Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ CƯ ÊWI, HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH HỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐÔN HOÀNG

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MÔ
HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ CƯ ÊWI,
HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐĂKLĂK

 
 
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LÂM NGHIỆP
 
 
 
 
 
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH HỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐÔN HOÀNG

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MÔ


HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ CƯ ÊWI,
HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐĂKLĂK

Ngành: LÂM NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: T.S BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2011


LỜI CẢM TẠ
Đề tài này được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày hôm
nay.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.
Thầy Bùi Việt Hải đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Bác Nguyễn Trọng Ngân (Trưởng thôn), đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt
thời gian thực tập tại thôn.
UBND xã Cư Êwi huyện Cư Kuin tỉnh Đăklăk tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi
hoàn thành đề tài.

Sinh viên
NGUYỄN ĐÔN HOÀNG


 

ii


TÓM TẮT
Đề tài:“ Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến mô hình NLKH tại thôn 1B
xã Cư Êwi, huyện Krông Ana tỉnh Đăklăk. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2/
2010 – tháng 7/ 2010.
Luận văn nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nôn lâm kết hợp
tại thôn 1B, xã Cư Êwi, huyện Krông Ana, tỉnh Đăklăk. Qua đó, đề ra các giải pháp
phát triển, cải thiện hiệu quả các mô hình này góp phần nâng cao đời sống người
dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của
người dân thôn 1B. Tại địa phương có 8 phương thức sử dụng đất như sau:
a)

Cà phê – Điều

b)

Cà phê – Cây ăn quả (sầu riêng, mit…)

c)

Cà phê – Điều – Cây ăn trái

d)


Cà phê – Tiêu (Muồng đen)

e)

Điều (Tiêu) – Chăn nuôi – Cây nông ngiệp

f)

Cà phê độc canh hoặc Điều độc canh

g)

Điều – Cao su

h)

Khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống này bao gồm hai nhóm
yếu tố: Yếu tố tự nhiên (Địa hình, đất đai, nguồn nước …) yếu tố xã hội (Các chính
sách, khoa học kỹ thuật, Trong đó yếu tố chính sách là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
đối với người dân.
Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên.

 

iii



MỤC LỤC
TRANG TỰA

I

LỜI CẢM TẠ

II

TÓM TẮT

III

T

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

VII

T

DANH SÁCH CÁC BẢNG

VIII

DANH SÁCH CAC HÌNH

IX

Chương 1


1

MỞ ĐẦU

1

Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Các khái niệm nông lâm kết hợp

3

2.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp tại việt nam

4


2.3. Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam

6

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8

3.1 Địa điểm nghiên cứu

8

3.1.1 Giới thiệu sơ lược địa điểm ngiên cứu

8

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

8

3.1.2.1 Vị trí địa lý

8

3.1.2.2 Địa hình

8

3.1.2 3 khí hậu


9

3.1.2.4 Thủy văn

9

3.1.3 Điều kiện dân sinh y tế văn hóa

9

3.1.3.1 Dân số - Y tế - Văn hóa

 

9

3.1.3.2 Kinh tế

10

3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng

11

iv


3.1.3.4 Công tác khuyến nông


11

3.1.4 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu

13

3.3 Phương pháp nghiên cứu

13

3.3.1 Thu thập số liệu

13

3.3.1.1 Đối với thông tin thứ cấp

13

3.3.1.2 Đối với thông tin sơ cấp

14

3.3.1.3 Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA)

14

3.3.2 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


15
17

4.1 Các hệ thống NLKH tại địa phương và ưu nhược điểm của các hệ thống
4.1.1 Các mô hình sử dụng đất trong hệ thống NLKH

17
17

4.1.1.1 Cà phê- Điều

18

4.1.1.2 Cà phê - Cây ăn quả ( sâu riêng, mít)

19

4.1.1.3 Cà phê – Điều – Cây ăn trái

20

4.1.1.4 Cà phê – Tiêu (trụ trồng là cây muồng đen)

21

4.1.1.5 Điều (Tiêu) – Chăn nuôi – Cây nông nghiệp

22

4.1.1.6 Cà Phê độc canh hoặc Điều độc canh


23

4.1.1.7 Điều – Cao su

23

4.1.1.8 Các mô hình khác

24

4.1.2 Ưu nhược điểm của các hệ thống

25

4.1.2.1 Mô hình Cà phê – Điều

25

4.1.2.2 Mô hình Cà phê – Cây ăn trái

25

4.1.2.3 Mô hình Cà phê – Tiêu (muồng đen

26

4.1.2.4 Cà phê – Điều – Cây ăn trái

26


4.1.2.5 Cà phê (Tiêu) – Chăn nuôi – Cây nông ngiệp

27

4.1.2.6 Điều – Cao su

27

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình NLKH tại địa phương
4.2.1 Yếu tố tự nhiên

 

12

27
28

v


4.2.1.1 Địa hình

28

4.2.1.1 Địa hình

28


4.2.1.2 Đất đai

29

4.2.1.3 Thời tiết

31

4.2.1.4 Nguồn nước

32

4.2.2 Yếu tố xã hội

33

4.2.2.1 Các chính sách.

33

4.2.2.2 Tổ chức địa phương.

34

4.2.2.3 Nguồn vốn

35

4.2.2.4 Trình độ khoa học kỹ thuật


36

4.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện các mô hình NLKH có thể áp dụng tại địa
phương

38

4.3.1 Giải pháp về vốn

38

4.3.2 Giải pháp về chính sách

38

4.3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

39

KẾT LUẬN

40

5.1 Kết luận

40

5.1.1 Các hệ thống nông lâm kết hợp tại địa phương

40


5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình NLKH tại địa phương

40

5.2 Kiến nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

43

 

vi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
NLKH:

Nông lâm kết hợp

SWOT:

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cản trở (StrengthWeakness-Opportunity-Threat)


V-A-C:

Vườn - ao - chuồng

R-V-A-C:

Rừng - vườn - ao - chuồng

SALT:

Kỹ thuật canh tác NLKH trên đất dốc

FAO:

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture
Organization)

LNXH:

Lâm nghiệp xã hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

PRA:

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory
Rural Appraisal)


 

KTCSND:

kiến thức về chính sách của người dân

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

IIRR

Viện tái thiết nông thôn quốc tế

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc theo xã Cư Êwi

10

Bảng 3.2: Bảng cơ cấu đất đai của thôn

12

Bảng 4.2: Địa hình ảnh hưởng tới việc lựa chọn cây trồng

28


Bảng 4.3: Các loại đất tại thôn

29

Bảng 4.4: Bảng biểu thị diện đất tích canh tác của người dân tại thôn

29

Bảng 4.5: Bảng nói về mức độ hiểu biết chính sách của người dân tại thôn

33

Bảng 4.6: Mức tác động của chính sách đến mô hình NLKH

33

Bảng 4.7: Nguồn vay vốn để sử dụng trong sản xuất

35

Bảng 4.8: Tần số sự dụng khoa học kỹ thuật trong mô hình NLKH

36 

 

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu diện tích đất đai của thôn 1B

12

Hình 4.1: Mô hình Cà phê – Điều

18

Hình 4.2: Mô hình Cà phê – Cây ăn quả

19

Hình 4.3: Mô hình Cà phê – Điêu – Cây ăn trái

20

Hình 4.4: Mô hình Cà phê – Tiêu (muồng đen)

21

Hình 4.5: Mô hình Điều (tiêu) - Chăn nuôi – Cây nông nghiệp

22

Hình 4.6 a: Mô hình Cà phê độc canh

23

Hình 4.6b: Mô hình Cà phê độc canh


23

Hình 4.7: Mô hình điều – Cao su

24

Hình 4.8a: Bạch đàn trồng khoảng trống

24

Hình 4.9b: Keo lai – Điều

24

Hình 4.10: Biểu đồ diện tính canh tác

30

Hình 4.11: Sơ đồ lát cắt thôn 1B

31

Hình 4.12: Sơ đồ Venn về ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể đến người dân

34

 

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng
mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế
giới (Nguyễn Văn Sở, 2002). Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên
cứu trung và dài hạn cho thấy NLKH là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng
hợp có tiềm năng thỏa mãn các yếu tố của phát triển nông thôn và miền núi bền
vững. Lợi ích về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội của hệ thống NLKH đã được khẳng
định trong nhiều tài liệu (Carson, 1992; Sanchez, 1996; Kang và Akinnifesi, 2000;
Neupane và Thapa, 2000).
NLKH thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem
lại các lợi ích về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn
và khôi phục hệ sinh thái (Nguyễn Văn Sở, 2002). Bên cạnh những lợi ích và hiệu
quả của hệ thống NLKH, một thực trạng đã được chỉ ra và phân tích bởi một số nhà
nghiên cứu là: Trong khi các hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả, là sinh kế
của nông dân từ nhiều năm nay thì phần lớn các mô hình NLKH mới du nhập trong
những năm gần đây bộc lộ nhiều hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự chấp
nhận của người dân địa phương. Sự thay đổi các hệ thống NLKH đã mang lại những
tác động rất lớn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Những tác động này thể
hiện trên các lĩnh vực: Kinh tế hộ gia đình, xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường. Hoạt động NLKH này rất đa dạng và phong phú, nên những
tác động này được thể hiện trong từng mô hình áp dụng cụ thể. (Cẩm nang Lâm
Nghiệp, 2006).

 

1



Mặc dù sản xuất theo kiểu NLKH đã mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ,
nhưng với những tác động đa dạng và nhiều mặt của các yếu tố tự nhiên và xã hội,
trong đó đáng kể nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông lâm nghiệp không
ngừng thay đổi, đã làm cho hiện trạng cây trồng trong các hệ thống NLKH tại các
xã khá đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Xuất phát từ những vấn
đề trên, được sự hướng dẫn của thầy Bùi Việt Hải, tôi thực hiện bài tiểu luận: “Tìm
hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến mô hình nông lâm kết hợp tại xã Cư Êwi, huyện
Cư kuin, tỉnh Đăk Lăk”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương trong các mô hình nông
lâm kết hợp và ưu nhược điểm của các mô hình tại địa phương.
Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến mô hình nông lâm kết hợp tại địa
phương.
Đề xuất các giai pháp để khắc phục các hạn chế trong việc áp dụng các mô
hình nông lâm kết hợp nêu trên.
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu cần phải có tính đa dạng về các hệ thống NLKH.
Cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu phải đa dạng về thành phần, mỗi thành
phần dân cư có tập quán canh tác khác nhau.
Địa điểm nghiên cứu có nhiều chương trình, chính sách nhà nước về khuyến
khích NLKH đang thực hiện.
Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá tình hình ở xã Cư Êwi thì thôn 1B đáp
ứng được nhu cầu của đề tài. Thôn có địa bàn rộng và có một lượng lớn dân cư có
thể thu thập được lượng số liệu cần thiết để phục vụ đề tài. Thôn có hệ thống cây
trồng đa dạng có nhiều mô hình NLKH có thể làm tiền đề cho đề tài.

 


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm nông lâm kết hợp
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng
mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế
giới (Nguyễn Văn Sở, 2002). Theo thời gian các khái niệm về NLKH ngày càng có
sự thay đổi, mỗi một tác giả đều có một cách nhìn nhận về NLKH.
Theo Bene và các cộng sự năm 1977 thì “NLKH là một hệ thống quản lý đất
vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại
hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp
nhau trên cùng một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với
các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương”.
Năm 1979 kế thừa khái niệm về NLKH của Bene. Tổ chức PCARRD (The
Philippine Council for Agriculture, Forestry and Natural Resources, and
Development) đã đưa ra khái niệm mới về NLKH đó là “NLKH là một hệ thống
quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc
hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế,
xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương”
Theo sự phát triển của NLKH, các nhà khoa học đã có nhận định khá rõ về
các thành phần trong mô hình NLKH. Theo định nghĩa của Lundgren và Raintree
“NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kỹ thuật trong đó có các
cây gỗ đa niên (cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả) được trồng có suy tính trên cùng
một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và với gia súc, gia cầm dưới dạng
xen theo không gian hay thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động
tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng

 


3


Trong khái niệm trên, NLKH không nhất thiết phải có cây rừng mà chỉ có
cây lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn trái, cọ) và cây lâu năm là thành
phần không thể thiếu của hệ thống có tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái
lẫn kinh tế giữa các thành phần.
Như khái niệm của Nair, năm 1987 “NLKH là một hệ thống sử dụng đất
trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu hay vật nuôi một cách thích hợp với
điều kiện sinh thái và xã hội, theo một hình thức phối hợp không gian và thời gian,
để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững
trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên
các vùng đất khó khăn”.
Tóm lại: “NLKH là sự kết hợp một cách hài hòa với cấu trúc không gian
giữa cây lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả các loại) kết hợp với hoa
màu hay vật nuôi trên một tổng thể nhất định, làm tăng thêm hiệu quả và làm gia
tăng các sản phẩm để thu lợi nhuận và tăng thêm các giá trị về môi trường xã hội
cho các cộng đồng dân cư”.
2.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp tại việt nam
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
vườn – ao – chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẻ và
lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau thích hợp cho từng vùng sinh
thái cụ thể. Sau đó là hệ thống rừng – vườn – ao – chuồng (RVAC) và vườn đồi
được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập
mặn – nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh mẽ ở các vùng duyên hải các
tỉnh miền Trung và miền Nam. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn
miền núi theo phương thức NLKH ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương
đúng đắn của Đảng và nhà nước. Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư,
kinh tế mới, mới đây các chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661) và

các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đều có liên quan đến việc
xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH tại Việt Nam.

 

4


Ở Việt Nam, có thể chia NLKH thành 2 nhóm: Các hệ thống NLKH bản địa (các hệ
thống NLKH truyền thống) và các hệ thống NLKH mới được đưa vào (các hệ thống
NLKH cải tiến).
(1) Các hệ thống NLKH truyền thống:
™ Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải tiến
™ Các hệ thống rừng nhiều tầng truyền thống
¾ Hệ thống NLKH rừng và ruộng bậc thang
¾ Vườn hộ truyền thống
ƒ Vườn rừng
ƒ Vườn nhà với cây công nghiệp
ƒ Vườn cây ăn quả
ƒ Hệ thống V – A – C (Vườn – Ao – Chuồng)
ƒ Hệ thống R – V – A – C (Rừng – Vườn – Ao – Chuồng)
ƒ Hệ thống Rừng – Hoa màu – Lúa nước
(2) Các hệ thống NLKH cải tiến:
™ Hệ thống canh tác xen theo băng (trên đất dốc – SALT 1)
™ Trồng cây ranh giới/hàng rào cây xanh
™ Hệ thống đai phòng hộ chắn gió
™ Hệ thống Taungya
™ Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp
♦ Rừng cao su, thông, rừng khộp + gia súc
♦ Keo dậu + cỏ nuôi gia súc

♦ Dừa + cỏ (cỏ họ đậu)
™ Hệ thống Lâm – Nông – Đồng cỏ (SALT 2)
™ Hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3)
™ Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả qui mô nhỏ
(SALT 4)
™ Hệ thống lâm ngư kết hợp

 

5


Theo kết luận của nhiều nhà nghiên cứu, phần lớn các mô hình NLKH mới
được du nhập trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về tính hiệu quả,
độ bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương (Nguyễn
Văn Sở, 2002).
2.3. Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam
Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại Xã Bình
Nhâm, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương” đã kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng duy trì và lan rộng các mô hình NLKH nơi đây là môi trường và chính
sách kinh tế, thị trường.
Ngô Diệu Quyên (2008) với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân tại Thôn Tân Tiến, Xã Đạ
Rsal, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng” phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng các mô hình canh tác NLKH tại Thôn Tân Tiến, Xã Đạ Rsal, Huyện
Đam Rông, Tỉnh Lâm đồng là chính sách nhà nước và dòng thị trường cho sản
phẩm NLKH.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại Xã Xà Bang, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” phân tích các

yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và lan rộng các mô hình NLKH
hiệu quả tại địa phương là các yếu tố xã hội và đầu ra cho các sản phẩm NLKH..
Phạm Tiến Hải (2004) với đề tài “Đánh giá kết quả trồng rừng Sao Đen và
Dầu Rái theo phương thức NLKH, trồng dưới tán rừng và trồng theo rạch tại trại
thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Bù Đăng – Bình Phước” đưa ra kết luận:
phương thức trồng rừng trên rẫy lúa mới canh tác một năm cây sinh trưởng mạnh
hơn so với phương thức trồng trên rẫy lúa đã canh tác 3 năm.
Dương Thị Kim Hồng (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống
NLKH tại xã Xuân Tấn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.” Đã chỉ ra dòng thị
trường và nhu cầu xã hội của các sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và quan
trọng nhất đến việc lựa chọn các hệ thống của người dân.
 

6


Dương Văn Nam với đê tài “Nghiên cứu quá trình hình thành và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của mô hình NLKH tại Thôn 1, Thôn
2, Xã Biển Hồ Thành Phố Pleiku” Chỉ ra yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất
cho khả năng lan rộng mô hình NLKH là thị trường giá cả sản phẩm.
Qua các đề tài nghiên cứu về nông lâm kết hợp thì hầu như thị trường tiêu
thụ và nhu cầu sản phẩm là yếu tố chính ảnh hưởng đến mô hình nông lâm kết hợp.
Vì các yếu tố ảnh hưởng đã dẫn đến việc lựa chọn hay khả năng lan rộng mô hình
nông lâm kết hợp và dẫn đến sự đa dạng cây trồng. Cũng chính vì vậy mà em muốn
tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu ảnh hưởng đến mô hình NLKH tại xã Cư Êwi
huyện Cưkuin tỉnh Đăklăk
.

 


7


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu sơ lược địa điểm ngiên cứu
Xã Cư Êwi có 10 đơn vị hành chính thôn, buôn, có bốn trường học, 1 trạm y
tế hiện dân số toàn xã có 1.706 hộ với 8.606 khẩu, có 11 dân tộc anh em sinh sống,
có bốn tôn giáo (Công giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài), là một xã nông nghiệp,
trình độ dân trí thấp, không đồng đều, đường xá đi lại thì khó khăn nhất là vào mùa
mưa.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Xã Cư Êwi trước đây thuộc địa bàn quản lý của huyện Krông Ana, tỉnh
Đăklăk. Sau khi huyện Cư kuin được thành lập theo nghị định 137 /2007/NĐ-CP
ngày 27/8/2007 thì xã Cư Êwi thuộc địa bàn quản lý của huyện Cư Kuin, tỉnh Đăklăk.
Bắc giáp xã Ea Knuếc, Ea Yông, Hòa Tiến huyện Krông Pắc.
Nam giáp xã EaHu, Ea Ning huyện Cư Kuin.
Đông giáp xã Hòa Thành huyện Krông Bông.
Tây giáp xã Ea Ning, huyện Cư Kuin.
3.1.2.2 Địa hình
Xã Cư Êwi có 02 dạng địa hình đặc trưng.
ƒ Dạng đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của xã (chiếm 70%) có độ
dốc trung bình từ 3 – 150 dạng địa hình này thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, bố trí các khu dân cư phát triển sản xuất nông nghiệp.

 

8



ƒ Dạng đồi núi cao phân bố dọc theo ranh giới từ phía Đông đến Bắc,
có độ dốc trung bình 15 - 200.
3.1.2 3 khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có sự nâng lên của địa hình nên có
đặc trưng của khí hậu gió mùa cao nguyên. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng
của hai hệ thống gió mùa như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,9oC.
Số giờ nắng trung bình trong năm 2.473 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình năm 82%,.
Lượng mưa trung bình trong năm: 1.400 mm – 1.500 mm.
Lượng bốc hơi trung bình trong năm 85,5 mm.
Có 02 mùa rõ rệt mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
3.1.2.4 Thủy văn
Mạng lưới sông suối trên địa bàn xã gồm có suối Cư Êwi, suối Ea Kpun và
một số suối nhỏ khác. Do ảnh hưởng của địa hình và tính chất đặc trưng của khí
hậu, mùa mưa mức độ tập trung nước nhanh, tốc độ dòng chảy mạnh; mùa khô mực
nước xuống thấp, thường xảy ra tình trạng khô hạn.
3.1.3 Điều kiện dân sinh y tế văn hóa
3.1.3.1 Dân số - Y tế - Văn hóa
ƒ Dân số : Tổng số hộ trong xã là 1677 hộ với 8463 khẩu, xã có 11 thành phần
dân tộc trong đó có 723 hộ dân tộc với 3708 nhân khẩu
ƒ Thôn 1B có 315 hộ với 315 hộ với 1670 nhân khẩu,có ba thành phần dân tộc
kinh, tày, dao. Trong đó 1 hộ mường, 3 hộ dao, còn lại kinh. Người dân theo
công giáo chiếm 85% dân số của toàn thôn.

 


9


Bảng 3.1: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc theo xã Cư Êwi
Dân tộc

Số hộ

Số khẩu

Kinh

954

4755

Ê đê

94

534

Tày

304

1476

Nùng


257

1362

Dao

12

57

Mường

17

74

Sán chay

30

155

Sán dìu

5

27

Thái


2

12

Khơ me

1

6

H mông

1

5

(Theo Ủy ban nhân dân xã Cư Êwi, năm 2010)
ƒ Y tế: Duy trì trực 24/24 giờ tại trạm, thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý
thức phòng bệnh cho nhân dân. Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc
gia, Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ trong việc khám
chữa bệnh cho nhân dân.
ƒ Văn hóa – Thể thao: Tập trung chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa , thôn,
buôn văn hóa đảm bảo chỉ tiêu đề ra, quan tâm tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, TDTT nhất là các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, các phong tục tập
quán tốt đẹp, thường xuyên truyền vận động nhân dân bài trừ các hủ tục lạc
hậu, mê tín dị đoan trong ma chay, cưới hỏi và các hoạt động khác.
3.1.3.2 Kinh tế
Xã Cư Êwi là nông nghiệp, kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất nông
nghiệp như cây lúa, cà phê, tiêu, điều việc phát triển kinh tế xã hội còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố nhất là yếu tố thời tiết nên mức thu nhập của người dân không cao

 

10


bình quân khoảng 350.000 đồng/1người/tháng, cuộc sống của nhân dân đa phần còn
gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của xã cuối năm 2009 chiếm khoảng 26%
dân số toàn xã; số hộ cận nghèo chiếm 60%.
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Toàn xã có 96,5 km đường giao thông, trong đó đường trục xã
liên xã: 7km; đường trục liên xã: 16,5 km; trục đường thôn, xóm 43 km; đường ngõ,
xóm 50km; đường trục chính nội đồng: 30 km; có 1.0 km nhựa hóa. Hệ thống giao
thông trên địa bàn xã hầu như đều bị lầy lội vào mùa mưa.
Thủy lợi: Xã có hai công trình thuỷ lợi chính là đập Sinh Tre và đập thuỷ lợi
thôn 5, để phục vụ tốt cho nhu cầu tưới tiêu cho hơn 342 ha lúa nước và gần 1.200
ha cây công nghiệp dài ngày nhân dân đã xây dựng một số hệ thống đập tạm như:
Đập tạm thôn 4, thôn 2. Phần lớn hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá, một
số hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu chưa được đầu tư xây dựng nên việc dẫn
nước tươi tiêu cho lúa nước và cây công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn
nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là nguồn nước giếng đào. Xã chưa có công
trình nước sạch để cung cấp nước sạch cho nhân dân.
Điện: Năm 1998 được sự quan tâm của Nhà nước công trình điện lưới quốc
gia đã được xây dựng tại địa phương với quy mô gồm: 06 trạm biến áp với tổng
dung lượng là 350 kw/h; Tổng chiều dài tuyến Trung áp: 09 km. Tổng chiều dài
tuyến hạ áp khoảng: 13,5 km. Tổng số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn: 800
hộ chiếm 47,1% số hộ trên địa bàn toàn xã. Hệ thống điện lưới của xã phần lớn
nhân dân tự đóng góp kéo điện và hiện nay xã đang quản lý, một số tuyến đường
dây bị xuống cấp, số tuyến nhân dân tự kéo về các khu vực dân cư sử dụng đang

xuống cấp tầm trọng, không đảm bảo an toàn, còn khoảng 30 km và khoảng 920 hộ
đang sử dụng điện không đảm bảo an toàn.
3.1.3.4 Công tác khuyến nông
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân. Hỗ trợ về phân bón,
giống cây trồng cho người dân chủ yếu là các hộ nghèo.

 

11


3.1.4 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu
Thôn 1B, xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh ĐăkLăk có tổng diện tích tự nhiên
là 873 ha chiếm 27% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu đất đai của thôn
Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Nhóm đất nông nghiệp

711,4

81,5

Nhóm đất phi nông nghiệp

57,4


6,6

Nhóm đất chưa sử dụng

104,4

11,9

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy Thôn 1B phát triển chủ yếu lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp chiếm 81,5%, còn lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ
rất thấp 6,6%. Trong khi đó, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn cao chiếm 11,9%.
Trong tương lai, Thôn 1B sẽ tăng cường phát triển sản xuất nông nghiệp, kết
hợp chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của
người dân trên địa bàn.

Hình 3.1 : Cơ cấu diện tích đất đai của thôn 1B

 

12


3.2 Nội dung nghiên cứu
(1) Các mô hình NLKH (có hình minh họa) tại địa phương và ưu nhược điểm của
các mô hình.
a) Các mô hình NLKH
b) Ưu nhược điểm của các mô hình
(2) Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình nông lâm kết hợp.
a) Yếu tố tự nhiên.

™ Địa hình.
™ Đất đai.
™ Khí hậu.
™ Nguồn nước.
b) Yếu tố xã hội.
™ Các chính sách.
™ Tổ chức địa phương.
™ Nguồn vốn.
™ Trình độ khoa học kỹ thuật.
™ Dòng thị trường sản phẩm
(3) Một số giải pháp nhằm cải thiện các mô hình NLKH có thể áp dụng tại địa
phương:
™ Vốn
™ Chính sách
™ Khoa học kỹ thuật.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thu thập số liệu
3.3.1.1 Đối với thông tin thứ cấp
ƒ Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã: UBND xã.
ƒ Thông tin về đất đai, bản đồ sử dụng quy hoạch đất, khí tượng thủy văn,
phòng (ban) nông nghiệp, địa chính xã.

 

13


ƒ Hoạt động của một số tổ chức trong cộng đồng: Hội nông dân, hội phụ
nữ…
ƒ Một số chương trình hỗ trợ của Nhà nước.

ƒ Thông tin về cơ cấu cây trồng, vật nuôi xã: Báo cáo 5 năm của xã.
3.3.1.2 Đối với thông tin sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn trong 2 giai đoạn.
ƒ Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở (phỏng vấn cán bộ xã, trưởng thôn, một số
hộ cung cấp thông tin chủ chốt…) lấy thông tin về lịch sử hình thành xã
và vẽ sơ đồ lát cắt của xã qua thôn ……
ƒ Giai đoạn hai: Tiến hành đi thực tế tìm hiểu về khu vực nghiên cứu, quan
sát, phỏng vấn bán cấu trúc bằng câu hỏi đóng và nửa mở, có kết hợp
chụp ảnh các hệ thống NLKH trong khu vực.
ƒ Phỏng vấn cán bộ nông nghiệp, địa chính xã, một số người cung cấp
thông tin chủ chốt như trưởng thôn, phó thôn.
3.3.1.3 Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA)
ƒ Đi lát cắt: Dựa vào bản đồ sử dụng đất xã (thôn), xác định tuyến đường đi
nhằm thu thập thông tin về quyền sử dụng, thảm thực vật, chất lượng đất
và các mô hình NLKH …
ƒ Lược sử thôn bản: Phỏng vấn già làng, trưởng thôn về những mốc thời
gian có sự kiện quan trọng trong thôn bản (đặc biệt chú ý đến những sự
kiện có liên quan).
ƒ Lịch thời vụ: Phỏng vấn già làng và trưởng thôn, so sánh với các số liệu
về khí hậu địa phương để kết luận về sự ảnh hưởng của khí hậu đến việc
canh tác của người dân.
ƒ Biểu đồ Venn: Phỏng vấn người dân về mức độ ảnh hưởng của các tổ
chức xã hội và nhà nước đến người dân theo các mức độ khác nhau, cho
điểm và dựa vào đó để vẽ biểu đồ venn.
ƒ Phân loại kinh tế hộ: Đưa cho các hộ và trưởng thôn đánh giá theo tiêu
chí của thôn.
 

14



ƒ Phân tích SWOT: Phân tích các điểm mạnh (S – Strengths), điểm yếu (W
– Weakness), cơ hội (O – Opportunities), nguy cơ (T – Threats) của các
hệ thống NLKH. Kết hợp lấy thông tin từ phỏng vấn hộ gia đình.
ƒ Công th ức  

n=

N .t 2 .S 2
(trích từ Nguyễn Thị Kim Tài, 2006)
Nd 2 + t 2 S 2

Trong đó:
- n: số hộ cần điều tra
- N: tổng số hộ (N = 315)
- t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,96)
- d: sai số mẫu (10%)
- S2: phương sai mẫu (0,25)
Ta dùng công thức rút mẫu và số người cần phỏng vấn là 73 người
3.3.2 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin
™ Xử lý: Thông tin thu được qua bảng phỏng vấn các hộ dân gồm hai phần:
ƒ Phần thông tin của câu hỏi mở: Tiến hành tóm lược ý, xếp các ý giống
nhau hoặc có nội dung giống nhau qua một nhóm, sau đó tiến hành thống
kê tổng số hộ có cùng ý kiến để rút ra kết luận về các thông tin cần thu
thập.
ƒ Phần thông tin của câu hỏi đóng: Tiến hành thống kê số đáp án trùng
nhau, tương ứng với mỗi câu, trong các bảng phỏng vấn thu được. Sau
đó, nhập thành bảng tổng hợp chung cho các câu hỏi (mã hóa thành số
tương ứng với mỗi đáp án ở mỗi câu để xử lý bằng phần mềm thống kê).
™ Phân tích thông tin:

ƒ Đối với các thông tin thu được bằng câu hỏi mở, qua phần xử lý thông tin
đã có thể nhận xét hoặc rút ra kết luận cần thiết.
ƒ Đối với thông tin thu được bằng câu hỏi đóng, dùng phần mềm excel để
xử lý và phân tích mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố điều tra.

 

15


×