Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.13 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
‫ىىىىىىىىىىىىىىى‬

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BÙ GIA MẬP - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM NHỊ
Ngành: LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa: 2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2011


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BÙ GIA MẬP - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM NHỊ

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Lâm nghiệp – Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2011

i


LỜI CẢM ƠN
ƒ Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô thuộc trường Đại học Nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Lâm nghiệp và
Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian tôi theo học ở trường.
ƒ Xin gởi lời cảm ơn tới thầy ThS. Mạc Văn Chăm, giảng viên Khoa Lâm
nghiệp trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
ƒ Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc và các cán bộ, nhân viên thuộc
Vườn quốc gia Bù Gia Mập, đặc biệt là các anh cán bộ Phòng nghiên cứu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật thuộc VQG đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình tôi thực tập tại Vườn.
ƒ Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, tháng 6 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Nhị

ii



TÓM TẮT
Đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng
tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước ” được nghiên cứu tại Vườn quốc
gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Đề tài nhằm hướng đến những mục tiêu sau:
- Phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Bù
Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, kế
thừa số liệu và phương pháp điều tra, thu thập số liệu để nghiên cứu các nội dung sau:
- Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập trong thời gian qua.
Đề tài đã thu được những kết quả sau đây:
- VQG Bù Gia Mập nằm ở nơi xa xôi nhất của vùng Đông Nam Bộ. Hiện tại,
điều kiện tiếp cận của VQG còn rất khó khăn, vì VQG có đường ranh giới khá dài,
giáp với Campuchia và đường giao thông đến VQG còn rất xấu. Điều này làm hạn chế
sự phát triển của VQG, nhưng lại thuận lợi cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở nơi đây.
- Các xã vùng đệm và ở xung quanh VQG Bù Gia Mập có dân số đông, phần
lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ hộ nghèo và người không biết chữ khá
cao, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Điều này là một mối
đe dọa nghiêm trọng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, nhưng lại là thuận lợi cho
việc tổ chức cho đồng bào tại chỗ tham gia bảo vệ rừng để họ được hưởng lợi từ chính
hoạt động bảo vệ rừng của mình.
- Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện tại là 25.926
ha. Trong đó, diện tích có rừng là 25.505,4 ha (98,4%), đất chưa có rừng là 45,9 ha
(0,2%) và các loại đất khác là 374,8 ha (1,4%).


iii


- Hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập thể hiện rừng ở đây có chất
lượng vào loại tốt nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở trong vùng. Mặc dù rừng
vẫn còn bị xâm hại, nhưng do công tác bảo vệ rừng tiến hành tốt và điều kiện địa lý
thuận lợi nên VQG vẫn duy trì được 22,8% diện tích rừng tự nhiên gỗ lá rộng thường
xanh, trong đó 15,9% là rừng giàu so với tổng diện tích tự nhiên của VQG.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
18.285 ha, chiếm 70,5% tổng diện tích tự nhiên, nghĩa là khoảng 2/3 diện tích của
VQG được quản lý theo chế độ bảo vệ nghiêm ngặt. Các hệ sinh thái rừng còn chất
lượng cao hiện thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Việc quy hoạch các phân khu và
áp dụng Quy chế quản lý rừng đã hỗ trợ rất tốt cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học
của VQG.
- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật của VQG còn rất hạn
chế. Số cán bộ có trình độ Đại học trở lên là 20 người, chiếm 62,5% tổng số CBCNV
của VQG. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi trong quá trình hoạt động, phát triển
của VQG và tiếp thu các kiến thức mới cho công tác bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, trong điều kiện sinh sống và làm việc tại VQG còn nhiều thiếu
thốn như hiện nay thì việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ là một thử thách lớn.
- VQG Bù Gia Mập đã thực hiện tốt việc phối hợp với chính quyền địa
phương ở thôn, ấp và các xã trên địa bàn, đồng thời đã làm tốt công tác khoán BVR.
Diện tích đã khoán là 13.900 ha, chiếm 53,6% tổng diện tích của VQG, nhưng trong
đó phần lớn là khoán cho bộ đội biên phòng và lực lượng du kích của các thôn, xã; số
hộ dân được khoán còn rất ít.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã thực hiện tốt dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
của Chính phủ, đặc biệt là công tác khoán quản lý bảo vệ rừng, phát triển xã hội hóa
nghề rừng, diện tích rừng giao khoán cho các cộng đồng dân cư được bảo vệ tốt, giúp
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia ngày càng phát triển, nâng cao
nhận thức của người dân vùng đệm về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học ở

VQG. Hỗ trợ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm Vườn trong công tác tuần tra BVR.
- Thông qua công tác tuyên truyền, đến nay nhận thức của người dân về việc
bảo vệ rừng được nâng cao rõ rệt, cụ thể là người dân không phá rừng của Vườn để

iv


làm rẫy, cử con em hoặc trực tiếp tham gia nhận khoán BVR, tổ chức chữa cháy rừng
mỗi khi có cháy rừng xảy ra.
- Tình hình vi phạm tài nguyên rừng tuy vẫn diễn ra nhưng nhờ việc đẩy mạnh
công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân và VQG kết hợp với Hạt kiểm
lâm thường xuyên mở nhiều cuộc tuần tra nên tình hình vi phạm cũng giảm xuống cả
về số vụ và mức độ vi phạm.
- Trong kỳ đầu tư 5 năm (2005-2009), VQG Bù Gia Mập đã được cấp 22,85 tỷ
đồng, đạt 62,7% tổng số kinh phí đầu tư được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại
Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 18/10/2004. Đó là kết quả của sự nỗ lực rất lớn
của Ban quản lý VQG. Nguồn vốn đầu tư của dự án 661 cũng được Vườn quốc gia Bù
Gia Mập đầu tư đúng với các hạng mục như kế hoạch đề ra hàng năm và Vườn đã sử
dụng nguồn vốn này một cách thiết thực và hiệu quả. Góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập trong
những năm qua.

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Bù Gia Mập ..........................4
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bù Gia Mập ..........................................4
2.3. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................4
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................4
2.3.2. Quy mô diện tích ..................................................................................................5
2.3.3. Đặc điểm địa hình và địa mạo ..............................................................................5
2.3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ...........................................................................................6
2.3.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ..................................................................................7
2.3.6. Thực vật rừng .......................................................................................................8
2.3.7. Động vật rừng .......................................................................................................8
2.4. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội .......................................................................9
2.4.1. Dân số, dân tộc .....................................................................................................9
2.4.2. Lao động ............................................................................................................. 10
2.4.3. Trình độ văn hoá ................................................................................................ 10
2.4.4. Tập quán canh tác và thu nhập của cư dân sống trong vùng .............................. 10
2.4.5. Các hoạt động kinh tế ......................................................................................... 10

vi


2.4.6. Tình trạng lệ thuộc vào rừng .............................................................................. 11
2.4.7. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 14

3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 14
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu............................................................... 14
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................................... 14
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 14
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP .................................... 15
4.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ........................................................................ 15
4.2. Đặc điểm các trạng thái rừng................................................................................. 16
4.2.1. Rừng giàu (IIIA3) ............................................................................................... 16
4.2.2. Rừng trung bình (IIIA2) ..................................................................................... 17
4.2.3. Rừng nghèo (IIIA1) ............................................................................................ 18
4.2.4. Rừng non (IIB) ................................................................................................... 18
4.2.5. Rừng hỗn giao .................................................................................................... 19
4.2.6. Rừng lồ ô thuần loại ........................................................................................... 20
4.2.7. Đất trống không có rừng..................................................................................... 20
4.2.8. Đất sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 20
4.3. Thực trạng sử dụng đất ở VQG Bù Gia Mập ........................................................ 20
4.3.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ............................................................................. 21
4.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái................................................................................ 21
4.3.3. Phân khu dịch vụ hành chính.............................................................................. 22
4.3.4. Vùng đệm ........................................................................................................... 23
4.4. Tổ chức và quản lý VQG Bù Gia Mập .................................................................. 23
4.4.1. Hiện trạng nguồn nhân lực của Vườn................................................................. 23
4.4.2. Hiện trạng nguồn nhân lực của Hạt kiểm lâm .................................................... 26
4.5. Kết quả hoạt động quản lý bảo vệ rừng ................................................................. 27
4.5.1. Công tác khoán bảo vệ rừng ............................................................................... 27
4.5.2. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ............................................................... 28
4.5.3. Công tác trồng rừng ............................................................................................ 29

vii



4.5.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục ......................................................................... 30
4.5.5. Tình hình vi phạm tài nguyên rừng .................................................................... 31
4.5.6. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị
văn phòng ..................................................................................................................... 33
4.6. Dự án đầu tư xây dựng và phát triển VQG Bù Gia Mập ....................................... 33
4.7. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Bù Gia Mập ... 38
4.7.1. Những căn cứ để đề xuất giải pháp .................................................................... 38
4.7.2. Mục đích ............................................................................................................. 38
4.7.3. Các giải pháp nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng ...................................... 39
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 45
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 45
5.2. Tồn tại .................................................................................................................... 47
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 49

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HC – TH

Hành chính - Tổng hợp.

PCTT

Pháp chế thanh tra.

BVR


Bảo vệ rừng.

CBCNV

Cán bộ công nhân viên.

CBNV

Cán bộ nhân viên.

CNVC – LĐ

Công nhân viên chức - Lao động.

PCCCR

Cháy chữa cháy rừng.

GDMT

Giáo dục môi trường.

NC&UDKHKT

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

TTGDMT

Tuyên truyền giáo dục môi trường.


QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

UBND

Ủy ban nhân dân.

VQG

Vườn quốc gia.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập .............................. 16
Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình khoán bảo vệ rừng tại VQG Bù Gia Mập từ năm 2003
đến năm 2010................................................................................................................ 28
Bảng 4.3. Tình hình cháy rừng ở VQG Bù Gia Mập từ năm 2005 đến năm 2010 ...... 29
Bảng 4.4. Thống kê các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Bù
Gia Mập từ năm 2005 đến năm 2010 ........................................................................... 32
Bảng 4.5. Tổng hợp thực hiện vốn dự án 661 tại VQG Bù Gia Mập từ năm 2003 đến
năm 2010 ...................................................................................................................... 35


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (năm 2004) .............. 15
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của VQG Bù Gia Mập .................................. 26
Hình 4.3. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Hạt kiểm lâm ......................................... 27

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xưa, rừng được coi là tài sản quý báu vào loại bậc nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Ông cha ta cũng đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu:
“Rừng vàng, biển bạc”. Thật vậy, rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con
người, rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới, là bộ máy tái tạo khí oxi nhằm đảm
bảo cho sự sinh tồn của các loài sinh vật trên Trái Đất, là nơi cư trú và tạo môi trường
sống cho con người và các sinh vật khác, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho rất nhiều
ngành sản xuất, kho dược liệu phong phú của nhân loại.
Song, với xu hướng phát triển như hiện nay của nhiều ngành công nghiệp, áp
lực dân số ngày càng gia tăng, cộng với tư tưởng từ lâu của nhiều người cho rằng rừng
là vô tận, khai thác thế nào cũng không cạn kiệt, vì vậy đã làm cho rừng ngày càng bị
thu hẹp cả về diện tích lẫn chất lượng một cách nghiêm trọng. Tổ chức Nông lương
Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng phá rừng trên toàn cầu đang dần giảm đi
nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo động. FAO cho biết trong bản đánh giá
nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng, mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu ha rừng, chiếm
0,18% diện tích rừng toàn cầu trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005. Tổ chức
này cũng cho biết, tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, với 8,9

triệu ha rừng bị biến mất hàng năm. Mỗi năm, thế giới mất từ 2.000 - 5.000 tỷ USD vì
phá rừng.
Đối với nước ta, nếu năm 1945 diện tích rừng còn 14,3 triệu ha (chiếm 43%
diện tích tự nhiên), thì đến năm 1990 chỉ còn 9,3 triệu ha (chiếm 28,4% diện tích tự
nhiên). Hiện nay, rừng nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. Theo thống kê của cục
kiểm lâm vào tháng 12/2009, cả nước có 4.145,74 ha rừng bị tàn phá, rừng bị chặt phá
trước tiên là để lấy đất trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng, cho mục đích
nông nghiệp, hay phá rừng để làm các khu du lịch, vui chơi, giải trí… Dự đoán đến

1


năm 2020 cả nước sẽ có 40% rừng còn lại bị tàn phá do xã hội ngày càng phát triển,
dân số tăng nhanh.
Hậu quả của nạn mất rừng là tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của
con người. Hiện tượng khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường gây ra nạn hạn hán kéo
dài, lũ lụt lớn tại nhiều nước, nắng nóng chưa từng thấy và tình trạng cháy rừng trên
diện rộng. Trong năm 2002, có 500 vụ thảm họa do thiên nhiên làm cho khoảng
10.000 người chết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại vật chất lên tới 55 tỷ
USD. Riêng trận lụt ở châu Âu tháng 8/2003 đã gây thiệt hại hơn 20 tỷ USD. Ở Việt
Nam, đợt lũ năm 1999 đã làm cho nhân dân ở nhiều địa phương bị mất trắng, lâm vào
cảnh màn trời chiếu đất, đau thương mất mát. Khô hạn kéo dài, làm thiếu nước tưới
dẫn đến mùa màng bị hư hại nặng. Mất rừng, khả năng giữ nước và điều hòa nước bị
hạn chế làm cho đất nông nghiệp bị xói mòn, rửa trôi, thậm chí gây nên hiện tượng sa
mạc hóa làm cho năng suất canh tác thấp. Mất rừng với tốc độ nhanh cùng với tốc độ
phát triển công nghiệp đã phá vỡ cân bằng hàm lượng CO2 dẫn đến hiện tượng nóng
lên toàn cầu (hiệu ứng nhà kính). Mạch nước ngầm ngày càng ít đi gây thiếu nước
uống, nước sinh hoạt… Việc tàn phá rừng còn làm cho các loài động vật hoang dã và
thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (mỗi năm có khoảng 50.000 loài bị tuyệt
chủng).

Vì vậy, việc quản lý bảo vệ và phát triển tốt hơn vốn rừng đã có, hạn chế,
chấm dứt nạn mất rừng là mục tiêu chủ yếu của ngành lâm nghiệp trong thời kỳ mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng hiện nay, nước ta đã xây dựng nhiều vườn
quốc gia, khu bảo tồn, khu rừng cấm để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, là nơi bảo tồn
các nguồn sinh quyển ở miền Đông Nam Bộ. Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo
tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm. Ngoài ra, nó còn phục
vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
Đây là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú, đặc
trưng cho miền Đông Nam Bộ.
Nắm được vai trò to lớn của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, để có giải pháp bảo
vệ nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, xuất phát từ những vấn đề mang tính thực
tiễn trên đòi hỏi chúng ta phải đi vào nghiên cứu để biết được tình hình tự nhiên, kinh

2


tế - xã hội và các biện pháp quản lý bảo vệ rừng hiện có để có cơ chế, biện pháp quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng phù hợp và hiệu quả. Dưới sự hướng dẫn của thầy ThS.
Mạc Văn Chăm, Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đi vào nghiên cứu các vấn đề trên tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước để có cơ sở, bước đầu đề xuất giải pháp quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng mới. Đây cũng là lý do để tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế và một số đặc
điểm lâm học của rừng tại khu vực nghiên cứu cùng với các chính sách của Nhà nước
và tình hình quản lý tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, phân tích được những mặt mạnh –
yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để từ đó đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng tại địa điểm nghiên cứu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Trước năm 1975 là căn cứ địa cách mạng, dấu tích để lại nơi đây là những kho
dầu, đường dẫn dầu, đường giao liên, bếp hoàng cầm, đồn bốt của giặc Mỹ…
Năm 1986, Hội Đồng Bộ Trưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia
Mập theo quyết định số 194/QĐ - HĐBT ngày 9 tháng 8 năm 1986.
Vườn quốc gia này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập
thành Vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2002/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2002.
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các mẫu chuẩn của hệ sinh
thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nửa rụng lá trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000
m, đặc trưng cho sự chuyển tiếp các hệ sinh thái rừng từ vùng Tây Nguyên xuống
vùng Đông Nam Bộ.
- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình
thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh
thái.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động của VQG.
2.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.1. Vị trí địa lý
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, nằm trên địa
bàn hành chính các xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình

Phước.

4


- Ranh giới tiếp giáp:
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp suối Đăk Huýt, là ranh giới Việt Nam và
Campuchia.
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.
+ Phía Nam giáp Ban quản lý Nông lâm trường Đăk Mai và Đăk Ơ.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 12o8'30" đến 12o7'3" vĩ độ Bắc.
+ Từ 107o3'30" đến 107o4'30" kinh độ Đông.
2.3.2. Quy mô diện tích
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích vùng lõi là 25.926 ha.
Trong đó:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 18.163 ha.
+ Phân khu phục hồi sinh thái là 7.663 ha.
+ Phân khu dịch vụ hành chính là 100 ha.

- Diện tích vùng đệm là 15.200 ha.
Trong đó:

+ 7.200 ha thuộc xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
+ 8.000 ha thuộc xã Quảng Trực, tỉnh Đăk Nông.

2.3.3. Đặc điểm địa hình và địa mạo
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, là
khu chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng núi thấp.

- Độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và từ Đông sang Tây.
Theo phân vùng địa lý thì Vườn quốc gia Bù Gia Mập là vùng sườn đồi Tây Nam của
cao nguyên Bù Rang thuộc tỉnh Đăk Nông ở độ cao 850 – 950 m. Độ cao cao nhất là
738 m so với mực nước biển, nằm ở phía Đông - Bắc giáp với tỉnh Đăk Nông, độ cao
thấp nhất là 150 m, nằm ở phía Tây Nam tại suối Đăk Huýt.
- Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các sông suối. Xét về mặt công trình
thủy lợi, địa hình này là điều kiện thuận lợi đối với việc xây dựng các công trình hồ
đập trữ nước. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh và dốc sẽ gây khó khăn trong việc
đi lại tuần tra bảo vệ rừng cũng như thi công công trình, đặc biệt là những nơi không
có đường sá giao thông.

5


- Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng cho tới dạng đồi núi thấp
với dạng địa hình bóc mòn phong hoá mà chủ yếu có vỏ phong hoá dày tại các sườn và
đỉnh đồi. Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối.
2.3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc nhóm đất đỏ vàng, được phân
biệt qua cường độ feralit hóa là nhóm tự hình. Tuy phát triển trên các đá gốc khác
nhau, nhưng trong quá trình hình thành đất thì quá trình feralit chiếm ưu thế. Đất nâu
đỏ có quá trình feralit hóa mạnh và đất nâu vàng có quá trình feralit hóa yếu.
- Nhóm đất chính ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập là đất đỏ vàng phát triển trên
vỏ phong hóa bazan và một phần nhỏ phát triển trên đá phiến. Có ba nhóm phụ:
+ Đất đỏ nâu phát triển trên bazan chưa và ít phân dị - Fb1 (tên gọi cũ là
Feralit nâu đỏ), là loại đất tự hình (hình thành và phát triển trên vỏ phong hóa tại chỗ),
có tầng đất sâu trên 100 cm, thành phần cơ giới từ thịt tới sét nặng.
+ Đất nâu vàng - Fb2 (đất Feralit nâu vàng), chiếm phần diện tích nhỏ không
đáng kể ở phía Nam Vườn quốc gia, giáp Lâm trường Bù Gia Mập. Đây cũng là loại
đất tự hình phát triển trên bazan chưa và ít phân dị, thành phần cơ giới tương tự loại

trên.
+ Đất vàng trên phiến sét - Fp1, là loại đất được hình thành trên đất trầm tích
cổ, có quá trình feralit yếu, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chiếm diện
tích không đáng kể, còn ít hơn cả loại Fb2. Không có tầng kết von, đáy phẫu diện là đá
gốc mục nát. Không phân tầng rõ rệt. Phân bố hẹp tại cực Tây Nam và một vài điểm
ven suối Đăk Ca, Đăk Huýt.
- Nhìn chung, đất tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập có các tính chất của vùng đất
bazan đồi núi thấp Đông Nam Bộ, với độ dinh dưỡng của đất trung bình và phụ thuộc
nhiều vào lớp phủ thực vật ở trên. Trong điều kiện còn rừng, nhóm đất này có độ dinh
dưỡng cao, nhưng khi mất rừng thì độ dinh dưỡng của đất bị giảm mạnh bởi quá trình
xói mòn đất, rửa trôi chất hữu cơ, chất khoáng, nhất là ở các khu vực đồi, núi có sườn
dốc lớn.
- Về khả năng sử dụng:
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất rất quý của Việt Nam, nó thích hợp cho
nhiều loài cây gỗ quý hiếm và các loài cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.

6


+ Đất nâu vàng trên đá bazan cũng thích hợp cho nhiều loài cây trồng như đất
nâu đỏ trên đá bazan, nhưng đòi hỏi phải có sự đầu tư, thâm canh lớn hơn.
2.3.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
2.3.5.1. Khí hậu
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam. Có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7 – 8.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, các tháng khô hanh nhất là tháng
1, 2, 3; đây là những tháng dễ xảy ra cháy rừng.
- Nhiệt độ bình quân năm là 25,7oC.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8oC.

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất là 22,7oC.
- Lượng mưa trung bình năm 2.793,5 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào
mùa mưa (95,5%).
- Số ngày mưa bình quân cả năm là 142 ngày.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm là 79,9%.
+ Độ ẩm cao nhất trung bình tháng là 93,0%.
+ Độ ẩm thấp nhất trung bình tháng là 63,0%.
- Lượng bốc hơi bình quân năm của vùng khoảng 1.130,1 mm.
2.3.5.2. Thủy văn
Mạng lưới suối trong khu vực Vườn quốc gia Bù Gia Mập bao gồm tả ngạn
suối Đăk Huýt (cấp III) và hữu ngạn suối Đăk Mai. Các suối thuộc hệ thống cấp II,
bao gồm suối Đăk Sá, Đăk Sam, Đăk Ca, Đăk Dốt, Đăk Nghen, Đăk Me, Đăk Boy
chảy về suối Đăk Mai và một số khe ngòi thuộc cấp I mà hầu như chỉ có nước vào mùa
mưa. Các dòng chảy nhìn chung đều cạn hoặc có lưu lượng nước rất thấp vào mùa
khô.
Nhìn chung, mực nước ngầm trong toàn khu vực đều có mực thủy cấp thấp:
mùa mưa từ 8 đến 10 m, mùa khô từ 15 đến 20 m, tùy vào vị trí đỉnh hoặc sườn đồi đồi
núi của khu vực đó.

7


2.3.6. Thực vật rừng
Hệ thực vật rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập rất đa dạng và phong phú về
sinh cảnh và thành phần loài.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây của Phân viện điều tra quy hoạch rừng
Nam Bộ (năm 2004) và Viện sinh học Nhiệt đới (năm 2007), kết hợp với các điều tra,
phân tích của Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển từ năm 2007 – 2009, đã xác
định được 1.026 loài, 430 chi, 120 họ thuộc 59 bộ của 05 ngành thực vật bậc cao có
mạch, đó là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương

xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Tất cả các chi
loài được cập nhật theo danh pháp mới nhất, đồng thời loại bỏ toàn bộ các loài có
nguồn gốc cây trồng ra ngoài danh lục thực vật.
Trong đó, có nhiều loài quý hiếm đang bị đe dọa ở Việt Nam và trên thế giới
như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpar), Cẩm lai (Dalbergia ollivery), Giáng hương
(Pterocarpus macrocarpus), Trầm hương (Aquilaria crassna), Gõ mật (Sindora
siamensis), Hà thổ ô, Bá bệnh… nổi bật nhất của hệ thực vật rừng nơi đây là đặc trưng
của các loài cây thuộc họ Dầu.
Theo thang đánh giá của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-2009),
Sách đỏ Việt Nam (SĐVN-2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ
(NĐ32CP), thì hệ thực vật ở VQG Bù Gia Mập có 52 loài thực vật có giá trị bảo tồn
chiếm 5,07% tổng số loài. Nếu xét theo thứ hạng quý hiếm thì có 18 loài ở cấp độ Ít
nguy cấp (Lower risk - LR) chiếm 1,75%, 15 loài ở cấp độ Sẽ nguy cấp (Vulnerable VU) chiếm 1,46%, 13 loài ở cấp độ Nguy cấp (Endangered - EN) chiếm 1,27% và 6
loài ở cấp độ Rất nguy cấp (Critically Endangered - CR) chiếm 0,58%.
2.3.7. Động vật rừng
Do hệ thực vật rừng của Vườn rất đa dạng và phong phú về sinh cảnh và thành
phần loài nên đã tạo ra môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật rừng sinh
sống và phát triển.
Theo kết quả điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II (năm 2004) đã
ghi nhận, khu hệ động vật ở đây có 359 loài động vật các loại, thuộc 240 chi, 104 họ,
32 bộ. Trong đó: Thú 91 loài, Chim 208 loài, Bò sát 38 loài, Ếch nhái 22 loài.

8


- Có 11 loài ghi trong sách đỏ IUCN (2000) (08 loài thú, 02 loài chim, 01 loài
bò sát).
- Có 28 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (2000) (13 loài thú, 05 loài chim, 10
loài bò sát).
Trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới

như: Trâu rừng, Bò tót, Vượn đen má vàng, Chà vá chân đen, Gà so cổ hung, Gà tiền
mặt đỏ, Gà lôi hông tía, Hồng Hoàng, Cao cát...
Đặc trưng nổi bật nhất ở khu hệ động vật ở đây là sự đa dạng về các loài thú
linh trưởng và các loài thuộc họ Chim trĩ.
2.4. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội
2.4.1. Dân số, dân tộc
Theo nguồn số liệu của Phòng giáo dục môi trường và du lịch sinh thái Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tính đến tháng 5/2009, dân số các xã xung quanh Vườn quốc gia
Bù Gia Mập là 3.889 hộ với 17.787 nhân khẩu (xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc tỉnh
Bình Phước và xã Quảng Trực tỉnh Đăk Nông). Trong đó:
- Phân chia theo đơn vị hành chính:
+ Xã Bù Gia Mập có 4.899 nhân khẩu.
+ Xã Đăk Ơ có 10.732 nhân khẩu.
+ Xã Quảng Trực có 2.156 nhân khẩu.
Đặc biệt có 31 hộ nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia, còn lại chủ yếu tập
trung dọc theo trục lộ 741 và trung tâm xã Bù Gia Mập. Đây là vấn đề cần quan tâm
trong việc quy hoạch xây dựng và phát triển VQG trong giai đoạn tới.
- Phân chia theo dân tộc:
+ Dân tộc Kinh chiếm: 44%.

+ S’Tiêng: 27,3%.

+ M’Nông: 15,9%.

+ Tày: 6,2%.

+ Nùng: 4,0%.

+ Cao Lan: 0,5%.


+ Dao: 0,5%.

+ Mường: 0,3%.

+ Khơ Me: 0,3%.

+ Châu Mạ: 0,1%.

+ Hoa: 0,1%.

+ Thái : 0,1%.

+ Sán Dìu: 0,02%.

+ Các dân tộc khác: 0,68%.

9


2.4.2. Lao động
Tổng số lao động trên địa bàn là 1.800 người, nhưng hầu hết là lao động phổ
thông, không qua các trường lớp đào tạo.
2.4.3. Trình độ văn hoá
Nhìn chung người dân xung quanh Vườn có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ mù
chữ cao. Cụ thể là:
+ Hộ nghèo có tỷ lệ 70% số người biết đọc biết viết và 30% mù chữ.
+ Hộ trung bình có 87% biết đọc biết viết và 13% mù chữ.
+ Hộ khá giả có tỷ lệ người biết đọc biết viết lên tới 99%.
+ Về nhóm dân tộc thiểu số, người Tày và người Nùng có tỷ lệ biết đọc biết
viết cao hơn (90%), trong khi người S’Tiêng và người M’Nông có tỷ lệ biết đọc biết

viết là 70%. Dân tộc Kinh có tỷ lệ người biết đọc biết viết đạt tới 99%.
2.4.4. Tập quán canh tác và thu nhập của cư dân sống trong vùng
- Phần lớn người dân nơi đây có phương thức sản xuất độc canh, lạc hậu, sản
phẩm thô, bấp bênh về giá cả, công cụ lao động thô sơ, vốn đầu tư hạn chế.
- Thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp, trung bình khoảng 2.400.000
đồng/người/năm.
2.4.5. Các hoạt động kinh tế
- Hộ gia đình nghèo: Chủ yếu là làm nông nghiệp, diện tích đất bình quân của
mỗi hộ khoảng 1,7 ha, loài cây được trồng là lúa và khoai mì. Lúa gạo được sử dụng
trong gia đình, còn khoai mì (năng suất khoảng 20 tấn/ha/năm) thường dùng để bán.
Có rất ít vật nuôi và có xu hướng gặp phải tình trạng thiếu đói từ tháng 12 tới tháng 3.
Bên cạnh việc làm nông nghiệp, các hộ gia đình này còn làm thêm các công việc khác
như đánh bắt thủy sản hoặc làm thuê.
- Hộ gia đình trung bình: Chủ yếu là làm nông nghiệp, diện tích đất bình quân
của mỗi hộ khoảng 4,5 ha. Loài cây được trồng là khoai mì, cao su, cà phê và điều. Có
nhiều vật nuôi và không phải chịu cảnh thiếu đói. Bên cạnh việc làm nông nghiệp, họ
còn tham gia đánh bắt thủy sản.
- Hộ gia đình khá: Tập trung canh tác các loại cây mang lại lợi nhuận cao: cao
su, cà phê và điều. Năng suất canh tác của các hộ gia đình này cao hơn một cách đáng

10


kể so với hộ gia đình nghèo và hộ trung bình, diện tích đất bình quân của mỗi hộ
khoảng 11 ha.
- Tổng số nhóm dân tộc thiểu số trong cả ba xã là 16 nhóm (không tính nhóm
dân tộc Kinh), bao gồm: Cao Lan, Chăm, Châu Mạ, Dao, Hoa, H’Re, Khơ Me, Khơ
Mú, M’Nông, Mường, Nùng, Tày, Thái, Thổ, Sán Dìu, S’Tiêng. Nhóm dân tộc
S’Tiêng, M’Nông, Tày và Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51,87% trong tổng số hộ gia
đình. Người S’Tiêng và M’Nông thuộc nhóm dân tộc nghèo nhất trong tổng số các

nhóm dân tộc nói trên, do họ phải chịu cảnh thiếu đói từ tháng 4 tới tháng 11 vì trong
mùa mưa thường thiếu việc làm. Trong thời gian này họ vào rừng để kiếm thức ăn và
các lâm sản khác.
2.4.6. Tình trạng lệ thuộc vào rừng
Nhóm hộ nghèo và nhóm dân tộc thiểu số S’Tiêng và M’Nông lệ thuộc vào
rừng cao hơn các nhóm khác. Các nhóm này thiếu ăn từ tháng 4 tới tháng 11 hoặc
tháng 12 do thiếu việc làm thuê vào mùa mưa. Để giảm thiểu tình trạng thiếu, người
dân thường tham gia vào việc đánh bắt thủy sản, thế chấp đất đai và thu hái lâm sản
ngoài gỗ, thu hái rau rừng và các loại thức ăn khác kể cả thú rừng.
2.4.7. Cơ sở hạ tầng
- Mỗi xã đều có trường cấp I và cấp II, 01 trạm xá (05 gường bệnh) và 01 trạm
bưu điện.
- Tình hình giao thông: Trong VQG Bù Gia Mập có 01 km đường láng nhựa
từ đường ĐT 741 (đường liên tỉnh) vào tới trung tâm xã Bù Gia Mập, đây là đoạn
đường ranh giới phía Nam Vườn quốc gia. Có hệ thống đường liên tỉnh ĐT 741 chạy
theo hướng Đông – Tây qua Vườn quốc gia dài 20 km.
* Nhận định chung về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế - xã
hội tại khu vực nghiên cứu:
¾ Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở nơi xa xôi nhất của vùng Đông Nam Bộ
nên rừng ít bị tác động, thuận lợi cho việc bảo tồn thiên nhiên ở nơi đây.

11


+ Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các sông suối. Xét về mặt công trình
thủy lợi, địa hình này là điều kiện thuận lợi đối với việc xây dựng các công trình hồ
đập trữ nước phục vụ cho công tác PCCCR.
+ Ở đây có loại đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất rất quý của Việt Nam, nó

thích hợp cho nhiều loài cây gỗ quý hiếm và các loài cây công nghiệp dài ngày có giá
trị kinh tế cao.
- Khó khăn:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh và dốc sẽ gây khó khăn trong việc đi lại tuần tra
bảo vệ rừng.
+ Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô nắng nóng làm cho thảm thực
vật khô héo nên thường xảy ra cháy rừng vào mùa khô.
+ Hệ thống suối nhỏ ngắn, các dòng chảy nhìn chung đều cạn hoặc có lưu
lượng nước rất thấp vào mùa khô nên khó đáp ứng việc cung cấp nước để PCCCR vào
mùa khô.
¾ Kinh tế - Xã hội:
- Thuận lợi:
+ Dân cư trên địa bàn khá đông nên đây là nguồn cung cấp một lượng lao
động dồi dào để phối hợp với lực lượng QLBVR của Vườn tham gia công tác
QLBVR.
+ Với mật độ dân cư thấp, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp còn khá phong
phú sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế công - nông nghiệp, sẽ củng cố an ninh quốc
phòng vùng biên giới.
- Khó khăn:
+ Dân cư trên địa bàn phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ hộ
nghèo và người không biết chữ khá cao, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào tài
nguyên rừng. Điều này là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với công tác bảo tồn thiên
nhiên.
+ Hệ thống đường giao thông còn hạn chế nên khó khăn cho việc đi lại phục
vụ công tác bảo vệ rừng.
+ Lực lượng lao động đáp ứng cho Vườn chủ yếu là người đồng bào dân tộc
nên trình độ kỹ thuật chưa cao.

12



+ Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của người dân về việc bảo vệ và phát
triển rừng còn chậm nên việc giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ rừng là rất khó
khăn.

13


×