áp lực vào:0,15-0,18 Mpa
Áp lực ra:0,12-0,15 Mpa
™ Sàng rung
Dòng thải của sàng tinh, những thứ mà không đi qua được lỗ sàng được đưa
đến sàng rung này để sàng tách loại tạp chất như kim loại, cát đá, nhựa… Còn dòng
bột tốt được đưa đến Wire pit để tái sử dụng.
b.2 Công đoạn xeo giấy
™ Thùng đầu
PM4 sử dụng thùng đầu kín, là thiết bị tạo hình, định lượng cho tờ giấy,
chiều dày tờ giấy phải đồng đều theo chiều ngang. Áp lực phun bột của môi phun ở

mọi điểm là như nhau. Nồng độ thùng đầu khoảng 0.9-1.2 %.
Yêu cầu đối với thùng đầu:
• Phân bố bột đồng đều trên suốt chiều ngang của máy
• Đồng nhất được các dòng chảy và nồng độ huyền phù bột
• Đồng nhất được tốc độ dòng bột theo hướng chạy của máy

12


Tạo và kiểm tra được chế độ chảy rối, loại bỏ được hiện tượng kết tụ sợi
trong huyền phù bột.
Nạp huyền phù bột cho lưới xeo qua hệ thống các môi phun với độ mở và độ
nghiêng thích hợp của môi.
™ Công đoạn lưới
Vai trò của dàn lưới là hình thành tấm giấy ướt và là tấm đệm ướt cho các xơ
sợi bột trong lúc thoát nước cho đến khi có đủ độ bền để có thể chuyển qua công
đoạn ép mà không bị đứt
Sự hình thành tờ giấy trên lưới: quá trình thoát nước và hình thành tớ giấy
chia làm 3 vùng:
• Vùng tạo hình: thoát nước ở đây là tối đa.
• Vùng làm chặt: thoát nước từ từ qua các foil và sử dụng độ chân không
thấp.
• Vùng làm khô: thoát nước với lưu lượng không lớn và áp suất chân
không cao, qua các hộp hút chân không, flatbox và trục bụng.
Tại dàn lưới các vòi cắt biên bằng thủy lực sẽ được điều chỉnh để cắt khổ
giấy theo yêu cầu. Để giúp tăng thêm độ khô, trục bụng còn được cung cấp chân
không làm tăng khả năng rút nước trên lưới.
Ngoài ra trên công đoạn lưới còn có thiết bị Steam box hỗ trợ cho việc thoát
nước trên lưới. Steam box được cung cấp hơi nóng, cho hơi mang nhiệt này tiếp xúc
đều với tấm giấy theo chiều CD để làm tăng khả năng thoát nước trên tấm giấy.

™ Công đoạn ép
Giấy sau khi ra khỏi dàn lưới giấy có độ khô khoảng 18 - 20%, lúc này giấy
bắt đầu khó loại nước. Do vậy người ta loại nước bằng phương pháp cơ học, ép giấy
và kết hợp với hút chân không ở lô ép.
• Mục đích:
Mục đích đầu tiên của ép là thoát nước và làm chặt giấy, còn mục đích khác
phụ thuộc vào loại giấy: tạo độ nhẵn, giảm độ xốp, tăng độ bền…

13


Độ khô của giấy khi ra khỏi ép khoảng 44%, độ khô này sẽ quyết định đến
tính kinh tế (giảm hơi sấy), tăng hiệu quả chạy máy (ít đứt giấy), tăng chất lượng
giấy…Giấy được ép trong nip giữa 2 mền, để ép vắt nước.
• Nước được thoát ra ngoài thông qua nguyên lý sau:
Nước từ giấy thấm qua mền, nước từ mền thấm qua các lỗ trên bề mặt các lô
ép và ngoài lực ép còn có sự hỗ trợ của chân không nhờ vậy các lô ép hút nước hiệu
quả hơn.
™ Công đoạn sấy
Sau khi ép, phần nước còn lại trong băng giấy sẽ được lấy đi bằng quá trình
bốc hơi trong buồng sấy. Băng giấy đưa vào lô sấy đầu tiên có độ khô khoảng 4044%.
- Bộ phận sấy có 52 lô sấy, chia làm 4 tổ sấy
• Tổ 1: lô 1 đến lô 12 (12 lô)
• Tổ 2: lô 13 đến lô 26 (14 lô)
• Tổ 3: lô 27 đến lô 40 (14 lô)
• Tổ 4: lô 41 đến lô 52 (12 lô)
- Độ khô của tờ giấy:
• Nhóm sấy 1 (5 lô): 48-50%
• Nhóm sấy 2 (13 lô): 75-78%
• Nhóm sấy 3 (22 lô): 90-92%

• Nhóm sấy 4 (12 lô): 92-93%
™ Cáng láng, cuộn và cuộn lại
Sau khi qua bộ phận sấy tấm giấy sẽ được đi tiếp vào bộ phận cán láng. Bộ
phận cáng láng của PM4 gồm 1 nip cán, cả hai lô này đều làm bằng kim loại dài
172 inches. Tờ giấy khô đi giữa các lô dưới sức nén vì vậy cải thiện được mức độ
phẳng bề mặt, giảm tính hai mặt, tấm giấy được nhẵn hơn, bóng hơn, chặt hơn (độ
xốp giảm).

14


Sau cáng láng giấy sẽ được cuộn lại thành khổ sau đó được cắt thành các khổ
nhỏ theo yêu cầu của khách hàng.

2.4. Cở sở lý thuyết quá trình tạo hình của giấy trên lưới xeo:
Quá trình tạo hình tờ giấy trên lưới xeo chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đó là độ
thoát nước, sự tạo hình và sự triệt tiêu chế độ chảy rối, sự hình thành và phá vỡ
mạng cấu trúc sợi, sự lưu giữ và chuyển vận thành phần hạt mịn trong lớp đệm xơ
sợi, sự vững chắc của lớp đệm sợi, lực chuyển dịch giữa lớp đệm sợi và huyền phù
bột chảy tự do… Và các quá trình hóa học và hóa keo cũng ảnh hưởng đến quá
trình tạo hình tờ giấy.
Quá trình hình thành tờ giấy chia thành 3 hiện tượng thủy động học: thoát
nước, sự chuyển dịch có định hướng xơ và sự chảy rối xơ sợi.

Thoát nước

chuyển dịch định hướng

Chảy rối


Hình 2.4. Quá trình thủy động học khi hình thành tờ giấy
Cả 3 hiện tượng này xảy ra đồng thời và có liên quan nhất định với nhau.
Trong đó quá trình thoát nước được xem là quan trọng nhất - đó là nước chảy qua
lớp đệm sợi và lưới xeo để lại lớp giấy trên bề mặt lưới. Tác động qúa trình thoát
nước là sảy ra theo cơ chế lọc khi các xơ sợi còn có khả năng sắp xếp, các lớp xơ
sợi riêng lẻ nhau. Nhưng sau đó huyền phù bột đặc lên, xơ sợi không còn chuyển
động tự do nữa thì chúng có xu hướng vón cục lại; nước tiếp tục thoát đi và tạo
thành lớp giấy ướt với sự đan kết của xơ sợi
Giấy cấu tạo chủ yếu từ xơ sợi. Nó có bề mặt ưa nước vì được cấu tạo từ
những nhóm hydroxyl anhydroglucose. Bản chất ưa nước của xơ sợi xenlulô có vai
trò quan trọng trong môi trường nước. Xơ sợi hút nước một cách dễ dàng, sau đó
phân tán vào trong nước thành huyền phù. Khi được dàn trải huyền phù lên lưới,

15


×