Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÀNG DUÔCH II, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.84 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
----------------------------------------

NGUYỄN PHÚC SƠN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÀNG DUÔCH II,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Lâm nghiệp
Người hướng dẫn: TS. La vĩnh Hải Hà

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
----------------------------------------

NGUYỄN PHÚC SƠN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÀNG DUÔCH II,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Lâm nghiệp
Người hướng dẫn: TS. La vĩnh Hải Hà

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
-

Thầy giáo Tiến sỹ La Vĩnh Hải Hà, người trực tiếp hướng dẫn tôi, đã tận tình

giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
-

Các thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi trong suốt 4 năm học, cũng như đã đóng góp ý

kiến và bổ sung cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình nghiên cứu, giúp cho
tôi có được những kiến thức quý báu về ngành nghề của mình cũng như những bài
học kinh nghiệm từ thực tế.
-

Lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm TPHCM, khoa Lâm nghiệp đã tạo điều

kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như làm chuyên đề tốt nghiệp.
-


Ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, BQLRPH Ialy đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện

cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
-

Lãnh đạo địa phương, cộng đồng người dân và các cơ quan liên quan đã tạo

điều kiện và tham gia trong quá trình cung cấp thông tin và đánh giá các vấn đề
nghiên cứu tại địa phương.
-

Tập thể lớp DH07LNGL đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

cũng như trong thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phúc Sơn

ii


TÓM TẮT
Đề tài ngiên cứu “ Đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý bảo vệ rừng
của người dân tại làng Duôch II, huyện ChưPăh” được tiến hành tại làng Duôch II
huyệnChư Păh thời gian từ ngày 28 tháng 2 năm 2011 đến ngày 15 tháng 7 năm
2011
Kết quả thu được:
- Xác định được các bước tiến trình giao khoán bảo vệ rừng nhằm đánh giá mức độ
tham gia của người dân trong tiến trình . Từ việc đánh giá các bên liên quan trong
tiến trình để có thể xác định thuận lợi khó khăn của họ, công tác giao khoán đem lại

nguồn thu nhập cho người dân từ đó làm cho ý thức trách nhiệm và tích cực hơn
trong QLBVR.
- Tìm hiểu được các thuận lợi khó khăn của người dân tại làng Duôch II khi tham
gia nhận khoán từ đó thấy được việc giao khoán BVR phù hợp với chủ trương của
Nhà nước khi chuyển sang LNXH gắn liền với xã hội hóa nghề rừng. Do cuộc sống
khó khăn nên vẫn vào rừng kiếm sống dẫn đến việc xâm hại đến rừng vẫn xảy ra
- Đưa ra được các hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó thấy được nguồn
thu nhập của người dân được tăng lên, rừng được duy trì và góp phần tăng mối quan
hệ của người dân với chính quyền , tạo lao động nghề rừng.
Đề tài phân tích những yếu tố liên quan đến sự tham gia của người dân trong
QLBVR, phân tích những bên liên quan tham gia BVR để thấy được mức độ tham
gia.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................ix 
Chương 1 ..................................................................................................................... 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................ 3 
Chương 2 ..................................................................................................................... 4 
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 4 
2.1 Các khái niệm có liên quan ............................................................................... 4 

2.2 Mục đích của việc giao khoán bảo vệ rừng ...................................................... 5 
2.2.1 Ổn định về kinh tế-xã hội ........................................................................... 5 
2.2.2 Bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học ...................................................... 5 
2.3 Chính sách giao đất giao rừng ........................................................................... 6 
2.3.1 Trên thế giới ............................................................................................... 6 
2.3.2 Trong nước ................................................................................................. 6 
2.4 Cơ sở pháp lý về giao khoán bảo vệ rừng ......................................................... 7 
2.5 Tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được
khoán rừng tự nhiên ở GiaLai ................................................................................. 8 
Chương 3 ...................................................................................................................10 
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................10 
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của làng Duôch II..................................10 
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................10 
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội.......................................................................11 
3.1.2.1 Đặc điểm về xã hội............................................................................11 
iv


3.1.2.2 Đặc điểm kinh tế ...............................................................................12 
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................13 
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................13 
3.3.1 Phương pháp luận.....................................................................................13 
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...............................................................14 
Chương 4 ...................................................................................................................16 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................16 
4.1 Tiến trình giao khoán bảo vệ rừng cho người dân ..........................................16 
4.1.1. Các bước trong tiến trình giao khoán ......................................................16 
4.1.2 Nhận thức của người dân trong việc tham gia tiến trình giao khoán BVR
...........................................................................................................................18 
4.1.3 Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình giao khoán

BVR...................................................................................................................20 
4.1.4 Thuận lợi và khó khăn của người dân trong tiến trình giao khoán QLBVR
...........................................................................................................................21 
4.2 Đánh giá việc bảo vệ rừng của người dân làng Duôch II sau khi nhận khoán
BVR.......................................................................................................................22 
4.2.1 Luật tục, hương ước và giao khoán quản lý bảo vệ rừng hiện nay của
người dân tại làng Duôch II ..............................................................................22 
4.2.1.1 Luật tục..............................................................................................22 
4.2.1.2 Hương ước.........................................................................................23 
4.2.1.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nhận khoán..................................23 
4.2.2 Cách tiến hành bảo vệ rừng được giao khoán của người dân hiện nay: ..27 
4.2.2.1 Các bên liên quan trong việc QLBVR ..............................................27 
4.2.3 Khó khăn và thuận lợi của người dân trong việc BVR ............................30 
4.3 Đánh giá tác động của công tác khoán quản lý bảo vệ rừng ...........................31 
4.3.1 Hiệu quả về kinh tế ..................................................................................31 
4.3.2 Hiệu quả về môi trường ...........................................................................37 
4.3.3 Hiệu quả về xã hội....................................................................................38 

v


Chương 5 ...................................................................................................................40 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................40 
5.1 Kết luận ...........................................................................................................40 
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................42 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................44 

vi



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVR: Bảo vệ rừng
BQL: Ban quản lý
TNR: tài nguyên rừng
LTQD: lâm trường quốc doanh
KNKL: khuyến nông khuyến lâm
QLSD & PTBV : Quản lý sử dụng và phát triển bảo vệ
LNXH: Lâm nghiệp xã hội
Đoàn TN làng: Đoàn thanh niên làng
KN huyện: Khuyến nông huyện

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Các bước trong tiến trình giao khoán .........................................................16 
Hình 4.2 Sơ đồ Venn về tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.........................20 
Hình 4.3 Sơ đồ Venn các bên liên quan tham gia việc QLBVR...............................27 
Hình 4.4 Sơ đồ phân công việc BVR của nhóm .......................................................29 
Hình 4.5 Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ nghèo tham gia nhận khoán
bảo vệ rừng( tính theo %)..........................................................................................33 
Hình 4.6 Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ trung bình tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng( tính theo %) ...............................................................................34 
Hình 4.7 Biểu đồ bình quân thu nhập/năm của các hộ khá tham gia nhận khoán bảo
vệ rừng (tính theo %) ................................................................................................36 

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Trình độ học vấn của người dân tại làng duôch II .....................................11 
Bảng 4.1 Lý do nhận khoán của các hộ gia đình ......................................................19 
Bảng 4.2: Quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nhận khoán .........................................23 
Bảng 4.3 Bảng so sánh luật tục và giao khoán BVR hiện nay của người dân ..........25 
Bảng 4.4 Bảng phân tích SWOT về khó khăn thuận lợi trong BVR của người dân tại
làng Duôch II.............................................................................................................30 
Bảng 4.5 Bảng phân loại các hộ gia đình qua các tiêu chí........................................32 
Bảng 4.6 Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo
vệ rừng.......................................................................................................................33 
Bảng 4.7 Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ trung bình tham gia nhận khoán
bảo vệ rừng ................................................................................................................34 
Bảng4.8 Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ khá tham gia nhận khoán bảo vệ
rừng ...........................................................................................................................35 
Bảng 4.9Tình hình tài nguyên rừng qua các năm từ khi giao khoán bảo vệ rừng ....37 

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên
rừng bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn liền với việc bảo vệ rừng và môi trường
sinh thái tự nhiên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình. Chiến lược giao đất giao rừng cho người dân quản lý là một trong những chiến
lược hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ta,
đó cũng là những quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ cấp tỉnh đến cấp xã ngày càng

chặt chẽ hơn tuy nhiên sự gia tăng dân số, sự di dân tự do cùng với hiện trạng khai
thác rừng vô tội vạ mà không áp dụng một biện pháp lâm sinh thích hợp để hồi phục
lại rừng vẫn diễn ra thường xuyên đã làm cho rừng ở Việt Nam ngày càng bị suy
giảm cả về chất và lượng. Trước tình trạng rừng bị xâm hại diễn ra phỏ biến như thế
thì việc phát huy vai trò của người dân sống gần rừng trong quản lý bảo vệ rừng
được xem là giải pháp hiệu quả và bền vững. Trong những năm gần đây, những
nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương đã làm cho việc quản lý rừng
chặt chẽ hơn đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, giao đất giao rừng
cũng là một chủ trương lớn của nước ta được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển
rừng(2004). Việc giao đất giao rừng cho người dân quản lý đã hạn chế được tình
trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, đồng thời tạo thu nhập cho người dân. Giao
đất giao rừng đã thu hút được nhiều người dân đến với nghề rừng, bổ sung kiến thức
trồng rừng thâm canh để tăng hiệu suát rừng, làm thay đổi tập quán du canh du cư,
đốt rừng làm nương rẫy của người dân. Quá trình giao đất giao rừng cũng giúp cho
sự phối hợp của người dân và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng
đã trở nên chặt chẽ hơn.

1


Mặt khác, trước sức ép gia tăng dân số và những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đang tiềm ẩn nguy cơ hạn chế việc phát triển rừng thì việc định hướng chiến
lược trong giao đất giao rừng và quy hoạch sử dụng bảo vệ đất rừng là yêu cầu tối
thiết. Việc giao đất giao rừng một cách có hiệu quả nhằm tìm ra những người chủ
rừng thực sự có trách nhiệm, gắn liên kết kinh doanh rừng với các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề và hưởng lợi từ rừng sau khi
giao là vấn dề quan trọng để thúc đẩy sự tham gia của người dân sống gần rừng.
Thông qua giao đất giao rừng cho người dân ở giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho các
cơ quan, ban quản lý rừng lập kế hoạch và quản lý được các nguồn tài nguyên rừng
thông qua kiến thức và kinh nghiệm của người dân sống gần rừng. Với bối cảnh

trên, tỉnh GiaLai đã thực hiện quyết định 304 nhằm giao khoán đất rừng cho những
cư dân sống gần rừng để có thể đảm bảo bảo vệ rừng hợp lý và tăng thu nhập cho
người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác Quản lý bảo vệ rừng của tỉnh
gặp nhiều khó khăn như việc chăm sóc bảo vệ rừng còn hạn chế, nhân lực vật lực
còn thiếu thốn nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu BVR điều dễ thấy là diện tích
rừng, chất lượng rừng đang bị giảm sút và có nguy cơ bị đe doạ ở nhiều nơi. Trong
khi đó, người dân ở địa phương là người am hiểu về rừng, sống gần rừng, nếu thu
hút họ vào sự nghiệp trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng sẽ đem lại lợi ích nhiều
mặt như bảo vệ được tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xoá
đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phòng và trật tự xã hội,nhu cầu về đất sản
xuất trên địa bàn còn rất cao, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp của tỉnh về cơ bản
đã phân phối hết. Vì vậy, giao khoán BVR cho người dân để bảo vệ, sản xuất thì có
thể đáp ứng được nhu cầu về đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
Trong các cộng đồng sống gần rừng thì làng Duôch II huyện Chư Păh là một
trong các cộng đồng của tỉnh còn khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng nên việc
xâm hại đến rừng xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó người dân tại làng Duôch II
thuộc huyện Chư Păh tỉnh GiaLai lại ở gần rừng và đời sống còn khó khăn về kinh
tế, thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã từ trồng trọt mà cây trồng chủ yếu là lúa,
ngô, sắn, chưa có thâm canh nên năng suất thấp và đời sống của đại bộ phận bà con

2


còn nghèo nàn và lạc hậu. Tập quán canh tác vẫn là phát nương làm rẫy, chăn nuôi
gia súc thả rông, đã có một số hộ biết làm lúa nước và trồng cây công nghiệp. Mặt
khác, làng duôch II nằm trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ialy nên
nguy cơ lấn chiếm rừng và đất rừng để lấy đất canh tác là rất cao, gây tác động
không tốt đối với các tiểu khu rừng phòng hộ. Trong khi đó, các tiểu khu nằm trên
địa giới hành chính của xã có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ các công
trình thủy điện Quốc gia như: thủy điện Ialy, SeSan 3. Việc phát triển lâm nghiệp

cộng đồng là một nhu cầu khách quan trong việc thu hút sự tham gia của người dân
vào tiến trình quản lý rừng.
Chính vì vậy, ban quản lý rừng phòng hộ Ialy xét thấy việc khoán bảo vệ
rừng cho người dân trên địa bàn quản lý theo quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày
23-11-2005 là phù hợp với nguyện vọng, năng lực và tập quán gắn bó với rừng của
đồng bào dân tộc, hạn chế tối đa tác động xấu đối với rừng.
Xuất phát từ những yêu cầu và nguyên nhân trên, và để tìm hiểu và đánh giá vấn đề
này trong bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được sự phân công của bộ môn Nông
lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá sự
tham gia của người dân trong quản lý bảo vệ rừng tại làng duôch II ở huyện
ChưPăh tỉnh GiaLai.”
1.2 Mục tiêu
(1) Tìm hiểu tiến trình giao khoán BVR tại địa diểm nghiên cứu.
(2) Đánh giá việc BVR của người dân sau khi nhận khoán.
(3) Xác định được hiệu quả của công tác giao khoán bảo vệ rừng cho người dân.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm có liên quan
Theo định nghĩa của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì:
Rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.
Chủ rừng: là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử

dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển
nhượng rừng từ chủ rừng khác.
Khoán bảo vệ rừng: là một trong những hoạt động quan trọng của lâm
nghiệp xã hội, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sâu sắc. Đây là
một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Khoán
bảo vệ rừng là một phương thức tiếp cận có sự tham gia trong hoạt động quản lý
bảo vệ và phát triển tài nguyên nhằm tăng năng suất rừng, sản xuất ổn định, bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao đời sống của người dân địa
phương và phát triển cộng đồng, đem lại công bằng xã hội.
Quyền sử dụng rừng: là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp
đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.

4


2.2 Mục đích của việc giao khoán bảo vệ rừng
2.2.1 Ổn định về kinh tế-xã hội
Việc giao đất giao rừng nhằm xác định quyền làm chủ cụ thể đối với diện
tích rừng nhất định của cá nhân, hộ gia đình. Từ đó tạo ra động lực để thu hút lao
động tham gia vào hoạt động lâm nghiệp,gắn quyền lợi của người lao động với đất
và tài nguyên rừng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp
phần nâng cao đời sống cho người dân sống quanh rừng, đảm bảo an ninh trật tự xã
hội.
2.2.2 Bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học
Bảo vệ tài nguyên: Trước tình trạng người dân tiếp cận tự do vào rừng vì
nhu cầu cuộc sống đã làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm. Để bảo vệ tài
nguyên rừng, nhà nước ta đã có chủ trương phát triển tài nguyên rừng một cách phù
hợp với nhu cầu của xã hội. Khi rừng đã có chủ thì tình trạng người dân tiếp cận tự
do vào rừng và việc khai thác rừng trái phép dần dần chấm dứt. Đồng thời, chủ rừng

sẽ có trách nhiệm bảo vệ đối với phần diện tích rừng mà mình nhận và tạo điều kiện
thuận lợi để rừng phát triển.
Bảo vệ đa dạng sinh học: Trong tự nhiên, các hệ sinh thái tồn tại theo quy
luật cân bằng tự nhiên. Khi một hệ sinh thái bị phá vỡ thì sẽ kéo theo chiều hướng
bất lợi cho hệ sinh thái khác. Do đó, việc bảo vệ tài nguyên rừng phần nào bảo vệ sự
đa dạng sinh học trong tự nhiên và góp phần giữ cho các hệ sinh thái tồn tại trong tự
nhiên tự diều chỉnh và cân bằng, bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng,
nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Tóm lại, việc giao khoán bảo vệ rừng sẽ góp phần chấm dứt hiện tượng khai
thác rừng trái phép, chấm dứt hiện tượng săn bắt động vật rừng. Duy trì và phát
triển vốn rừng, nâng cao chức năng rừng phòng hộ nhằm phát triển bền vững tài
nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ rừng trồng và bảo vệ môi
trường sinh thái.

5


2.3 Chính sách giao đất giao rừng
2.3.1 Trên thế giới
Một số nước như Nepal, Bangladesh, Philippin, Thái Lan đã phát triển khá
thành công các cách tiếp cận có sự tham gia và hình thành các định chế, phương
thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhóm sử dụng rừng (Forest User GroupFUG). RECOFTC-Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực Châu á
Thái bình dương đã hơn 20 năm phát triển các phương pháp luận tiếp cận có sự
tham gia để quản lý rừng cộng đồng.
Bên cạnh đó, để tổ chức và quản lý các hoạt động lâm nghiệp xã hội các
nước cũng đã hình thành các tổ chức quản lý khác nhau như là:
+ Trung Quốc: lâm nghiệp cộng đồng của Trung Quốc được tổ chức theo
các hình thức là trang trại lâm nghiệp làng bản, tổ hợp liên kết lâm nghiệp và lâm
nghiệp hộ gia đình.
+ Ấn Độ: Thành lập hội đồng lâm nghiệp thôn bản cùng quản lý các hội

đồng lâm nghiệp với các phòng lâm nghiệp và ban quản lý dự án LNXH.
+ Nepal: Thành lập các nhóm sử dụng rừng dựa trên cơ sở cùng nhau quản
lý các khu rừng không theo vị trí lãnh thổ.
+ Thái Lan : Hình thành các làng lâm nghiệp do Cục Lâm nghiệp Hoàng gia
đầu tư.
+ Inđônesia: Thành lập các làng lâm nghiệp do các công ty khai thác gỗ tài
trợ.
+ Philippin: cấp giấy phép sử dụng đất cho cộng đồng. Cộng đồng có thể kí
hợp đồng trồng rừng và bảo vệ rừng với nhà nước.
2.3.2 Trong nước
Trong 10 năm trở lại đây, để thực thi chính sách chuyển đổi từ nền sản xuất
lâm nghiệp tập trung nặng về khai thác gỗ sang nền lâm nghiệp xã hội, tiến hành
GĐGR, khoán bảo vệ rừng... Chính phủ đã đưa ra các chương trình lớn như:
Chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng...

6


Khoán bảo vệ rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững dựa vào người dân của rất
nhiều các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện của mỗi quốc gia
và khu vực khác nhau nên việc thực hiện chính sách này cũng có nhiều điểm khác
biệt. Nhằm cụ thể hóa chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chính phủ đã ra
Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
nhằm mục đích tăng độ che phủ của rừng đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ
thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của
thảm thực vật rừng Việt Nam, góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, từng bước xóa đói giảm nghèo, định canh định cư tăng thu nhập cho dân
cư sống ở nông thôn, miền núi, ổn định.

Qua đó, cho thấy rằng vấn đề khoán bảo vệ là một vấn đề xã hội phức tạp
thu hút sự quan tâm của rất nhiều các ban ngành có liên quan. Không chỉ trên thế
giới, mà trong nước cũng có những chương trình, dự án nghiên cứu để tìm ra
phương pháp, tiến trình quản lý, cơ chế hưởng lợi tối ưu nhất, phù hợp với từng khu
vực nhất định. Vì vậy, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng và các hộ gia đình quản lý
được coi là giải pháp nhằm cải thiện đời sống của người dân sống ở trong hay gần
rừng, góp phần lưu giữ và phát triển kho tàng kiến thức bản địa phong phú của mỗi
cộng đồng, thúc đẩy việc triển khai chủ trương, chính sách và các biện pháp kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.
2.4 Cơ sở pháp lý về giao khoán bảo vệ rừng
Quyết định số 202/TTg ngày 02/05/1994 về quy định khoán bảo vệ rừng,
khoanh nuôi rừng và trồng rừng. Các hộ nhận khoán rừng được hưởng công khoán,
tận thu sản phẩm phụ, lựa chọn hình thức nhận khoán.
Thông tư liên bộ số 10/TT-LB, hướng dẫn thực hiện quyết định 556/TTg
ngày 12/09/1995 của thủ tướng chính phủ về điều chỉnh bổ sung quyết định 327/CT
với nhiệm vụ bảo vệ rừng chủ yếu là chính quyền địa phương.

7


Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu nhiệm vụ, chính
sách và tổ chức thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng.
Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng Chính phủ về
quyền hưởng lợi nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao thuê, nhân khoán rừng
và đất lâm nghiệp.
Quyết định 1174/QĐ-TTg ngày 07/11/2005 của thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng.
Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thí điểm giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho gia đình và cộng đồng
buôn, làng là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của các tỉnh Tây nguyên.

2.5 Tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân
được khoán rừng tự nhiên ở GiaLai
Ngày 01/10/2003, Tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐUB của UBND tỉnh Gia Lai kèm theo bản quy định tạm thời về giao khoán rừng có
hưởng lợi theo Quyết định 178 (gọi tắt là Quyết định 106). Văn bản này được ban
hành áp dụng tại địa phương trên cơ sở vận dụng Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995
của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong các
doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là Nghị định 01/CP) và Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi,
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Quyết định 106 là các LTQD, các ban quản lý rừng
phòng hộ. Phạm vi điều chỉnh của văn bản này là quy định chính sách khoán rừng
tự nhiên là rừng sản xuất có hưởng lợi theo Quyết định 178 và bổ sung thêm đối
tượng hưởng lợi là cộng đồng làng bản.
Theo Quyết định 106, các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp theo hình thức nhận khoán theo công việc, công đoạn, theo hàng năm không
thuộc đối tượng hưởng lợi, chỉ có hộ gia đình nhận khoán lâu dài theo Nghị định
01/CP mới thuộc đối tượng áp dụng chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178.

8


Quyết định 106 thể hiện rõ chính sách đầu tư về rừng, các hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm; trách nhiệm, quyền hưởng lợi của bên giao khoán và bên nhận
khoán trong phương án giao khoán rừng và trong hợp đồng khoán cho từng đối
tượng trạng thái và loại rừng cụ thể.
Về quyền hưởng lợi, Quyết định 106 quy định khi rừng đạt tiêu chuẩn khai
thác, bên giao khoán thống nhất với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tiến hành khai
thác theo thiết kế được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.
Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế và trừ các khoản ứng trước, chi phí sản

xuất theo qui định được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân... nhận khoán được
hưởng từ l,5 - 2% cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng, phần
còn lại nộp bên giao khoán.

9


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của làng Duôch II
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Làng Duôch II thuộc khu vực quản lý của BQLRPH Ia Ly. Phía Bắc giáp
tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp huyện Ia Grai, Phía Đông giáp xã Ia Ly; xã Ia Mơ
Nông; xã Ia Ka; xã Ia Nhin, Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum.
Toạ độ theo hệ VN 2000 kinh tuyến gốc 108030’:
- OX: Từ 0.408.963 - 0.428.821
- OY: Từ 1.566.498 – 1.573.382
* Đặc điểm địa hình
Kết quả phân tích trên bản đồ 1/10.000 hệ tọa độ VN 2000 do bộ Tài nguyên
và Môi trường cung cấp thì địa hình trong lâm phần Ban quản lý tương đối phức
tạp, bề mặt địa hình chia cắt mạnh. Gồm 4 dạng địa hình chính: Dạng địa hình núi
trung bình chiếm 55,4% tổng diện tích, Dạng địa hình núi thấp chiếm 30,9% tổng
diện tích, dạng địa hình cao nguyên thấp chiếm 11,4% tổng diện tích, dạng địa hình
đồi cao chiếm 2,3% tổng diện tích. Độ dốc: Trung bình toàn lâm phần là 20 - 250, cá
biệt có nơi > 450. Độ cao: So với mặt biển cao nhất 1.446,7m (đỉnh Chư Pa), thấp
nhất 225m (ranh giới phía Tây Ban quản lý), trung bình 900 - 1.000 m.
* Điều kiện khí hậu, thủy văn
Làng Duôch II nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ bình quân năm: 21,60C. Nhiệt độ cao nhất:
25 - 280C. Nhiệt độ thấp nhất: 100C. Độ ẩm trung bình hàng năm: 80 - 85%. Tổng
lượng mưa hàng năm: 2,213 m. Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc thổi về
10


mùa khô. Gió mùa Tây - Nam thổi về mùa mưa. Trong vùng không có gió bão và
sương muối. Mặt nước hồ Thủy điện Sê San và Sê San 3A trên dòng sông Krông
Bơlah là ranh giới phía Bắc và phía Tây, suối lớn Ry Nhin là ranh giới phía Đông
của làng. Hệ thống khe suối của các sông, suối trên phân bố tương đối đều trên lâm
phần. Đặc điểm của hệ thống các sông, suối là có nước quanh năm nhưng có sự
chênh lệch lớn về lượng nước giữa 2 mùa. Ngoài ra, địa hình trong vùng có nhiều
núi cao, nhiều khu vực dốc cục bộ. Do vậy, về mùa mưa cần đề phòng lũ quét, sạt lở
đất.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đặc điểm về xã hội
* Dân số, dân tộc, lao động
Cả làng Duôch II có thành phần dân tộc chủ yếu là người J’rai, có tổng số hộ
là: 96 hộ, hơn 500 nhân khẩu,gần 300 lao động.
* Tình hình xã hội, dân trí
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của người dân tại làng duôch II
Không học

Tiểu học

Dưới 18t

45

7,96%


184

18t – 55t

170

Trên 55t
Tổng

Trung học

Tổng

32,57% 4

0,71% 233

41,24%

30,09% 123

21,77% 14

2,48% 307

54,34%

0


0%

4,42%

0%

4,42%

215

38,05% 332

25

0

58,76% 18

25

3,19% 565

100%

* Nguồn: Thông qua phỏng vấn người dân, 2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy có 38,05% là không học và bậc tiểu học chiếm
58,76% như vậy có tới 96,81% là có trình độ thấp.
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Jrai nên tập quán canh tác còn lạc hậu.
Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư còn thấp.
Mạng lưới y tế, giáo dục của các xã trong Ban quản lý những năm qua đã được

quan tâm. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế, song trang thiết bị còn thiếu
chưa thật sự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập cũng như khám chữa bệnh của
nhân dân.
11


* Phong tục tập quán: Người J’rai của làng Duôch II tuy chỉ cách thị trấn 15km
nhưng phong tục tập quán của họ còn nhiều lạc hậu như là: khi người chồng chết,
người vợ tiếp tục lấy anh hoặc em chồng nếu họ còn độc thân. Vợ chết, người
chồng cũng được lấy em vợ dù là em còn bé. Khi đau ốm thì họ vẫn nghỉ là do
phạm lỗi với thần linh nên vẫn cầu thần linh. Người J’rai còn có tục cúng bến nước,
lễ cầu mưa.. Người J’rai có lịch riêng của mình. Tháng giêng được tính từ ngày có
trận mưa đầu tiên, kết thúc sáu tháng khô hanh. Mùa gieo giống trên rẫy bắt đầu.
Tháng này tương đương với tháng 4 dương lịch. Tháng 12 lịch Gia Rai ( tháng 3
dương lịch)– tháng nghỉ ngơi và tổ chức các ngày lễ tôn giáo.
3.1.2.2 Đặc điểm kinh tế
Phong tục tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc trong làng chủ yếu vẫn
là phát nương làm rẫy, chăn nuôi gia súc, một số ít hộ đã biết làm lúa nước và trồng
cây công nghiệp như cà phê. Do tập quán, trình độ canh tác của các hộ gia đình còn
thấp, nên chủ yếu họ canh tác lúa một vụ, diện tích lúa hai vụ còn hạn chế.
Thu nhập chủ yếu từ trồng trọt là lúa, ngô, sắn..., song năng xuất còn rất thấp. Lương
thực bình quân đầu người chỉ khoảng 350 Kg/người/năm. Tổng giá trị thu nhập bình
quân đầu người khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.( Thông qua phỏng vấn người
dân, 2011)
* Kết cấu hạ tầng
Đường sá: Hệ thống giao thông ở Ban quản lý chỉ có đường bộ. Mạng lưới
đường hiện có: Đường dân sinh: 25 km đường kiên cố, rải nhựa.
Mạng lưới đường lâm nghiệp trong lâm phần phục vụ các hoạt động sản xuất
của Ban quản lý đã có song còn thiếu, nền đường đất không ổn định, lại đi qua
nhiều địa hình dốc nên hàng năm vào mùa mưa nền đường bị sạt lở nhiều chỗ.

Đường này chỉ được duy tu bảo dưỡng để vận chuyển gỗ. Do chất lượng đường còn
kém nên việc đi lại và vận chuyển lâm sản chỉ thực hiện được trong mùa khô. Tổng
chiều dài tính trên bản đồ khoảng 47 Km. Mạng lưới đường liên thôn, bản: Đường
mòn nhỏ, nền đất đi lại rất khó khăn trong mùa mưa. Mật độ đường 3,3 km/1000ha.
Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của Ban quản lý đã được trang bị

12


tương đối đầy đủ điện thoại hữu tuyến, cán bộ đều có điện thoại di động. Tuy nhiên
Trụ sở Ban quản lý còn xa trung tâm lâm phần nên công tác chỉ đạo điều hành công
việc còn nhiều khó khăn.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nội dung:
* Tìm hiểu tiến trình giao khoán BVR tại địa diểm nghiên cứu
- Tìm hiểu các bước trong tiến trình giao khoán BVR tại địa điểm nghiên
cứu.
- Đánh giá nhận thức của người dân trong việc tham gia tiến trình giao khoán
BVR.
- Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình giao khoán
BVR.
- Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao khoán BVR cho người
dân.
* Đánh giá việc bảo vệ rừng của người dân làng Duôch II sau khi nhận khoán
BVR
- So sánh luật tục trước đây và hương ước BVR hiện nay của người dân.
- Tìm hiểu cách tiến hành BVR hiện nay của người dân.
- Thuận lợi và khó khăn trong việc BVR của người dân.
* Xác định được hiệu quả của công tác giao đất giao rừng cho người dân: Hiệu
quả về kinh tế, hiệu quả về môi trường, hiệu quả về xã hội

- Hiệu quả về kinh tế
- Hiệu quả về xã hội
- Hiệu quả về môi trường
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp luận
Trong nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phương pháp luận chủ yếu được sử
dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu có sự tham gia. Đây là phương pháp
nghiên cứu quan trọng được áp dụng khá phổ biến trong các loại hình nghiên cứu.

13


Với quan điểm trên, nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng kết quả khảo sát, thu thập số liệu,
thông tin cùng với sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Từ đó làm cơ
sỏ để đi đến những nhận xét, kết luận phù hợp với nội dung nghiên cứu.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
(1) Điều tra thu thập số liệu thứ cấp


Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương, Dân số, đặc điểm

dân sinh kinh tế, Tình hình sản xuất của đơn vị quản lý rừng.


Thông tin, số liệu về rừng giao khoán, thu thập số liệu về giao khoán trên địa

bàn.
(2) Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi tiến hành thu thập các thông tin và số liệu sơ cấp bằng cách sử dụng công cụ
điều tra nhanh có sự tham gia của người dân. Số mẫu điều tra: 100% các hộ nhận

khoán BVR
Để có lượng thông tin trên, phương pháp điều tra nhanh nông thôn thực hiện như
sau:


Phỏng vấn trực tiếp, kết hợp với quan sát trên thực tế. Tiến hành phỏng vấn

người dân và có thể phỏng vấn ngẫu nhiên người dân khi đi thực địa. Thông tin
phỏng vấn từ các hộ nhận khoán rừng và các hộ có liên quan đến tiếp cận tài nguyên
rừng.
• Phỏng vấn cán bộ liên quan, phỏng vấn cán bộ ban quản lý vể vấn đề giao
khoán rừng. Phỏng vấn người dân tham gia nhận khoán: chủ yếu là chủ hộ
nhận khoán.
• Tổng hợp kết quả điều tra.
(3) Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý bằng các phương pháp sau
Xử lý trên phần mềm vi tính: Excel. Từ đó, tổng hợp, phân tích theo nhóm
chuyên đề. Thông tin về số liệu thứ cấp được sàng lọc theo nội dung nghiên cứu cần
thiết về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động giao khoán bảo vệ
rừng. Thông tin về kết quả giao khoán, cơ chế hưởng lợi, chính sách, nhận thức của
14


người dân. . . liên quan đến giao khoán bảo vệ rừng bằng cách phỏng vấn có cho
điểm sau đó phân tích SWOT để tìm ra các giải pháp.
Sử dụng một số công cụ:
Sơ đồ Venn: đánh giá mối quan hệ, tầm quan trọng và ảnh hưởng của các cơ
quan, tổ chức có liên quan đến công tác khoán quản lý bảo vệ rừng. Sơ đồ Venn các
bên liên quan trong giao đất giao rừng:
Phân tích các tổ chức và xây dựng sơ đồ mối quan hệ của các tổ chức. Xác

định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các tổ chức địa phương
hiện tại đến hoạt động của thôn buôn.
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: Phân tích thực trạng thực thi công
tác khoán bảo vệ rừng, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức của quá trình triển khai công tác khoán bảo vệ rừng thảo luận nhóm để phân
tích giải pháp khoán bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân và các bên liên quan

15


×