Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

CẢI TẠO HỆ THỐNG CÂY XANH KHU VỰC CHUỒNG THÚ DỮ TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN CÔNG DŨNG

CẢI TẠO HỆ THỐNG CÂY XANH KHU VỰC CHUỒNG THÚ DỮ
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN CÔNG DŨNG

CẢI TẠO HỆ THỐNG CÂY XANH KHU VỰC CHUỒNG THÚ DỮ
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Ngành: LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG MAI HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn:
Công ơn sinh thành của bố mẹ, sự quan tâm lo lắng của mọi thành viên
trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi yên tâm học tập và có được kết quả như
hôm nay.
Sự giúp đỡ tận tình của những người thầy, người cô trong khoa Lâm
Nghiệp, các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt đối với cô giáo - Th.S Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm
Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Em xin bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Ban giám đốc thảo cầm viên Sài Gòn, được sự giúp đỡ tận tình của những
nhân viên trong thảo cầm viên.
Tập thể lớp Lâm Nghiệp 33 và các bạn thân đã cùng tôi chia sẽ mọi niềm
vui, nỗi buồn trong suốt quá trình thực tập và sinh hoạt.
Sinh viên
Nguyễn Công Dũng

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iv


TÓM TẮT

Đề tài: “Cải tạo hệ thống cây xanh khu vực chuồng nuôi thú dữ tại thảo
cầm viên Sài Gòn” đã được thực hiện tại thảo cầm viên Sài Gòn, số 2B Nguyễn
Bỉnh Khiêm, phường Bếnh Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra:
Về hiện trạng khu vực cải tạo đã được trồng nhiều cây xanh có đủ cây thân gỗ lẫn
cây bụi và thảm cỏ. Nhưng cảnh quan thẩm mỹ trong khu vực chưa hợp lý với những gì nó
cần phải có. Với diên tích 4178.48 m2 chỉ tác động cải tạo một số vị trí cho hợp lý và khu
vực cải tạo chia thành 5 vị trí cải tạo. Trong các vị trí cải tạo chỉ mục dích tạo thêm cảnh
quan cho chuồng sư tử là chủ yếu.
Trên cơ sở phân tích đó đề tài đã chọn 7 loài cây để trang trí cảnh quan khu vực như
ác ó, cúc tím, dừa cạn, nguyệt quế, trúc nhật, lưỡi cọp vàng, cỏ lá gường. dùng để che phủ
mặt đất, hàng rào, trang trí.
Trong quá trình chọn cây trồng và cải tạo đã phân tích tác dụng của từng loài cây
trong việc dùng để trang trí.
Đề xuất bản thiết kế chi tiết 2D được thiết lập cho từng vị trí cải tạo với các chi tiết cụ
thể từng loại cây và bố trí vị trí trồng cho từng loài cây.
Xây dựng bản vẽ phối cảnh 3D cho từng vị trí cải tạo.
Tổng diện tích được phủ xanh trong khuôn viên là 3879.48 m2 đạt tỉ lệ phủ xanh là
92.74%, cao hơn rất nhiều so với yêu cầu tối thiểu của bộ Tài Nguyên Môi trường.
Tổng chi phí để mua các loài cây sẽ trồng trong khu vực cải tạo là 18.507.800 đồng.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................................ v
Mục lục........................................................................................................................... vi

Danh sách các hình.......................................................................................................viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 3
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................. 4
2.1. Sinh thái môi trường đô thị................................................................................... 4
2.2. Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái môi trường đô thị (theo Trương Mai
Hồng, 2010) ................................................................................................................. 5
2.2.1. Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị ......................... 5
2.2.2. Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực ...... 9
2.2.3. Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị ............................................ 9
2.2.4. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị ........................................... 10
2.2.5. Các công dụng khác ..................................................................................... 11
2.3. Các nguyên lý xây dựng cảnh quan hoa viên ..................................................... 13
2.3.1. Những nguyên tắc thiết kế cảnh quan.......................................................... 13
2.3.2. Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên ............................................ 14
2.2.3. Kỹ xảo tạo hình, trang trí không gian, cảnh quan hoa viên ......................... 15
2.2.4. Các quy luật bố cục chủ yếu ........................................................................ 16
2.3. Các nguyên lý thiết kế hoa viên ......................................................................... 17
2.3.1. Nguyên lý trồng cây trong thiết kế hoa viên ............................................... 18
2.3.2. Nguyên lý trang trí hoa viên bằng cỏ .......................................................... 19
2.3.3. Nguyên lý trang trí hoa viên bằng hoa ........................................................ 20
2.4. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ........................................................................... 21
2.4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực thành phố Hồ Chí Minh .............. 21
2.4.2. Giới thiệu về thảo cầm viên Sài Gòn ........................................................... 22
2.4.3. Thành phần thực vật tại thảo cầm viên Thành Phố Hồ Chí Minh ............... 25
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 31

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 31
3.2. Quan điểm thiết kế.............................................................................................. 32
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 32

vi


3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32
3.4.1. Thu thập số liệu liên quan............................................................................ 32
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp .......................................................................... 32
3.5.2. Phương pháp và phương tiện xử lý số liệu .................................................. 35
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 37
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng ban đầu của chuồng sư tử ...................................... 37
4.1.1. Vị trí I........................................................................................................... 38
4.1.2. Vị trí II ......................................................................................................... 38
4.1.3. Vị trí III ........................................................................................................ 39
4.1.4. Vị trí IV........................................................................................................ 39
4.1.5. Vị trí V ......................................................................................................... 39
4.2. Phương án cải tạo ............................................................................................... 39
4.2.1. Vị trí I........................................................................................................... 39
4.2.2 Vị trí II .......................................................................................................... 41
4.2.3 Vị trí III ......................................................................................................... 45
4.2.4. Vị trí IV........................................................................................................ 47
4.2.5. Vị trí V ......................................................................................................... 50
4.3. Bản vẽ phối cảnh 3D của các vị trí trong khu vực cải tạo.................................. 53
4.4. Danh sách những loài cây bố trí trồng trong khuôn viên ................................... 56
4.5. Tỉ lệ phủ xanh ..................................................................................................... 57
4.6. Dự tính chi phí giá cây được trồng trong khu vực cải tạo .................................. 57
4.7. Kỹ thuật trồng ..................................................................................................... 60
4.7.1. Bứng cây ...................................................................................................... 60

4.7.2. Đào hố .......................................................................................................... 60
4.7.3. Trồng cây ..................................................................................................... 60
4.8. Chăm sóc và bảo quản cây xanh ........................................................................ 61
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 63
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

67

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1.Vị trí thảo cầm viên Sài Gòn trên bản đồ Quận 1 và phường Bến Nghé...23
Hình 3.1: Vị trí khu vực nghiên cứu (khoanh đỏ) trên bản đồ hiện trạng Thảo cầm
viên Sài Gòn ............................................................................................................31
Hình 3.2. Bản vẽ phân chia vị trí thiết kế khu vực chuồng sư tử.............................33
Hình 4.1: Hiện trạng khu vực thiết kế theo bản đồ hiện trạng Thảo cầm viên năm
2009..........................................................................................................................37
Hình 4.2. Bản vẽ 2D về hiện trạng khu vực thiết kế.................................................38
Hình 4.3. Bản vẽ 2D vị trí I chưa cải tạo .................................................................40
Hình 4.4. Bản vẽ 2D vị trí I sau khi cải tạo...............................................................41
Hình 4.5. Bản vẽ 2D vị trí IIa chưa cải tạo...............................................................42
Hình 4.6. Bản vẽ 2D vị trí IIa sau khi cải tạo...........................................................43

Hình 4.7. Bản vẽ 2D vị trí IIb chưa cải tạo………………………………………..44
Hình 4.8. Bản vẽ 2D vị trí IIb sau khi cải tạo……………………………………...45
Hình 4.9. Bản vẽ 2D vị trí III chưa cải tạo…………………………………………46
Hình 4.10. Bản vẽ 2D khu vực III sau khi cải tạo………………………………….47
Hình 4.11. Bản vẽ 2D vị trí IV chưa cải tạo……………………………………….48
Hình 4.12. Bản vẽ 2D sau khi cải tạo khu vực IV…………………………………49
Hình 4.13. Bản vẽ 2D vị trí V chưa cải tạo………………………………………..50
Hình 4.14. Bản vẽ 2D khu vực V sau khi cải tạo………………………………….52
Hình 4.15. Phối cảnh 3D vị trí I…………………………………………………...53
Hình 4.16. Phối cảnh 3D vị trí IIa…………………………………………………54
Hình 4.17. Phối cảnh 3D vị trí IIb…………………………………………………54
Hình 4.18. Phối cảnh 3D vị trí III…………………………………………………55
Hình 4.19. Phối cảnh 3D vị trí IV…………………………………………………55
Hình 4.20. Phối cảnh 3D vị trí V………………………………………………….56
Hình 4.21. Cây dừa cạn …………………………………………………………..58

viii


Hình 4.22. Cây lan ý……………………………………………………………59
Hình 4.23 cây nguyệt quế……………………………………………………….59
Hình 4.24 Cây lưỡi cọp vàng……………………………………………………59
Hình 4.25. Hoa cúc tím………………………………………………………….59
Hình 4.26. Cây trúc nhật………………………………………………………...59
Hình 4.27. Cây ác ó …………………………………………………………….59
Hình 4.28. Cây vạn tuế…………………………………………………………..59

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1. Danh sách những loài cây trang trí được sử dụng trồng trong khu vực cải
tạo…………………………………………………………………………………..56
Bảng 4.2. Ước lượng một số loài cây trồng trang trí………………………………58
.

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Tốc độ đô thị hoá nhanh đã khiến chính quyền các đô thị phải đối mặt với rất

nhiều nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá… Chính vì vậy, việc quản lý, phát triển
công viên, cây xanh đô thị thường bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Thực tế, cây xanh có
vai trò rất quan trọng với con người và môi trường đô thị, là một bộ phận trong hệ
sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi
trường sống. Đặc biệt, công viên - cây xanh - mặt nước là một trong những yếu tố
nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị, tạo bản sắc cho đô thị. Không
gian xanh, công viên còn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức các hoạt động văn hoá,
vui chơi giải trí, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của cộng đồng. Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tăng
nhanh và xu hướng tập trung cao mật độ dân số về các khu vực đô thị, khu công
nghiệp, và quá trình phát triển của các công trình xây dựng, khu đô thị mới, khu
chung cư, nhà cao ốc đã làm cho hệ sinh thái của các đô thị đang bị tác động mạnh
mẽ. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề do tiếng ồn, khí thải, khói, bụi, hóa chất… từ

các khu công nghiệp, phương tiện giao thông. Do đó nhiều nhà chuyên môn đang
quan tâm tới vấn đề môi trường ở đô thị và xây dựng các đô thị xanh và đô thị sinh
thái (Trương Mai Hồng, 2010).
Việc quy hoạch mảng xanh trong quản lý đô thị nhằm mục đích tạo một môi
sinh tốt cho cuộc sống và làm việc ở đô thị là một yêu cầu lớn. Cây xanh đã trở
thành một trong những thành phần cơ bản trong quy hoạch chung của đô thị. Quy
hoạch chung này vừa là một khoa học tổng hợp, vừa là một nghệ thuật xây dựng và

1


tổ chức không gian để tạo cho đô thị một trật tự khoa học thuận lợi. Việc quy hoạch
cây xanh làm sao phải hài hòa với các công trình kiến trúc khác, phù hợp với hoàn
cảnh địa lí, khí hậu, đất đai của khu vực, diện tích cho việc phát triển hệ thống cây
xanh cần được xác định phù hợp trong tổng thể quy hoạch chung… nhằm phát huy
được các vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị, làm tăng vẻ
đẹp hiện đại và đặc thù cho mỗi đô thị. Trong đó, vai trò của các công viên, vườn
bách thảo ngày càng quan trọng đối với bộ mặt đô thị và đời sống tinh thần của
người dân.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các công viên như công viên Tao Đàn,
công viên Lê Văn Tám, công viên 23 tháng 9, công viên Gia Định thì Thảo cầm
viên Sài Gòn cũng là một điểm đến ưa thích của người dân thành phố và du khách
tham quan. Thảo cầm viên là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng thứ 8 thế
giới, là thành viên chính của hiệp hội các vườn Đông Nam Á. Đây không chỉ là một
khu vui chơi giải trí thông thường mà còn là một nơi giáo dục cho mọi người vai trò
của thiên nhiên và môi trường. Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
(30/04/1975), Thảo cầm viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan
hàng năm, đã làm cho cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp. Trước tình hình đó, từ
năm 1984 Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trương cải tạo, nâng cấp
Thảo cầm viên Sài Gòn với nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới như:

kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải
nhựa và bêtông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm .
. . Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp
với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ
8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2 (theo saigonzoo.net).
Trong những năm gần đây, việc cải tạo và nâng cấp Thảo cầm viên Sài Gòn đã
được ban lãnh đạo đơn vị cũng như lãnh đạo thành phố thông qua và đang từng
bước thực hiện. Cùng với việc đầu tư xây dựng một vườn thực vật mới với diện tích
gần 487 ha tại Củ Chi, quá trình cải tạo Thảo cầm viên cũng đã được triển khai,
nhằm đáp ứng các yêu cầu về giải trí, bảo tồn, cảnh quan… Trong đó khu vực

2


chuồng nuôi sư tử và lân cận cũng là một trong những khu vực mà yêu cầu cải tạo
đã được đặt ra.
Với những lý do đó, chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài “Cải tạo hệ thống
cây xanh khu vực chuồng thú dữ tại thảo cầm viên Sài Gòn”.
Đề tài này được thực hiện dưới sự giúp đỡ tận tình của cô Trương Mai Hồng,
giảng viên khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Cải tạo hệ thống cây xanh nhằm tạo cảnh quan và cải thiện môi trường xung
quanh khu vực chuồng thú dữ, đồng thời góp phần làm tăng diện tích mảng xanh
của thảo cầm viên Sài Gòn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng cây xanh trong khu vưc chuồng thú dữ của thảo cầm
viên.
- Lựa chọn loài cây phù hợp để trồng thêm vào khu vực nghiên cứu.
- Thiết kế bản vẽ 2D và 3D cho khu vực nghiên cứu.
1.4. Giới hạn đề tài

Do hạn chế về năng lực và thời gian của một đề tài tốt nghiệp, đề tài chỉ giới
hạn trong một khu nhỏ của Thảo cầm viên nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ đặt ra, trong
yêu cầu thời gian 06 tháng cho phép. Diện tích thực hiện đề tài là diện tích đất xung
quanh khu chuồng sư tử.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Sinh thái môi trường đô thị
Theo Trương Mai Hồng (2010), sinh thái môi trường đô thị là hệ thống bao
gồm nhiều thành phần, đó là các quần thể sinh vật sống, kể cả con người và hoạt
động xã hội của con người, cùng với các yếu tố vật lí, vi sinh như đất đai, nhà cửa,
xí nghiệp, đường xá, cầu cống, mạng lưới điện, nước, các công trình công cộng tồn
tại trong một phạm vi không gian, lãnh thổ đô thị, tương tác với các yếu tố khác có
mặt trong môi trường đó.
Trong đó con người và hoạt động của họ đóng vai trò quyết định vào sự phát
triển của đô thị. Ở đây con người can thiệp rất mạnh mẽ, rất thô bạo, sâu sắc và
thường đi ngược lại, làm hại môi trường tự nhiên. Bởi sự tập trung qúa đông dân cư,
bởi qúa trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người, bởi qúa trình thải
ra các chất độc hại.


Môi trường đô thị bao gồm hệ sinh thái môi trường mà trong đó các quần thể

sinh vật kể cả con người với mật độ cao, tồn tại phát triển cùng với các thành phần
vật lí như đường xá, nhà cửa, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp,
giao thông, du lịch… Cùng với sự tập trung dân cư ngày càng đông.

* Như vậy môi trường đô thị có đặc thù riêng đó là:
y

Sự tập trung dân cư đông và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du

lịch, giao thông phát triển.
y

Biểu hiện sâu sắc về tác động của con người đến hệ sinh thái. Ở đó con người

can thiệp mạnh mẽ nhất, làm mất cân bằng nhất so với các hệ sinh thái môi trường
khác.

4


Ở Tp HCM với dân cư hiện nay (2005) trên 5,2 triệu người, trong đó gần 4
triệu dân cư nội thành. Mật độ 2912 ng/ km2 (Tp HCM là một trong 7 Tp có mật
độ dân cư lớn nhất thế giới) trên diện tích 2.080 km2 Tp có khoảng 700 nhà máy xí
nghiệp công nghiệp, gần 30000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Phân bố xen kẽ trong
khu dân cư. Mặt khác nhiều xí nghiệp có cơ sở thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu. Kết
quả các hoạt động của con người đã gây ra những tác động sâu sắc, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường đô thị như gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,
không khí…
2.2. Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái môi trường đô thị (theo Trương
Mai Hồng, 2010)
2.2.1. Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị
2.2.1.1. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức
sống trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia thành

nhiều lớp, nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu từ độ cao 0 – 10 km
trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp bình lưu từ độ cao 10 – 50 km, trong đó lớp
ozon xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km. Lớp trung lưu ở độ cao trên 50 – 90 km và lớp
ngoài (Lê Huy Bá, 1997) . Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch
chứa 2 loại khí N2 (78%), O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như argon (0,93%),
CO2 (0,03%), hơi nước… Các thành phần này hầu như không đổi. Tuy nhiên trong
quá trình phát triển của các hoạt động xã hội loài người, và do sự phân giải tự nhiên
của sinh vật nhất là tại các đô thị, qúa trình ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng
lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu,
phương tiện kiểm soát và giám sát ô nhiễm không khí thiếu thốn.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí
CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng
lượng khí O2 cho khí quyển.
Công thức tổng quát của quá trình quang hợp

5


AS
6CO2

+ 6 H2 O -----Æ C6 H12 O6 + 6 O2
Dl

Tuy nhiên tác dụng này có hiệu qủa rõ ràng khi cây trồng trên những mảng
lớn và ở khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch, các rừng
phòng hộ ngoại thành. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả năng hấp thu
8 kg CO2 /h = lượng CO2 do 200 người thải ra /h.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp
thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các

monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di
chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn.
Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1983) thì một hàng rào cây xanh có khả năng làm
giảm 85% chất chì và một hàng cây rộng 30 m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi.
Một ha cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm (dẫn theo Trương
Mai Hồng, 2010).
2.2.1.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ
không khí có khi tới 34 – 350C hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào phải
chịu nhiệt độ cao, khô khan). Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến
4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt
trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa.
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của các khu
vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa qúa cao, do mật độ dân
cư cao.
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 200c, vì vậy điều hòa
nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết.

6


Các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, bê tông, nhựa đường,
tole… được xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu cây xanh.
Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng đất quanh thành
phố, độ chênh lệch nằm trong khoảng 3 – 50C (Moll, 1991) hoặc 0,5 – 1,50C
(Federer, 1970 (dẫn theo Lê Huỳnh, 1999)).
Cây xanh mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,30C
đến 3,90C, khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị. Hiệu
quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng
cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể làm

giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng
lượng mặt trời (Trương Văn Quảng (2004); Website: quanlymt.blogspot.com ).
Trong quá trình quang hợp, lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, do
đó làm cho nhiệt độ không khí giảm xuống. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm
giảm nhiệt độ càng hiệu quả. Trong rừng cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn
bên ngoài < 30C. Đồng thời quá trình thoát hơi nước qua khí khổng của lá cũng làm
giảm nhiệt độ không khí xung quanh. Thực thế lượng nước cây hút vào rất nhiều
nhưng dùng cho quang hợp lại rất nhỏ, còn chủ yếu qua con đường thoát hơi nước
(95 – 98%). Ví dụ rễ cây hút 1000 g nước, cơ thể chỉ tăng 3 g chất khô. Sự thoát hơi
nước lãng phí nhưng cần thiết này diễn ra thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt
động sinh lí bình thường của thực vật nhưng qua đó đã làm giảm đáng kể nhiệt độ
không khí xung quanh. Tiết kiệm năng lượng bằng trồng cây thay vì sử dụng các
máy điều hòa nhiệt độ có thể đạt 10 – 50% đối với làm mát, và đạt 4 – 22% đối với
sưởi nóng.
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ… trong đô thị góp phần
tạo nên không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo nên những
khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời chỉ còn 5 – 40%.
Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê tông. Cây xanh làm
tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo
thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các hàng cây trồng dọc ven đường

7


Ở các khu trường học, bệnh viện, cơ quan, bến tàu xe, công viên… những
tán cây xanh tạo nên một vòm trời im mát, giúp cho con người nghỉ ngơi, hoạt động
tốt hơn. Cây xanh cũng góp phần làm giảm mệt nhọc trong sản xuất hay đi đường
cho con người, từ đó tăng sức bền bỉ dẻo dai trong sản xuất và tăng sức khỏe cho
con người.
Những khoảng không gian xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề làm

giảm hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường
2.2.1.3. Cây xanh cản bớt tiềng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau
hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn động
không tuần hòan.
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người. Các nhà
nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường
lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, lò
cao, các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia
đình (máy giặt, máy hát, radio…).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của
nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật
liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được
khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với
đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai
rừng rộng 30 m và cây cao 12 m có thể giảm 50% tiếng ồn (Nguyễn Sơn Thụy,
2005).
Tuy nhiên hiệu qủa này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật độ,
diện tích trồng cây.

8


2.2.2. Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không
khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để thưởng thức,
nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền đất nước và của
thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai
tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên.

Ví dụ riêng cây xanh đường phố thuộc khu vực nội thành Tp HCM đã có tới
49 họ thực vật, cây xanh công viên có tới 73 họ. Riêng Thảo cầm viên có thành
phần cây của 360 loài thuộc 64 họ. Tao Đàn có 32 họ (tài liệu kiểm kê của Công ty
Công viên Cây xanh TP.HCM năm 1996).
Những khu trồng hoa kiểng, bonsai như Gò Vấp, khu du lịch Đầm Sen, vào
các dịp hội hoa xuân thể hiện rõ nét sự đa dạng của hệ thực vật trong thành phố.
Điều đó làm tăng gía trị khoa học của cả hệ thống rừng và cây xanh trong đô
thị.
2.2.3. Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị
2.2.3.1. Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão
Lớp không khí xung quanh ta luôn luôn chuyển động, ngoài chuyển động
thẳng đứng, còn chuyển động ngang. Chính chuyển động ngang này sinh ra gió.
Tốc độ gió mạnh nhưng nếu gặp vật cản, sẽ bị giảm một phần đáng kể. Hàng cây
cũng có tác dụng ngăn cản đó.” Những dải rừng cây có tác dụng mạnh mẽ trong
một phạm vi bằng 20 –30 lần độ cao ở phía trước rừng và 40 –50 lần độ cao ở phía
sau rừng” (Khí tượng nông nghiệp, Vitkevich).
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh
quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng, cản trở tốc độ gió
bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, bố trí, số lượng cây trồng.
Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng thành

9


nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn hạn chế
được những luồng gió lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió mùa đông bắc.
2.2.3.2. Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và
các công trình kiến trúc khác
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung vào

một số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá, gây xói
mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc biệt ở những
nơi có địa hình dốc như nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng cây phân tán và tập
trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy rất lớn.
Ở các vùng ngoại ô rừng phòng hộ không chỉ có tác dụng bảo vệ khỏi gió
bão, mưa lũ gây ra cho vùng nội thành, mà ở nơi này diện tích canh tác còn nhiều
do vậy cây xanh ở đây còn có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ mùa màng, bảo
vệ các hệ thống thủy lợi, nhà cửa của người dân.
2.2.4. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc nhà ở,
vườn, ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây á, trong đó phải kể tới công
trình nổi tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN.
Bây giờ không ai còn bàn cãi gì nữa về vấn đề cây xanh làm tăng mĩ quan
chung của đô thị, mà chỉ còn bàn về nghệ thuật sắp xếp cây thế nào cho được hài
hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại từng khu vực. Cây
xanh trồng 2 bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ quan, trường học, công
viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi trưòng sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo
nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành phố, công trình kiến trúc. Việc chọn
lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc cây cảnh… là những công trình nghệ thuật
thực sự. Nó không chỉ mang đến gía trị về tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể
hiện nghệ thuật thẩm mĩ phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng
nhà sáng tạo. Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật
của đô thị. Con người luôn vươn tới cái hoàn mĩ hơn, vì vậy họ luôn luôn cải thiện,

10


sáng tạo từ những nền tảng cũ. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra ở mọi nơi
trên thế giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn giữ nét văn hóa
nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi con đường, mỗi vườn hoa, mỗi dân tộc

…có sự kết hợp hài hòa và mang được tính hiện đại.
2.2.5. Các công dụng khác
2.2.5.1. Giá trị tinh thần
Những mảng xanh trong vườn hoa, công viên, rừng du lịch, khu chung cư,
biệt thự …ở đô thị, luôn tạo ra những môi trường mát mẻ, trong lành, giúp cho
người dân được thư dãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.
Những lúc đắm chìm vào thiên nhiên, con người dễ giải tỏa được ưu phiền của cuộc
sống, hiệu quả làm việc cao hơn.
Việc tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây cũng thắt chặt thêm tình cảm
giữa mọi người, giữa con người với thiên nhiên; nâng cao tác dụng giáo dục, nhận
thức tình cảm cho trẻ em về gía trị, vai trò cây xanh và sự giàu có của thiên nhiên
đất nước, về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Trước những cảnh quan đó không chỉ khắc sâu tình cảm của người dân đô
thị, người dân trong nước mà còn lưu giữ những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp của du
khách nước ngoài khi tới thăm nước ta.
2.2.5.2. Những nguồn lợi kinh tế trực tiếp từ cây xanh
Mặc dù vấn đề kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây
xanh đô thị, nhưng trên thực tế nó đã góp phần không nhỏ vào nguồn lợi này.
Thu hoạch hoa cung cấp cho công nghiệp nước hoa như lan tua, hoa hồng,
thiên lí…, thu hoạch quả như me, sấu, dừa, vú sữa…
Qua việc chặt tỉa, chăm sóc cây hàng năm đã cung cấp một lượng củi, vật
liệu xây dựng đáng kể cho nhân dân.

11


2.2.5.3. Những nguồn lợi kinh tế gián tiếp
Cây xanh góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe, hiệu quả sản
xuất cho con người, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe
Cây xanh đô thị cũng là nguồn cung cấp hạt giống rất đáng kể nhờ khả năng

dễ kiểm soát tốt hơn việc tuyển chọn cây giống cũng như chất lượng hạt giống như
hệ thống cây ở các vườn bách thảo, vườn sưu tập. Nhất là đối với những loài cây
hiện còn rất ít, hay ở các rừng sâu, hiểm trở khó khăn cho việc thu hái hạt giống và
nghiên cứu.
Một nguồn lợi kinh tế đáng kể khác đó là các loại động vật hoang dã, chim
muông, ong … trở lại sinh sống và phát triển trong các công viên, rừng phòng hộ,
rừng cảnh quan. Các nguồn thu từ thủy hải sản gia tăng khi thực hiện kết hợp làm
giàu rừng ven đô, các dự án nông lâm kết hợp, như ở rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nguồn lợi kinh tế thông qua du lịch sinh thái, từ khách tham quan tới các
Công viên như các Công viên Đầm Sen, Kỳ Hòa, Thảo cầm viên TP.HCM hay
nguồn nguồn thu từ các cuộc triển lãm hội hoa xuân cũng không nhỏ
Ngoài ra do hàng năm phải trồng mới, bảo vệ, chăm sóc, thu hái hạt giống,
gieo ươm cũng mang lại công ăn, việc làm cho nhiều người dân.
Những nguồn lợi kinh tế này góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo điều
kiện, động lực khuyến khích nhân dân tham gia phát triển mạnh mẽ hơn hệ thống
cây xanh đô thị.
2.2.5.4. Cây xanh góp phần vào an ninh quốc phòng
Những rừng cây ven đô có vai trò rất lớn đối với vấn đề an ninh quốc phòng.
Các rừng sát ven đô Tp HCM trước đây từng được lực lượng kháng chiến sử dụng
làm địa bàn hoạt động để tiếp cận về thành phố.
Khi các rừng ven đô được phát triển, người dân sống ổn định tại nơi đây sẽ
giúp tăng cường an ninh cho thành phố. Ngoài ra cây cối còn có thể hạn chế được
các khí độc hóa học trong từng khu vực hẹp không cho lan rộng. Hạn chế hoặc ngăn
được đám cháy lan rộng, khống chế ngọn lửa dễ dàng hơn.

12


2.3. Các nguyên lý xây dựng cảnh quan hoa viên
Trong quá trình thiết kế bản vẽ một khu vực hoa viên, nhà thiết kế luôn luôn

phải tuân theo các nguyên lý cơ bản nhất đó là bố cục cảnh quan hoa viên, kĩ xảo
tạo hình, trang trí không gian cảnh quan hoa viên, và các quy luật bố cục chủ yếu.
Một vấn đề cần được quan tâm khi chọn loài cây và thiết kế cây xanh là cần
tạo sự phối hợp theo đặc điểm loài cây, màu sắc, chiều cao…và cần tuân theo
những nguyên tắc trong thiết kế.(Trương Mai Hồng, 2007 (dẫn theo Nguyễn Văn
Thiết, 2009)).
2.3.1. Những nguyên tắc thiết kế cảnh quan
Thiết kế không phải là một môn khoa học chính xác và những nguyên tắc
được sử dụng để thiết kế cũng có nhiều cách nói khác nhau. Ba phạm trù dưới đây
chứa những yếu tố cơ bản mà khi kết hợp chúng với nhau sẽ đem lại những cách
giải thích thường dễ chấp nhận cho việc thiết kế cảnh quan đẹp.
2.3.1.1. Thứ tự – Cân bằng – Sự cân đối
Cấu trúc cơ bản của sân vườn. Thứ tự có thể được sữ dụng qua tính đối
xứng, như trong một sân vườn thông thường, thông qua việc dùng các loại cây hay
màu

sắc…

2.3.1.2. Hài hoà hay dồng nhất
Khi những phần của khu vườn có tác động chung với nhau như toàn bộ khu
vườn. Điều này có thể thực hiện bằng việc sử dụng giới hạn màu sắc, các loại cây…
chủ đề của khu vườn nên xây cho đồng nhất.
2.3.1.3. Dòng chảy, chuyển đổi hay nhịp điệu
Liên tục giữ ánh mắt của bạn di chuyển và trực tiếp vào nơi bạn muốn để
nhìn thấy sự chuyển đổi dần từ độ cao và màu sắc để tránh tầm nhìn của bạn bị
dừng lại đột ngột. Sự chuyện đổi cũng có thể giúp bạn sử dụng để tạo ra hình ảnh
của không gian lớn bằng việc tạo chiều sâu cho khu vườn qua việc sử dụng các loại
cây nhỏ vào phía sau các cây cao hơn. ()

13



2.3.2. Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên
Theo Hàn Tất Ngạn (1999) thì mỗi một một bố cục cảnh quan hoa viên có
toát
lên được giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm
điểm
nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.
2.3.2.1. Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí nhìn cùng chiều với ánh sáng thì chi
tiết của các vật thể được nhìn nổi rõ. Ngược lại, khi vị trí ngược chiều ánh sáng thì
chi
tiết của các vật thể bị lu mờ đi, còn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản
của khoảng sáng bao quanh.
2.3.2.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn đến tiêu điểm nhìn (vật thể được
nhìn). Khảng cách này có mối quan hệ gắn bó với đặc tính quang học của mắt,
chiều cao và ngang của vật thể và chi tiết, chất liệu bề mặt vật thể (cấu trúc mặt
ngoài). Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn rõ trong góc
hình nón 280.
Với góc này tương quan giữa khoảng cách nhìn (D) và chiều cao (H), chiều
ngang (L) của vật thể là 2 thì cho phép thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể D/2L
(2H). Song nếu muốn quan sát vật thể trong không gian rộng có bầu trời, cây cỏ
xung quanh, cần được nhìn dưới góc 180, nghĩa là D/3L (3H). Như vậy, tỉ tệ D/L
(H) là tương quan quan trọng để xác định chất lượng không gian.
+ Nếu D/L (H) nhỏ hơn 1: Tác động nội tại của các thành phần bao quanh không
gian là rất mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở và sợ
hãi.
+ D/L bằng 1: Cảm giác có sự cân bằng tỷ lệ với con người, gây ấn tượng than mật,
gần gũi.


14


×