Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HÓA ĐỒNG NAI, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium) TRỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
VÀ VĂN HÓA ĐỒNG NAI, HUYỆN VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH BÌNH
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 7/2011


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO LAI
GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HÓA ĐỒNG NAI,
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THANH BÌNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP


Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
giáo Khoa Lâm nghiêp, quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh, những người đã giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học tại trường.
Tôi chân thành biết ơn thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh đã hết lòng hướng dẫn
và góp ý cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận và trong quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai,
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các cô chú, anh chị công nhân viên đã cung cấp
những thông tin cần thiết và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và tất cả các bạn bè
tập thể lớp DH07QR đã giúp đỡ và bên cạnh tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện khóa luận.
Khi thực hiện khóa luận, do thời gian thực hiện hạn chế và trình độ chuyên
môn vẫn chưa cao nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý
và nhận xét của quý thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thanh Bình

i



TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai giâm hom
(Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên
và Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ ngày
21 tháng 1 năm 2011 đến ngày 21 tháng 6 năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
Phương pháp thực hiện: Áp dụng các phương pháp điều tra trong quá trình
ngoại nghiệp. Thu thập số liệu cần thiết trên các ô tiêu chuẩn tạm thời. Sử dụng các
phần mềm Ecxel, Statgraphics Centurion V 15.1 để xử lý các số liệu thu thập được.
Từ những số liệu thu thập ngoài thực địa, sau quá trình tính toán và xử lý
trên các phần mềm ta có được kết quả tóm tắt như sau:
1. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của rừng Keo lai
tại khu vực nghiên cứu có dạng một đỉnh lệch trái ở các cấp tuổi (năm trồng) nghiên
cứu (Sk > 0). Độ lệch chuẩn về đường kính của cá thể Keo lai trong các ô tiêu chuẩn
so với giá trị trung bình của đường kính giao động trong khoảng từ 1,06 cm – 3,36
cm. Hệ số biến động về đường kính giữa các năm trồng có sự chênh lệch khá nhỏ
trong khoảng 18,3 % – 22,6 %, từ hệ số biến động này có thể nhận thấy rừng Keo
lai phát triển đồng đều nhau. Phạm vi biến động về đường kính dao động tăng dần
theo các cấp tuổi trong khoảng 5,1 cm – 14,3 cm.
2. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng Keo lai tại khu
vực nghiên cứu có dạng một đỉnh lệch trái (Sk > 0) ở năm trồng 2009, 2005, 2001 và
lệch phải (Sk < 0) ở năm trồng 2007, 2003. Độ lệch chuẩn về chiều cao của cá thể
Keo lai trong các ô tiêu chuẩn so với giá trị trung bình của đường kính giao động
trong khoảng từ 0,812 (m) – 1,652 (m). Hệ số biến động về đường kính giữa các

ii



năm trồng có sự chênh lệch khá nhỏ trong khoảng 5,29 % – 12,99 %. Phạm vi biến
động về chiều cao dao động trong khoảng 3 (m) – 8 (m)
3. Sinh trưởng về đường kính (D1,3) của cây Keo lai
Kết quả quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b.sqrt(X) là thích
hợp để mô tả mối tương quan giữa đường kính (D1,3) theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:
D1,3 = -5,4486 + 6,7934.sqrt(A)
4. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Keo lai
Kết quả quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b.sqrt(X) là thích
hợp để mô tả mối tương quan giữa chiều cao (Hvn) theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:
Hvn = -3,52608 + 6,53291.sqrt(A)
5. Tương quan giữa thể tích (V) và tuổi (A) của cây Keo lai
Kết quả quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = (a + b.sqrt(X))2 là
thích hợp để mô tả mối tương quan giữa thể tích (V) theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:
V = (-0,203848 + 0,210196.sqrt(A))2
5. Lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3)
Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về đường kính là đường có dạng gấp
khúc từ tuổi 1 đến tuổi 4 lượng tăng trưởng khá cao, chậm hơn từ tuổi 5 đến tuổi 8
và giảm mạnh từ tuổi 9 đến tuổi 10. Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường
kính id1,3 = 1,58 cm.
6. Lượng tăng trưởng về chiều cao (ih)
Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao là đường có dạng gấp khúc
từ tuổi 1 đến tuổi 8 lượng tăng trưởng khá cao, chậm hơn từ tuổi 9 đến tuổi 10 và
riêng ở tuổi 5 thì lượng tăng trương lại bi giảm hơn so với các năm kế cận. Tăng
trưởng bình quân hàng năm về chiều cao ih = 1,74 m.
7. Tương quan giữa chiều cao (H) và đường kính (D1,3) của cây Keo lai

Kết quả quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b.ln(X) là thích
hợp để mô tả mối tương quan giữa chiều cao (Hvn) theo đường kính (D1,3).
iii


Phương trình cụ thể:
Hvn = -9,16085 + 9,64608.Ln(D1,3)
8. Xây dựng biểu quá trình sinh trưởng tạm thời của rừng Keo lai giâm hom
trồng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai

iv


MỤC LỤC
Trang
ƒ Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
ƒ Tóm tắt ............................................................................................................. ii
ƒ Mục lục ............................................................................................................ v
ƒ Chữ viết tắt và ký hiệu ................................................................................... vii
ƒ Danh sách các bảng ....................................................................................... viii
ƒ Danh sách các hình ......................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng ............................................................ 3
2.2. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới ............... 4
2.3. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam ................ 7
2.4. Những nghiên cứu về loài Keo lai giâm hom .................................................... 11

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 14
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................... 14
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 14
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................... 16
3.1.3. Tài nguyên rừng ................................................................................... 17
3.1.4. Tình hình dân sinh – kinh tế – xã hội................................................... 20
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 21
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu Keo lai giâm hom ............................................ 21
3.2.2. Đặc điểm phân bố Keo lai giâm hom................................................... 21
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ....................................................... 22
3.2.4. Đặc tính sinh thái ................................................................................. 22

v


3.2.5. Công dụng và ý nghĩa kinh tế .............................................................. 23
3.2.6. Kỹ thuật cắt cành giâm hom ................................................................ 23
3.2.7. Kỹ thuật trồng keo lai giâm hom ......................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ...................................................................... 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30
4.1. Đặc điểm lâm học của rừng Keo lai ở các cấp tuổi 2, 4, 6, 8, 10 ...................... 30
4.2. Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng ................................. 31
4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) ....................... 32
4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ........................... 35
4.3. Sinh trưởng của cây Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu .............. 38
4.3.1. Sinh trưởng về đường kính (D1.3) của cây Keo lai ............................... 39

4.3.2. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Keo lai .................................. 41
4.3.3. Sinh trưởng về thể tích (V) của cây Keo lai ........................................ 44
4.4. Đặc điểm tăng trưởng của loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ............... 46
4.4.1. Lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3) ............................................. 46
4.4.2. Lượng tăng trưởng về chiều cao (ih) ................................................... 47
4.5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây Keo lai (H/D1,3) ................ 49
4.6. Xây dựng biểu quá trình sinh trưởng tạm thời của rừng Keo lai giâm hom trồng
tại khu vực nghiên cứu .............................................................................................. 51
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 53
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 53
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 55
ƒ Tài liệu tham khảo
ƒ Phụ biểu
ƒ Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
ƒ Nhận xét của giáo viên phản biện
ƒ Một số hình ảnh cây giải tích
vi


CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CV%

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m, cm

D1,3_tn


Đường kính 1,3m thực nghiệm, cm

D1,3_lt

Đường kính 1,3m lý thuyết, cm

Dbq

Đường kính bình quân, cm

H

Chiều cao cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

Hbq

Chiều cao bình quân, m


id1,3

Tăng trưởng về đường kính, cm

ih

Tăng trưởng chiều cao, m

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa

f1,3

Hình số thân cây tuyệt đối

N

Số cây

r

Hệ số tương quan

R
2


Biên độ biến động

R

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

4.1.

Số ký hiệu bảng hay hình theo chương

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số giống keo lai mới ở nước ta .......................................................... 12
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng
Nai ............................................................................................................................. 17
Bảng 4.1. Đặc điểm lâm học của rừng Keo lai ở các cấp tuổi 2, 4, 6, 8, 10 ............. 31
Bảng 4.2. Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (phân bố N/D1.3) ....................................... 33
Bảng 4.3. Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (phân bố N/Hvn)......................................... 37

Bảng 4.4. Kết quả tính và kiểm tra sự tồn tại của các tham số của phương trình và
sự tồn tại của phương trình tương quan D1,3 theo tuổi ............................................. 40
Bảng 4.5. Kết quả tính và kiểm tra sự tồn tại của các tham số của phương trình và
sự tồn tại của phương trình tương quan Hvn theo tuổi............................................... 42
Bảng 4.6. Kết quả tính và kiểm tra sự tồn tại của các tham số của phương trình và
sự tồn tại của phương trình tương quan thể tích theo tuổi ........................................ 44
Bảng 4.7. Lượng tăng trưởng về đường kính id1,3 ................................................... 46
Bảng 4.8. Lượng tăng trưởng về chiều cao ih ........................................................... 48
Bảng 4.9. Kết quả tính và kiểm tra sự tồn tại của các tham số của phương trình và sự
tồn tại của phương trình tương quan giữa Hvn và D1.3 .............................................. 49
Bảng 4.10. Biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng rừng Keo lai giâm hom tại
Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai....... ...................................................................................................................... 51

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng
Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu....................................................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của rừng
Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu....................................................... 37
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa đường kính (D1.3) và tuổi (A ........ 40
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A) .......... 43
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn lượng tăng trưởng thể tích (V) theo tuổi (A) ................ 45
Hình 4.6. Đường biểu diễn lượng tăng trưởng đường kính (id1,3) theo tuổi (A) của
loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 47
Hình 4.7. Đường biểu diễn lượng tăng trưởng chiều cao (ih) theo tuổi (A) của loài
Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................... 49
Hình 4.8. Đường biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3)

của loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu .......................................................... 50

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, rừng là lá phổi xanh của trái đất. Rừng có tác dụng cân
bằng không khí, giúp duy trì sự sống cho con người và động vật. Không chỉ có thế,
rừng còn mang lại một nguồn thu nhập to lớn cho nền kinh tế nhờ vào việc khai
thác các sản phẩm từ rừng cung cấp cho các ngành nghề. Rừng cũng có một vị trí
tâm linh quan trọng đối với con người. Song vào những thập niên gần đây, rừng bị
khai thác rất khốc liệt, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như cây
rừng và các loài động vật. Chính vì thế, nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm khắc
phục tình trạng trên bằng cách đóng cửa các khu rừng tự nhiên còn sót lại và thành
lập các Khu Bảo tồn Thiên nhiên, các Vườn Quốc gia nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ sự
đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, nhu cầu về các sản phẩm từ rừng của con người vẫn rất cấp thiết.
Áp lực gia tăng dân số làm cho các nhu cầu của con người ngày một tăng, nhu cầu
về sản phẩm từ rừng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là nhu cầu gỗ rừng và nguyên
liệu từ rừng như: nguyên liệu giấy, nhựa, Cao su ... Vì thế để vừa có thể cung cấp
nhu cầu cho con người mà vẫn giữ lại được sự đa dạng sinh học trên trái đất thì
trồng rừng là một công việc rất quan trọng để đáp ứng các nhu cầu trên của con
người.
Vào những năm gần đây, công tác trồng rừng nguyên liệu đã và đang được
thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều vùng đất trống đồi trọc do khai thác quá mức
trước đây đã được phủ xanh bằng các loài cây rừng, làm giảm đáng kể áp lực lên tài
nguyên thiên nhiên rừng đồng thời cung cấp một lượng lớn sản phẩm rừng cho các
ngành kinh tế quốc dân. Trồng rừng đã đem lại các lợi ích vô cùng to lớn. Mặc dù

vậy, chất lượng rừng và sản lượng rừng vẫn chưa cao, chưa giải quyết được hoàn

1


toàn áp lực trên. Vì thế việc nghiên cứu nhằm nắm bắt được tình hình sinh trưởng
của rừng trồng cũng rất quan trọng, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh phù hợp, từ đó làm nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng trồng.
Xuất phát từ sự cần thiết trên của công tác trồng rừng và cải thiên rừng trồng,
được sự đồng ý của Bộ môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng, Khoa Lâm nghiệp và sự
hướng dẫn của thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh
trưởng của rừng Keo lai giâm hom (Acacia auriculiformis x Acacia mangium)
tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai” được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6
năm 2011. Để qua đó góp phần vào công tác trồng rừng và cải thiện năng suất rừng
trồng, đặc biệt với rừng Keo lai giâm hom (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
ƒ Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc của rừng Keo lai giâm hom ở
các cấp tuổi 2, 4, 6, 8 và 10 thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố số
cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như: đường kinh (D1,3) và chiều cao
vút ngọn (Hvn).
ƒ Tìm hiểu và đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Keo lai
giâm hom tại khu vực nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các quy luật
sinh trưởng và đánh giá các đặc điểm tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh
trưởng cơ bản như: D1,3, Hvn, V.
ƒ Làm cơ sở cho việc lập biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của
rừng Keo lai giâm hom được trồng tại khu vực nghiên cứu.

2



Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng
Sinh trưởng của cây rừng là sự tích lũy về chất của cây rừng theo thời gian
thông qua một vài đại lượng của chúng, nó kéo dài liên tục trong suốt thời gian tồn
tại tự nhiên của chúng và là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều
kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động. Sự biến đổi theo thời
gian của các đại lượng này đều có quy luật riêng của nó.
Sinh trưởng của cây rừng là sinh trưởng của cây trong quần thể nào đó và có
mối liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó lập địa là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng. Ở những điều kiện sống khác nhau thì sinh
trưởng của cây rừng cũng khác nhau. Hay nói cách khác, khả năng sinh trưởng của
cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hoàn cảnh lập địa, yếu tố dinh dưỡng
trong đất, tổ thành rừng và mật độ …
Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó có
tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệ
thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều hướng,
nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần.
Nhiều vấn đề nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng trước đây còn nặng về nghiên
cứu định tính, mô tả thì nay đã được nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên
cứu cấu trúc và sản lượng rừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng
các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật của tự
nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều bài toán trong kinh doanh rừng, đặc biệt
trong lĩnh vực lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản
lượng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho
từng đối tượng cụ thể.

3



Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng rừng
của nhân loại là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp
cuối khóa, tác giả chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có
liên quan tới nội dung nghiên cứu của khóa luận nhằm làm cơ sở định hướng cho
việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.
2.2. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của cây và rừng là một vấn đề được
rất nhiều nhà Lâm nghiệp đặc biệt quan tâm.
Theo V. Bertalanfly (1951) sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể cây rừng
thông qua quá trình đồng hoá những nguồn năng lượng của môi trường bên ngoài
dưới tác động của hoàn cảnh sinh thái rừng, đồng thời ảnh hưởng đến các quy luật
nội tại, các yếu tố bên trong và bên ngoài của nó.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành quy luật sinh trưởng và sản
lượng rừng. Vì vậy, muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể rừng trước
hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây cá thể.
Để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây và loại hình rừng nào đó, người
ta thường tìm hiểu và nắm bắt quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ
tiêu sinh trưởng, tăng trưởng như: D1,3, Hvn, DT, V … Theo thời gian (tuổi của cây
rừng) dựa vào các phương trình toán học cụ thể nào đó, chúng được gọi là các hàm
sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng.
Dựa vào hàm sinh trưởng ta biết được giá trị lớn nhất của đại lượng sinh
trưởng ở tuổi cuối cùng và tính trước được tốc độ sinh trưởng cực đại của cây rừng.
Về phương diện toán học, sinh trưởng của cây rừng được hiểu như một hàm số phụ
thuộc vào nhiều biến số như: tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT), lượng
mưa (VL), độ ẩm (W), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng trong đất (NPK), mật độ cây
rừng (N) … và được biểu thị bằng phương trình:
y = f (A, TT, VL, W, BX, NPK, N …)
Trong đó f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các

phương pháp phân tích thống kê và phù hợp với đặc tính sinh học của cây rừng.

4


Nếu trong điều kiện mà các yếu tố ngoại cảnh của rừng tương đối đồng nhất, sinh
trưởng được coi là một hàm số chỉ phụ thuộc vào tuổi: y = f (A).
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên
cứu với sự ứng dụng rộng rãi của thống kê toán học, để tìm ra các hàm toán học
thích hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng
sinh thái khác nhau trên các châu lục.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên các tác giá như:
Hàm Gompertz:

Y = m. e

−e

− a0 .

A
a1

Bachmann:

Log(Y) = a0 + a1Log(A) + a2Log2(A)

Korsun:


Y = a0.e( a1 ln A − a2 ln

Mirscherlich:

Y = a0.[1- e

( − a1 . A ) a 2

Thomasius:

Y = a0.[1- e

− a1 . A(1− e − a 2 . A )

2

A)

]
]

Trong đó:
Y: Là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính …
m: Giá trị cực đại có được của Y.
ao, a1, a2: Tham số của phương trình.
A: Tuổi cây rừng hay lâm phần.
e: Số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…).
Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên có thể coi hàm Gompertz là
hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.
Bên cạnh đó, sinh trưởng cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối tương

quan và ảnh hưởng tương hỗ giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu sinh
trưởng với nhau. Cụ thể hóa vấn đề này, R.W.J. Keay (1961) đã nhận thấy tương
quan giữa đường kính tán lá (DT) và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (id) có
mối tương quan chặt chẽ với nhau ở loài cây Sterculia rhiropetala tại Nigeria.
(dẫn nguồn Võ Kế Phước, 2006).

5


Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi theo
thời gian của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân
tố tạo ra hoàn cảnh rừng tốt hay xấu, đồng thời nó có tác động mạnh đến trữ lượng
rừng cao hay thấp. Từ đó, Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian
sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = lg(N).lg(D).ecA
Trong đó:
K: không gian sinh trưởng tối ưu.
N: mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A.
D: kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c: tham số của phương trình.
Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ thì đưa ra một công thức khác thực dụng hơn:
N = a.Db
Trong đó:
N: mật độ cây rừng tối ưu ứng với kích thước bình quân lâm phần D.
a,b: các tham số của phương trình.
Như vậy khi không gian sinh trưởng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi về mật độ
cho phù hợp với các mối quan hệ nội, ngoại cảnh của đời sống cây rừng.
(dẫn nguồn Phạm Minh Phóng, 2009).
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng tăng
trưởng của cây rừng càng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa

quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
– a 1 .A

- Hàm Gompertz:

Y = a 0.e

- Hàm Korf:

Y = a0.A

– a1

Trong đó:
Y: là lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng.
A: là tuổi.
a0, a1: là tham số của phương trình.
e: là số mủ tự nhiên Neper (e = 2,7182...)

6


Theo Busson (1789) lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một
tuổi nào đó lại giảm xuống.
Theo Prodan (1970), khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và
đường cong lượng tăng trưởng, ông thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng
là điểm cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Thí dụ: H = F(A); ih = F’(A) = f(A)
(dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều

cao, đường kính, thể tích, … Đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu
sinh trưởng trên thế giới. Qua đó đã đưa ra rất nhiều dạng hàm toán học khác nhau
nhằm mô tả chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái
khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu
sinh trưởng cây rừng khác trên thế giới. Tuy nhiên các hàm toán học hay các hàm
sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp với một số loài cây ở một vùng sinh thái cụ
thể nào đó. Với các loài cây khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm
toán học này có phù hợp hay không cần có những nghiên cứu ứng dụng và kết luận
về mức độ phù hợp của chúng. Đồng thời, từ những quy luật này người ta sẽ có
những đánh giá, nhận xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
cảnh tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có những biện pháp kỹ thuật
thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng, nhằm đưa rừng đạt được chất
lượng tốt và năng suất cao nhất, phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
2.3. Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam
Ở nước ta, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số
phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số loại hình rừng
cũng như quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng của chúng với nhau tiêu biểu như:
Theo giáo trình Điều tra rừng của TS. Giang Văn Thắng: Tăng trưởng là hiệu
số của một nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau.

yΔt = yt − yt − Δt
Trong đó:

7


y: là nhân tố sinh trưởng nào đó
t: là thời điểm điều tra
Δ : là khoảng thời gian từ thời điểm nào đó đến thời điểm điều tra


Về mặt toán học, tăng trưởng còn gọi là tốc độ sinh trưởng, là đạo hàm bậc
nhất của một nhân tố nào đó theo thời gian.

Y ' = F ' (t ) =

dy
dt

Đồng Sĩ Hiền (1973) trong công trình nghiên cứu của ông, đã đưa ra được
dạng phương trình toán học bậc đa thức để biểu thị tình hình sinh trưởng, tăng
trưởng và mô tả hình dạng thân cây của cây rừng, đặc biệt là cây rừng tự nhiên như
sau:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + … +bkXk
Phương trình này dùng làm cơ sở để lập biểu thể tích và biểu độ thon thân
cây đứng, nhằm xác định trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn giúp
giảm nhẹ công việc ngoại nghiệp và nội nghiệp trong công tác điều tra rừng.
Vũ Đình Phương (1973) khi nghiên cứu về quy luật sinh trưởng rừng Bồ đề
đã mô tả quan hệ giữa chiều cao bình quân (Hbq) với tuổi của lâm phần Bồ đề
(Styrax tonkinensis Pierre) trồng thuần loài đều tuổi bằng phương trình:

AH = a 0 + a1 . A + a 2 . A 2
Trong đó:
A: là tuổi của cây hay lâm phần.
H : là chiều cao cây hay chiều cao bình quân của lâm phần.

a0, a1, a2: là các tham số phương trình.
(dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để đưa ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích
hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng mục tiêu kinh

doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai

8


vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa
rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy
luật sinh trưởng của các nhân tố dưới nhiều dạng hàm khác nhau (hàm logarit, hàm
mũ …) cho các lâm phần Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng Trung tâm ẩm Bắc Việt
Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm Schumacher Y = a 0 .e

− a1
X

có độ liên hệ rất cao và

ổn định cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó:
Y: là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
X: tuổi của cây hay lâm phần.
a0,a1: tham số của phương trình.
e: số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828…)
Bùi Việt Hải (1998) đã đưa ra kết quả nghiên cứu về quy luật sinh trưởng
của cây Keo lá tràm tại Vĩnh An, Đồng Nai bằng những hàm toán học phù hợp để
biểu diễn sinh trưởng và tăng trưởng của cây Keo lá tràm:
−b

Y = a.e x hay lnY = lna – b/xk
k


Y = a.logx + b
Y = a.xb hay logY = loga + blogx
Y = a.x2 + b.x + c
Y = a.e − βx

Trong đó:
Y: biến số phụ thuộc, biểu thị sinh trưởng chiều cao, đường kính.
X: biến số độc lập (tuổi cây).
Có thể nhận thấy rằng, xu hướng toán học hoá trong nghiên cứu sinh trưởng
đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã sử dụng các phương
trình tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các qui luật sinh
trưởng nhằm phục vụ cho việc xác định cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ,
lập biểu cấp đất cho một số loài cây trồng như: Thông ba lá, Bồ đề, Keo lá tràm,
Keo lai, Neem (Xoan chịu hạn) …
9


Trong những năm gần đây, một số đề tài nghiên cứu của các sinh viên Cao
học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tìm hiểu và nghiên cứu về quy
luật sinh trưởng của một số loài cây như Keo lá tràm, Bạch đàn, Keo lai … Trồng
trên các vùng đất khác nhau, trên cơ sở ứng dụng các dạng phương trình toán học
của các nhà khoa học Lâm nghiệp đã đề cập. Những kết quả nghiên cứu về sinh
trưởng và tăng trưởng của các tác giả này là tài liệu tham khảo quý báu cho việc
nghiên cứu sinh trưởng của loài cây rừng trên các vùng sinh thái khác nhau. Điển
hình cho những nghiên cứu này là:
Hà Văn Nghĩa (1998), sau khi nghiên cứu và mô phỏng quá trình sinh trưởng
rừng trồng Keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu, đã đưa ra
phương trình mô tả mối quan hệ giữa đường kính bình quân (Dbq) với tuổi như sau:


( Dbq ) = 8,5191.e −4,9909.T

−0 , 9524

Đỗ Văn Quang (1999) cũng đã đưa ra phương trình tương quan mô tả mối
quan hệ giữa nhân tố sinh trưởng chiều cao (Hbq) theo tuổi của rừng Bạch đàn trắng,
cụ thể như sau:

H bq = 36,2934.e −2,5394.T

−0 , 47434

Huỳnh Hữu To (1999) khi mô phỏng quá trình sinh trưởng và dự đoán trữ
lượng rừng Bạch đàn trồng tại vùng Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang đã dựa vào
hàm Gompertz, tác giả đưa ra phương trình dự đoán như sau:

M = 44,7547.e −6,3349.T
Trong đó:

−0 , 7892

M: là trữ lượng của lâm phần.
T: là tuổi của lâm phần.

Trần Quốc Nam (2008), khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng của các nhân tố
sinh trưởng như chiều cao (Hvn), đường kính (D1,3) và đường kính tán (DT) theo tuổi
của rừng Neem (xoan chịu hạn) trồng, đã đưa ra các hàm cụ thể sau:
Hvn = 115,2911. e
D1,3 = 32,7295. e


−4, 5389 / A0 , 2

−3, 5761 / A0 , 5

10


DT= 13,8085. e

−3, 361 / A0 , 4

Nguyễn Thái Hiền (2009), khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng và lập biểu
cấp đất cho rừng Bần chua trồng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra các
phương trình tương quan mô tả các mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng như
chiều cao (Hvn) và đường kính tán (DT) với đường kính (D1,3) bằng các phương trình
cụ thể như sau:
Hvn = 1,3417. D10,3,7722
DT = 0,2283 + 0,2312.D1,3 – 0,0066. D12,3
2.1.4. Những nghiên cứu về loài Keo lai giâm hom
Những năm gần đây do nhu cầu về sản phẩm gỗ và nguyên liệu gỗ ngày
một gia tăng, nên các nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng, đặc biệt là rừng
trồng cũng ngày càng được chú trọng hơn. Nhìn chung, các nghiên cứu này chủ
yếu tập trung vào việc tìm hiểu quy luật sinh trưởng của cây rừng và kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc tạo cây con nhằm mục đích nâng cao năng
suất rừng trồng, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu và gỗ rừng. Cây Keo lai là loài
cây trồng rừng khá phổ biến ở nước ta hiện nay vì có tốc độ tăng trưởng nhanh và
thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nước ta. Sau đây là một số nghiên cứu đã được
thực hiện ở nước ta về loài cây này:
Nghiên cứu sinh khối Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium)
trồng thuần loài tại tỉnh Hòa Bình (9/2010) do ThS. Nguyễn Viết Khoa thực hiện.

Tác giả đã xác định được sinh khối cây cá thể và lâm phần Keo lai theo cấp đất và
tuổi, xây dựng mối quan hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra
cụ thể.
Nghiên cứu khảo nghiệm giống Keo lai ở Bình Định do Công ty Nguyên
liệu giấy Quy Nhơn thực hiện từ tháng 10 năm 1996. Vùng thí nghiệm có nhiệt độ
trung bình hàng năm là 26,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,80 C, nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 24,10C. Lượng mưa hàng năm 1960 mm, tập trung vào
tháng 9 – 12. Lượng bốc hơi nước hàng năm là 1040 mm. Như vậy vùng thí
nghiệm là vùng khô nóng khá điển hình ở nước ta, qua kết quả khảo nghiệm cho
11


thấy các dòng Keo lai có tỉ lệ sống là 83 – 89 %. Trong khi đó, Keo lá tràm là 70
%, Keo tai tượng là 35 %.
Những thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Riêng về loài
Keo lai có những thành tựu sau: Công nhận giống Quốc gia 3 loài Keo lai ở miền
Bắc, các giống tiến bộ kỹ thuật 4 dòng Keo lai ở miền Nam.
Sau đây là một số giống Keo lai mới ở nước ta:
Bảng 2.1. Một số giống Keo lai mới ở nước ta

giống
mới
BV33
MA1
MA2
BV71
BV73
BV75


TB1

TB7

Loài cây

Chủ sở hữu

Keo lai

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hà Huy Thịnh và

tự nhiên

cán bộ công nhân viên trung tâm giống cây rừng.

Keo lai

Nguyễn Việt Cường, Lê Đình Khả và cán bộ công

nhân tạo nhân viên trung tâm giống cây rừng.
Keo lai

Nguyễn Việt Cường, Lê Đình Khả và cán bộ công

nhân tạo nhân viên trung tâm giống cây rừng.
Keo lai

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hà Huy Thịnh và


tự nhiên

cán bộ công nhân viên trung tâm giống cây rừng.

Keo lai

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hà Huy Thịnh và

tự nhiên

cán bộ công nhân viên trung tâm giống cây rừng.

Keo lai

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hà Huy Thịnh và

tự nhiên

cán bộ công nhân viên trung tâm giống cây rừng.

Keo lai
tự nhiên
Keo lai
tự nhiên

Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh,
Đặng Phước Đại và cán bộ công nhân viên trung
tâm giống cây rừng.
Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh,
Đặng Phước Đại và cán bộ công nhân viên trung

tâm giống cây rừng.

12

Xuất xứ
Ba Vì
Ba Vì – Hà
Tây
Ba Vì – Hà
Tây
Ba Vì – Hà
Tây
Ba Vì – Hà
Tây
Ba Vì – Hà
Tây
Trảng Bom
– Đồng Nai
Trảng Bom
– Đồng Nai


TB11

BVlt25

BVlt83

BVlt84


BVlt85

TB03
TB05
TB06
TB12

Keo lai
tự nhiên
Keo lá
tram
Keo lá
tram
Keo lá
tràm
Keo lá
tràm

Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh,
Đặng Phước Đại và cán bộ công nhân viên trung
tâm giống cây rừng.

Trảng Bom
– Đồng Nai

Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh và
cán bộ công nhân viên trung tâm nghiên cứu giống

Ba Vì


cây rừng
Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh và
cán bộ công nhân viên trung tâm nghiên cứu giống

Ba Vì

cây rừng
Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh và
cán bộ công nhân viên trung tâm nghiên cứu giống

Ba Vì

cây rừng
Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh, Hà Huy Thịnh và
cán bộ công nhân viên trung tâm nghiên cứu giống

Ba Vì

cây rừng

Keo lai

Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và Trung

tự nhiên

tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Keo lai


Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và Trung

tự nhiên

tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Keo lai

Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và Trung

tự nhiên

tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Keo lai

Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và Trung

tự nhiên

tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Trảng Bom
Trảng Bom
Trảng Bom
Trảng Bom

(Trích nguồn:Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam www.fsiv.org.vn)

13



Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Phạm vi ranh giới
Khu Bảo tồn nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây
sông Đồng Nai. Diện tích quản lý của Khu Bảo tồn thuộc địa giới hành chính các xã
Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An – huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La
Ngà, Phú Cường, Ngọc Định, Phú Ngọc, Túc Trưng – huyện Định Quán và xã
Đaklua – huyện Tân Phú.
Tọa độ địa lý
- Từ 110 05’ 10” – 110 22’ 31” vĩ độ Bắc.
- Từ 1060 54’ 19” – 1070 09’ 03” kinh độ Đông.
Phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú.
- Phía Nam giáp sông Đồng Nai, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất.
- Phía Đông giáp Vườn quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định
Quán.
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương.
3.1.1.2. Khí hậu thủy văn
3.1.1.2.1. Khí hậu
Khu Bảo tồn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm.
- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền
nhiệt thấp.
14



×