Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI LÀNG ĐÊ TAR, XÃ KON CHIÊNG HUYỆN MANG YANG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.08 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
LÀNG ĐÊ TAR, XÃ KON CHIÊNG
HUYỆN MANG YANG
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
LÀNG ĐÊ TAR, XÃ KON CHIÊNG
HUYỆN MANG YANG
TỈNH GIA LAI
Ngành: Lâm Nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài ngiên cứu này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
Tập thể các thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như hướng dẫn
những kinh nghiệm thực tế giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu về
ngành nghề của mình cũng như giúp tôi có thêm những những kỹ năng, những
bài học kinh nghiệm từ thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Bùi Việt Hải, người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07LNGL đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Kon Chiêng và cộng đồng
dân cư làng Đê Tar đã tận tình giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để
tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình và những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt
để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Lê Trung Kiên

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH................................................................................. vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1 Khái niệm về cộng đồng và quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ... 4
2.2 Thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và các chính sách
có liên quan......................................................................................................... 6
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 8
3.1 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 8
3.1.1 Sơ lược về xã Kon Chiêng ..................................................................... 8
3.1.2 Sơ lược về làng Đê Tar ........................................................................ 12
3.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................... 14
3.2.1 Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 14
3.2.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................ 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 14
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 15
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 17
4.1 Đặc điểm của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại làng Đê Tar.. 17
4.1.1. Hiện trạng rừng quản lý và cách quản lý rừng cộng đồng.................. 17

4.1.2 Mức độ tham gia và ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý rừng
cộng đồng ...................................................................................................... 21
iii


4.2 Tác động của mô hình quản lý tới cộng đồng ............................................ 25
4.2.1 Về kinh tế ............................................................................................. 25
4.2.1.1 Thu nhập của các hộ nghèo từ các hoạt động lâm nghiệp ........... 26
4.2.1.2 Thu nhập của các hộ trung bình từ các hoạt động lâm nghiệp ..... 28
4.2.1.3 Thu nhập của các hộ khá từ các hoạt động lâm nghiệp .................. 29
4.2.2 Về nhận thức và môi trường ...................................................................... 31
4.3 Thành công của mô hình phát triển rừng cộng đồng ở làng Đê Tar .......... 33
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 38
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 38
5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40
Phụ lục ................................................................................................................... 1

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
KBTTN: Khu Bảo tồn Thiên Nhiên
LNCĐ: Lâm Nghiệp Cộng đồng
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
NNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
QLRBV: Quản lý Rừng bền vững
QLRCĐ: Quản lý Rừng Cộng đồng
UBND: Ủy Ban Nhân Dân

VQG : Vườn Quốc Gia

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Phân bổ diện tích, trạng thái rừng theo nhóm hộ .................................. 19
Bảng 4.2: Vận hành của mô hình QLRCĐ đang thực hiện tại địa phương ........... 20
Bảng 4.3: Bảng phân tích vai trò của các bên liên quan ....................................... 21
Bảng 4.4: Bảng thống kê các văn bản liên quan tới rừng cộng đồng .................... 25
Bảng 4.5: Bình quân thu nhập/năm của các hộ nghèo tham gia nhận quản lý bảo
vệ rừng cộng đồng .................................................................................................. 27
Bảng 4.6: Bình quân thu nhập/năm của các hộ trung bình tham gia quản lý rừng
cộng đồng ............................................................................................................... 28
Bảng 4.7: Bình quân thu nhập/năm của các hộ khá tham gia quản lý rừng
cộng đồng ............................................................................................................... 29
Bảng 4.8: Bảng đánh giá thay đổi kinh tế hộ từ khi tham gia quản lý bảo vệ rừng
................................................................................................................................ 30
Bảng 4.9: Bảng phân công tuần tra bảo vệ rừng của các nhóm hàng tháng ......... 31
Bảng 4.10: Bảng phân tích SWOT về quản lý rừng cộng đồng tại Đê Tar........... 33

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ rừng cộng đồng phân cho các nhóm hộ ở Đê Tar....................... 17
Hình 4.2: Sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan tới rừng cộng đồng ................ 23
Hình 4.3: Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ nghèo tham gia quản lý
rừng cộng đồng....................................................................................................... 27
Hình 4.4: Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ trung bình tham gia quản lý

rừng cộng đồng....................................................................................................... 28
Hình 4.5: Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ khá tham gia quản lý rừng
cộng đồng ............................................................................................................... 30

vii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI LÀNG ĐÊ TAR,
XÃ KON CHIÊNG, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

Mang Yang là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai được tách ra từ
huyện Mang Yang cũ thành hai huyện là Mang Yang hiện nay và huyện Đăk Đoa
từ năm 2000. Huyện Mang Yang rộng 1.126 km2 với 44.132 nhân khẩu với hơn
80% dân số là người Jrai, Bahnar.
Xã Kon Chiêng nằm ở phía nam huyện Mang Yang, cách trung tâm huyện
khoảng 40km. Phía Bắc giáp xã Kon Thụp huyện Mang Yang. Phía Nam giáp xã
H’Bông huyện Chư Sê. Phía Đông giáp xã Chư Long huyện Kông Chro. Phía Tây
giáp xã Đăk Trôi huyện Mang Yang.
Làng Đê Tar, xã Kon Chiêng là một làng vùng sâu, vùng xa của huyện
Mang Yang, giao thông đi lại khó khăn. Cộng đồng dân cư nơi đây chủ yếu là
người Bahnar, đời sống còn nhiều khó khăn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
• Tìm hiểu đặc điểm của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang
được thực hiện.
• Phân tích và xem xét tác động của mô hình ở địa phương và giải thích lý do
thành công của mô hình này.


viii


Nội dung nghiên cứu:
• Mức độ tham gia và ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý rừng
cộng đồng.
• Sự đóng góp của rừng cộng đồng về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường, nhận thức của hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.
• Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Kết luận:
Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc của mô
hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang được thực hiện tại làng Đê Tar, xã Kon
Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Qua thời gian nghiên cứu và trong
khuôn khổ đề tài, xin đưa ra một số kết luận sau:
Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng có sự tham gia của các bên liên
quan, cả của Nhà nước và cộng đồng đã thu được các kết quả khá thiết thực, đáp
ứng được sự mong đợi của cộng đồng, do đó thu hút được sự tham gia đông đảo
của người dân tại vùng dự án.
Rừng cộng đồng đã thực sự phát huy được vai trò của nó trong cải thiện
kinh tế hộ gia đình, cải thiện môi trường. Từ đó, nó có vai trò quan trọng với cộng
đồng. Nhận thấy điều này, ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng được nâng cao.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang là hướng đi phù hợp với xu thế phát
triển lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nâng cao chất lượng của công tác quản
lý bảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện phát huy dân chủ tại cơ sở.
Việc giao rừng cho cộng đồng quản lý theo hình thức nhóm hộ phát huy
được sức mạnh tập thể, đảm bảo công bằng trong sử dụng tài nguyên, rừng được
quản lý, bảo vệ tốt hơn, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc rừng
cũng thuận lợi hơn. Đồng thời, các hộ trong cùng một nhóm có thể hỗ trợ nhau
trong công việc nương, rẫy.


ix


Vai trò của các tổ chức cộng đồng là rất quan trọng, là nhân tố đảm bảo
vững chắc cho hoạt động và thành công của mô hình. Rừng được giao cho cộng
đồng quản lý trong thời gian dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đã
tạo sự yên tâm cho cộng đồng, từ đó thức đẩy cộng đồng đầu tư vào rừng để rừng
đem lại hiệu quả cao hơn nữa về mặt kinh tế, môi trường, cảnh quan.

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khí hậu Việt Nam và thế giới đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi,
chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đó thông qua các hiện tượng khí hậu như
lượng mưa trung bình năm suy giảm, nhiệt độ tăng lên đang làm ảnh hưởng tới
đời sống sinh hoạt của người dân. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm ảnh hưởng
đến nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của nó. Chỉ riêng năm 2007, từ đầu tháng 10
đến ngày 15-11, miền Trung đã có 5 trận lũ lớn, làm 155 người chết, 13 người mất
tích, 147 người bị thương, thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu lên đến 4.434 tỉ
đồng (Trần Thanh Lâm, 2009). Nguyên nhân của hiện tượng trái đất nóng lên có
nguyên nhân sâu xa từ việc suy giảm tài nguyên rừng. Nguyên nhân của mất rừng
là do sự tác động của con người ngày càng tăng lên tài nguyên rừng, chịu áp lực
bởi nhu cầu về đất canh tác nông nghiệp, gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, nhu cầu mở
rộng các diện tích đất đô thị, đất dành cho xây dựng các nhà máy công nghiệp…
Để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam đang lỗ lực cùng nhau thực hiện các hành động, trong đó có quản

lý, bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên rừng hiện có đi đôi với trồng mới các diện
tích rừng theo các chương trình của Chính phủ như 327, 661…
Trong công tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay, nước ta và nhiều nước trên
thế giới đang tiến hành đồng thời cả hai phương pháp là rừng do Nhà nước trực
tiếp quản lý gồm VQG, KBTTN, … và rừng do các tổ chức cộng đồng địa phương
quản lý và bảo vệ. Trong đó quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang là hướng đi
hứa hẹn vì nó thu hút cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng cùng các cơ
quan chức năng của Nhà nước, điều đó sẽ góp phần tăng cường khả năng bảo vệ
1


rừng, khôi phục, trồng mới rừng. Đồng thời khi tham gia quản lý rừng, người dân
địa phương sẽ được thụ hưởng một số lợi ích từ chính diện tích rừng mà họ nhận
bảo vệ như khai thác các cây gỗ chết, các loại LSNG, được thụ hưởng phần tăng
trưởng hàng năm của rừng góp phần nâng cao đời sống của người dân. Có nghĩa
là, người nhận khoán bảo vệ rừng luôn đảm bảo phần vốn rừng của Quốc gia đã
giao cho họ và được hưởng lợi nhờ phần sinh trưởng tích luỹ. Nguyên tắc này đảm
bảo hai yêu cầu: Hài hoà giữa đảm bảo vốn rừng và hưởng lợi của người dân;
khuyến khích được người nhận rừng tổ chức kinh doanh, đầu tư vào rừng, đầu tư
càng cao tăng trưởng càng lớn, hưởng lợi càng nhiều. Qua đó, rừng không những
được khôi phục và bảo vệ một cách có hiệu quả mà còn đem lại lợi ích thiết thực
cho cộng đồng dân cư khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời khuyến khích
người dân tích cực tham gia hơn nữa.
Đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia của
người dân tại làng Đê Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” được
thực hiện nhằm tìm hiểu thêm về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, cách
thức tổ chức thực hiện, đóng góp của quản lý rừng dựa vào cộng đồng với quản lý
tài nguyên rừng trong điều kiện nước ta hiện nay và vai trò của nó trong cải thiện
đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó
khăn.

Lý do chọn làng Đê Tar làm địa điểm nghiên cứu vì:
i.

Tại đây đang thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng và được

người dân tham gia đầy đủ.
ii.

Làng Đê Tar là địa phương được chọn thực hiện nhiều chương trình

phát triển cộng đồng nên người dân tại đây đã quen với các phương pháp,
công cụ thu thập số liệu nên quá trình thu thập số liệu sẽ thuân lợi hơn, số
liệu điều tra sẽ chính xác và đầy đủ hơn.

2


iii.

Qua đợt thực tập môn Lâm nghiệp xã hội, sinh viên thực hiện đã có

điều kiện tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây và được cộng đồng giúp
đỡ rất nhiều nên khi thực hiện đề tài tại đây sẽ thuận lợi hơn ở các nơi khác.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về cộng đồng và quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng

(i) Theo FAO (1996), một cộng đồng được định nghĩa như là “những người
sống tại một chỗ, trong một tổng thể” hoặc là “một nhóm người sinh sống tại cùng
một nơi theo những luật lệ chung”.
Trong các tài liệu liên quan tới quản lý tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng
thường được hiểu là “một nhóm người chia sẻ những lợi ích, mối quan tâm hay
mối liên hệ chức năng hay đạo đức” (Pomeroy và Carlos, 1996).
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ (Luật đất đai, 2003).
Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng
một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (Luật bảo vệ
và phát triển rừng, 2004).
(ii) Theo FAO (1978) “LNCĐ là bao gồm bất kỳ tình huống nào người dân
địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”. Tuy vậy, nó thường được sử
dụng với nghĩa hẹp hơn như là các hoạt động lâm nghiệp được tiến hành bởi cộng
đồng hoặc nhóm người dân địa phương (Michael Arnold, 1999).
Lâm nghiệp cộng đồng được hình thành với mục đích tạo dựng một
phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, phân cấp trong quản lý rừng, rừng
được quản lý bền vững hơn từ những người đang sống phụ thuộc vào rừng và
những giải pháp quản lý bảo vệ rừng đóng góp vào sinh kế và cải thiện đời sống
người dân từ hoạt động lâm nghiệp.
4


Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là phương thức duy trì và phát triển rừng
cũng như giải quyết vấn đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân làm suy giảm
tài nguyên rừng quốc gia (Trần Ngọc Ty, 2009).
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng trao cho các cộng đồng quyền và trách
nhiệm trực tiếp trong quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng.
Trong những năm gần đây, LNCĐ đã phát triển ở nhiều nơi trên thế giới

trong đó có khu vực Đông Nam Á. Có nhiều mô hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng đã được triển khai theo nhiều hình thức với các mức độ tham gia khác nhau
của người dân như mô hình “liên kết quản lý rừng” giữa các cơ quan lâm nghiệp
nhà nước với cộng đồng địa phương ở Ấn Độ, Phát triển các nhóm sử dụng tài
nguyên rừng ở Nepal, tổ chức các cộng đồng đăng ký quản lý rừng ở Philippines,
thể chế hóa hình thức quản lý rừng cộng đồng ở Thái Lan (RECOFTC, 1998).
(iii) Ở Việt Nam, việc giao đất giao rừng cho các cộng đồng địa phương
quản lý và bảo vệ được thực hiện dưới nhiều hình thức: rừng và đất rừng do cộng
đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích
lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng
ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ
chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Ban
quản lý các dự án) khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng
mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ gia đình và cá nhân là
thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng
(nhóm hộ) cùng quản lý (Nguyễn Bá Ngãi và ctv, 2009).
Cho dù áp dụng hình thức nào, quản lý tài nguyên thiên nhiên (và tài
nguyên rừng nói riêng) dựa vào cộng đồng cũng đòi hỏi những hành động tập thể
(Hoàng Hữu Cải, 2003). Ngay cả khi nhận khoán quản lý với tư cách cá nhân
nông hộ, các nông hộ trong cùng một cộng đồng cũng tự xây dựng các hình thức
quản lý theo tập thể: Họ có thể phối hợp nhau trong các hoạt động tuần tra bảo vệ,

5


phân công nhau giữ rừng và thực hiện một số hoạt động kinh tế chung trong
khuôn khổ luật pháp và tập quán cho phép (Lâm Quang Hiền, 2004).
2.2 Thực trạng quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và các chính
sách có liên quan
Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý

rừng đang thu hút được sự quan tâm ở các cấp Trung ương và địa phương. Theo
Trần Duy Rương (2006), quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa
phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội,
phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Theo Lâm Quang Hiền (2004), quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang có
những điều kiện thuận lợi để phát triển: phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường bình
đẳng giới, thực hiện chính sách dân tộc và thực thi chiến lược toàn diện tăng
trưởng và giảm đói nghèo đặc biệt là quan tâm đến những người không có đất.
Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu trong tín
ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Quản lý tài nguyên rừng và
đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức
kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng
cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên
liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần
rừng (Phùng Nhuệ Giang, 2007)
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm - Bộ NNPTNT, tính đến tháng 6
năm 2001 các cộng đồng dân cư thuộc 1.203 xã, 146 huyện của 24 tỉnh đang tham
gia quản lý 2.348.288 ha rừng và đất chưa có rừng quy hoạch để trồng rừng,
chiếm khoảng 15,5% đất lâm nghiệp trong toàn quốc.
Để người dân yên tâm tham gia quản lý bảo vệ rừng, Nhà nước đã ban hành
một số chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng
tham gia quản lý rừng bền vững. Luật đất đai (2003) và Luật Bảo vệ và Phát triển
6


rừng (2004) xác định cộng đồng là một chủ thể để giao đất giao rừng. Theo đó,
cộng đồng được giao rừng có quyền: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận quyền sử dụng rừng lâu dài, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như các chủ rừng khác. Các quyết định như

327/CT, 661/TTg được ban hành đã góp phần cải thiện đời sống của người dân
sống phụ thuộc vào rừng và tăng độ che phủ của rừng trên toàn quốc.
Trong những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước trong đó có Gia Lai
đã và đang thực hiện nhiều chương trình quản lý rừng dựa vào cộng đồng và đã
đem lại nhiều hiệu quả thiết thực góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng các
dân tộc thiểu số, duy trì và cải thiện vốn rừng hiện có góp phần thực hiện mục tiêu
quốc gia về nâng cao độ che phủ của rừng ở Việt Nam lên 43% bằng với mức che
phủ rừng ở Việt Nam trước năm 1943.
Theo Nguyễn Văn Phong (2003), riêng ở Gia Lai nhất thiết phải tiến hành
quản lý rừng dựa vào cộng đồng bởi các lý do sau đây: i) phần lớn diện tích rừng
nằm ở phần cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số đời sống gắn liền với đất
rừng, ii) phương thức này phù hợp với điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, iii) nhà
nước không có điều kiện đầu tư một khoản kinh phí lớn để thuê người dân bảo vệ
rừng lâu dài, iv) quản lý rừng dựa vào cộng đồng là dựa trên hương ước nội bộ với
sự lãnh đạo của người đứng đầu thôn làng được mọi người tôn trọng nên sẽ có
hiệu quả.
Nhận thấy vai trò tích cực của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ rừng và
lợi ích mà rừng cộng đồng đem lại cho đời sống của cộng đồng dân tộc sống gần
rừng, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý rừng
cộng đồng có sự tham gia của người dân tại làng Đê Tar, xã Kon Chiêng, huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai”.

7


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Sơ lược về xã Kon Chiêng
a) Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý:
Xã Kon Chiêng nằm ở phía nam huyện Mang Yang, cách trung tâm huyện
khoảng 40km, có giới cận như sau:
• Bắc giáp xã Kon Thụp huyện Mang Yang
• Nam giáp xã H’Bông huyện Chư Sê
• Đông giáp xã Chư Long huyện Kông Chro
• Tây giáp xã Đăk Trôi
 Đất đai, địa hình
Địa hình: nằm ở cao nguyên Pleiku có độ cao trung bình 600-700m, địa
hình lượn sóng đều nhẹ, chia làm hai phần rõ rệt, phần đồi núi chiếm diện tích lớn
nằm bao quanh toàn xã có độ dốc từ 80-250, vùng đồng bằng nằm ven các sông,
suối là khu vực sản xuất nông nghiệp.
Đất đai: tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 19.936,42 ha trong đó đất ở
là 319.200 m2 chiếm 0,16%, diện tích đất rừng hiện có là 14.499,44 ha chiếm
72,7%, diện tích đất nông nghiệp là 5.440,06 ha chiếm 27,14%.
Xã Kon Chiêng có các loại đất sau:
- Đất xám bạc màu trên đá granit, phân bố chủ yếu trên sườn đồi, rừng nghèo
kiệt
8


- Đất vàng đỏ trên granit phân bố trên núi cao
- Đất nâu đỏ trên bazan
- Đất phù sa ven suối, bồi tụ, thường xuyên canh tác lúa nước.
Chất lượng đất ở mức độ trung bình, phần lớn có tầng canh tác khá (trừ một
số đất đồi núi do để trọc lâu nên tầng đất bị bào mòn, rửa trôi).
Nhìn chung diện tích đất của xã là tương đối lớn nhưng chủ yếu là đất rừng
nhiều sỏi đá do đó gây khó khăn cho phát triển cây công nghiệp, cây lâu năm.
 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng của toàn xã là 14.499,44 ha trong đó chủ yếu là đất

rừng tự nhiên, rừng sản xuất của công ty lâm nghiệp Kon Chiêng. Rừng có nhiều
loại gỗ quý hiếm, đặc sản dưới tán rừng khá phong phú và đa dạng, có giá trị kinh
tế cao. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác những năm gần đây mà nguồn tài
nguyên rừng giảm sút mạnh về số lượng và chất lượng. Với thảm thực vật chính
của rừng bao gồm:
Rừng lá rộng thường xanh với những loài cây ưu thế như trâm, dẻ, bời lời,
bình linh,… Đa số là rừng thứ sinh non, nghèo, một số rừng trung bình và giàu
phân bố trên núi cao, rải rác thành từng mảnh nhỏ. Còn lại là rừng khô với cây họ
dầu chiếm ưu thế như dầu trà beng, dầu đồng, cẩm liên, cà chắc và xen kẽ các loại
lá rộng thường xanh phân bố ở vùng khô hạn. Tuy nhiên, kiểu rừng này chỉ chiếm
một diện tích nhỏ, chủ yếu là một phần của rừng khộp ở AjunPa kéo dài lên từ
phía nam và có dạng chuyển tiếp từ rừng khộp và rừng lá rộng thường xanh, trạng
thái chính là rừng non nghèo kiệt.
 Khí hậu, thủy văn
Huyện Mang Yang nói chung và xã Kon Chiêng nói riêng là vùng đất thuộc
vùng núi và cao nguyên nằm về phía đông dãy Trường Sơn nên khí hậu nằm trong
vùng nhiệt đới cao nguyên và mang sắc thái của dãy đông Trường Sơn. Theo tài
liệu theo dõi nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Gia Lai, xã Kon Chiêng
9


mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang khí hậu cao nguyên,
một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa thường đến muộn,
bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau. Mùa khô thường khắc nghiệt với gió Đông Đông Bắc ảnh hưởng tới quá trình
mất ẩm, mất màu của đất và ảnh hưởng tới sinh trưởng cây trồng.
Nhiệt độ trung bình năm: 250C. Lượng mưa trung bình năm: 1225 mm. Độ
ẩm bình quân năm: 80%.
Gió: 2 hướng gió chính là Đông và Nam thổi từ tháng 11 đến tháng 7 năm
sau và gió Tây Nam thổi từ tháng 8 đến tháng 10.

 Tài nguyên nước
Xã Kon Chiêng có hai nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm khá
phong phú. Nước mặt chủ yếu phân bố trên suối Đăk Pơ You, Đăk Pơ Tô. Ngoài
ra còn rất nhiều nhánh suối và lưu vực nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu. Tuy
nhiên do đặc điểm địa hình khu vực miền núi và mưa tập trung nên mùa khô
thường thiếu nước, mùa mưa thì thừa nước. Nguồn nước ngầm khá phong phú
nhưng phân bố khá sâu. Lượng nước phong phú là điều kiện thuận lợi để phát
triển nông nghiệp. Tuy nhiên sự phân bố lượng nước không đều trong năm đã
mang không ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nhất là trong
mùa khô dẫn đến sản xuất nông nghiệp chỉ làm được một vụ trong năm, một số
làng thiếu nước sinh hoạt.
b) Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
 Cơ sở hạ tầng
Giao thông: xã quản lý các trục đường bao gồm trục dường chính của xã là
dọc tỉnh lộ 666 dài 20km, dược rải nhựa khoảng 5km, còn lại là đường đất. Đường
liên xã qua 3 xã Đăk Trôi, Kon Thụp, Pờ Tô dài khoảng 27km. Đường nội thôn
dài 14km là đường đất, rất khó khăn di chuyển trong mùa mưa. Đường nội đồng
dài 35km chủ yếu là đường mòn do dân tự làm nhỏ hẹp và đi lại khó khăn.

10


Thủy lợi: xã có hệ thống thủy lợi Đăk Pờ You dài hơn 12 km tưới tiêu cho
hơn 35 ha lúa và phục vụ sản xuất, sinh hoạt của bà con các làng Đê Tar, làng Đê
Toak và làng Thương.
Điện: xã đã có hệ thống điện tới các làng trong xã. Có 98% số hộ dân được
sử dụng điện.
 Y tế, giáo dục
Y tế: xã đã xây dựng 5 phòng kiên cố phục vụ khám chữa bệnh. Mỗi làng
đều có cộng tác viên thôn bản.

Giáo dục: toàn xã có 4 trường với 50 lớp (từ mẫu giáo tới trung học cơ sở)
và các phân hiệu trường mẫu giáo và tiểu học ở các làng Klat, Ktu, Đăk Ó, Toak,
Thương, Đê Tar. Với 1.155 học sinh, trong đó học sinh phổ thông 1.015. Chất
lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt
85%. Xã đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung
học cơ sở được tiếp tục học là 20%. Ngoài ra, xã đã xây dựng được 3 nhà văn hóa
tại các làng Toak, Bchăk và Đăk Ó. Đây là nơi thường tổ chức các hoạt động văn
hóa và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nâng cao
nhận thức cho người dân.
 Tình hình dân sinh, kinh tế
Dân số: toàn xã có 798 hộ với 4063 nhân khẩu, thành phần dân tộc ổn định
gồm:
Dân tộc Bahnar: 729 hộ với 3859 nhân khẩu chiếm 91,4%
Dân tộc Kinh: 69 hộ với 214 nhân khẩu chiếm 8,6%
Tôn giáo ở địa phương khá ổn định, hầu hết người dân không theo đạo,
gồm 654 hộ chiếm 82%, còn lại là đạo Tin lành với 144 hộ chiếm 18%. Nhìn
chung nhân dân trong xã hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức còn
chưa cao, việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất canh tác còn hạn chế, phương thức

11


canh tác còn lạc hậu, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế do đó kinh tế
phát triển chậm.
Kinh tế: kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 95%, buôn
bán và nghề khác chiếm 5%.
Thu nhập trung bình đầu người là 250.000đ/ tháng. Số hộ nghèo trong toàn
xã là 295 hộ chiếm 37%
Đời sống nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn ở mức
thấp, phụ thuộc vào các sản phẩm nông nghiệp với giá cả bấp bênh và thường bị

thương lái ép giá. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt, mưa bão cũng làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng. Mật độ dân cư thấp nên địa phương chưa có chợ
làm cho chi phí sinh hoạt, thực phẩm hàng ngày của người dân còn khá cao.
3.1.2 Sơ lược về làng Đê Tar

 Dân số và phân bố dân cư
Làng Đê Tar là một làng sinh sống lâu đời, thuộc vùng sâu vùng xa, giao
thông đi lại khó khăn, giao lưu văn hóa, tiếp cận thị trường và thông tin còn khó
khăn.
Tổng số hộ trong làng là 106 hộ trong đó số hộ dân tộc Bahnar là 105 hộ
với 507 nhân khẩu, nam 243 và nữ 264. Số lao động chính là 209 trong đó nam
100, nữ 109. Hầu hết các hộ định cư trong làng, mỗi hộ đều có đất làm nhà và
vườn hộ riêng.
 Giáo dục
Tại làng có một trường tiểu học - trung học cơ sở với 4 phòng học kiên cố
và một phòng học phân hiệu mẫu giáo. Số học sinh đi học chuyên cần là 80%, các
em tới tuổi đi học đều được tạo điều kiện tới trường. Do là một xã vùng sâu vùng
xa, xã cách trường cấp III là 12km, đường xá đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa
nên hiện nay trong làng chỉ có 1 em đang theo học cấp III.
 Địa hình
12


Địa hình lượn sóng đều nhẹ, trên núi có độ dốc lớn 10-200, ở những vùng
bằng phẳng hơn người dân canh tác nông nghiệp: trồng lúa nước, lúa rẫy, bắp, mì
cao sản…
 Cơ sở hạ tầng
Đường từ trung tâm xã tới làng dài hơn 10km đã được bêtông hóa tạo điều
kiện thuân lợi cho đi lại của người dân.
Điện được kéo tới làng, 100% các hộ có điện thắp sáng và sinh hoạt.

Có 10 vòi nước tự chảy cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng.
Công trình thủy lợi trên suối Đăk Pờ You cung cấp nguồn nước tưới tiêu
cho làng và các làng xung quanh.
 Đời sống kinh tế
Theo phân loại kinh tế năm 2009, cả làng có 21 hộ nghèo chiếm 19,8%.
Đời sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập còn dựa vào nông
nghiệp với một số nông sản chủ đạo. Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ về kỹ
thuật sản xuất và giống mới mà người dân đã có thu nhập cao hơn từ mì cao sản,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Trong làng có 98% hộ được tiếp cận
thông tin qua truyền hình, 80% hộ có xe máy phục vụ đi lại. Tuy nhiên, thu nhập
hàng năm của người dân chủ yếu dựa vào thu hoạch một vụ mì nên rủi ro sản xuất
cao, tiếp cận thị trường của người dân còn kém, người dân thường bán trực tiếp
nông sản tại làng cho con buôn nên thường bị ép giá.
 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng trong khu vực là 2594,7 ha trong đó có các trạng thái rừng:
rừng thường xanh IIA, IIB, IIIA 1 , IIIA 2 , IIIA 3 ; rừng khộp IIB và IIIA 1 . Các sản
phẩm từ rừng chủ yếu là tre, lồ ô, mây, vàng đắng, thú, mật ong… và gỗ. Các sản
phẩm này đang được cộng đồng quản lý và sử dụng đem lại thu nhập, sử dụng cho
gia đình làm thực phẩm, làm nhà.

13


3.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.2.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
i. Tìm hiểu đặc điểm của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang
được thực hiện.
ii. Phân tích và xem xét tác động của mô hình ở địa phương và giải thích lý do
thành công của mô hình này.

3.2.2 Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu sẽ là:
(1) Mức độ tham gia và ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý rừng
cộng đồng.
(2) Sự đóng góp của rừng cộng đồng về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường, nhận thức của hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.
(3) Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các thông tin thứ cấp về các văn bản pháp quy có liên quan tới
rừng cộng đồng: danh sách các nhóm hộ, diện tích và hiện trạng rừng các nhóm hộ
được giao từ Ban quản lý rừng cộng đồng, UBND xã, Phòng TNMT huyện Mang
Yang.
Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn người đưa tin then chốt như
già làng, trưởng thôn, các nhóm trưởng. Quan sát các hoạt động của cộng đồng để
xác thực thông tin thu thập được
Phân loại kinh tế hộ: Phân nhóm hộ trước khi đi điều tra bằng cách lập
danh sách các hộ dân trong làng, nhờ dân làng sắp xếp theo các nhóm giàu, khá,

14


×