Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG VÀ TỈA THƯA TỰ NHIÊN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG LAI UYÊN – BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.82 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

LƯƠNG THỊ BỐN

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG VÀ TỈA THƯA
TỰ NHIÊN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
Auriculiformis x Acacia Mangium) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM
LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG - LAI UYÊN –
BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

LƯƠNG THỊ BỐN

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG VÀ TỈA THƯA
TỰ NHIÊN CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
Auriculiformis x Acacia Mangium) Ở TRẠM THỰC NGHIỆM
LÂM NGHIỆP BÀU BÀNG - LAI UYÊN –
BẾN CÁTBÌNH DƯƠNG


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………


LỜI CẢM ƠN
™ Con kính dâng thành quả đạt được hôm nay đến hai bậc sinh thành.
Xin chân thành biết ơn:
™ Thầy PGS.TS.NGUYỄN VĂN THÊM trưởng bộ môn Lâm Sinh Khoa Lâm
Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã luôn tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
™ Ban giám hiệu và tập thể giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong
những năm học tại trường.
™ Cán bộ, công nhân tại Trạm thực nghiệm Lâm Nghiệp Bàu Bàng, Lai Uyên,
Bến Cát, Bình Dương, luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt
khoảng thời gian tôi làm đề tài.
™ Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình thân yêu và tập thể lớp DH07LN đã
ủng hộ và động viên trong suốt thời gian qua.

Tp HCM: Ngày 25 tháng 05 năm 2011
LƯƠNG THỊ BỐN

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu Phân cấp sinh trưởng và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng
Keo lai (Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium)”, đã được tiến hành tại trạm

thực nghiệm Lâm Nghiệp Bàu Bàng, Bến Cát, Bình Dương. Từ tháng 03 đến 05
năm 2011.
Kết quả như sau:
(1). Keo lai ở tuổi 5 Bến Cát tỉnh Bình Dương có thể đạt trung bình 12,9 cm
về D1.3, 14,9 m về chiều cao, 154,8 m3/ha về trữ lượng: lâm phần 10 tuồi đạt 14,7
cm về D1.3, 19,5 m về chiều cao, 250,4 m3 về trữ lượng.
(2). Về đường kính và chiều cao của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi ở Bến Cát tỉnh
Bình Dương đều có phân bố 1 đỉnh lồi và 5 tuổi lệch phải, 10 tuổi lệch trái. Biến
động đường kính và chiều cao rất mạnh (12,84% - 24,46%).
(3). Rừng Keo lai 5 tuổi ở Bến Cát – Bình Dương có sự phân hóa rất mạnh.
Tỷ lệ cây cấp IV và V ở tuổi 5 tương ứng là 31,4% và 4,1%. Tỷ lệ cây tốt và trung
bình ở tuổi 5 tương ứng là 30,9 và 33,6%. Ở 10 tuổi tỷ lệ cấp IV và V tương ứng là
25,2% và 12,1%. Tỷ lệ cây tốt và trung bình tương ứng là 33,1% và 29,6%.
(4). Chiều cao thân cây Keo lai 5 và 10 tuổi ở Bến Cát – Bình Dương có
quan hệ chặt chẽ với đường kính thân cây dưới dạng hàm số tuyến tính bậc 1. Tiết
diện ngang và trữ lượng thân cây tồn tại quan hệ chặt chẽ với đường kính dưới dạng
hàm số phi tuyến tính.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vi

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các hình

viii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu


2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3

2.1 Địa điểm nghiên cứu

3

2.2 Vị trí địa lí

3

2.3 Dân sinh kinh tế

3

2.4 Hệ thống giao thông

4

2.5 Đất đai

4


Chương 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu

7

3.2 Nội dung nghiên cứu

8

3.3 Phương pháp nghiên cứu

8

3.3.1. Thu thập số liệu về những đặc trưng của lâm phần keo lai

8

3.3.2 Thu thập số liệu về khí hậu - thuỷ văn.

8

3.3.3. Thu thập số liệu về hoạt động lâm sinh

8

3.3.4 Xử lý số liệu

9

3.3.4.1 Nội dung và cách thức xử lý số liệu


9

3.3.4.2 Xác định những biện pháp nuôi dưỡng rừng keo lai sau khi trồng

iv

12


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

13

4.1 Phân bố của đường kính keo lai 5 và 10 tuổi

13

4.2 Phân bố chiều cao của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi

16

4.3 Phân hoá cấp sinh trưởng của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi

19

4.3.1 Xây dựng hàm phân loại cấp sinh trưởng.

19


4.3.2 Phân hoá và tỉa thưa ở Keo lai 5 và 10 tuổi

23

4.4 Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra trên cây cá thể

28

4.4.1 Quan hệ giữa chiều cao với đường kính ở loài Keo lai 5 và 10 tuổi

28

4.4.2 Quan hệ giữa tiết diện ngang thân cây với đường kính ở loài Keo lai

30

4.4.3 Quan hệ giữa thể tích thân cây với đường kính ở loài Keo lai

31

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

5.1 Kết luận

35

5.2 Kiến nghị


36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ LỤC

38

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

D1,3, cm

Đường kính thân cây ngang ngực

Dbq, cm

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

Kdi

Hệ số đường kính


Hvn, m

Chiều cao thân cây vút ngọn

N, cây/ha

Mật độ rừng

M, m3/ha

Trữ lượng rừng

G, m2

Tiết diện ngang thân cây

V, m3

Thể tích thân cây

Me

Median

Mo

Mốt

Dmin


Đường kính ngang ngực nhỏ nhất

Dmax

Đường kính ngang ngực lớn nhất

Sk

Độ lệch

Ku

Độ nhọn

CV%

Hệ số biến động

S2x

Phương sai

Sx

Sai tiêu chuẩn

S

Sai số chuẩn của số trung bình


OTC

Ô tiêu chuẩn

TBBP

Trung bình bình phương

TBP

Tổng bình phương

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Đặc trưng thống kê đường kính của rừng Keo lai 4 và 5 tuổi

14

Bảng 4.2 Phân bố N - D của rừng Keo lai 5 tuổi với phân bố chuẩn

14

Bảng 4.3 Phân bố N - D của rừng Keo lai 10 tuổi với phân bố chuẩn

15

Bảng 4.4 Đặc trưng thống kê chiều cao của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi


17

Bảng 4.5 Phân bố N - H của lâm phần Keo lai 5 tuổi với phân bố Gamma

17

Bảng 4.6 Phân bố N - H của lâm phần Keo lai 10 tuổi với phân bố chuẩn

18

Bảng 4.7 Kiệm định ngang bằng các trung bình nhóm ở Keo lai 5 tuổi

19

Bảng 4.8 Kiệm định ngang bằng các trung bình nhóm ở Keo lai 10 tuổi

20

Bảng 4.9 Kết quả phân cấp sinh trưởng cho các cá thể hình thành lâm phần Keo lai
ở tuổi 5

21

Bảng 4.10 Kết quả phân cấp sinh trưởng cho các cá thể hình thành lâm phần Keo lai
ở tuổi 10.

21

Bảng 4.11 Phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành những lâm phần
Keo lai ở tuổi 5 và theo phương pháp Fisher với 4 biến định lượng


24

Bảng 4.12 Phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành những lâm phần
Keo lai ở tuổi 10 và theo phương pháp Fisher với 4 biến định lượng

25

Bảng 4.13 So sánh và phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành lâm
phần Keo lai 5 và 10 tuổi bằng hàm lập nhóm và hệ số Kd của Zunkin.

26

Bảng 4.14 Phân tích hồi quy theo mô hình: H = a + bD

29

Bảng 4.15 Phân tích phương sai theo mô hình: H = a + bD

29

Bảng 4.16 Phân tích hồi quy theo mô hình: G = (a + bD)2

30

Bảng 4.17 Phân tích phương sai theo mô hình: G = (a + bD)2

30

Bảng 4.18 Phân tích hồi quy theo mô hình: V = a + b*sqrtD


31

Bảng 4.19 Phân tích phương sai theo mô hình: V = a + b*sqrtD

32

Bảng 4.20 Kết cấu lâm phần Keo lai tuổi 5 trước và sau tỉa thưa ở tuổi 5

34 

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Làm phù hợp phân bố N – D ở tuổi 5

15

Hình 4.2 Làm phù hợp phân bố N – D ở tuổi 10 với phân bố chuẩn (Ô tiêu chuẩn
1500 m2)

16

Hình 4.3 Làm phù hợp phân bố N – H ở tuổi 5 với phân bố Gamma (Ô tiêu chuẩn
1500 m2)

18

Hình 4.4 Làm phù hợp phân bố N – H ở tuổi 10 với phân bố chuẩn (Ô tiêu chuẩn

1500 m2)

19

Hình 4.5 Mô tả ranh giới và trung tâm của 5 cấp sinh trưởng từ I - V. ở Keo lai 5
tuổi

22

Hình 4.6 Mô tả ranh giới và trung tâm của 5 cấp sinh trưởng từ I - V.

22

Hình 4.7 Phân cấp sinh trưởng của rừng Keo lai 5 tuổi ở Bến Cát

27

Hình 4.8. Phân cấp sinh trưởng của rừng Keo lai 10 tuổi ở Bến Cát

28

Hình 4.9. Quan hệ giữa H với D của cây Keo lai 5 và 10 tuổi

29

Hình 4.10 Quan hệ giữa G với D của cây Keo lai 5 và 10 tuổi

31

Hình 4.11 Quan hệ giữa V với D của cây Keo lai 5 và 10 tuổi


32

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong quá trình công nghiệp hóa như hiện nay rừng tự nhiên đang dần dần bị
mất đi thay thế vào đó là các khu công nghiệp, khu dân cư. Bên cạnh đó vì mục đích
trước mắt đó là nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng như lương thực, thực phẩm,
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể tới phá những khu rừng tự nhiên để trồng cây
cao su.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ giấy ở nước ta hàng năm lớn, chưa đủ gỗ cho các nhà
máy sản xuất và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó việc đẩy mạnh trồng rừng
cho việc sản xuất giấy cũng như nhu cầu kinh doanh khác là vô cùng quan trọng và
đang là nhu cầu cấp bách hiện nay.
Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng đặt tại xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương với tổng diện tích trồng rừng (180 ha) chuyên nghiên cứu và trồng cây
các loại cây như: (dầu dái, sao đen, vên vên, bạch đàn, keo lai…) trong đó Keo lai
được trồng với diện tích lớn. Do Keo lai là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (
Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) với đặc điểm nổi bật là có
ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng, hình dạng thân cây, tính chất lý hóa tính của gỗ đồng
thời có khả năng thích ứng tốt hơn so với bố mẹ. Keo lai thuộc bộ đậu
(Leguminosae), họ phụ trinh nữ (Minosoideae), là cây gỗ nhỏ, thường xanh, có chu
kỳ kinh doanh ngắn cung cấp ván nhân tạo, gỗ nguyên liệu giấy và cải tạo đất rất tốt.
Trong những năm trở lại đây Keo lai đang được trồng với diện tích lớn và ngày
càng được nhân rộng ra. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về Keo lai như: (khảo
nghiệm xuất xứ, phương pháp nhân giống vô tính, chọn dòng…) những nghiên cứu


1


về đặc điểm lâm học: sinh trưởng, kết cấu của rừng, khả năng sản xuất của rừng… )
cũng đang là cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên cũng như vai trò quan trọng của việc nghiên
cứu khả năng sinh trưởng của Keo lai nhằm mang lại giá trị cho việc sinh trưởng
của Keo lai được tốt hơn. Được sự phân công của Khoa lâm nghiệp – Bộ môn lâm
sinh – Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm (trưởng bộ môn Lâm Sinh), đề tài “Nghiên cứu Phân
cấp sinh trưởng và tỉa thưa tự nhiên ở Keo lai (Acacia Auriculiformis x Acacia
Mangium ) tại trại thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng , xã Lai Uyên, huyện Bến
Cát, tỉnh Bình Dương” đã được đặt ra.
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng những cơ sở dữ liệu về phân cấp sinh trưởng
những lâm phần Keo lai ở các cấp tuổi khác nhau góp phần làm căn cứ xây dựng
những chương trình chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa tự nhiên của rừng.
Để đạt được mục đích trên đây, đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu:
™ Mô tả và phân tích các yếu tố (chiều cao, đường kính, mật độ, tiết diện
ngang, sinh trưởng).
™ Làm rõ sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố trên và yếu tố bên
ngoài như giống, chăm sóc, tỉa thưa.
™ Phân cấp sinh trưởng ở Keo lai 5 và 10 tuổi.
™ Đề xuất các biện pháp trong nuôi dưỡng rừng trồng Keo lai.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Nghiên cứu phân cấp sinh trưởng và tỉa
thưa tự nhiên của rừng keo lai 5 và 10 tuổi tại trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu
Bàng, xã Lai Uyên,Bến Cát, Bình Dương. Nội dung nghiên cứu tập trung vào phân
cấp sinh trưởng ở tuổi 5 và 10. Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp tỉa

thưa và nuôi dưỡng rừng Keo lai.

2


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Tại trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng với tổng diện tích là 180 ha,
thuộc quản lý của trung tâm khoa học sản xuất Lâm Nghiệp Đông Nam Bộ, chi
nhánh tại xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
2.2 Vị trí địa lí
Trạm thực nghiệm Lâm Nghiệp Bàu Bàng nằm trên đường quốc lộ 13, theo
hướng đi Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cách thị xã Thủ Dầu Một 40km, có vị trí địa
lí: 11015 độ vĩ Bắc, 106038 độ kinh Đông, Cao 8 – 10 m so với mực nước biển.
Thuộc khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung
bình hàng năm là 2000mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Độ ẩm không khí
trung bình năm là 83,2%. Lượng mưa tập trung vào tháng 7,8,9 trong năm.
Toàn bộ khu vực có địa hình bằng phẳng đất xám phát triển trên phù sa cổ
bạc màu, đất này có độ phì nhiêu thấp, mực nước ngầm cao, tỉ lệ sét cao, tầng trên
có thành phần cơ giới nhẹ dễ bị trôi chảy dẫn đến bạc màu, tầng phía dưới là tầng
sét nặng làm cho đất dễ bị khô và ngập úng.
2.3 Dân sinh kinh tế
Sự phân bố dân cư trong khu vực này chủ yếu là dọc theo trục đường chính
và còn thưa thớt so với mật độ khu vực khác. Người dân sống chủ yếu bằng nghề
trồng trọt cao su, chăn nuôi gia cầm và một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán
nhỏ, đa số là người dân di cư từ nơi khác đến, chủ yếu là dân tộc kinh.


3


2.4 Hệ thống giao thông
Do nằm trên đường quốc lộ 13 nên thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển,
bên cạnh đó giữa các lô với nhau có hệ thống đường rất thuận tiện.
2.5 Đất đai
Kết quả phân tích mẫu đất ở trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng, xã Lai
uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương như sau:
ph

Độ sâu

Mùn %

N%

P205

K20

3,59

1,498

0,140

0,018

0,020


4,45

4,05

1,070

0,098

0,013

0,015

40 - 60

4,45

4,15

0,696

0,070

0,025

0,020

60 - 80

4,47


4,11

0,285

0,042

0,012

0,014

80 -100

4,48

4,06

0,107

0,028

0,012

0,014

cm

H20

KCl


0 - 20

4,18

20 - 40

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Bàu Bàng Bình Dương
Kỹ thuật trồng Keo lai:
• Phương pháp xử lý thực bì – làm đất:
Vào 2 cơn mưa đầu mùa, sử dụng các loại máy cày có công suất lớn.
Yêu cầu kỹ thuật: đất phải được cày thật kỹ và nhuần nhuyễn, độ sâu đạt từ 20- 25
cm, đất phải được lật lên để phơi khô, tiêu diệt sâu bệnh và cỏ dại, đất sau khi cày
lên tiếp tục để phơi từ 15 – 30 ngày. Sau đó dùng máy xới đất cho tơi nhuyễn để
tăng thêm phần tơi xốp cho đất và cải tạo tính chất lý hóa của đất tạo điều kiện cho
cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt.
• Kỹ thuật trồng – tiêu chuẩn cây giống:
¾ Tiêu chuẩn cây giống: cây Keo lai con phải đạt từ 3 tháng tuổi, chiều cao lớn
hơn hoặc bằng 20 – 30 cm. Cây con phải khỏe mạnh không sâu bệnh, không
cụt ngọn, hệ rễ phát triển, tỉ lệ hóa mộc đảm bảo, bầu còn nguyên vẹn.

4


¾ Kỹ thuật trồng: những cây con được chọn trồng với khoảng cách là hàng
cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m, 1666cây/ha. Dùng cọc để gióng hàng (sau
đó dùng dây thắt nút khoảng cách 2 m) để xác định vị trí hố trên hàng.
¾ Đào hố: hố được đào tại nơi bố trí cây và được đào trước khi trồng 7 – 10
ngày, phơi hố và giữ phần đất mặt để lấp hố khi trồng, kích thước của hố
¾ Khi đào là (20 x 20 x20) cm nếu có bón lót phân NPK. Còn nêú không bón

phân thì kích thước hố đào là (10 x 10 x10) cm và trồng ngay. Sau đó đặt bầu
vào giữa hố cây, bầu phải đặt thẳng đứng tại trung tâm của hố tránh làm vỡ
bầu, lấp phần đất mặt xuống trước rồi dùng tay nén chặt vào sát gốc (túi bầu
phải lấy lên khỏi hố), chú ý khi lấp đất phải bằng hoặc cao hơn phần đất mặt
xung quanh.
• Chăm sóc: cây Keo lai sau khi trồng cần được chăm sóc trong thời gian 3
năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi chỉ cần công tác bảo vệ và phòng chống cháy
rừng.
¾ Năm thứ nhất: - chăm sóc lần 1 ngay sau khi trồng 1 tháng, làm cỏ theo hàng
cây, xới đất xung quanh gốc và vun gốc cao 2 – 3 cm, trồng dặm lại những
cây đã bị chết.
Chăm sóc lần 2 ngay sau khi trồng 3 tháng, làm cỏ theo hàng và vun gốc
tương tự như lần 1, kết hợp cày chống cháy theo hàng bằng giàn cày 3 chảo
úp vào hàng cây.
¾ Năm 2, 3: chăm sóc 1 lần vào giữa mùa mưa tháng (7 – 8) bằng cách xịt
thuốc diệt cỏ Roundup (4 lít/ha). Kết hợp cày chống cháy bằng giàn cày
7 chảo vào cuối mùa mưa tháng (10 – 11).
¾ Năm 4, 5, 6 ,7… Thực hiện công tác phòng chống cháy:
Làm đường băng cản lửa giữa các lô với nhau rộng 6 m, thu gom cành lá khô
đốt trước mùa khô, kết hợp dùng chảo cày chống cháy giữa các hàng cây 5 –
10 (hàng cày 2 đường).
Trong quá trình chăm sóc từ năm thứ 2 trở đi có thể kết hợp tỉa cành và chặt
đi những cây bị sâu bệnh.

5


• Bón phân: được bón lót với liều lượng 150g NPK + 100g phân vi sinh/cây và
bón thúc 100g NPK vào lúc chăm sóc cây đó là năm thứ.


6


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Keo lai (Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium) giâm hom là sự kết hợp
giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia
Mangium) được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Các nghiên
cứu về keo lai đã khẳng định được ưu thế lai nên cây Keo lai luôn tỏ ra sự vượt trội
các thế hệ bố mẹ về tăng trưởng, về dạng thân cây và tính chất lý hóa tính của gỗ.
Với những lợi thế trên ở thế hệ F1, cây Keo lai đang dần dần thay thế hai loài Keo
tai tượng và Keo lá tràm. Cây Keo lai được trồng phổ biến trong cả nước đặc biệt
được trồng ở vùng Đông Nam Bộ.
Keo lai thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 1500mm –
2500mm/năm. Độ chua ph từ 3 – 7, cây cao từ 25 – 30 m, đường kính có thể đạt đến
60 – 80 cm.
Keo lai là loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, sinh trưởng nhanh có
khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt, đặc biệt là khả năng cải taọ đất, chống xói
mòn, chống cháy rừng, dùng làm nguyên liệu giấy, ván nhân tạo…
Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai thuần loại gồm các tuổi 5
và 10 tại trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương. Những lâm phần này mọc ở độ cao 7 – 10 m so với mực nước biển,
đất feralit xám vàng phát triển trên phù sa cổ. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng
3/2011 và kết thúc vào tháng 5/2011.

7



3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Phân bố đường kính (N-D) của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi
2. Phân bố chiều cao (N - H) của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi
3. Phân hóa cấp sinh trưởng và tỉa thưa tự nhiên của rừng Keo lai từ 5 và 10
tuổi
4. Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra trên cây cá thể
5. Đề xuất các biện pháp nuôi dưỡng rừng Keo lai.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu về những đặc trưng của lâm phần keo lai
- Điều tra (hỏi) tuổi từ thấp đến cao
- Mỗi tuổi điều tra 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô 500 m2
- Mật độ trồng (1660 cây/ ha, cự ly trồng…)
- Trong mỗi ô tiêu chuẩn, những nội dung thống kê và đo đạc bao gồm:
+ Đường kính thân cây được đo ở vị trí 1,3m cách mặt đất (D1,3 , cm) với độ
chính xác đến 0,1cm.
+ Chiều cao vút ngọn (H, m) được đo bằng cây sào với độ chính xác đến
0,1m.
+ Những chỉ tiêu đo đếm trên đây được thực hiện cho tất cả cây còn sống hay
đã chết nhưng chưa bị gãy đổ. Cách đo đạc như vậy là nhằm làm rõ sự phân hoá và
đào thải tự nhiên của rừng Keo lai theo tuổi .
3.3.2 Thu thập số liệu về khí hậu - thuỷ văn.
Những số liệu về khí hậu - thủy văn, lập địa, ... được thu thập tại Trạm thực
nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng. Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các giá trị trung bình
về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm...
3.3.3. Thu thập số liệu về hoạt động lâm sinh
Những hoạt động về lâm sinh như: bảo vệ rừng, cách trồng và chăm sóc, diện
tích rừng, tuổi, mật độ trồng, biện pháp xử lí thực bì trước khi trồng.

8



3.3.4 Xử lý số liệu
3.3.4.1 Nội dung và cách thức xử lý số liệu
(a) Thống kê mật độ cây rừng theo tuổi
Mật độ rừng (N, cây/ha) được tính bằng cách nhân số cây trên một ô dạng
bản ( mỗi ô 500 m2) với hệ số 20 hay (10.000 m2/500 m2). Sau đó tập hợp số liệu
của ba ô tiêu chuẩn để tính những đặc trưng thống kê mật độ cho từng tuổi rừng.
(b) Tính thống kê mô tả
Những thống kê mô tả về đường kính, chiều cao, tiết diện ngang thân cây và
thể tích thân cây được tính toán như sau:
+ Trị trung bình (mx)
1 n
mx = n ∑ Xi ;
t=1

(3.1)

trong đó Xi là nhân tố điều tra (D, H, G, V) ở các lâm phần; n = số cây/tuổi.
+ Phương sai (S2x)
1 n
S2x = n-1 ∑ (Xi - mx)2
t=1

(3.2)

+ Sai tiêu chuẩn (Sx)
Sx = S2X

(3.3)


+ Hệ số biến động (V%)
Sx
V = m *100

(3.4)

x

+ Sai số chuẩn của số trung bình (SEm)
SEm =

S2x
Sx
=
n
n

(3.5)

+ Hệ số chính xác (P%)
P% =

SEm
V%
= m *100
n
x

(3.6)


(c) Phân chia cấp sinh trưởng cây rừng. Chỉ tiêu này được phân cấp theo phương
pháp của Zưnkin, và tính cho những lâm phần ở tuổi 5 và 10 năm. Trước hết tính

9


đường kính bình quân lâm phần (Dbq, cm). Sau đó tính các hệ số đường kính (Kd)
cho từng cây ở mỗi tuổi theo công thức:
Di
Kdi = D
bq
trong đó:
Di = D1.3 của cây thứ i (i = 1, 2…n);
Dbq = đường kính bình quân lâm phần.
Từ phạm vi biến động Kd, những cá thể của rừng Keo lai 5 và 10 tuổi đã
được phân chia thành 5 cấp sinh trưởng. Mỗi cấp sinh trưởng có hệ số Kd như sau:
+ Cây cấp I ≥ 1,31
+ Cây cấp II = 1,1 ÷ 1,3
+ Cây cấp III = 0,9 ÷ 1,1
+ Cây cấp IV = 0,7 ÷ 0,9
+ Cây cấp V ≤ 0,7.
Sau khi đã phân cấp sinh trưởng cây rừng cho từng tuổi của rừng Keo lai, đã
thực hiện quy đổi số cây ở mỗi cấp ra 1 ha bằng cách nhân số cây trên ô tiêu chuẩn
với hệ số 20 (20 = 10.000 m2/500 m2).
(d) Tính phân bố đường kính (N – D)
Phân bố N – D chỉ được tính toán cho những lâm phần Keo lai ở tuổi 5 và 10 năm .
Trước hết phân chia đường kính lâm phần Keo lai thành cấp, mỗi cấp 1 – 2 cm tùy
theo độ lớn của đường kính ở tuổi khác nhau. Kế đến thống kê số cây ở từng cấp
đường kính. Tiếp theo tính các đặc trưng phân bố N – D như trung bình (Dbq, cm),

phạm vi biến động đường kính (Dmax – Dmin), trung vị (Me), mốt (Mo), phương
sai (S2x) và sai tiêu chuẩn (Sx), hệ số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku .
Sau đó làm phù hợp phân bố N – D ở các tuổi với phân bố chuẩn. Tất cả thủ tục tính
toán được xử lý trên phần mềm Stagraphics Plus Version 3.0 và SPSS 10.0.
(e) Những tính toán về tiết diện ngang và thể tích thân cây
Tiết diên ngang thân cây:
G,m2 = fi*0,785*Di2

(3.10)

10


Thể tích thân cây:
V,m3 = fi*0,785*Di2*Hi*F

(3.11)

Trong đó:
Hi = chiều cao trung bình của mỗi cấp kính (Di, cm), F = hình số (F = 0,5), fi = số
cây ở các cấp kính.
Sau đó suy diễn số liệu từ ô tiêu chuẩn cho 1 ha rừng Keo lai.
(f) Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra lâm phần
- Quan hệ giữa chiều cao vút ngọn (H, m) với đường kính thân cây ở vị trí 1,3m
cách mặt đất (D1,3,cm) – ký hiệu H – D.
- Quan hệ giữa tiết diện ngang thân cây (G, m2) với đường kính thân cây ở vị trí
1,3m cách mặt đất (D1,3,m) – ký hiệu G – D.
- Quan hệ giữa thể tích cây (V, m3) với đường kính thân cây ở vị trí 1,3m cách mặt
đất (D1,3,cm) – ký hiệu V – D.
Quá trình xử lý mối quan hệ H – D, G – D và V – D được thực hiện theo các

bước sau đây:
+ Trước hết tập hợp toàn bộ số liệu đo đạc đường kính và chiều cao thân cây
của các ô tiêu chuẩn đại diện cho những lâm phần Keo lai 5 và 10 tuổi. Sau đó tính
tiết diện ngang và thể tích thân cây cho từng cá thể trên các ô tiêu chuẩn.
+ Từ số liệu về D, H, G, và V của những cây trên ô tiêu chuẩn đại diện cho
những lâm phần Keo lai 5 và 10 tuổi, đã tính toán những mối quan hệ sau đây: H –
D, G – D và V – D.
Những mối quan hệ chặt chẽ giữa H, G và V với D được sử dụng để dự đoán
H, G và V dựa theo chỉ tiêu D1,3 cả vỏ (đây là chỉ tiêu được đo đạc rất dễ dàng tại
rừng ).
Xác định mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các bộ phận của cây Keo lai
(H – D, G – D và V – D) được thực hiện như sau:
Xác định những mô hình thống kê để dự đoán H, G và V từ cấp D1,3 cả vỏ.
Khi chọn lựa mô hình dự đoán, đã dựa theo 4 nguyên tắc sau đây: mô hình mô tả tốt
nhất quan hệ giữa biến phụ thuộc (H, G và V) với biên độc lập (D1,3), mô hình dễ

11


tính toán, đặc biệt là những mô hình mặc định trong các phần mềm thống kê chuyên
dùng, mô hình có hệ số tương quan cao nhất, mô hình có tổng bình phương sai lệch
nhỏ nhất.
Theo những nguyên tắc trên đây, đã làm phù hợp mối quan hệ giữa H, G, và V
với D1.3 cả vỏ theo 9 hàm hồi quy đơn mặc định trong phần mềm thống kê
Stagraphics Plus Version 3.0 sau đây:
(1) Hàm số mũ: y = Exp(a + bx)
(2) Hàm số nghịch đảo của y: y = 1/(a + bx)
(3) Hàm số nghịch đảo của x: y = a + bx
(4) Hàm số 2 lần nghịch đảo của x: y = 1/(a + bx)
(5) Hàm số logarit của x: y = a + blnx

(6) Hàm số lũy thừa: y = ax^ b
(7) Hàm số căn bậc 2 của x: a + b*sqrt(x)
(8) Hàm số căn bậc 2 của y: (a + b*x)^2
(9) Hàm đa hợp: y = αax
Những mô hình nào thõa mãn những điều kiện trên đây sẽ được chọn để xây dựng
mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa H – D, G – D và V – D.
3.3.4.2 Xác định những biện pháp nuôi dưỡng rừng keo lai sau khi trồng
- Chăm sóc rừng ( làm cỏ , xới đất…)
- Tỉa thưa rừng: Mật độ lâm phần sau tỉa thưa được tính theo sự phân hóa của các
cấp sinh trưởng. Những cá thể bị loại bỏ thuộc cấp sinh trưởng kém theo phân cấp
của Zunkin. Nếu hệ số đường kính của những cây bình quân lâm phần là 1, thì
những cây sinh trưỡng kém (cấp IV và V của G.Kraft) sẽ có hệ số nhỏ hơn 0,9*Dbq.
Sau khi tính được những cây bị loại bỏ, có thể xác định được cường độ tỉa thưa và
kết cấu lâm phần sau khi tỉa thưa.

12


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân bố của đường kính keo lai 5 và 10 tuổi
Kết quả nghiên cứu đặc trưng phân bố N - D của rừng Keo lai ở tuổi 5 và 10
được ghi lại ở bảng 4.1, 4.2, 4.3 và hình 4.1 - 4.2. Kết quả như sau:
+ Từ kết quả nghiên cứu cho thấy ở tuổi 5 và tuổi 10 không có sự khác biệt
lớn về đường kính (ở tuổi 5 Dmax = 21cm, tuổi 10 Dmax = 22,3cm), Dbq tuổi 5 là
12,9cm, còn tuổi 10 là 14,7cm, cách nhau 5 năm mà không có sự khác biệt lớn.
+ Phân bố N - D của lâm phần 5 tuổi tồn tại ở dạng 1 đỉnh lồi. Đường kính
bình quân lâm phần 5 tuổi là 12,9 cm, biến động (18,69%). Phạm vi phân bố đường
kính rất rộng (7,3 – 21,0 cm). Đỉnh đường cong rơi vào cấp kính 11-13 cm.
+ Phân bố N - D của lâm phần 10 tuổi cũng có dạng 1 đỉnh lồi. Đường kính

bình quân lâm phần 10 tuổi là 14,9 cm, biến động (24,46%). Phạm vi phân bố
đường kính rất rộng (6,4 – 22,3 cm). Đỉnh đường cong rơi vào cấp kính 14-16 cm.

13


×