Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Báo cáo thực tập về báo cáo tài chính và nguyên vật liệu tại công ty bê tông và xây dựng thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.72 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

MỞ ĐẦU

4.

1. Lời nói đầu.
2. Phạm vi nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương I: Khái quát chung về công ty Cổ Phần Bê
tông và xây dựng Thái Nguyên

Trang
1
1
1
2
2
3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1 Tên công ty và địa chỉ
1.1.2 Thời điểm thành lập công ty và các mốc lịch sử quan
trọng trong quá trình phát triển của công ty Cổ phần Bê tông
và xây dựng Thái Nguyên
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP Bê tông và xây
dựng Thái Nguyên.
1.3 Công nghệ sản xuất chủ yếu.


1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.5 Khái quát về công tác kế toán tại công ty.
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.5.1.1 Chức năng nhiệm vụ của kế toán.
1.5.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

3
3
3

5
8
8
9
11
11
11
11

1.5.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

12

1.5.2.1 Hệ thống chứng từ

12

1.5.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng


13

1.5.2.3 Phương pháp kế toán

13

1.5.2.4 Hình thức ghi sổ

14

1.5.3 Công tác lập và nộp báo cáo kế toán

16

1.6 Đặc điểm tình hình lao động của DN

16

5


1.7 Một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ
XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN
2.1 Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ.
2.1.1 Đặc điểm và thực trạng công tác quản lý nguyên vật

liệu, công cụ dụng cụ
2.1.1.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.1.2 Thực trạng công tác quản lý NVL, CCDC
2.1.2 Thủ tục nhập, xuất NVL, CCDC
2.1.2.1 Thủ tục nhập kho NVL, CCDC
2.1.2.2 Thủ tục xuất kho NVL, CCDC
2.1.3 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng
2.1.3.1 Chứng từ sử dụng
2.1.3.2 Sổ sách sử dụng
2.1.4 Trình tự hạch toán NVL, CCDC
2.1.4.1 Kế toán chi tiết NVL, CCDC
2.1.4.2 Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC
2.2 Báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị tại
doanh nghiệp.
2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chình và báo cáo quản trị của
công ty.
2.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc lập báo cáo.
2.2.3 Căn cứ, phương pháp lập các loại báo cáo tài chính và
hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính.
2.2.3.1 Bảng cân đối kế toán.
2.2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.2.3.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Một số nhận xét về thực trạng công tác kế toán tại Công
ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
3.1.1 Ưu điểm.
3.1.2 Nhược điểm
3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế

toán tại công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
Danh mục các tài liệu tham khảo

18
21

21
21
21
22
22
22
31
37
37
37
37
37
45
50
50
50
51
51
61
64
66
63
63
63

64
65

71


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1
2
3
4
5
6
7

DN
NVL
CCDC
SXKD
BHXH
BHYT
KPCĐ

Doanh nghiệp

Nguyên vật liệu
Công cụ dụng cụ
Sản xuất kinh doanh
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn


DANH MỤC BẢNG BIỂ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25

Nội dung
Sơ đồ số 1.1: Quy trình sản xuất cột điện Bê
tông tại Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng
Thái Nguyên.
Sơ đồ số 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công
ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên
Sơ đồ số 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công
ty.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình
thức nhật ký chung
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ trình tự cập nhật chứng từ vào
máy vi tính
Sơ đồ 2.1: Thủ tục mua và nhập kho.
Sơ đồ 2.2: Thủ tục xuất kho
Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
theo phương pháp thẻ song song
Bảng số 1.1: Số lượng cán bộ chuyên môn và
kỹ thuật.
Bảng số 1.2: Số lượng công nhân kỹ thuật
Bảng số 1.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh sáu tháng đầu năm 2010
Bảng số 2.1: Hóa đơn GTGT của nguyên vật
liệu
Bảng số 2.2: Biên bản kiệm nghiệm vật tư, thiết

bị sản phẩm hàng hóa của nguyên vật liệu
Bảng số 2.3: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu
Bảng số 2.4: Hóa đơn GTGT của công cụ dụng
cụ
Bảng số 2.5: Biên bản kiệm nghiệm vật tư, thiết
bị sản phẩm hàng hóa của công cụ dụng cụ
Bảng số 2.6: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu
Bảng số 2.7: Phiếu xin lĩnh vật tư
Bảng số 2.8: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
Bảng số 2.9: Phiếu xin lĩnh vật tư
Bảng số 2.10: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ
Bảng số 2.11: Thẻ kho nguyên vật liệu
Bảng số 2.12: Sổ chi tiết vật tư
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
của nguyên vật liệu
Bảng 2.14: Thẻ kho

Trang
7
10
11
14
15
22
31
38
17
17
19
24

26
27
28
29
30
33
34
35
36
39
40
41
42


26
27
28
29
30
31

Bảng số 2.15: Sổ chi tiết vật tư
43
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
44
Bảng 2.17: Trích Sổ nhật ký chung tháng 11
47
năm 2011
Mẫu số S03a – DN

Bảng 2.18: Sổ cái TK 152
48
(Ban
hành
theo
Bảng 2.19: Sổ cái TK 153
49QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ
Bảng 2.20: Bảng cân đối kế toán năm 2010
trưởng BTC)52

55

33

Bảng 2.21: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của
công ty
Bảng 2.22: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

34

Bảng 2.23: Phân tích tình hình thanh toán

57

35

Bảng 2.24: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh
toán
Bảng 2.23: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh năm 2010

Bảng 2.24: Phân tích các chỉ tiêu tài chính

58

Bảng 2.27: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm
2010

65

32

36
37
38

56

62
63


MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu.
Hiện nay nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay
gắt của các thành phần kinh tế. Để đảm bảo tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm làm ra phải đáp
ứng được nhu cầu và thị yếu của khách hàng. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận. Việc thúc đẩy lợi nhuận cao yêu cầu các doanh nghiệp phải hạ các chi
phí đầu vào, hạ giá bán sản phẩm. Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các thông tin liên

quan đến quá trình hoạt động, sản xuất. Kế toán là công cụ thực hiện việc thu thập, xử
lý và quản lý các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, mỗi doanh
nghiệp đều phải có hệ thống kế toán để hạch toán tình hình hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp biết được những thành quả mà doanh nghiệp đã
đạt được cũng như những mặt hạn chế của doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra nguyên
nhân để đưa ra các biện pháp và phương hướng hoạt động phù hợp hơn.
Hòa chung với xu thế hội nhập nền kinh tế đất nước, thành phố Thái Nguyên
đang phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và góp phần vào sự phát triển kinh tế
của nước nhà. Công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên đang từng ngày
phát triển để đứng vững trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị
trường.
Qua thời gian học tập tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên,
chúng em đã được trang bị những kiến thức nhưng đó chỉ là trên lý thuyết, Với mong
muốn củng cố kiến thức và vận dụng những lý thuyết đã được trang bị vào thực tiễn
của hoạt động kinh doanh và hạch toán tại doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu chuyên
sâu hơn nên em lựa chọn thực tập tại công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái
Nguyên.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên,
với những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tế, em đã chọn hai đề tài làm báo
cáo thực tập tốt nghiệp là:
- “Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ”
- “Báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị”
2. Phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn nên đề tài được thực hiện trong
phạm vi sau:
 Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty CP Bề tông và xây dựng Thái
Nguyên.
1



 Về thời gian: Hầu hết các số liệu được lấy vào quý VI năm 2011 và quý VI năm
2010
 Về nội dung: Bài báo cáo trình bày nội dung trọng tâm là NVL, CCDC và các
báo cáo tài chính năm của DN.
3. Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp thu thập thông tin:
- Việc thu thập thông tin là rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu vấn đề, cần
phải lựa chọn những thông tin chính xác, khoa học để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu.
- Thu thập thông tin bao gồm: Điều tra thống kê trên phòng kế toán, phòng tổ
chức và thu thập số liệu.
 Phương pháp kế toán
-

Phương pháp chứng từ
Phương pháp tài khoản
Phương pháp ghi sổ kép
Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Phương pháp đánh giá
 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu
 Phương pháp thể hiện thông tin
4. Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Lời mở đầu
 Chương I: Khái quát chung về công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
 Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty CP Bê tông và xây dựng
Thái Nguyên.
 Chương III: Kết luận và kiến nghị.

2



Chương I
Khái quát chung về công ty Cổ Phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1 Tên công ty và địa chỉ
Logo công ty

- Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
- Địa chỉ: Ngõ 547 đường 3/2 tổ 12 - Phường Tân Lập – TP Thái Nguyên - tỉnh Thái
Nguyên.
- Điện thoại: (0280) 3947.170 – (0280) 240.3940 – (0280) 3947.171
- Fax : (0280) 947.161 – (0280) 947.170
- Tài khoản: 39010000000191 - Tại: Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Thái
Nguyên.
- Tài khoản: 102010000438430 - Tại: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên.
- Tài khoản: 8500211010076 - Tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Thái Nguyên.
* Hội đồng quản trị:
1. Ông : Dương Đình Tập - Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Bà : Nguyễn Thị Như Hoa.
3. Ông : Nguyễn Quốc Trinh
* Tổng giám đốc điều hành: Ông Dương Đình Tập.
- Vốn điều lệ: 32.000.000.000 đồng.
1.1.2 Thời điểm thành lập công ty và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình
phát triển của công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên
Công ty CP bê tông và xây dựng Thái Nguyên được thành lập từ việc cổ phần
hóa DNNN xí nghiệp cơ khí bê tông và xây dựng thuộc công ty xây lắp điện Bắc Thái
thành công ty CP theo quyết định số: 3584/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 1999 của
UBND tỉnh Thái Nguyên.

Đăng ký kinh doanh số 1703000049 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp
ngày 22 tháng 11 năm 1999 thay đổi lần thứ 9 ngày 20 tháng 07 năm 2009.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Xây dựng dân dụng.
- Xây dựng nhà công nghiệp.
3


- Xây dựng các công trình giao thông.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
- Xây dựng các công trình cấp thoát nước.
- Nền móng công trình.
- San lấp mặt bằng.
- Xây lắp đường dây và TBA đến 500KV.
- Xây lắp cột thu phát sóng phát thanh truyền hình, thông tin Vi ba.
- Lắp đặt thiết bị, dây truyền công nghiệp.
- Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
- Tư vấn thiết kế điện công trình (Dân dụng, công nghiệp, điện năng).
- Dịch vụ kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng.
- Gia công cơ khí.
- Sản xuất và mua bán cột điện bê tông, thiết bị điện (bảng điện, cầu dao, cầu chì, dây
điện).
- Các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm.
- Mua bán sắt, thép, xi măng, cát, đá, gạch Block.
- Sản xuất, mua bán gạch xây dựng.
- Khai thác chế biến và mua bán đá và cao lanh.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Sản xuất và mua bán kết cấu thép.
- Sản xuất, cán, kéo thép.
- Khai thác và mua bán đất phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng.

- Mua bán, sửa chữa, trung đại tu các loại xe ô tô và xe máy chuyên dùng.
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề công ty CP bê tông và xây
dựng Thái Nguyên không ngừng đổi mới quản lý, công nghệ, đầu tư và hiện đại hoá
trang thiết bị thi công, phát triển ngành nghề kinh doanh để đáp ứng tốt việc sản xuất,
cung cấp bê tông thương phẩm cho việc phục vụ xây dựng các công trình, đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường với mục tiêu đưa công ty ngày càng lớn mạnh và có chỗ đứng
vững chắc tại thị trường Thái Nguyên cũng như các tỉnh phía Bắc.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong công tác kinh doanh, đến nay công ty đã
thành lập được một số chi nhánh tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Cao Bằng,
Tuyên Quang... Mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Để
nâng cao khả năng thi công các công trình có tính chất phức tạp và đòi hỏi cao về mặt
kỹ thuật, công ty đã đầu tư trang thiết bị, nhân lực phòng thí nghiệm vật liệu Las 686.
Liên tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong công ty, đào tạo và nâng
cao trình độ cán bộ quản lý thường xuyên cử những cán bộ có năng lực tham gia lớp
học cao cấp, trung cấp lý luận chính trị. Các khoá học về chuyên ngành bê tông, đào
4


tạo thí nghiệm viên phục vụ cho công tác thí nghiệm bê tông và kiểm soát vật tư, vật
liệu đầu vào như xi măng, cát, đá ... Tổ chức học tập nâng cao tay nghề cho công nhân,
hạn chế tối đa chi phí quản lý và tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất.
Nhờ vào sự lãnh đạo của các hội đồng quản trị công ty ngày càng lớn mạnh hơn,
doanh thu tiếp tục tăng lên. Nếu như năm 2007 công ty đạt doanh thu 80 tỷ đồng thì
đến năm 2009 đã tăng lên 115 tỷ đồng. Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011,
trước bối cảnh biến động của thị trường, giá vật tư đầu vào tăng cao, một số khách
hàng chậm thanh toán, Đảng ủy công ty xác định: Cần tập trung đẩy mạnh SXKD đi
đôi với mở rộng thị trường; đầu tư trang thiết bị máy móc, sản xuất các sản phẩm phù
hợp với nhu cầu thị trường là khâu đột phá; lấy cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông
tươi là những sản phẩm chủ lực. Từ đầu năm 2010, công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng,
gấp hai lần so với năm 2009, để mua sắm trang thiết bị, máy móc (máy bơm bê tông,

trạm trộn), phương tiện vận chuyển, mở rộng nhà xưởng... Qua đó giúp công ty có
điều kiện sản xuất và cung ứng các sản phẩm đồng bộ, khép kín, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm, uy tín của công ty với khách hàng ngày càng tăng. Đến nay, công
ty đã có chi nhánh tại các tỉnh: Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La,
Tuyên Quang và Lai Châu. Năm 2010, công ty đạt doanh thu 140 tỷ đồng, vượt kế
hoạch 17%. Riêng 6 tháng năm 2011, trong khi nhiều DN ngành xây dựng và sản xuất
vật liệu gặp khó khăn, doanh thu của công ty vẫn đạt kế hoạch đề ra là 65 tỷ đồng, tạo
việc làm ổn định cho 280 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên.
DN chuyên sản xuất cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, cột điện, ống cống,
cọc móng.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các mục tiêu do nhà nước đề ra, sản xuất đúng ngành
nghề kinh doanh đã đăng ký.
- Quản lý nguồn vốn theo đúng quy định và đảm bảo làm ăn có lãi.
- Chịu sự thẩm tra và thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển để nâng cao năng suất lao động cũng như thu
nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 200 lao động của Công ty.
1.3 Công nghệ sản xuất chủ yếu.
Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên là một đơn vị hoạt động đa
ngành, đa nghề nên sản phẩm của Công ty rất đa dạng, có thể kể đến là cột điện bê
tông các loại, bê tông thương phẩm, các công trình, hạng mục công trình…
Nội dung các bước sản xuất cột điện bê tông:

5


*Giai đoạn kiểm nghiệm vật tư: Các loại vật tư đầu vào (thép, xi măng, bột
màu…) trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt đếu phải lấy mẫu mang đi thí nghiệm tại
các trung tâm thí nghiệm vật liệu xây dựng khi đạt yêu cầu theo TCVN mới được đưa

vào sử dụng. Ban kiểm nghiệm vật tư chỉ đồng ý nhập vật tư đưa vào sản xuất đại trà
khi lô hàng đã có đủ các điều kiện nêu trên.
*Giai đoạn gia công lồng thép: Cắt đều các thanh thép, sai số 1mm/15mm, sau
đó hai đầu sợi thép được ép chặt kết hợp với việc cho dòng điện cường độ cao (điện áp
thấp) đi qua để tạo một cái nút ở mỗi đầu. Một cọc gồm từ 8 – 16 cây thép ( tùy thiết
kế), tiến hành cho thép chủ và thép đai qua máy tạo lồng thép để tạo lồng thép.
*Giai đoạn ghép cốt pha, đổ bê tông và hoàn thành sản phẩm: Đem lồng thép
đặt vào khuôn, dùng mặt bích để làm chỗ khóa thanh thép, neo khóa mặt bích vào
khuôn (Đòi hỏi khuôn phải đủ khả năng chịu lực căng của các thanh thép). Sau khi bê
tông đạt cường độ thì tiến hành xả khuôn, tức là để cho lực căng rút của thanh thép
vốn tác dụng vào khuôn chuyển vào cho bê tông. Sau quá trình này thì cọc hoàn toàn
có thể chở ra công trường được.
*Giai đoạn kiểm tra sản phẩm: Trước khi xuất xưởng phòng kỹ thuật Công ty
cùng cán bộ phân xưởng kiểm tra chất lượng lô sản phẩm, ngày, tháng sản xuất đạt yêu
cầu tiến hành lập phiếu xuất xưởng để xuất cho công trình.

6


Thép

Kiểm tra

Bột màu

Khung cốt thép

Khuôn
Quay ly tâm,
ép rung


Bê tông

Đầm

Dưỡng hộ hơi

Tháo khuôn

Tháo khuôn

Dưỡng

Bảo dưỡng

Kiểm tra

Kiểm tra
Cột điện Bê tông chữ H
Cột điện bê tông ly tâm
Sơ đồ số 1.1 : Quy trình sản xuất cột điện Bê tông tại Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên.

7


1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Các cấp quản lý của Công ty bao gồm: Tổng giám đốc điều hành, giám đốc chi
nhánh, các Phó tổng giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất.
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý.
 Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và
quyết định mọi cổ phần có tổng số cổ phần được chào bán của từng loại.
 Hội đồng quản trị: Gồm 3 thành viên do hội đồng cổ đông bầu ra. Báo cáo
trước đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi
cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển. Bổ nhiệm hoặc
bãi nhiệm và giám sát hoạt động của tổng giám đốc. Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều
lệ của công ty.
 Tổng giám đốc: Chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
đúng phương án sản xuất kinh doanh mà hội đồng quản trị đề ra và theo đúng điều lệ
của Công ty.
 Phó tổng giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc hoàn thành nhiệm vụ
mà hội đồng quản trị giao cho, được tổng giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm
trong quản lý chuyên môn.
 Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán và tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc. Cung cấp các thông tin, số liệu kế
toán theo quy định của pháp luật.
 Phòng kế toán - Tài vụ: Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động tài chính của
công ty theo đúng quy định quản lý kinh doanh và điều lệ công ty.
 Phòng kế hoạch - Thị trường: Xây dựng, giám sát kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty dựa trên yêu cầu của thị trường.
 Phòng vật tư: Thực hiện mua vật tư phục vụ sản xuất và xây lắp, cung cấp
kịp thời khi các tổ, đội, phân xưởng có nhu cầu.
 Phòng tổ chức lao động - Tiền lương: Tham mưu cho tổng giám đốc về công
tác quản lý nhân sự, tiền lương, thi đua, khen thưởng … và các chế độ chính sách đối
với người lao động.
 Phòng hành chính - Tổng hợp: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc
trong công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ các tài liệu, văn bản.
 Phòng kỹ thuật: Thực hiện công nghệ sản xuất, cải tiến công nghệ, kiểm soát
chất lượng nguyên vật liệu (NVL) từ khâu mua vào đến chất lượng sản phẩm cuối
cùng.

8


 Phòng kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác
tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng để ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá và
tiêu thụ sản phẩm.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

9


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P.Kế toán – tài
vụ

Đội xây lắp điện

P.Kế hoạch – thị
trường

Đội cầu đường


KẾ TOÁN TRƯỞNG

P.Vật tư

Đội xây dựng cơ
bản

P.Tổ chức lao động
– tiền lương

Phân xưởng sửa chữa
cơ điện

P.Hành chính
tổng hợp

Các phân xưởng sản
xuất

Sơ đồ số 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên
10

P.Kỹ thuật –
thiết bị

P.Kinh
doanh

Phân xưởng cơ khí

chế tạo


1.5 Khái quát về công tác kế toán tại công ty.
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.5.1.1 Chức năng nhiệm vụ của kế toán.
 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
1.5.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán trưởng

Kế toán
thanh
toán và
tiền gửi
ngân
hàng

Kế toán
tiền
lương
và các
khoản
trích

theo
lương

Kế toán
tài sản
cố định

Kế toán
vật tư

Thủ quỹ

Kế toán
bán hàng
và tiêu
thụ sản
phẩm

Sơ đồ số 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.

 Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ là hỗ trợ cho
tổng giám đốc về tình hình tài chính, nguồn vốn và tài sản của công ty. Chịu trách
nhiệm về các thông tin đã đưa ra đối với tổng giám đốc.
 Kế toán thanh toán và tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản
thu chi bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. Lập báo cáo thu chi, nhật ký,
bảng kiểm kê liên quan…
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh
kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động,
11



tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán chính xác, kịp
thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp
phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính
sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT)
và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản
tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lập
báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm
của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ.
 Kế toán tài sản cố định: Luôn hạch toán chính xác các nghiệp vụ tăng giảm,
khấu hao tài sản cố định; để có thể theo dõi phù hợp cả về mặt định lượng và cả về các
thông tin phục vụ cho việc quản lý và lưu trữ.
 Kế toán vật tư: Thực hiện việc ghi chép và lập báo cáo tình hình nhập, xuất,
tồn kho NVL, CCDC của DN. Lập bảng phân bổ vật tư, theo dõi tình hình vật tư của
công ty.
 Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty căn cứ vào các chứng từ để tiến hành
nhập xuất quỹ tiền mặt.
 Kế toán bán hàng và tiêu thụ sản phẩm: Ghi chép các hoạt động liên quan đến
việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1.5.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
1.5.2.1 Hệ thống chứng từ
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quy định chung của bộ Tài chính
đối với hình thức nhật ký chung.
Kế toán tại Công ty thực hiện công việc theo thời gian và hạch toán giữa tổng
hợp và các sổ đặc biệt. Vì vậy công ty sử dụng các loại sổ như sau:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ nhật ký đặc biệt: Sổ nhật ký thu tiền; Sổ nhật ký chi tiền; Sổ nhật ký mua
hàng; Sổ nhật ký bán hàng.

- Sổ cái.
- Bảng cân đối số phát sinh.
- Sổ chi tiết các tài khoản…
1.5.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng là hệ thống tài khoản kế toán chung áp
dụng theo chế độ kế toán DN hiện hành và được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC chế độ kế toán ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và được
Công ty CP Bê tông và xây dựng Thái Nguyên sử dụng cho phù hợp với DN.

12


1.5.2.3 Phương pháp kế toán
Công tác kế toán của Công ty áp dụng theo hình thức tập trung, tạo
điều kiện cho kế toán kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự tập trung
thống nhất giữa kế toán trưởng và các nhân viên kế toán khác cũng như ban
lãnh đạo cấp trên của Công ty.
Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán
– tài vụ của Công ty.
- Kỳ hạch toán là một tháng, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
của năm dương lịch.
- Đơn vị sử dụng là Việt Nam Đồng.
- Phương pháp kê khai hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Kiểm kê tài sản theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp xác định giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền.
- Công ty tính và trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

13



1.5.2.4 Hình thức ghi sổ
Công ty sử dụng hình thức kế toán máy theo hình thức nhật ký chung.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ NHẬT KÝ ĐẶC
BIỆT

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI
TIẾT

SỔ CÁI

BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI
PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng

14



Sơ đồ 1.5: Sơ đồ trình tự cập nhật chứng từ vào máy vi tính

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ
TOÁN CÙNG
LOẠI

PHẦN MỀM KẾ
TOÁN
STANDARD 5.0

MÁY VI TÍNH
Ghi hàng ngày

SỔ KẾ TOÁN
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết

-Báo cáo tài
chính
-Báo cáo kế
toán

Ghi cuối tháng

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung,
sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,
các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Trường hợp nếu đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc
biệt liên quan trên máy. Định kỳ (3,5,10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt để lấy số liệu ghi vào sổ
cái.
Cuối kỳ (hoặc bất cứ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác
khóa sổ, lập báo cáo tài chính, việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết
được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã
được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ (hoặc cuối năm), sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định của sổ kế toán ghi bằng tay.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
15


1.5.3 Công tác lập và nộp báo cáo kế toán
Do công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Thái Nguyên có nhiều chi nhánh nên
cuối tháng kế toán Công ty tổng hợp số liệu đối chiếu với các đơn vị liên quan và báo
cáo kết quả theo các nội dung là: Báo cáo hàng tháng, Báo cáo hàng quý và năm.
a. Đối với báo cáo hàng tháng gồm có loại bảng sau:
- Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
- Bảng theo dõi nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.

- Bảng nhập – xuất – tồn và tiêu thụ sản phẩm.
- Bảng xác nhận kết quả kinh doanh.
- Báo cáo chi tiết công nợ phải trả, phả thu.
- Bảng tính giá thành công trình sửa chữa lớn.
b. Báo cáo quý năm có các loại sau:
- Báo cáo chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
- Bảng nhập – xuất – tồn và tiêu thụ sản phẩm.
- Chi tiết tiêu thụ, chu chuyển nội bộ.
1.6 Đặc điểm tình hình lao động của DN.
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân
viên, lao động đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng. Công ty liên tục đào tạo và
đào tạo lại cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, thường xuyên cử
những cán bộ có năng lực tham gia lớp học Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị. Các
khoá học về chuyên ngành bê tông và kiểm soát vật tư, vật liệu đầu vào như xi măng,
cát, đá … Tổ chức học tập nâng cao tay nghề cho công nhân, hạn chế tối đa chi phí
quản lý và tiết kiệm các chi phí trong khâu sản xuất.
Đặc điểm trình độ lao động của Công ty thể hiển qua hai bảng sau:
1. Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của DN
Bảng số 1.1: Số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật.
TT

I
II
1
2
3
4
5


Cán bộ chuyên môn
và kỹ thuật theo nghề

Số lượng

Thạc sỹ
Đại học, cao đẳng
Kỹ sư, cao đẳng điện
Kỹ sư, cao đẳng cơ khí
Cử nhân kinh tế
Kỹ sư, cao đẳng giao
thông
Kỹ sư, cao đẳng xây

02
81
30
18
18
8
5

Theo Thâm niên
>5nă
m

16

>10 năm


>15
năm

20
14
13
7

6
3
5

4
1

4

1

1


6
7
III
1
2
3
4

5

dựng
Kỹ sư cấp thoát nước
Kỹ sư thủy lợi
Trung cấp
Trung cấp giao thông
Trung cấp điện
Trung cấp xây dựng
Trung cấp nghiệp vụ
Trung cấp cơ khí

1
1
75
3
25
11
10
26

1
1
2
18
9
7
17

1

5
1
3
7

2
1
2

2. Công nhân kỹ thuật của DN
Bảng số 1.2: Số lượng công nhân kỹ thuật
T
T
1

Công nhân
Số
Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7
Bậc
lành nghề
lượng
7/7
Công nhân
96
78
11
4
2
1
điện

2
Công nhân
108
89
12
3
2
2
cơ khí
3
Công nhân
55
34
10
6
5
bê tông
4
Công nhân
16
7
5
2
2
nề
5
Công nhân
5
2
1

2
cầu đường
6
Lao động
15
11
4
phổ thông
7
Lái xe
32
Qua hai bảng trên ta thấy:
Xí nghiệp có 280 lao động trong đó có 2 thạc sĩ, trình độ đại học, cao đẳng 81
người, trung cấp là 75 người, còn lại là lao động phổ thông. Lao động của công ty chủ
yếu là lao động có thâm niên dưới 5 năm, là những lao động trẻ năng nổ nhiệt tình.
Nhìn chung cơ cấu lao động của Doanh nghiệp tương đối hợp lý, phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của mình. Người lao động trong Công ty làm việc 8h/ngày, tuần làm
việc 6 ngày.
Với những chính sách tuyển dụng hợp lý, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và
các chế độ ưu đãi trong Công ty, lực lượng lao động của công ty đang ngày càng đáp
ứng được yêu cầu của công việc và yêu cầu về nguồn nhân lực hiện nay.
1.7 Một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty
Trong những năm qua, công ty đã phát triển rất vững mạnh. Vốn đầu tư
ban đầu từ 11.000.000.000đ tăng lên 32.000.000.000đ. Trong những năm gần
17


đây công ty luôn nhận được các hợp đồng lớn, doanh thu luôn tăng, cụ thể như
sau:


18


Bảng số 1.3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
1
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch
vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
7. Chi phí tài chính


SỐ
2
01

THUYẾT
MINH
3

VI.25

NĂM NAY

NĂM TRƯỚC

4
66.483.687.271

5
151.153.965.560

66.483.687.271

151.153.965.560

02
10

11
20

VI.27

53.262.890.864
13.220.796.407

132.567.875.639
18.586.089.921


21

VI/26

19.521.513

125.295.681

22

VI/28

9.160.475.829

11.344.836.134

Trong đó: Chi phí lãi vay

23

8.028.468.850

9.227.405.011

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế
TNDN

24
25

156.094.999
2.873.602.550

1.146.534.642
6.146.254.680

30

1.050.144.542

73.760.146

31
32
40
50


21.034.545

3.059.545.940
741.283.734

1.071.179.087

2.392.022.352

267.794.772

598.005.588

803.384.315

1.794.061.764

51

VI.30

52

VI.30

60

( Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Qua bảng số liệu, ta thấy:

Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2011 lợi nhuận của công ty đã đạt được là
803.384.315 đồng. Trong sáu tháng đầu công ty đã đầu tư thêm vào chi phí quản lý
doanh nghiệp nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ, có hiệu
quả làm hạ giá thành sản phẩm, lợi nhuận kiếm được từ bán hàng hóa lớn. Doanh thu
19


tăng, lợi nhuận trước thuế tăng, Doanh nghiệp ngày càng làm ăn có lãi, sản phẩm làm
ra ngày càng nhiều và đảm bảo chất lượng, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày
càng nhiều, góp phần chung vào sự phát triển đất nước.
Năm 2010 Công ty đang tạo công ăn việc làm cho hơn 200 cán bộ công nhân
viên với mức thu nhập bình quân là 3.000.000 đồng/ tháng.
Vào những tháng cuối năm 2010, cán bộ, công nhân công ty đã hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu đề ra, trong đó tổng giá trị sản lượng tính đến hết tháng 10 đã đạt 95
tỷ đồng, bảo đảm việc làm ổn định cho 280 lao động và hoàn thành tốt nghĩa vụ ngân
sách Nhà nước.

20


×