Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo tt tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.97 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Quá trình hình thành và phát triển của đơn v ị
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
TRUNG TÂM
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm công tác phân tích kinh tế
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh dựa trên số liệu của báo cáo kế toán
2.3. Tổ chức công tác tài chính
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ
TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Nhược điểm
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế
3.2.1. Ưu điểm
3.2.2. Nhược điểm
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của đơn vị
3.3.1. Ưu điểm
3.3.2. Nhược điểm
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SV: Lê Thị Hương

1

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây nước ta đã gia nhập WTO để đưa nền kinh tế trong nước phát
triển cùng với khu vực và vươn ra tầm thế giới. Nước ta thực hiện các mối quan hệ
quốc tế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các khoa học kỹ thuật
phát triển vào nước ta. Đồng thời chúng ta cũng phát huy các thế mạnh trong nước
làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo chiều hướng phát triển, tăng cường liên
doanh liên kết. Tuy nhiên, đất nước ta đang đứng trước những thách thức lớn của
quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, có nhiều vấn đề đang gặp phải khó khăn và
những khuyết điểm kéo dài muốn khắc phục cần có thời gian và những biện pháp
phù hợp. Cùng với khai thác các yếu tố phát triển theo nhiều lĩnh vực cả chiều rộng
lẫn chiều sâu, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển nền tảng công nghiệp hoá thực
hiện dân chủ tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống xã hội cho người dân ở
thời đại mới.
Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển nên có nhiều cơ hội cho các
nhà đầu tư cũng như những người có khả năng kinh doanh. Bên cạnh đó đòi hỏi
những công nhân phải có trình độ và tay nghề trong công việc. Chính vì vậy mà
việc đào tạo ra những công nhân có tay nghề trong sản xuất kinh doanh là rất cần
thiết. Nhà nước đã mở rất nhiều trường đào tạo nghề trong cả nước và thu hút một
lượng đông người đến học không phân biệt tuổi tác. Vì đất nước bước sang giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên các thương bệnh binh cũng cần được nhà
nước quan tâm và tìm cách giúp họ có công việc và cuộc sống ổn định trong thời
đại mới này.

Sau một thời gian thực tập ở Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho
người tàn tật tỉnh Bắc Ninh được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán, đồng thời
trên cơ sở kiến thức đã thu được từ học tập và thực tế, em đã thấy được tầm quan
trọng của công toán kế toán. Do bước đầu làm quen với thực tế chưa có nhiều kinh
nghiệm về kế toán, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt
tình của cô giáo Trần thị Hồng Mai và các anh chị phòng kế toán của trung tâm để
báo cáo của em đạt kết quả tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Lê Thị Hương

2

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm
Trụ sở Trung tâm đặt tại TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh
Trung tâm phục hồi chức năng cho người tàn tật Bắc Ninh với tư cách là một
đơn vị sự nghiệp kinh tế, hạch toán theo chế độ độc lập, tổ chức hạch toán kinh
doanh lấy thu bù chi mang tính chất đặc thù của đơn vị, có sự trợ cấp của nhà nước.
- Tên giao dịch của Trung tâm: Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho
người tàn tật Bắc Ninh.
- Địa chỉ giao dịch: Khu I - Phường Thị Cầu - TP Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.
- Điện thoại: 02413.852.303
- Giám đốc trung tâm: Nguyễn Văn Trà
- Cơ quan quản lý cấp trên: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh.

- Chức năng của Trung tâm:
-

Tổ chức dạy nghề phục hồi chức năng cho thương bệnh binh và người tàn tật

tỉnh Bắc Ninh còn khả năng lao động và đối tượng chính sách xã hội theo quy định
của pháp luật.
-

Tổ chức các loại dịch vụ sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho thương bệnh

binh và người tàn tật.
-Nhiệm vụ.
- Tổ chức dạy nghề phục hồi chức năng phù hợp với sức khoẻ và khả năng
lao động của các đối tượng thương bệnh binh và người tàn tật, các đối tượng chính
sách có nhu cầu học nghề hàng năm.
- Tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án về dạy nghề cho thương bệnh
binh và người tàn tật lao động.
- Tổ chức liên kết dạy nghề với các cơ sở dạy nghề khác để dạy nghề cho các
đối tượng có nhu cầu theo học nhưng Trung tâm chưa có điều kiện để thực hiện.
- Quản lý chứng chỉ và cung cấp chứng chỉ nghề cho học viên tốt nghiệp các
lớp do Trung tâm đào tạo theo quy định của nhà nước.

SV: Lê Thị Hương

3

Lớp: K6HK1B



Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện làm việc phù hợp
với khả năng của thương bệnh binh và người tàn tật để tạo việc làm thường xuyên
nâng cao đời sống cho người lao động.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức lao động tài chính, tài sản của Trung tâm
theo quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao ..
Trung tâm hiện giờ có tổng diện tích mặt bằng là 4560 m2. Quá trình hình thành
Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh chia làm 3
giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ năm 1979 đến 1989
Giai đoạn của thời kỳ bao cấp với xí nghiệp. Hoạt động thực hiện theo kế
hoạch của nhà nước giao cho xí nghiệp, sản phẩm chủ yếu là may gia công, quần áo
bảo hộ lao động, sản xuất đinh, các loại ốc vít, đồng sứ, lan hoa xe đạp…. Lượng
lao động từ 150 đến 200 người có thu nhập và tiền trợ cấp hàng tháng giúp cho đời
sống của những thương binh này ổn định.
* Giai đoạn 2: Từ năm 1989 đến 2003
Thời kỳ này do cơ chế quản lý thay đổi, việc giao chỉ tiêu của nhà nước
không còn nữa, xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Xí nghiệp
phải tự khai thác nguồn hàng, phải tự lo đầu vào và đầu ra. Xí nghiệp thay đổi
phương thức sản xuất, bước đầu gặp nhiều khó khăn với 45 chiếc máy khâu may
đạp chân và năng suất rất thấp. Trong thời kì này tổng số vốn ban đầu của xí nghiệp
150 triệu đồng.
Đến năm 1990 xí nghiệp được UBND tỉnh Hà Bắc và Bộ lao động thương
binh và xã hội cấp vốn đầu tư mua sắm thiết bị…Xuất sang Liên Xô, Đức, thời kì
này tổng số vốn là: Vốn cố định là 350 triệu đồng, vốn lưu động 36 triệu đồng.
Trong giai đoạn này xí nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Do thiếu cơ sơ vật chất
như nhà cửa đã xuống cấp, máy móc thiết bị lạc hậu, không đủ điều kiện để chuyển
đổi thành công ty kinh doanh. Đời sống của các thương binh lúc này gặp khó khăn
khi không thể thực hiện chuyển đổi kinh tế theo thị trường.


SV: Lê Thị Hương

4

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ tháng 10 năm 1994 thực hiện các chủ trương nghị quyết, chính sách của
Đảng và nhà nước về việc cải tổ lại các Doanh nghiệp nhà nước nói chung và QĐ
số 15-QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ thông tư số 09/TTLĐ của Bộ lao động,
công văn số 1944/QLQGVL nói riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của thương
binh và người tàn tật, mặc dù xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như đầu tư mua
thêm máy may cho sản xuất với tổng số là 72 máy may công nghiệp. Trong đó có
61 máy may kim và 11 máy may chuyên dùng các loại. Ban lãnh đạo công ty có
tinh thần trách nhiệm không ỷ lại, chủ động trong công việc, luôn tìm kiếm những
nguồn hỗ trợ kịp thời và đáng tin cậy giúp cho đời sống của cán bộ công nhân viên
cũng như những thương bệnh binh được ổn định. Tổng số vốn và lợi nhuận của
những năm tiếp theo không ngừng tăng.Đến năm 2002 tổng số cán bộ công nhân
viên chức của xí nghiệp 130 người với vốn kinh doanh của xí nghiệp là 613 triệu
đồng, tổng số tài sản cố định là 1.640 triệu đồng và lương tháng bình quân là
400.000đ/ tháng/ người.
Đến năm 2003 tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp lên tới 150
người với tổng tài sản là 1.726 triệu đồng. Xong mô hình xí nghiệp không còn phù
hợp thực tiễn cơ chế đất nước đang chuyển đổi, xí nghiệp đủ tư cách pháp nhân hoạt
động kinh doanh nhưng không được cấp giấy phép kinh doanh vì không đủ vốn
pháp định. Vì vậy việc chuyển đổi xí nghiệp là vấn đề rất cấp bách để tạo công ăn
việc làm cho đối tượng thương bệnh binh và người tàn tật.
Căn cứ luật lao động và luật giáo dục, pháp lệnh về người tàn tật nghị định

số 55/1999 NĐCP ngày 10/07/1999 quy định chi tiết về thi hành một số điều của
pháp lệnh người tàn tật nghị định số 02/2001 NĐCP ngày09/01/2001 của chính phủ
quy định chi tiết bộ lao động và bộ luật giáo dục dạy nghề. Thông tư số 01/2001 NĐ
- Bộ luật LĐTB và XH ngày 04/02/2002 của bộ luật lao động và xã hội hướng dẫn
đăng ký thành lập và chia tách sát nhập đăng ký hoạt động cơ sơ của thương binh và
người tàn tật. Việc chuyển đổi hình thức hoạt động của xí nghiệp thành lập Trung
tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho thương bệnh binh và người tàn tật Bắc Ninh
là điều rất cần thiết có hình thức hoạt động có pháp nhân, phù hợp với đơn vị chính
sách xã hội.

SV: Lê Thị Hương

5

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp

* Giai đoạn 3:Từ năm 2004 đến nay:
Ngày 05/11/2004 UBND tỉnh Bắc Ninh ký quyết định 178/2004/QĐ-UB
thành lập Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho thương bệnh binh và người
tàn tật tỉnh Bắc Ninh (trên cơ sở xí nghiệp sản xuất của thương binh và người tàn tật
tỉnh Bắc Ninh) thuộc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm
dạy nghề phục hồi chức năng cho thương bệnh binh và người tàn tật tỉnh Bắc Ninh
là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động theo nghị định
số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của chính phủ có tư cách pháp nhân, được sử
dụng con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của nhà nước. Trung tâm
chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh
đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chức

năng thuộc tỉnh và Trung ương.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
-Nhìn chung cơ sở vật chất của trung tâm trong những năm qua đều được cải thiện
cả về qui mô và chất lượng như hàng năm nhà xưởng đều được cải tạo và nâng cấp,
máy móc trang thiết bị đều được bảo dưỡng và mua sắm thêm mới để đầu tư cho
sản xuất. Ngoài việc đầu tư nhà xưởng trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, trung
tâm còn mua sắm công cụ, tài sản phục vụ cho nhu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên
môn cho các phòng ban chức năng để làm việc.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
- Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

SV: Lê Thị Hương

6

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của trung tâm

Giám
đốc

Phó
giám
đốc(2)
phụ
trách sx

sx

Phó giám
đốc(1)
phụ trách
nội chính

Phòng
KTTC

Phòng
TC HC
TH

Thủ quỹ,
thủ kho

Phòng
ĐT DN

Phòng
KHSX

Tổ bảo
vệ

Phòng kỹ
thuật

Tổ cắt


Xưởng
may

Tổ 1

Tổ 2

Lao động trung tâm tổng số gồm có 150 người, trong đó:
+ 01 giám đốc
+ 02 phó giám đốc
+ 11 cán bộ quản lý, 07 lao động gián tiếp
+ 130 lao động trực tiếp
Học sinh học nghề từ 200 đến 250 học sinh/ năm

SV: Lê Thị Hương

7

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Giám đốc Trung tâm: Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác hoạt
động của Trung tâm trên chức năng nhiệm vụ được giao. Phụ trách toàn bộ
các hoạt động của Trung tâm cả về đối nội, đối ngoại. Chỉ đạo trực tiếp phòng
Kế hoạch tài chính, Tổ chức cán bộ, Tổ thanh tra công nhân. Ngoài ra còn chỉ
đạo, lãnh đạo các công việc khác khi các phó Giám đốc đi vắng.
- Các phó Giám đốc: Được giám đốc uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải
quyết công việc được giao, giúp việc Giám đốc lãnh đạo điều hành công việc

được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật Nhà nước.
+Phó Giám đốc phụ trách nội chính : Phụ trách và chịu trách nhiệm
điều hành nội chính và công tác đào tạo dạy nghề, xây dựng kế hoạch triển
khai lãnh đạo điều hành, quản lý hành chính và công tác dạy nghề từng tháng,
quí, năm. Được lãnh đạo uỷ quyền kiểm tra giám sát các hoạt động của Trung
tâm trong phạm vi nội bộ.
+Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Phụ trách lãnh đạo điều hành quản
lý, tổ chức thực hiện việc làm sản xuất kinh doanh, dịch vụ của trung tâm bao
gồm cả việc chịu trách nhiệm về thủ tục pháp lý. Quan hệ đối tác tìm nguồn
hàng. Phụ trách trực tiếp theo dõi xưởng. Ngoài công việc được phân công
còn phải có trách nhiệm với những công việc khi được Giám đốc uỷ quyền
chủ động giải quyết.
- Các phòng ban chuyên môn :
+Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện nhiệm vụ công tác tổng hợp tổ
chức nhân sự tháng, quí, năm. Tổng hợp mọi ý kiến, kiến nghị, tiếp nhận giải
quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình, tham mưu cho Giám đốc về mọi công
việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình, quản lý, đôn đốc, giám sát và thực
hiện tốt nhiệm vụ chức năng của phòng Tổ chức hành chính.
+Phòng kế hoạch tài chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ kế hoạch tài
chính, phản ánh báo cáo kịp thời, chính xác và đầy đủ. Xây dựng lập kế hoạch
tháng, quý, năm. Thực hiện quản lý thu, chi tài chính theo nguyên tắc luật kế
toán tài chính thống kê theo quy định của nhà nước.
+ Phòng đào tạo dạy nghề: Thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý đào
tạo dạy nghề, tuyển sinh tiếp nhận quản lý hồ sơ của học sinh, xây dựng
chương trình đào tạo dạy nghề ngắn hạn và dài hạn,xây dựng chương trình bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghề.
+ Xưởng tổ chức phục hồi chức năng - Sản xuất - Dịch vụ kinh doanh:
Thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý điều hành tổ chức sản xuất -dịch
vụ kinh doanh.
SV: Lê Thị Hương


8

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua hai năm gần
nhất
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm
ĐVT: 1000 đ
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu

Các khoản giảm trừ ( 4+5+6+7)
-Chiết khấu
-Giảm giá
-Giá trị hàng bán bị trả lại
-Thuế xuất khẩu và thuế GTGT theo PP
trực tiếp
Doanh thu thuần (1-3)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và CCDC (1011)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
-Trong đó: Lãi vay phải trả
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ HĐKD ( 120+(21-22)
-24 +25)
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế (30 + 40)
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

Mã Năm 2010
Năm 2011
số
01
2.758.000 2.975.000
03
04

05
06
07
10
11
20

2.758.000
2.650.000
108.000

2.975.000
2.807.280
167.720

21
22
23
24
25
30

2.000

3.500

80.000
30.000

95.000

76.220

31
32
40
50
51
60

54.000
10.000
13.000
71.000
19.880
51.120

16.380
10.600
5.780
82.000
23.000
59.000

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH
TẾ TẠI TRUNG TÂM.
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại trung tâm
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại trung
tâm
* Bộ máy kế toán của Trung tâm.
SV: Lê Thị Hương


9

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA TRUNG TÂM
Kế toán trưởng

Kế toán vật tư
tài sản

Kế toán thanh
toán

Kế toán tiền
lương

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các kế toán viên
tổng hợp ghi chép số liệu sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán
trưởng phải trực tiếp báo cáo tình hình tài chính cho lãnh đạo và nộp báo cáo
đúng kỳ hạn.
- Kế toán viên gồm: Kế toán tài sản, kế toán tiền lương, kế toán thanh
toán.
Thực hiện đúng nguyên tắc kế toán, mở sổ chi tiết, vào thẻ kho, đối chiếu các
nghiệp vụ kinh tế, kiểm tra tổng hợp số liệu báo cáo kế toán trưởng, giúp kế toán
trưởng hoàn thành công tác kế toán tổng hợp lập báo cáo kịp thời với cấp trên.
* Chính sách kế toán áp dụng tại trung tâm

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
- Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc, hạch
toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
-Nguyên tắc tính thuế: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định
của Nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế, thuế GTGT hàng nội địa 10% và các loại
thuế khác theo quy định hiện hành
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Tổ chức hạch toán ban đầu
Trung tâm hiện đang áp dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/ 09 /2006 của Bộ tài chính
*Các chứng từ áp dụng:

SV: Lê Thị Hương

10

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán
- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, giấy báo có
- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý tài
sản cố định, bảng tính phân bổ khấn hao tài sản cố định
- Chứng từ về lao động, tiền lương bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống Tài khoản mà công ty

áp dụng thống nhất theo quyết định 48 - chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ
Tổ chức hệ thống BCTC: Tổ chức theo đúng quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban
hành ngày 14/ 09 /2006 của Bộ tài chính
Cơ sở lập chứng từ.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị nhập kho để lập
phiếu nhập kho.
Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho lập phiếu xuất kho.
Kế toán căn cứ vào chứng từ giấy báo nợ giấy báo có…
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
-Bộ phận thực hiện phân tích kinh tế là bộ phận kế toán. Thời điểm tiến hành
công tác phân tích kinh tế là theo từng thời điểm hoạt động kinh doanh. Kế toán lập
kế hoạch đầu tháng, đến cuối tháng xem tình hình thực hiện kế hoạch rồi phân tích.
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại trung tâm
Công ty tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc
phân tích các chỉ tiêu về tình hình thực hiện doanh thu chung của toàn công ty,
những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu; thực hiện phân tích tình hình quản lý và
sử dụng chi phí doanh nghiệp theo chức năng, quản lý và sử dụng hiệu quả lao động
thông qua các chỉ tiêu phân tích chung tình hình sử dụng chi phí, tình hình sử dụng
lao động.
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán
Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp nào cũng cần phải đánh giá được
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh
giá công tác quản lý vốn, công tác quản lý chất lượng sản, trên cơ sở đó đề biện

SV: Lê Thị Hương


11

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là phân tích hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh:
Nhận xét: Dựa vào bảng cân đối kế toán 2011 ta co NX sau
- Tình hình tài chính của Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật
cho ta thấy .
- Hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm
Vốn sản xuất là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền
sản xuất hàng hoá. Vốn là biểu hiện bằng tiền và tư liệu sản xuất.
Đầu kỳ và cuối lỳ tức là:
( 3.378.259.334 – 2.717.500.989 = 660.758.345 ) Với tỷ lệ tăng lên là 24% .
Các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, suất hao phí cũng như sinh lợi của từng vốn.
Vốn sản xuất kinh doanh được chia thành 2 bộ phận : Tài sản lưu động và tài sản cố
định.
Đánh giá hiệu quả mức sinh lời của mỗi đồng vốn.
Đầu kỳ + Cuối Kỳ
2

VSXKDbq =

VSXKDbq =

NSVSX =

4.268.786.802 + 5.133.369.098

2
Doanh thu thuần
VSXKD

= 4.701.077.950 đ

2.975.000.000
4.701.077.950

=

= 0,63

Trong đó: Từ kết quả trên ta thấy :
Trung tâm sử dụng một đồng vốn sản xuất kinh doanh trong một năm thì đem lai
được 0,63 đồng doanh thu thuần.
- Hiệu quả năng suất lao động
- Năng suất chi phí:

NSCP=

Doanh thu thuần
Tổng chi phí

=

2.975.000.000
2.807.280.000

= 1,05


Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng chi phí bỏ ra trong một năm thì thu về 105 đồng
doanh thu.

SV: Lê Thị Hương

12

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
Doanhlợi vốn =

Lợi nhuận
Vốn sản xuất KDbq

=

59.000.000
4.701.077.000

= 0,12

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh trong 1 năm thì được 1,2
đồng lợi nhuận.
Từ kết quả của các chỉ tiêu trên cho ta thấy chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả sử dụng
vốn sẽ cao.
Qua bảng cân đối kế toán của Trung tâm ta thấy :
Tổng tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ tăng lên là 864.582.296 đồng tương đương với

20,3%
2.3 Tổ chức công tác tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính
Trung tâm xác định công tác tài chính là một khâu quan trọng, Ban giám đốc luôn
đề ra kế hoạch tài chính cho từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, phù
hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu kinh doanh của công ty.
Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời
tiết nên để có thể duy trì hoạt động kinh doanh được tốt thì trước khi bắt đầu một
giai đoạn kinh doanh mới (mùa đông hoặc mùa hè) Ban giám đốc đều lập kế hoạch
tài chính để có đủ vốn nhập hàng hóa về, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Mặt khác Công ty bị lệ thuộc khá nhiều vào khách hàng trung thành của mình, nên
công ty đã có kế hoạch cắt giảm các khoản chi tiêu dư thừa và bảo vệ nguồn tiền
cho những chi trả cần thiết
Công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn được đặt song song với quá trình hoạt động kinh
doanh của trung tâm. Trước khi tiến hành một giai đoạn kinh doanh mới trung tâm
vạch kế hoạch huy động vốn, nguồn huy động. Nguồn huy động vốn chủ yếu của là
vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, tránh tình
trạng bị công ty khác chiếm dụng vốn.
Công tác quản lý và sử dụng vốn- tài sản
Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty: sử dụng an toàn, bảo
quản tốt, Không được sử dụng các vật dụng, trang thiết bị, tài sản vào mục đích cá
nhân. Có biện pháp thu hồi vốn bằng biện pháp khấu hao. Quản lý cả về mặt giá trị
(quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau)
SV: Lê Thị Hương

13

Lớp: K6HK1B



Báo cáo thực tập tổng hợp
TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: tiến hành phân
loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Xác định nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tiết kiệm,
hiệu quả kinh tế cao
Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
- Quản lý doanh thu, chi phí: Trung tâm luôn tiến hành ghi chép thường xuyên,
trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản doanh thu, chi phí, hạch toán
vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, tránh trường hợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót
nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh
- Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Trung tâm đề ra chính sách về việc
quản lý lợi nhận và phân phối lợi nhuận sao cho vừa đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ
với Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, lợi ích cho người lao động vừa
đáp ứng bổ sung nhu cầu vốn cho kinh doanh.
Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ:
- Các chỉ tiêu nộp Ngân sách: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài,…
- Thuế TNDN phải nộp năm 2011: 23.000.000
- Quản lý công nợ:
 Đối với công nợ phải trả: Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời
hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh
toán nợ, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải
pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn.
 Quản lý các khoản nợ phải thu: Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối
tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi,
nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ.
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ
VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ.
III.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Trung tâm
III.1.1 Ưu điểm

- Trung tâm đã chấp hành đúng theo các chính sách kế toán của nhà nước
- Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ và hiệu quả
- Hệ thống thông tin kế toán chấp hành theo đúng chuẩn mực, chế độ và thông
tư hiện hành ở Việt Nam
III.1.2 Hạn chế
-Công tác tổ chức kế toán của Trung tâm đặc biệt là việc thống kê phân tích số
liệu như chi phí, doanh thu, lợi nhuận còn gặp một số khó khăn do cơ sở vật chất
SV: Lê Thị Hương

14

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
chưa đầy đủ, các phần mềm kế toán hiện đại còn chưa được áp dụng và cập nhật
thường xuyên.
- Một số bộ phận kế toán của công ty vẫn còn theo nguyên tắc thủ công như: Kế
toán kho, kế toán chi phí tiền lương.
- Công ty chưa thực hiện trích lập các khoản dự phòng như dự phòng khoản
phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho...Như vậy công ty đã bỏ qua
nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
III.2 Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty
III.2.1 Ưu điểm
- Công ty đã coi phân tích kinh tế như là một khâu quan trọng trong quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty
- Công ty đã tiến hành phân tích sự biến động doanh thu, chi phí. Hiệu quả sử
dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động
3.2.2 Hạn chế
- Chưa chú trọng tới việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

III.3 Đánh giá khái quát về công tác tài chính
III.3.1 Ưu điểm
- Công tác kế hoạch tài chính và huy động vốn đã tổ chức có hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu vốn cho công ty trong từng giai đoạn hoạt động
- Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Quản lý công nợ có hiệu quả
III.3.2 Nhược điểm
- Chưa có biên pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
IV. IỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại Trung tâm dạy nghề và
phục hồi chức năng cho người tàn tật với những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại
trong quá trình hoạt động kinh doanh, em xin đề ra hướng đề tài:
- Hướng đề tài thứ nhất: “ Kế toán nguyên vật liệu tại trung tâm dạy nghề và
phục hồi chức năng cho người tàn tật bắc Ninh ”. Thuộc học phần “kế toán doanh
nghiệp”.
- Hướng đề tài thứ hai: “ Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại trung tâm dạy nghề và phục
hồi chưc năng cho người tàn tật Bắc Ninh”. Thuộc học phần “Phân tích kinh tế
doanh nghiệp thương mại”.
- Hướng đề tài thứ ba: “ Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn, các biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại trung tâm dạy ngh ề và phục hồi

SV: Lê Thị Hương

15

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp

chức năng cho người tàn tật Bắc Ninh,”. Thuộc học phần “ Tài chính doanh
nghiệp”.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của trung tâm
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của trung tâm

SV: Lê Thị Hương

16

Lớp: K6HK1B


Bỏo cỏo thc tp tng hp

KT LUN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cụ giỏo Trn Th Hng
Mai
cũng nh sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng
kế toán của Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho ngời
tàn tật trong thời gian em thực tập tng hp tại Trung tâm.
Do phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian thực tập có hạn, kinh
nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh đợc sai
xót. Em rất mong sự góp ý kiến của cán bộ phòng kế toán của
Trung tâm cùng thầy cô giáo hớng dẫn bổ sung vào vốn kiến
thức chuyên môn của em để em có thể hiểu hơn, hoàn thiện
hơn
Bc Ninh, ngythỏngnm

2012
Sinh viờn thc tp

SV: Lờ Th Hng

17

Lp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
LÊ THỊ HƯƠNG

Nhận xét của kế toán trưởng ( hoặc phụ trách phòng kế toán)
(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của đơn vị thực tập
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Trung tâm 2011
Tài sản
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I- Tiền
1- Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu )
2- Tiền gửi ngân hàng
II- các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1- đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2- Đầu tư ngắn hạn khác
III- Các khoản phải thu
1- Phải thu của khách hàng

2- Các khoản thu khác
SV: Lê Thị Hương

Mã số Số đầu năm
Số cuối năm
100
3.106.325.570 3.953.271.920
110
557.957.696
851.553.996
111
428.423.737
504.266.546
112
129.533.959
347.287.450
120
121
128
130
1.292.354.610 1.583.089.820
131
1.073.757.243 1.456.347.260
138
218.597.367
126.742.560
18

Lớp: K6HK1B



Báo cáo thực tập tổng hợp
IV- Hàng tồn kho
1- Hàng mua đang đi trên đường
2- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
3- Công cụ, dụng cụ trong kho
4- Chi phí sản xuất dở dang
5- Thành phẩm tồn kho
6- Hàng hoá tồn kho
7- Hàng gửi bán
V- Tài sản lưu động khác
1- Tạm ứng
2- Chi phí chờ kết chuy ển
B- Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn
I- Tài sản cố định
1- Tài sản cố định hữu hình
2- Nguyên giá
3- Giá trị hao mòn luỹ kế
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1- Đầu tư dài hạn khác
III- Chi phí xậy dựng cơ bản dở dang
Tổng cộng tài sản

140
141
142
143
144
145
146

147
150
151
152
200
210
211
212
213
220
228
230

Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
I- Nợ ngắn hạn
1- Vay ngắn hạn
2- Phải trả cho người bán
3- Người mua trả trước
4- Thuê và các khoản phí nộp nhà nước
5- Phải trả công nhân viên
6- Các khoản, phải trả phải nộp khác
II- Nợ dài hạn
1- vay dài hạn
III- Nợ khác
1- Chi Phí phải trả
2-Tài sản thừa chờ sử lý

Mã số Số đầu năm
Số cuối kỳ

300 1.551.285.813 1.755.109.764
310
668.583.269
766.441.764
311
534.000.000
423.497.000
313
18.759.200
114.680.150
314
60.000.000
178.000.000
315
13.323.426
24.513.450
316
3.225.000
8.970.246
318
39.275.643
16.780.918
320
882.702.544
988.668.000
321
882.702.544
988.688.000
330


SV: Lê Thị Hương

1.106.404.175

1.339.316.272

504.104.200
28.452.150

603.260.340
14.530.820

57.902.825
501.956.000
13.989.000
149.609.089
144.438.250
5.170.839
1.162.461.232
1.142.305.667

293.560.472
403.975.640
23.989.000
179.311.832
196.250.460
10.061.372
1.180.097.178
1.151.248.593


2.102.800.885 2.452.800.885
-960.495.218 -1.493.957.405
20.155.565
28.848.585
20.155.565
28.848.585
4.268.786.802

19

5.133.369.098

Lớp: K6HK1B


Báo cáo thực tập tổng hợp
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
I- Nguồn vốn - quỹ
1- Nguồn vốn kinh doanh
2- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3- Chênh lệch tỷ giá
4- Quỹ đầu tư phát triển
5- Quỹ dự phong tài chính
6- Lợi nhuận chưa phân phối
7- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II- Nguồn kinh phí
1-Quỹ khen thưởng phúc lợi
2- Quỹ quản lý của cấp trên
3- Nguồn kinh phí sự nghiệp
4- Nguồn kinh phí đã được hình thành

TSCĐ
Tổng cộng nguồn vốn

SV: Lê Thị Hương

400
410
411
413

2.717.500.989
1.072.508.850
1.064.273.650

3.378.259.334
1.673.999.673
1.374.374.650

414
415
416
417
418
420
421

5.845.600

117.468.530


2.389.600

182.156.493

1.644.992.139
6.818.252
495.868.220

1.704.259.661
12.142.848
540.868.220

422

1.142.305.667

1.151.248.593

4.268.786.802 5.133.369.098

20

Lớp: K6HK1B



×