Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Cơ sở lý luận và thực trạng về việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự tiền lương tại công ty vnip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 48 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S
Hàn Minh Phương, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em không những học hỏi được nhiều kiến
thức bổ ích mà còn học được tinh thần làm việc đáng quý của cô. Em cám ơn cô.
Em cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong khoa Hệ
thống thông tin quản lý, trường đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt 4 năm học qua, giúp em có đủ những kiến thức hữu ích để có thể hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiêp này. Nhân đây, em cũng xin cảm ơn giám đốc Hoàng
Trọng Thành và tập thể cán bộ, nhân viên của công ty VNIP, đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
trong việc thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc làm khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

i


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
MỤC LỤC

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

ii


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng biểu, hình vẽ

Số trang

Hình 2.1 Mô hình hệ thống HRM

10

Hình 2.2 Mô hình nghiệp vụ quản lý nhân sự tiền lương doanh nghiệp

11

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

16

Hình 2.4 Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý nhân sự - tiền
lương

17

Hình 2.5 Chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên

17

Hình 2.6 Chức năng Quản lý chấm công

17


Hình 2.7 Chức năng Quản lý tính lương

18

Hình 2.8 Chức năng Quản lý thống kê, báo cáo

19

Hình 2.9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Mức 0)

20

Hình 2.10 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (Mức 1)

20

Hình 2.11 Biểu đồ luồng dữ liệu mô tả chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên

21

Hình 2.12 Biểu đồ luồng dữ liệu mô tả chức năng Quản lý chấm công

21

Hình 2.13 Biểu đồ luồng dữ liệu mô tả chức năng Quản lý tính lương

22

Hình 2.14 Biểu đồ luồng dữ liệu mô tả chức năng Quản lý thống kê, báo

cáo

22

Hình 2.15 Mẫu bảng chấm công của công ty VNIP (File Excel 07)

23

Hình 2.16 Mẫu bảng tính lương của công ty VNIP (File in trên giấy A4)

23

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty giai đoạn 2012- 2014

25

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức công ty giai đoạn sau năm 2014

25

Hình 3.3: Báo giá dịch vụ của Misa-HRM

34

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

HRM

Human Resource Management

Quản trị nguồn nhân lực

IS

Infomation System

Hệ thống thông tin

HRMS

Human Resource Management System

Hệ thống quản trị nguồn nhân lực

HRIS

Human Resource Information System


Hệ thống quản trị nguồn nhân lực
Hệ thống quản trị nguồn nhân lực
của công ty Misa

Misa-HRM
LAN

Local Area Network

Mạng cục bộ

IT

Information Technology

Công nghệ thông tin (CNTT)

CSDL

Database

Cơ sở dữ liệu

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội


GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

iv


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Đặt vấn đề
Các doanh nghiệp luôn hoạt động trên thị trường với mục tiêu hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, đó chưa bao giờ là một mục tiêu dễ dàng.
Trong một nền kinh tế luôn thay đổi và biến động không ngừng, để có thể đứng
vững trước sức ép cạnh tranh và tìm kiếm cơ hội phát triển đỏi hỏi doanh nghiệp phải
thay đổi thích nghi và liên tục làm mới mình. Cụ thể, doanh nghiệp phải mở rộng, tăng
cường sản xuất; cung ứng sản phẩm với chất lượng tốt; quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ
chăm sóc khách hàng và các chiến lược maketing hiệu quả… Cũng có nghĩa là doanh
nghiệp cần phải biết tận dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất.
Trong số các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nguồn nhân lực nắm giữ một vai
trò hết sức quan trọng. Khác với những nguồn lực khác sẽ dễ dàng bị cạn kiệt khi khai
thác quá mức, nguồn nhân lực có thể coi là vô tận, càng khai thác càng có khả năng tái
sinh. Hơn nữa, chỉ khi sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, doanh nghiệp mới có thể phát
huy tốt các nguồn lực khác
Tuy nhiên, việc quản lý nguồn nhân lực, cụ thể trong công tác quản lý nhân sự tiền lương tại công ty VNIP hiện nay còn nhiều khiếm khuyết và chưa thực sự hiệu quả.
Công ty VNIP hiện nay đang sử dụng 3 nhân viên kế toán để chấm công, tính
lương cho toàn bộ 30 nhân viên trong công ty. Nhưng công việc của những nhân viên trên
còn mang nặng tính thủ công, ít sự hỗ trợ từ các ứng dụng khoa học, công nghệ. Điển
hình là việc công ty hiện vẫn đang sử dụng phần mềm Microsoft Office 07 - Excel trong
cả chấm công và tính lương.

1.1.2 Những khó khăn
Như đã nêu ra ở trên, việc đơn thuần sử dụng Excel 07 đã đem lại không ít khó
khăn cho nhân viên của VNIP trong công tác quản lý.
Trước hết, đối với một doanh nghiệp có quy mô 30 nhân viên như VNIP (số lượng
nhân sự còn được dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai), nhân viên sử dụng nhân sự sẽ phải
làm việc với một khối lượng sổ sách liên quan tương đối lớn: từ tuyển dụng, quản lý hồ sơ
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

1


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
nhân viên, quản lý lương, thuế, bảo hiểm đến các thủ tục thôi việc... Như vậy, nhân viên
sử dụng nhân sự sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn hoàn thành tốt công việc của mình.
Ngoài ra, do công việc quản lý lưu trữ thông tin dữ liệu phần nhiều là làm thủ công
trên giấy nên sẽ gây ra nhiều vấn đề về: an toàn bảo mật thông tin; về phục hồi dữ liệu khi
sổ sách thất lạc hoặc chữ nghĩa thông tin trên sổ sách phai mờ theo thời gian.
Hơn nữa, công việc ghi chép truyền thống là chưa tối ưu khiến cho người nhập dữ
liệu dễ mắc sai sót. Cùng với đó là hiện tượng dư thừa dữ liệu sẽ thường xuyên xảy ra.
Đây là một sự lãng phí và tốn kém lớn đối với doanh nghiệp.
Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong số vô vàn khó khăn mà VNIP hay bất kì một
công ty nào khác sẽ dễ dàng gặp phải trong thực tiễn kinh doanh, quản lý của chính mình.
1.1.3 Giải pháp
Để có thể giải quyết các vấn đề nan giải trên, VNIP cần ứng dụng khoa học công
nghệ vào công tác quản lý nhân sự - tiền lương.
Hệ thống hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực HRIS (Human Resource Information
System) là một giải pháp giúp nâng cao sự chuyên nghiệp trong quản trị nguồn nhân lực
của doanh nghiệp. Đây cũng chính là mảnh ghép còn thiếu trong công tác quản lý nhân sự
- tiền lương tại công ty VNIP hiện nay.

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
HRM (Human resource management) là sự quản lý nguồn nhân lực của tổ chức
doanh nghiệp. Nó chịu trách nhiệm trước việc tuyển chọn, đào tạo, quản lý cũng như tính
toán lương, thưởng... cho nhân viên công ty phù hợp với các yêu cầu của lãnh đạo doanh
nghiệp cũng như văn hóa của tổ chức. Ngoài ra sự quản lý trên cũng phải tuân theo luật
pháp của nước sở tại. (Nguồn: )
HRIS (Human resource information system) hay HRMS (Human resource
management system) là một hệ thống được thiết kế nhằm đảm bảo nguồn nhân lực của tổ
chức, doanh nghiệp sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất giúp tổ chức, doanh nghiệp
đạt được mục tiêu của mình.
HRIS là một hệ thống được kết hợp bởi các hoạt động quản lý nguồn lực con
người (HRM) dựa trên khoa học công nghệ (IS).
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

2


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
1.3 Mục tiêu cụ thể cần giải quyết
Công ty VNIP cần dừng việc quản lý nhân sự - tiền lương theo cách thức thủ công
như trước đây và phải từng bước áp dụng, triển khai một ứng dụng hệ thống hỗ trợ quản
lý nhân sự, tiền lương vào thực tiễn.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu ít và trình độ người viết còn hạn chế, đề tài chỉ dừng lại ở
việc phân tích, đánh giá hệ thống cũ của doanh nghiệp và đề xuất việc thay thế, áp dụng
phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự mới cho công ty VNIP. Trong đó, nội dung chính
của đề tài chú trọng đến việc hỗ trợ tính lương của phần mềm ứng dụng.
Đề tài cũng xem xét, tính toán thời gian từ lúc đề xuất ý tưởng đến lúc thử nghiệm
và thực thi cài đặt hệ thống mới tại công ty VNIP (dự kiến hoàn thành trong vòng 6 tháng,

từ tháng 06/2012 đến tháng 12/2012).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp
Có nhiều phương pháp hỗ trợ việc thu thập, tìm kiếm nguyên liệu cho việc làm
khoá luận tốt nghiệp.
Một số phương pháp phổ biến thường gặp là:
Đề tài

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phi thực nghiệm
Phương pháp chuyên gia
nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn

Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp hỗn hợp
hợp, kết hợp giữa phương pháp

nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia.
-

Tham khảo tài liệu “Giới thiệu VNIP” của công ty.
Phỏng vấn giám đốc Hoàng Trọng Thành và một số nhân viên về tài chính cũng

-

như định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Gửi phiếu điều tra cả câu hỏi mở và câu hỏi trắc nghiệp về cơ sở vật chất cũng như
tình hình kinh doanh của công ty.


1.5.2 Cách thức xử lý
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

3


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Thông thường, thông tin thu thập được sẽ tồn tại ở 2 dạng : định tính và định
lượng. Do đó, cũng có 2 cách xử lý thông tin tương ứng: Xử lý logic đối với thông tin
định tính và xử lý toán học đối với thông tin định lượng
Do đề tài nghiên cứu có thu thập cả 2 loại thông tin trên nên cũng đã sử dụng cả 2
phương pháp xử lý đối với thông tin thu thập được.
- Xử lý toán học: Dựa trên các số liệu đã thu thập được từ các phiếu điều tra, lập
các biểu đồ và các thống kê cần thiết để đánh giá sự việc.
- Xử lý logic: Từ những thông tin đã thu thập được qua các câu hỏi phỏng vấn, đưa
ra những suy đoán logic.
1.6. Kết cấu khóa luận
Ngoài các phần như: Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu… Khoá luận gồm
có 3 chương nội dung chính
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trình bày tổng quan về ứng dụng của hệ thống thông tin đối với doanh nghiệp
trong đó cụ thể nêu bật vai trò của hệ thống nhân sự - tiền lương đối với doanh nghiệp
hiện nay. Chương I cũng chính thức xác lập đề tài, phạm vi, mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu và kết cấu cho bài luận văn.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực trạng về việc ứng dụng phần mềm quản lý
nhân sự - tiền lương tại công ty VNIP
Trình bày các khái niệm cơ bản, liên quan về hệ thống quản lý nhân sự - tiền
lương. Trong chương này, ngoài việc nêu ra thực trạng công ty thì phần phân tích, đánh
giá ưu nhược điểm của hệ thống nhân sự - tiền lương cũ của công ty được chú trọng hơn

cả.
Chương III: Định hướng phát triển và đề xuất về việc ứng dụng hệ thống
quản lý nhân sự - tiền lương cho công ty VNIP
Trình bày định hướng phát triển cho công tác quản lý nhân sự - tiền lương tại công
ty trong thời gian sắp tới. Đề xuất ứng dụng phần mềm Misa-HRM với những ưu điểm
nổi bật hỗ trợ quản lý nhân sự tiền lương cho công ty thay thế hệ thống cũ. Đưa ra lộ trình
ứng dụng phần mềm vào công ty với các mốc thời gian thực tế.
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

4


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY VNIP
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Phần mềm: Có nhiều cách để định nghĩa phần mềm. Trong tài liệu chỉ đề cập đến
2 cách định nghĩa phần mềm như sau:
1. Theo Wikipedia – Bách khoa toàn thư nội dung mở:
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là phần mềm (Software) là
một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều
ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự
động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến
phần cứng máy tính (Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ
các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng và nó cần phải có phần cứng mới có thể
thực thi được. (Nguồn: ).

2. Theo Giáo trình: Công nghệ phần mềm của trường đại học Thương Mại:
Phần mềm được coi là tất cả các kỹ thuật ứng dụng để thực hiện những dịch vụ
chức năng cho mục đích nào đó bằng phần cứng, giúp cho việc sử dụng phần cứng máy
tính đạt hiệu quả cao. Thông thường , một phần mềm gồm có 3 thành phần chính:
 Chương trình máy tính: Mã nguồn, mã máy.
 Cấu trúc dữ liệu: Cấu trúc làm việc (bộ nhớ trong); Cấu trúc lưu trữ (bộ nhớ ngoài)
 Các tài liệu liên quan: Tài liệu hướng dẫn sử dụng (dành cho người dùng); Tài liệu
phát triển (dành cho người phát triển hệ thống); Tài liệu tham khảo kỹ thuật (dành
cho người bảo trì).
(Nguồn: Bộ môn Công nghệ thông tin, đại học Thương Mại, Giáo trình Công nghệ
phần mềm, Chương 1, Trang 3).

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

5


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Phân loại phần mềm: Ta có thể phân phần mềm thành 2 loại chính như sau:
 Phần mềm hệ thống: Dùng để vận hành máy tính và phần cứng máy tính. Phần
mềm hệ thống là một tập hợp các chương trình có tương tác trực tiếp với phần
cứng máy tính và phục vụ nhiều người dung.
 Phần mềm ứng dụng: Giúp người dùng xử lý, hoàn thành một hay nhiều công việc,
nghiệp vụ nào đó.
Phần mềm ứng dụng hệ thống: là phần mềm ứng dụng có khả năng làm cho máy
tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện. Điều này khác
với phần mềm hệ thống có tích hợp các chức năng của máy tính, nhưng có thể không trực
tiếp thực hiện một tác vụ nào đó có ích cho người dùng.
Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng hệ thống:

+, Phần mềm trò chơi
+, Chương trình tiện ích (Gadgets..)
+, Phần mềm văn phòng (Microsoft Office; Open Office..)
+, Phần mềm doanh nghiệp: Giúp xử lý các nghiệp vụ doanh nghiệp: Phần mềm
quản trị nguồn nhân lực – HRM; Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM; Phần
mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP...
Phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự - tiền lương (HRM/ HRIS):
Nếu như HRM (Human resource management) là sự quản lý nguồn nhân lực của tổ
chức doanh nghiệp thì HRMS (Human resource management system) hay HRIS (Human
resource information system) là một hệ thống được thiết kế nhằm đảm bảo nguồn nhân
lực của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất giúp tổ chức,
doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Trong hệ thống HRIS, phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phần mềm,
thông qua phần cứng sẽ giúp tự động hoá việc phân tích, xử lý... dữ liệu đầu vào liên quan
đến nhân sự của doanh nghiệp. Thông tin đầu ra sẽ được phần mềm tập trung, lưu trữ tại
CSDL, đảm bảo cho việc an toàn bảo mật và cả khôi phục dữ liệu nếu xảy ra mất mát sau
này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ loại bỏ hầu hết những việc thủ công, vặt vãnh nên giảm
đáng kể thời gian xử lý công việc và tăng đáng kể hiệu suất của mình.
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

6


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
2.1.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.1.2.1 Mô hình của HRIS
Thông thường, một phần mềm HRIS có nhiều mô-đun và mỗi mô-đun sẽ đảm nhận
những công việc khác nhau cũng như thao tác với các loại dữ liệu khác nhau.
Một số mô-đun thường gặp của 1 phần mềm HRIS như sau:

1. Phân hệ Quản lý cơ cấu tổ chức nhân sự: Vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về
mọi nhân viên tương ứng từng vị trí trong cơ cấu tổ chức. Giúp người quản lý dễ
dàng thiết lập sơ đồ cây tổ chức..
2. Phân hệ Quản lý hồ sơ nhân viên: Tập hợp đầy đủ và chi tiết toàn bộ thông tin về
nhân viên, từ sơ yếu lý lịch cá nhân đến quá trình công tác, ngày phép, hợp đồng
lao động, khen thưởng - kỷ luật, đánh giá thi đua.
3. Phân hệ Đánh giá nhân viên: Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo quản lý các tiêu chí
đánh giá, thang điểm đánh giá cho từng nhóm công việc. Phân hệ này sẽ tự động
tổng hợp dữ liệu đánh giá hàng tuần, hàng tháng thành kết quả tổng hợp cuối cùng.
4. Phân hệ Chấm công: Quản lý chấm công nhanh chóng, chính xác phục vụ việc
tính lương. Tự động kết nối, chuyển tải số liệu từ máy chấm công. Chuyển dữ liệu
chấm công, đánh giá thi đua vào bảng lương.
5. Phân hệ Quản lý lương: Tự động tính toán và đưa ra bảng lương chính xác cho
từng nhân viên tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, cùng với việc tính thuế thu
nhập cá nhân với các khoản lương chịu thuế thu nhập.
6. Phân hệ Quản lý tuyển dụng – đào tạo: Tự động lọc hồ sơ ứng viên phù hợp các
yêu cầu tuyển dụng. Xác định rõ chuyên môn cần đào tạo cho nhân viên nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển công việc. Quản lý chặt chẽ thông tin về kinh phí, thời gian,
kết quả đào tạo cho từng nhân viên.
7. Phân hệ Quản lý chế độ chính sách, bảo hiểm: Tự động lấy thông tin từ bảng
lương, tổng hợp để cho ra các báo cáo, biểu mẫu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, quá trình khám chữa bệnh, tai nạn lao động…

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

7


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế

8. Hệ thống Báo biểu, phân tích thống kê: Đưa ra các thống kê, phân tích nhằm
phục vụ cho quản lý.Trên cơ sở đó, lãnh đạo công ty dễ dàng phân tích đánh giá để
đưa ra những quyết định nhân sự chính xác và nhanh chóng.
9. Tiện ích hệ thống khác: bảo mật, sao lưu, phục hồi, giao diện, quản trị hệ thống...
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, hoặc theo yêu cầu bắt
buộc của nhà nước với từng loại doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề đặc
thù khác nhau sẽ có thêm các mô-đun khác được thiết kế để phù hợp với công việc của
doanh nghiệp.
2.1.2.2 Các tiêu chuẩn cần thiết cho phần mềm ứng dụng HRIS
Công nghệ phần mềm của Việt Nam hiện nay chỉ mới phát triển được vài năm trở
lại đây. Sẽ là khập khiễng nếu đem nó so sánh với công nghệ phần mềm trên thế giới đã
có từ lâu và đi trước hàng trăm năm. Tuy nhiên, không vì thế mà phần mềm Việt Nam
thiếu đi những tiêu chuẩn thiết yếu của mình. HRIS là một phần mềm đúng nghĩa và cũng
không nằm ngoài phạm vi trên.
Yêu cầu chung:
 Yêu cầu lớn nhất của 1 phần mềm HRIS cũng như bất kỳ phần mềm nào khác,
chính là tính khả dụng. Yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng việc sử dụng phần mềm
không đòi hỏi những huấn luyện quá phức tạp và chuyên sâu mà chỉ cần người sử
dụng có trình độ, kiến thức về CNTT ở mức phổ thông. Phần mềm cần đáp ứng
yêu cầu dễ dàng cài đặt, nâng cấp và nếu có chuyển đổi thì sẽ ít tổn thất nhất cả về
dữ liệu lẫn thời gian thực hiện.
 Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cần chú ý đến khả năng tích hợp của
HRIS với một số phần mềm khác. Khả năng này sẽ cho phép HRIS và các phần
mềm khác dùng chung CSDL của nhau, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp.
 Do số liệu đầu vào của HRIS từ nhiều nguồn khác nhau, nên phần mềm cần hỗ trợ
đa nhiệm, đa người dùng. Phần mềm cũng cần có khả năng xử lý nhiều yêu cầu
khác nhau với thời gian ngắn nhất.
 Ngoài ra, để tăng cường tính bảo mật thông tin, phần mềm cần có khả năng phân
quyền người dùng, cũng như mã hoá dữ liệu. Ngoài ra, phần mềm cũng cần khả
năng tự sao lưu, phục hồi, tự sửa lỗi trong những điều kiện nhất định.

8
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Yêu cầu về thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu:
 Về CSDL, đây là hạt nhân của mọi hệ thống thông tin, là nền tảng của phần mềm.
Yêu cầu đối với CSDL là phải tối giản dạng số liệu và tối giản số tham số (trường
số liệu) được lưu trữ. Việc tối giản dạng dữ liệu và tối giản tham số cho phép giảm
nhỏ kích thước CSDL và quan trọng hơn là công tác quản lý phần mềm có hiệu
quả hơn.
 Đối với việc thu thập dữ liệu, phần mềm HRIS phải có khả năng tiếp nhận số liệu
từ nhiều nguồn đầu vào bao gồm cả số liệu nhận trực tiếp và số liệu được lưu trữ,
tích lũy theo thời gian. Phương thức tiếp nhận số liệu của phần mềm cũng cần đa
dạng với đủ loại giao thức từ truyền thống như nhập số liệu trực tiếp, fax, email...
đến hiện đại như thu thập tự động qua mạng LAN, Internet…
Yêu cầu đối với nội dung của HRIS:
 Đối với thuật toán: Các thuật toán được sử dụng trong phần mềm có thể là thuật
toán phân tích, thống kê hoặc tổng hợp.. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra với thuật toán
của HRIS là dữ liệu đầu vào và thông tin đầu ra cần phải được lượng hoá. Đồng
thời phần mềm cần cho phép người sự dụng linh hoạt thay đổi các trọng số đánh
giá (khi cần thiết).
 Đối với các phân hệ: Như đã nói từ trước, mỗi phần mềm HRIS ứng dụng vào từng
doanh nghiệp khác nhau có các phân hệ khác nhau. Tuy nhiên, 3 phân hệ không thể
thiếu được của 1 phần mềm HRIS cần phải có là: Phân hệ quản lý hồ sơ nhân sự;
Phân hệ quản lý lương, thưởng; và Phân hệ quản lý thống kê, báo cáo.

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương


9


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
2.1.3 Phân định nội dung nghiên cứu
2.1.3.1 Mô hình nghiệp vụ quản lý nhân sự - tiền lương của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình quản lý nhân sự riêng phù hợp với cách thức
hoạt động, kinh doanh của nó. Trên phương diện này, ta có cái nhìn tổng quan như sau:

Hình 2.1 Mô hình hệ thống HRM
(Nguồn: Michael Armstrong (2009), Armstrong’s Handbook Of Human Resource
Management Practice, Replika Press Pvt Ltd, Page 12).
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

10


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Quản trị nguồn nhân lực
Triết lý nhân sự
Quản trị vốn
nguồn nhân lực

Các chiến lược, chính sách, dự án,
chương trình và hoạt động nhân sự

Tổ
chức


Nguồn
nhân lực

Thiết
kế

Trách nhiệm xã
hội của công ty

Quan hệ
lao động
(nội bộ)

Đào tạo và
phát triển

Quản trị
đãi ngộ

Kế hoạch
nhân sự

Đào tạo
tổ chức

Đánh giá
công việc;
Khảo sát
thị trường


Quan hệ
giao tiếp
(ngành)

Phát
triển

Tuyển mộ
và lựa chọn

Đào tạo
cá nhân

Cấu trúc
lương

Công
đoàn

Xây
dựng
cơ cấu
tổ chức

Quản trị
tài năng

Tổ chức và
phát triển


Thưởng đột
xuất

Truyền
thông

Sức khoẻ
& an toàn
lao động

Đánh giá
hiệu quả
công việc

Phụ cấp
cho
nhân viên

Phúc lợi cho
nhân viên

Quản trị tri
thức

Dịch vụ
nhân sự
Hình 2.2 Mô hình nghiệp vụ quản lý nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp
(Nguồn: Michael Armstrong (2009), Armstrong’s Handbook Of Human Resource
Management Practice, Replika Press Pvt Ltd, Page 12).


GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

11


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Như vậy, dựa theo sơ đồ mô tả trên ta có thể thấy rõ được công việc mà bộ phận
quản lý nhân sự sẽ phải làm trong công ty. Tổng cộng có tất cả 10 nhóm công việc, mỗi
nhóm công việc có thể được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn. Các nhóm công việc này
liên quan chặt chẽ đến nhau và cấu thành nên hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp.
10 nhóm công việc đó bao gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Xây dựng tổ chức (Thiết kế, Phát triển; Xây dựng cơ cấu tổ chức)
Sức khoẻ và an toàn cho lao động
Phúc lợi cho nhân viên
Các dịch vụ cho nhân sự
Nguồn nhân lực (Kế hoạch phát triển; Tuyển mộ, lựa chọn; Quản trị tài năng)
Quản lý đánh giá hiệu quả công việc
Quản trị tri thức

Đào tạo và phát triển (Đào tạo cá nhân; Đào tạo tổ chức; Tổ chức và phát triển)
Quản trị đãi ngộ (Đánh giá công việc, khảo sát thị trường; Lương; Thưởng; Phụ

cấp cho nhân viên)
10. Quản lý quan hệ lao động (Quản lý quan hệ giao tiếp trong nội bộ công ty; Quản lý
quan hệ giao tiếp giữa công ty và môi trường ngành; Công đoàn; Truyền thông)
Về mối quan hệ giữa các nhóm công việc trong công tác quản trị nguồn nhân lực
của doanh nghiệp, ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của công tác Quản lý đánh giá hiệu quả
công việc tới các công việc khác. Cụ thể, khi ta đánh giá cao khả năng của một nhân viên,
nhân viên đó sẽ được chú ý hơn cả và đưa vào nhóm nhân viên tiềm năng (ảnh hưởng của
Quản trị đánh giá tới Quản trị tài năng) để ta có thể bồi dưỡng thêm (ảnh hưởng của Quản
trị đánh giá tới đào tạo cá nhân). Khi nhân viên thực sự làm tốt công việc được giao phó,
hoặc có biểu hiện yếu kém trong công việc, ta có thể thưởng / phạt phù hợp (ảnh hưởng
của Quản trị đánh giá tới Thưởng đột xuất) hoặc ta có thể sa thải nhân viên đó và tuyển
thêm nhân viên mới (Quản trị đánh giá ảnh hưởng tới Tổ chức & phát triển doanh
nghiệp).
Theo sơ đồ trên, ta cũng dễ dàng nhận thấy: Quản trị lương thưởng (hay Quản trị
đãi ngộ) chỉ là một phần cấu thành nên Quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp. Và công
tác quản trị lương thưởng cũng bị ảnh hưởng bới các nhóm công việc có liên quan khác.
2.1.3.2 Quy trình ứng dụng phần mềm tại doanh nghiệp

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

12


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Quy trình ứng dụng phần mềm tại một doanh nghiệp bất kì thông thường sẽ bao
gồm các bước như sau:

1. Khảo sát, đánh giá quy trình nghiệp vụ quản lý kinh doanh hiện tại của Công ty:
Đây là bước đầu tiên của việc ứng dụng phần mềm vào doanh nghiệp. Như phân
tích ở trên về các nhóm công việc của công tác quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức,
không phải bất kì tổ chức doanh nghiệp nào cũng nhất nhất có đủ 10 nhóm công việc trên.
Tuỳ theo quy mô và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp đó sẽ có các nhóm công việc phù hợp; Hoặc doanh nghiệp đó sẽ mạnh ở công tác
này nhưng yếu ở công tác khác. Do đó, trước khi ứng dụng phần mềm vào doanh nghiệp,
ta cần phải đánh giá kĩ quy trình nghiệp vụ quản lý kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
mới có thể tiến hành các bước tiếp theo.
2. Khảo sát, phân tích & tư vấn yêu cầu chi tiết về giải pháp:
Sau khi đã hoàn thành bước đầu tiên, ta có thể tiếp tục khảo sát, phân tích và tư
vấn yêu cầu chi tiết về giải pháp/ gói giải pháp cho doanh nghiệp. Công việc này là cần
thiết vì người chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ công tác sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình nhưng sẽ thiếu kiến thức chuyên môn về hệ thống, về công nghệ thông tin
được áp dụng cho doanh nghiệp. Bước này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bên phát
triển phần mềm và doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
3. Tuỳ chỉnh phần mềm phù hợp với doanh nghiệp:
Khi hai bên đã thống nhất được những yêu cầu cần có đối với giải pháp được áp
dụng cho doanh nghiệp cũng là lúc bên phát triển phần mềm tuỳ chỉnh phần mềm cho phù
hợp hơn với hoạt động kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp.
4. Triển khai chương trình tại công ty, kiểm tra sự liên thông dữ liệu:
Khi phần mềm được hoàn thiện cũng là lúc nó được đưa vào triển khai. Trước tiên,
phần mềm sẽ được thử nghiệm, kiểm tra sự liên thông, phù hợp về dữ liệu đang được hệ
thống cũ lưu trữ để tránh xung đột xảy ra. Sau đó, cơ sở dữ liệu từ hệ thống cũ sẽ được
từng bước chuyển sang hệ thống mới và được phần mềm sử dụng.
5. Đào tạo sử dụng và quản trị hệ thống tại văn phòng chính:
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

13



Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Ngay cả khi không có xung đột đáng tiếc xảy ra, hệ thống mới cũng phải được thử
nghiệm một thời gian (thường là được thử nghiệm tại một bộ phận nhỏ của doanh nghiệp)
để phòng ngừa những rủi ro mà khi phát triển phần mềm không thể tính toán hết. Trong
thời gian này, bên phát triển phần mềm cũng từng bước hướng dẫn, đào tạo cách thức sử
dụng hệ thống mới hiệu quả nhất cho bên nhận phần mềm.
6. Bàn giao & nghiệm thu hệ thống (bao gồm chương trình và tài liệu):
Hệ thống mới sau khi đã đi vào hoạt động một thời gian và không phát hiện lỗi,
hoặc lỗi không đáng kể, có thể chấp nhận được thì sẽ được bên phát triển phần mềm bàn
giao và nghiệm thu hệ thống cho bên doanh nghiệp mua phần mềm. Công tác bàn giao
gồm có chương trình và các tài liệu liên quan của hệ thống.
7. Đánh giá hệ thống, người dùng và hiệu quả mang lại:
Sau khi hệ thống được chính thức đưa vào sử dụng. Hệ thống cũng sẽ được đánh
giá lại về khả năng, hiệu quả hệ thống mang lại cho doanh nghiệp thông thường vào cuối
mỗi tháng (so sánh hiệu quả với trước khi áp dụng hệ thống mới hoặc so với hệ thống cũ).
Công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng hệ thống có những tính toán, hướng
phát triển phù hợp trong tương lai.
8. Bảo hành hệ thống (thường là 6 tháng) tính từ ngày nghiệm thu dự án:
Hệ thống sau khi được đưa vào sử dụng sẽ thường xuyên được kiểm tra, bảo hành
(có thể cả nâng cấp) để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao nhất cho
doanh nghiệp sử dụng.

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

14


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp
2.2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
2.1.1.1 Giới thiệu công ty VNIP
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần VNIP
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 5, toà nhà 82 Bạch Mai, P.Cầu Dền, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0988.605.655 – 046.684.9070
- Email:
- Website: www.chaobansanpham.com
- Giám đốc: Hoàng Trọng Thành
- Loại hình công ty: công ty cổ phần.
- Giấy phép kinh doanh số: 0104409421
2.1.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VNIP thời gian qua.
Công ty cổ phần VNIP hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Hệ
thống thương mại điện tử của công ty đã được xây dựng và phát triển trong 03 năm qua,
với tiêu chí đưa đến khách hàng các dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với đặc thù
phát triển internet tại Việt Nam, là một phương thức đáp ứng quá trình quảng bá các sản
phẩm dịch vụ của khách hàng.
Qua 03 năm xây dựng, hiện tại hệ thống đang nằm trong top 350 website hàng đầu
tại Việt Nam, với số lượng truy cập trên 20,000 lượt/ ngày. Hệ thống đang ngày một phát
triển, cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu cần quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình
đến đông đảo người dùng Internet. (Nguồn: Công ty VNIP, Giới thiệu VNIP).
2.2.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhân sự - tiền lương tại doanh nghiệp
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty VNIP
Dựa theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VNIP, ta dễ dàng nhận thấy bên dưới
hội đồng quản trị là giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý chung. Dưới giám đốc có 3 bộ
phận chính của công ty là: Bộ phận kế toán; Bộ phận kinh doanh; Bộ phận kỹ thuật. Mỗi
bộ phận sẽ đảm nhận các công việc khác nhau trong công ty.

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương


15


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Bộ phận kế toán

Bộ phận KD

Bộ phận kỹ thuật

Cộng tác viên ..

NV QL WEB

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
o Bộ phận kế toán, quản lý nhân sự, chi tiêu chung trong công ty;
o Bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm xây dựng nội dung cho website;
o Bộ phận kỹ thuật, giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật khi xảy ra sự cố.
Hiện nay, công ty VNIP đang có 30 nhân viên làm việc cho công ty, trong đó số
lượng nhân viên biết sử dụng máy vi tính là rất cao: 29/30 nhân viên. Trong thời gian tới,
công ty đang có xu hướng mở rộng về quy mô công ty và kinh doanh.
Hằng năm, vốn đầu tư của công ty cho công nghệ thông tin là rất lớn. Theo số liệu
năm 2011, tổng số vốn đầu tư cho nguồn lực kỹ thuật là: 265.000.000 VNĐ. Con số này
đối với nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng là: 187.500.000 VNĐ. (Nguồn: Phỏng vấn giám
đốc Hoàng Trọng Thành và một số nhân sự khác trong công ty).
2.2.2.2 Mô hình hoá các hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống quản lý nhân sự - tiền

lương của công ty VNIP
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty, công việc quản lý nhân sự trong công ty do
bộ phận kế toán đảm nhiệm. Nhân viên kế toán trong công ty nhận yêu cầu từ trưởng
phòng kế toán và các cấp cao hơn, sau đó ghi nhận lại kết quả trên máy, in ra thống kê báo
cáo gửi lại các cấp lãnh đạo. Kết quả này sẽ được lãnh đạo công ty dùng để phục vụ cho
việc hoạch định các mục tiêu chiến lược, chiến thuật sau này của tổ chức.
Nhằm mô hình hoá các hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống quản lý nhân sự - tiền
lương tại công ty VNIP, ta có biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý nhân sự
tiền lương tại công ty VNIP như sau :

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

16


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế

Hình 2.4 Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương
hiện nay tại VNIP
Chi tiết các chức năng:
Chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên:

Hình 2.5 Chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên
Tiếp nhận hồ sơ: Nhân viên chịu trách nhiệm Quản lý hồ sơ nhân viên của công ty
là người nhận hồ sơ (bản cứng) từ các ứng viên/nhân viên mới của công ty.
Cập nhật hồ sơ: Hồ sơ bản cứng sẽ được cập nhật thành file tài liệu lên máy tính.
Tài liệu này được gửi lại cho nhân viên quản lý thống kê, báo cáo.
Chức năng Quản lý chấm công:


Hình 2.6 Chức năng Quản lý chấm công
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

17


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Theo dõi ngày công: Có 2 nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi ngày công
của nhân viên khác trong công ty (Một buổi = 0.5 công; 1 ngày = 1 công). Mỗi nhân viên
không tự đánh giá ngày công của mình mà chỉ đánh giá ngày công của các nhân viên còn
lại trong công ty. Việc theo dõi ngày công chéo giữa 2 nhân viên để đảm bảo không xảy ra
chuyện gian lận trong việc theo dõi ngày công của nhân viên kế toán theo dõi ngày công.
Kết quả của công việc trên là file excel bảng chấm công mức 1 được gửi cho nhân viên
quản lý đơn nghỉ phép.
Quản lý đơn nghỉ phép: 1 nhân viên chịu trách nhiệm tiếp nhận đơn nghỉ phép của
nhân viên trong công ty (đơn nghỉ phép phải có dấu và chữ kí của lãnh đạo công ty). Dựa
trên đơn nghỉ phép này và 2 bảng theo dõi công được nhân viên theo dõi ngày công gửi,
nhân viên quản lý đơn nghỉ phép sẽ tạo lập 1 bảng chấm công mức 2 (chấm công dự tính)
trên máy bằng file excel và gửi cho nhân viên chịu trách nhiệm chấm công.
Chấm công: Nhân viên chịu trách nhiệm chấm công sẽ nhận bảng chấm công dự
tính được gửi với nhân viên quản lý đơn nghỉ phép. Sau đó, bảng chấm công dự tính này
sẽ được in và gửi đến toàn thể nhân viên trong công ty trước ngày nhận lương 5 ngày.
Trong 3 ngày tiếp theo, nhân viên chấm công sẽ giải quyết các khiếu nại liên quan đến
chấm công từ các nhân viên khác trong công ty(nếu có) và hoàn chỉnh bảng chấm công dự
tính thành bảng chấm công mức 3 (chấm công hoàn thiện) cuối cùng cũng được lưu trữ
dưới dạng file excel trên máy tính. Bảng chấm công cuối cùng ngay khi hoàn thiện sẽ
được gửi đến nhân viên quản lý tính lương.
Chức năng Quản lý tính lương:


Hình 2.7 Chức năng Quản lý tính lương

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

18


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế
Quản lý giấy tờ liên quan: Nhân viên chịu trách nhiệm quản lý tính lương sẽ tiếp
nhận giấy thông báo thưởng/phạt, các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội, các chế độ liên quan (nếu có) từ phía lãnh đạo cấp cao hơn.
Tính lương: Nhân viên tính lương sẽ dựa trên bảng chấm công được gửi bởi nhân
viên chịu trách nhiệm chấm công và các giấy tờ khác liên quan để tính lương theo công
thức như sau:
Lương nhân viên thực nhận = Lương cơ bản ÷ tổng số công × số công thực tế ± các
khoản khác
(Các khoản khác là thưởng/phạt, bảo hiểm, chế độ liên quan..của từng nhân viên)
Bảng lương sẽ được nhân viên tính lương xây dựng, lưu thành file excel trên máy
và gửi cho toàn thể nhân viên trong công ty. 1 bản mềm excel cũng được gửi tới cho nhân
viên chịu trách nhiệm quản lý thông kê, báo cáo phục vụ các công tác khác.
Chức năng Quản lý thống kê, báo cáo:

Hình 2.8 Chức năng Quản lý thống kê, báo cáo
Quản lý hồ sơ, bảng chấm công, bảng tính lương: Nhân viên chịu trách nhiệm quản
lý thống kê, báo cáo sẽ tiếp nhận, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhân viên, bảng tính lương
được gửi đến từ nhân viên có trách nhiệm khác và lưu trữ trên máy tính.
Lập thống kê, báo cáo: Dựa trên công tác quản lý hồ sơ, bảng chấm công, bảng
tính lương, nhân viên này sẽ lập các thống kê, báo cáo về nhân sự theo các giấy thông
báo, yêu cầu từ trưởng phòng kế toán và các cấp lãnh đạo cao hơn.


GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

19


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế

2.2.2.3 Mô tả tiến trình xử lý nghiệp vụ trong hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương
tại công ty VNIP
Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Mức 0):
Thống kê, báo cáo

Hồ sơ
Giấy phép

Hệ quản lý
nhân sự - tiền lương

Nhân viên

Lãnh đạo công ty

Bảng lương
Bảng chấm công

Giấy thông báo

Hình 2.9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Mức 0)

Hệ quản lý nhân sự tiền lương có 2 tác nhân ngoài là nhân viên và lãnh đạo công ty
Hệ thống sẽ nhận hồ sơ (bản cứng) từ nhân viên. Ngoài ra hệ thống sẽ gửi lại nhân
viên bảng chấm công cũng như bảng lương của nhân viên đều đặn hàng tháng.
Hệ thống nhận các giấy thông báo (yêu cầu thống kê, báo cáo tình hình nhân sự
hoặc thông báo về mức thưởng/phạt, bảo hiểm, các chế độ khác..) từ lãnh đạo công ty và
phản hồi lại các thống kê báo cáo tình hình nhân sự của công ty.

GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

20


Khóa luận tốt nghiệp
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế

Hồ sơ

Nhân viên
Bảng
lương

Q.lý hồ sơ
nhân viên

Thông tin ngày công

Bảng
chấm công

Hồ sơ


Q.lý chấm công
Bảng chấm công

Q.lý tính lương

Q.lý thống
kê, báo cáo

Bảng
lương

Giấy thông báo

Giấy
thông báo

Thống kê,
báo cáo

Lãnh đạo công ty
Hình 2.10 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (Mức 1)
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (Mức 2):
Chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên:
Nhân viên

Hồ sơ

Tiếp nhận
hồ sơ


Hồ sơ

Hồ sơ nhân viên

Hồ sơ

Cập nhật
hồ sơ

Hồ sơ

Quản lý thống kê, báo cáo
Hình 2.11 Biểu đồ luồng dữ liệu mô tả chức năng Quản lý hồ sơ nhân viên
GVHD: Th.S Hàn Minh Phương

21


×