Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon) TUỔI 21, 22 VÀ 23 TẠI TRUNG TÂM LÂM NGHIỆP NHIỆT ĐỚI TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHAN THỊ HỒNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG
THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon) TUỔI 21, 22
VÀ 23 TẠI TRUNG TÂM LÂM NGHIỆP NHIỆT ĐỚI
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHAN THỊ HỒNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG
THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon) TUỔI 21, 22
VÀ 23 TẠI TRUNG TÂM LÂM NGHIỆP NHIỆT ĐỚI
TỈNH GIA LAI

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng trồng thông ba lá
(Pinus Keysia Royle ex Gordon) tuổi 21, 22 và 23 tại Trung tâm Lâm Nghiệp Nhiệt
Đới – Tỉnh Gia Lai”, thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011.
Kết quả thu được:
(1). Đường biểu diễn phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1,3 m của các
lâm phần đại diện có dạng một đỉnh, lệch trái hoặc lệch phải và nhọn hơn so với
dạng chuẩn. Đường kính bình quân của lâm phần thông ba lá 21 tuổi là 21,23 cm,
tập trung ở cấp 22 – 24; tuổi 22 có đường kính trung bình đạt 24,46 cm, tập trung
nhiều ở cấp kính 20 – 22; tuổi 23 đường kính trung bình đạt 23,63 cm, cấp kính 20
– 22 có số cây tập trung nhiều nhất. Mức độ chênh lệch, hệ số biến động, biên độ
biến động lần lượt là 4,6; 21,62; 19,75; ở tuổi 21; 4,78; 19,53; 23,57 ở tuổi 22; 4,04;
17,09; 21,97 ở tuổi 23.
(2). Phân bố số cây theo chiều cao cũng có dạng biểu diễn một đỉnh, lệch trái
hoặc phải, nhọn hơn so với dạng chuẩn. Chiều cao bình quân ở lâm phần tuổi 21 là
17,41 m, số cây tập trung nhiều ở cấp 16 – 18; tuổi 22 có bình quân chiều cao đạt
20,08 m, 16 – 18 là cấp có số cây tập trung nhiều nhất; tuổi 23 có trị số chiều cao
trung bình đạt 18,72 m. Giữa cá thể có mức độ chênh lệch, hệ số biến động, biên độ
biến động lần lượt là: 3,785; 27,74; 16 ở tuổi 21; 3,58; 17,83; 18 ở tuổi 22; 3,41;
18,23; 20 ở tuổi 23.
(3). Phân bố số cây theo đường kính tán cũng có dạng biểu diễn một đỉnh, lệch
trái hoặc lệch phải và nhọn hơn so với dạng chuẩn. Đường kính tán bình quân của
lâm phần thông ba lá tuổi 21 là 3,24 m, tập trung nhiều ở cấp 2,5 – 3; tuổi 22 có

đường kính tán trung bình đạt 3,76 m tập trung nhiều ở cấp 3 – 3,5. Đối với đường
kính tán trung bình đạt 3,5 m là của thông tuổi 23. Mức độ chênh lệch, hệ số biến
động, biên độ biến động lần lượt là: tuổi 21: 0,697; 21,47%; 4,2; tuổi 22: 0,982;
26,1%; 4,35; tuổi 23: 0,87; 24,72%; 4,4.

i


(4). Giữa H và D tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính với dạng phương trình
lôgarit tự nhiên Y = a + b*X, trong đó chiều cao (là biến Y) phụ thuộc vào đường
kính cây (biến X).
Rừng thông ba lá tuổi 21: H = 1,09997 + 0,766804*D
(với r = 0,9314; R2 = 0,8676; S = 1,3805)
Rừng thông ba lá tuổi 22: H = 3,41706 + 0,681161*D
(với r = 0,9088; R2 = 0,826; S = 1,498).
Rừng thông ba lá tuổi 23: H = 2,17812 + 0,699807*D
(với r = 0,83; R2 = 0,6873; S = 1,913).
- Tương quan giữa G và D: tồn tại mối quan hệ tuyến tính theo dạng phương
trình Y = a*b^X (biến phụ thuộc là G).
Rừng thông ba lá tuổi 21: LnG = Ln(-9,46115) + 2,00296*LnD
Hay G = 0,0000778171*D^2,00296 (với r = 0,9999; R2 = 0,9999; S = 0,0026)
Rừng thông ba lá tuổi 22: LnG = Ln(-9,45119) + 1,99982*LnD
Hay G = 0,0000785333*D^1,99982 (với r = 0,9999; R2= 0,9999; S = 0,00264)
Rừng thông ba lá tuổi 23: LnG = Ln(-9,44722) + 1,99833*LnD
Hay G = 0,0000789087*D^1,99833 (với r = 0,9999; R2=0,9999; S = 0,00244).
- Tương quan giữa V và D: tồn tại mối quan hệ tuyến tính theo dạng phương
trình Y = a*b^X với hệ số tương quan và hệ số xác định cao, sai lệch rất nhỏ, thể
hiện tiết diện ngang và đường kính có quan hệ tương quan thuận chặc chẽ với nhau.
+ Rừng thông ba lá tuổi 21: LnV = Ln(-10,1339) + 2,93027*D
Hay V = 0,0000397*D^2,93027

(với r = 0,9927; R2 = 0,986; S = 0,0825)
+ Rừng thông ba lá tuổi 22: LnV = Ln(-9,99797) + 2,89193*LnD
Hay V = 0,0000454921*D^2,89193
(với r = 0,9902; R2 = 0,9804; S = 0,0908)
+ Rừng thông ba lá tuổi 23: LnV = Ln(-10,1382) + 2,9227*LnD
Hay V = 0,0000395402*D^2,9227
(với r = 0,9786; R2 = 0,9576; S = 0,10411)

ii


SUMMARY
Research title: "Research silvicultural characteristics of man – made forest of
pine (Pinus Keysia Royle ex Gordon) at the age of 21, 22 and 23 at the center of
Tropical Forestry – province of Gia Lai", in the period from March to July 2011.
The results obtained:
(1) . The performance of distribution trees in diameter at the location of 1,3 m
of linfen representatives form a vertex, skewed left or skewed right and pointed than
the standard form. The average diameter of the forestry section three leaves 21 year
old 21,23 cm focus at level 22 - 24; at the age of 15 have an average diameter of
24,46 cm concentration at level 20-22; the age of 23 in diameter average 23,63 cm,
diameter 20 - 22 has the most concentration plants. The level of disparity, the
volatility, the amplitude fluctuations are 4,6; 21,62; 19,75; at the age of 21; 4,78;
19,53; 23,57 in 22; 4,04; 17,09; 21,97 in age of 23.
(2) . The distribution of tree height may also form a top, skewed left or right,
than compared to the standard form. The average height at age 21 as part of forestry
17,41 m, number of plants concentration at level 16 - 18; at the age of 15 have an
average height 20,08 m, 16 - 18 level has the most concentration plants; the age of
23 are worth of average height reached 18,72 m. between the individual levels of
disparity, the volatility, the amplitude fluctuations are: 3,785; 27,74; 16 at the age of

21; 3,58; 17,83; 18 at the age of 22; 3,41; 18,23; 20 at the age of 23.
(3) . Distribution of trees with a diameter of scattering can also form a top,
skewed left or skewed right and pointed than the standard form. The average
diameter of forest foliage section three leaves at the age of 21 is 3,24 m
concentration at 2,5 - 3; at the age of 22 with a diameter of scattering medium
reached 3,76 m concentration at level 3 – 3,5. For the average scattering 3,5 m is of
the age of 23. The level of disparity, the volatility, the amplitude fluctuations are:
age 21: 0,697; 21,47%; 4,2; age 22: 0,982; 26,1%; 4,35; 23: 0,87; 24,72%; 4,4.

iii


(4). Between the H and D survive a relationship with a non-linear equations in
natural logarithm Y = a + b*X, where the height (as Y) depends on the diameter of
the tree (X).
The forest yards of age 21: H = 1,09997 + 0,766804 * D
( r = 0,9314; R2 = 0,8676; S = 1,3805)
The forest yards of age 22: H = 3,41706 + 0,681161 * D
(r = 0,9088; R2 = 0,826; S = 1,498).
The forest yards of age 23: H = 2,17812 + 0,699807 * D
(r = 0,83; R2 = 0,6873; S = 1,913).
- Correlation between the G and D: there exists a linear relationship in the
form of the equation Y = a*b^X (as the subject is "G").
The forest yards of age 21: LnG = Ln (9,46115) + 2,00296 * LnD
Or G = 0,0000778171 * D ^ 2,00296 ( r = 0,9999; R2 = 0,9999; S = 0,0026)
The forest yards of age 22: LnG = Ln (9,45119) + 1,99982 * LnD
Or G = 0,0000785333 * D ^ 1,99982 (r = 0,9999; R2 = 0,9999; S = 0,00264)
The forest yards of age 23: LnG = Ln (9,44722) + 1,99833 * LnD
Or G = 0,0000789087 * D ^ 1,99833 (r = 0,9999; R2 = 0,9999; S = 0,00244).
-Correlation between V and D: there exists a linear relationship in the form of

the equation Y = a*b^X with correlation and weighting determined, very small
tolerances, showing horizontal cross-section diameter relationship chặc correlated
pros together.
+ The forest yards of age 21: LnV = Ln (10,1339) + 2,93027 * D
Or V = 0,0000397 * D ^ 2,93027 (r = 0,9927; R2 = 0,986; S = 0,0825)
+ The forest yards of age 22: LnV = Ln (9,99797) + 2,89193 * LnD
Or V = 0,0000454921 * D ^ 2,89193 (r = 0,9902; R2 = 0,9804; S = 0,0908)
+ The forest yards of age 23: LnV = Ln (10,1382) + 2,9227 * LnD
Or V = 0,0000395402 * D ^ 2,9227 (r = 0,9786; R2 = 0,9576; S = 0,10411)

iv


LỜI CẢM ƠN
Con vô vàng biết ơn công lao trời biển của cha mẹ đã nuôi dưỡng con và
luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất để con có được thành quả như ngày
hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
cùng tất cả các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Thêm, người đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận cuối khóa này.
Đồng cảm ơn Ban lãnh đạo và Phòng kỹ thuật của Trung tâm Lâm nghiệp
Nhiệt Đới – tỉnh Gia Lai đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành thực tập tốt
nghiệp.
Sau cùng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị và bạn bè đã quan tâm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Thủ Đức, Ngày 21 tháng 7 năm 2011
Người thực hiện


Phan Thị Hồng Phượng

v


MỤC LỤC
TRANG
Tóm tắt .................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................. v
Mục lục ................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................... vii
Danh sách các hình ............................................................................. viii
Danh sách các bảng............................................................................... ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 12
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 13
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 16
4.1. Đặc điểm chung của rừng trồng thông ba lá tại Trung tâm Lâm nghiệp
Nhiệt Đới – tỉnh Gia Lai .......................................................................... 16
4.2. Cấu trúc của rừng trồng thông ba lá tại khu vực khảo sát ................ 18
4.3. Tương quan giữa các nhân tố điều tra ............................................... 31
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng trồng
thông ba lá tại khu vực nghiên cứu .......................................................... 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận ............................................................................................. 46

5.2. Kiến nghị ........................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 51

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

D1.3

Đường kính tại vị trí 1,3 m so với mặt đất

Dgốc

Đường kính gốc

Dbq

Đường kính bình quân

Dmax

Đường kính lớn nhất

Dmin


Đường kính nhỏ nhất

Hvn

chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hbq

Chiều cao bình quân

Hmax

Chiều cao lớn nhất

Hmin

Chiều cao nhỏ nhất

Dt

Đường kính tán

Dtbq

Đường kính tán bình quân


Dtmax

Đường kính tán lớn nhất

Dtmin

Đường kính tán nhỏ nhất

G

Tiết diện ngang thân cây

V

Thể tích thân cây

M

Trữ lượng rừng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1

Biểu đồ khí hậu của tỉnh Gia Lai

4

Hình 4.1

Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 ở tuổi 21 với phân bố chuẩn

19

Hình 4.2

Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 ở tuổi 22 với phân bố Gamma

21

Hình 4.3

Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 ở tuổi 23 với phân bố
Lognormal

22

Hình 4.4

Đồ thị mô tả phân bố N – H ở tuổi 21 với phân bố Gamma


23

Hình 4.5

Đồ thị mô tả phân bố N – H ở tuổi 22 với phân bố chuẩn

24

Hình 4.6

Đồ thị mô tả phân bố N – H ở tuổi 23 với phân bố Gamma

25

Hình 4.7

Đồ thị mô tả phân bố N – Dtbq ở tuổi 21 với phân bố
Lognormal

Hình 4.8

28

Đồ thị mô tả phân bố N – Dtbq ở tuổi 22 với phân bố
Lognormal

Hình 4.9

29


Đồ thị mô tả phân bố N – Dtbq ở tuổi 23 với phân bố
Lognormal

30

Hình 4.10

Đồ thị mô tả tương quan H – D của lâm phần thông tuổi 21

33

Hình 4.11

Đồ thị mô tả tương quan H – D của lâm phần thông tuổi 22

34

Hình 4.12

Đồ thị mô tả tương quan H – D của lâm phần thông tuổi 23

35

Hình 4.13

Đồ thị mô tả tương quan G – D của lâm phần thông tuổi 21

37


Hình 4.14

Đồ thị mô tả tương quan G – D của lâm phần thông tuổi 22

38

Hình 4.15

Đồ thị mô tả tương quan G – D của lâm phần thông tuổi 23

39

Hình 4.16

Đồ thị mô tả tương quan V – D của lâm phần thông tuổi 21

41

Hình 4.17

Đồ thị mô tả tương quan V – D của lâm phần thông tuổi 22

42

Hình 4.18

Đồ thị mô tả tương quan V – D của lâm phần thông tuổi 23

43


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Các chỉ tiêu khí tượng cơ bản của Gia Lai

4

Bảng 4.1

Đặc trưng thống kê của những lâm phần thông 21 – 23 tuổi

16

Bảng 4.2

Kết quả nghiên cứu đặc trưng phân bố N – D1.3 của những
lâm phần thông theo tuổi 21 – 23

18

Bảng 4.3

Phân bố N – D1.3 của lâm phần thông ba lá tuổi 21


19

Bảng 4.4

Phân bố N – D1.3 của lâm phần thông ba lá tuổi 22

20

Bảng 4.5

Phân bố N – D1.3 của lâm phần thông ba lá tuổi 23

21

Bảng 4.6

Tổng hợp các đặc trưng thống kê về chiều cao của rừng
thông ba lá tại khu vực khảo sát ở độ tuổi 21 – 23

22

Bảng 4.7

Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 21

23

Bảng 4.8


Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 22

24

Bảng 4.9

Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 23

25

Bảng 4.10

Đặc trưng thống kê đường kính tán của rừng thông ba lá 21,
22 và 23 tuổi tại khu vực khảo sát

27

Bảng 4.11

Phân bố N – Dt của lâm phần thông ba lá tuổi 21

27

Bảng 4.12

Phân bố N – Dt của lâm phần thông ba lá tuổi 22

28

Bảng 4.13


Phân bố N – Dt của lâm phần thông ba lá tuổi 23

29

Bảng 4.14

Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D tuổi 21

32

Bảng 4.15

Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D tuổi 21

32

Bảng 4.16

Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D tuổi 22

33

Bảng 4.17

Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D tuổi 22

33

Bảng 4.18


Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D tuổi 23

34

Bảng 4.19

Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D tuổi 23

34

Bảng 4.20

Phân tích hồi quy theo mô hình LnG = Lna + b*LnD tuổi
21

36

ix


Bảng 4.21

Phân tích phương sai theo mô hình LnG = Lna + b*LnD
tuổi 21

36

Bảng 4.22


Phân tích hồi quy theo mô hình LnG = Lna + b*LnD tuổi 22

37

Bảng 4.23

Phân tích phương sai theo mô hình LnG = Lna + b*LnD
tuổi 22

37

Bảng 4.24

Phân tích hồi quy theo mô hình LnG = Lna + b*LnD tuổi 23

38

Bảng 4.25

Phân tích phương sai theo mô hình LnG = Lna + b*LnD
tuổi 23

39

Bảng 4.26

Phân tích hồi quy theo mô hình LnV = Lna + b*LnD tuổi 21

40


Bảng 4.27

Phân tích phương sai theo mô hình LnV = Lna + b*LnD
tuổi 21

40

Bảng 4.28

Phân tích hồi quy theo mô hình LnV = Lna + b*LnD tuổi 22

41

Bảng 4.29

Phân tích phương sai theo mô hình LnV = Lna + b*LnD
tuổi 22

41

Bảng 4.30

Phân tích hồi quy theo mô hình LnV = Lna + b*LnD tuổi 23

43

Bảng 4.31

Phân tích phương sai theo mô hình LnV = Lna + b*LnD
tuổi 23


43

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài sản vô giá của loài người, đang đứng trước mối đe dọa ở mức
báo động. Theo thống kê trong tạp chí lâm nghiệp số 9 tháng 6 năm 2000 cho thấy ở
các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ diện tích rừng bị tàn phá 65 triệu ha. Tỷ lệ
mất rừng hàng năm trên thế giới là 0,3%, kéo theo tình trạng đất trống đồi núi trọc
và nạn thiên tai lũ lụt cũng gia tăng.
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhiều loài động vật và thực vật bị
tuyệt chủng cùng rất nhiều loài khác đang có nguy cơ bị tuyệt diệt, môi trường nước
và môi trường đất bị suy thoái nghiêm trọng, thiên tai thường xuyên xảy ra, … là
các mối thách thức rất lớn mà nhân loại đang phải hứng chịu. Sự bùng nổ dân số
trong vài thập niên qua đã dẫn đến tình trạng khai thác rừng một cách bừa bãi và
quá mức các nguồn tài nguyên hiện nay trong đó bao gồm cả tài nguyên rừng. Nhu
cầu về gỗ để xây dựng, củi để làm chất đốt, đất đai cho công tác xây dựng và nhiều
mục đích khác phục vụ cho cuộc sống của con người làm cho nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá này bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng của tài
nguyên rừng.
Việt Nam là một nước nhiệt đới đa dạng về sinh học với nguồn tài nguyên
rừng vô cùng phong phú. Nhưng do trải qua các thời kỳ bị chiến tranh tàn phá và
quá trình khai thác quá mức trong những năm qua nên diện tích rừng đặc biệt là
rừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, có thể nói là đang ở trong tình trạng báo
động và cần được bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển cùng đó thêm nguyên nhân dân
số tăng quá nhanh kéo thêm nhu cầu của cuộc sống tăng lên làm cho nhu cầu gỗ
khai thác ngày một cũng tăng theo, đặc biệt trong ba thập kỷ gần đây. Theo thống


1


kê năm 1943 tổng diện tích rừng của Việt Nam là 18,7 triệu ha (Maurand) nhưng
đến những năm cuối thập niên 80 thì chỉ còn lại 8,8 triệu ha (UNDP, 1990). Điều
này cho thấy đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên đáng kể. Để khắc phục tình
trạng này chính phủ nước ta đã không ngừng nổ lực ban hành những chủ trương và
chính sách như đóng cửa rừng và bảo vệ diện tích rừng còn lại, phát triển vốn rừng,
những chương trình thiết thực đã được áp dụng rộng rãi trong cả nước cụ thể như:
chương trình 327 (1993, phủ xanh đất trống đồi núi trọc), chương trình 661 (1998)
hay còn gọi là chương trình năm triệu ha rừng … Ngoài ra nhà nước còn khuyến
khích các đơn vị, cá nhân trồng rừng để vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa
mang mục đích kinh doanh rừng.
Đã có nhiều nghiên cứu và trồng thử nghiệm nhiều loài cây mọc nhanh và
thông ba lá được chọn là loài cây đại diện của thực vật lá kim khá thích hợp với
điều kiện lập địa ở các địa phương miền núi và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là loài
thực vật được trồng để tăng nhanh độ che phủ rừng đồng thời đảm bảo vấn đề cung
cấp gỗ cho nhu cầu hiện tại và cho tương lai. Tuy nhiên để trồng rừng theo mục
đích kinh doanh rừng mang lại lợi ích tối đa cũng như các mong muốn thì yêu cầu
trong quá trình trồng rừng phải có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động để tạo
mọi điều kiện tốt cho nuôi dưỡng để cây phát triển tốt. Trung tâm lâm nghiệp nhiệt
đới tỉnh Gia Lai có những diện tích rừng thông ba lá đang vào giai đoạn trung niên
rất cần có những biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. Trước những tình trạng
này và trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cùng với sự phân công của Bộ
môn Lâm Sinh – khoa Lâm Nghiệp, sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Thêm,
tôi thực hiện luận văn có chủ đề: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng trồng
thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) tuổi 21, 22, 23 tại trung tâm lâm
nghiệp nhiệt đới - tỉnh Gia Lai” trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên 1.549.571
ha, trải dài từ 120 58’40’’đến 140 37’00’’ vĩ độ Bắc và từ 1070 27’30’’ đến 1080
54’40’’ kinh độ Đông. Gia Lai tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
- Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Định và Phú Yên.
- Phía Tây giáp Căm Pu Chia.
2.1.2. Khí hậu
Khí hậu Gia Lai thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng bức xạ cao quanh
năm, nhiệt độ trung bình hàng năm 230 - 240C, lượng mưa trung bình 2000
mm/năm. Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên có hai
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh đầu mùa, khô
nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, hướng gió thịnh hành là gió đông bắc và tây nam.
Trong mùa khô thường là gió đông bắc, mùa mưa gió tây nam với tốc độ gió trung
bình 3.5 m/s. Có thể tham khảo điều kiện khí hậu qua số liệu và biểu đồ khí hậu của
Gia Lai ở bảng 2.1.

3


Bảng 2.1. Các chỉ tiêu khí tượng cơ bản của Gia Lai

(trạm khí tượng Pleiku, năm 2004)
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng bức xạ (kcl/cm2)
13
13
16
14
12
11
12
11
11
11
Lượng mây (số phần 10) 3.9
3.2
3.4
5.7
7.4
8.3
8.4

9
8.3
6.7
Tổng số giờ nắng (giờ)
256.4 260.2 275.3 233.4 209.2 142.4 137.5 117.7 135.1 179.1
Vận tốc gió TB (m/s)
3.1
3.2
2.8
2.2
2.1
3.1
2.9
3.5
1.9
2.1
Nhiệt độ TB (oC )
19 20.7 22.7 24
24
23 22.4 22.2 22.3 21.7
Nhiệt độ tối cao (oC)
32.8 35 35.9 36 35.1 32.7 32 31.6 32.5 32.8
Nhiệt độ tối caoTB(oC)
26.4 28.8 31.1 31.1 29.3 27.1 26.8 25.6 26.6 26.9
Nhiệt độ tối thấpTB
13.3 14.9 17.2 19.4 20.3 20.6 19.8 20 19.5 18.3
Biên độ nhiệt (oC)
13.1 13.9 13.9 11.7
9
6.5

7
5.6
7.1
8.6
Lượng mưa TB (mm)
3
6.8 27.5 94.9 225.7 357 452.9 492.6 360 181
Số ngày mưa (ngày)
1.1
0.7
3.2
7.6 16.9 22.8 26.9 26.9 24.2 14.5
Độ ẩm không khí (%)
74
69
67
72
81
80
90
92
89
84
Độ ẩm k.khí T.thấp(%)
43
37
36
42
57
71

73
76
69
62
Lượng bốc hơi (mm)
132.6 153.7 181.8 142.3 91.8 46.6 43.2 33.8 40.9 59.4
Chỉ tiêu

550

Tháng
11
11
5.4
197.8
3.2
20.7
32
26
16.6
9.4
57.4
6.9
80
56
93

Tháng
12
12

4.5
232.9
3.4
19.3
31.3
25.6
11.2
14.4
13.3
2.1
76
49
117.6

Cả năm
147
6.2
2377
2.8
21.8
36
27.6
17.6
10
2272
153.8
80
56
1137


R(mm)
r(%)
L−îng m−a TB (mm)

450

§é Èm kh«ng khÝ (%)

350

NhiÖt ®é TB (oC )

250
150
50
-50

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ khí hậu của tỉnh Gia Lai
Nhìn chung khí hậu Gia lai có sự phân mùa rất rõ rệt. Thời kỳ khô hạn kéo
dài từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 4 năm sau. Trong thời kỳ này lượng mưa chỉ
xấp xỉ 3% lượng mưa cả năm. Nhiều năm lượng mưa trong mùa khô xấp xỉ không.
Đây cũng là đặc điểm làm cho Gia Lai trở thành một trong những khu vực nguy cơ
cháy rừng cao.
Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh mẽ của những nhân tố hình thành khí hậu đã
làm cho mức độ khô hạn của Gia Lai có sự khác biệt rõ rệt. Người ta nhận thấy một

4


xu hướng chung là càng xuống thấp và càng về phía tây thì mức độ khô hạn càng
nghiêm trọng, càng lên cao lượng mưa càng lớn, độ ẩm không khí càng cao và nhiệt
độ càng thấp. Điều này đã gây nên sự khác biệt rõ rệt về nguy cơ cháy rừng khác
nhau ở các khu vực trong tỉnh.
2.1.3. Thủy văn
Gia Lai là lưu vực của 3 hệ thống sông suối quan trọng đổ về Duyên hải miền
trung và Căm Pu Chia.

Hệ thống sông Ba nằm ở phía đông, có diện tích lưu vực chiếm phần lớn lãnh
thổ. Nó bắt nguồn từ phía bắc huyên Kbang chảy qua các huyện Đăk Pơ, Kon Chro,
Azun Pa, Krông Pa và qua địa phận tỉnh Phú Yên đổ ra Biển Đông. Phía tây tỉnh là
hệ thống sông Sê San chảy qua địa phận huyện Chư Pảh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư
Prông và đổ về biển Căm Pu Chia. Phía Đông Bắc tỉnh thuộc địa phận huyện Kbang
là đầu nguồn hệ thống sông Côn chảy qua địa phận tỉnh Bình Định đổ ra Biển
Đông.
2.1.4. Địa hình
Gia Lai là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp với 3 dạng địa hình chính: cao
nguyên, sơn nguyên và máng trũng.
- Dạng địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của Gia Lai.
Vùng trung tâm là cao nguyên Pleiku chạy dọc theo quốc lộ 14, kéo dài từ phía Bắc
tới phía Nam, độ cao trung bình 700 – 800 m so với mặt nước biển. Phía Đông Bắc
là cao nguyên Kon Ha Nừng, địa hình vùng này ít bị chia cắt, độ cao tuyệt đối trung
bình 1000 – 1200 m, độ dốc trung bình từ 80 – 120.
- Dạng địa hình sơn nguyên tập trung ở phía tây huyện Kbang, địa hình chia
cắt mạnh, độ cao trung bình 1000 - 1200 m, độ dốc trung bình từ 200 – 250, cao nhất
là đỉnh Kon Ka Kinh (1748 m).
- Dạng địa hình máng trũng, thung lũng phân bố dọc theo sông Ba và phần
phía Nam huyện Đăk Pờ, Kon Chro, Azun Pa, Krông Pa, độ cao trung bình từ 400 –
800 m, độ dốc trung bình từ 150 – 200.

5


Những kết quả nghiên cứu cho thấy địa hình cũng ảnh hưởng khá rõ đến nguy
cơ cháy rừng. Những khu vực nằm ở độ cao dưới 1000 m thường có nhiệt độ cao,
lượng mưa thấp và mùa khô kéo dài. Do đó, nguy cơ cháy rừng thường cao hơn các
vùng khác.
2.1.5. Đặc điểm đất đai

Theo số liệu điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam trung bộ và
Tây Nguyên thì Gia lai có 27 loại đất và được chia làm 6 nhóm chính sau:
- Đất đỏ nâu, nâu tím, nâu thẫm phát triển trên đá Bazan (chiếm 25%)
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và đá Grey + Phiến Mi Ca (chiếm 29%)
- Đất xám phát triển trên đá Granit chiếm 19%.
- Đất phù sa chiếm 8%.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 11%.
- Đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên đá Macma axit và Bazơ chiếm 5%.
2.2. Tài nguyên rừng
Theo thống kê diễn biến tài nguyên rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn đến tháng 12 – 2002 diện tích đất có rừng 760.245ha, chiếm 49,1% diện
tích. Hệ thực vật đặc trưng bởi nhiều kiểu rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng nhiệt
đới, nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu như Thông lông gà, Hoàng đàn
giả, Hoa khế, Thông 5 lá, Pơmu, Mang Trường Sơn, Hổ, Hươu vàng, Mang lớn,
Vượn má hung, Voọc vá chân xám, Voọc bạc, Công, Gà lôi hông tía, Bò tót, Bò
rừng, Cà toong v.v...
2.3. Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân số, dân tộc và lao động
Năm 1791 dân số thị xã là: 34.867 người.
Dân số TP. Pleiku – tỉnh Gia Lai (31/12/2004) là: 188.473 người.
Trong đó: nội thị có 159.448 người.
Dân số khác (các lực lượng an ninh, quốc phòng, các đơn vị TW): 25.000
người. Ở nội thị: 9.500 người.
Dân số 236.982 người (5/2008) bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống.

6


Trong đó: người kinh (87,5%), còn lại là dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,5%).
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người (chiếm 38%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2004 đạt 1,14%
Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Nước sinh hoạt: tỷ lệ dân số dùng nước sạch là 86% (128 lít nước/người/ngày)
Điện chiếu sáng: mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 20/20 xã, phường, thôn,
làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia.
Vệ sinh môi trường: được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng
đô thị, đến cuối năm 2004 thành phố sẽ quản lý, chăm sóc trên 6.000 cây xanh
đường phố.
Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã
phủ sóng thông tin toàn bộ 20/20 xã, phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm
2003 số máy điện thoại lắp đặt bình quân đạt 16 máy/100 dân (dự kiến cuối năm
2004 đạt 19 máy/100 dân).
Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có
hơn 80% nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố,
cao tầng. Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu
vực đi vào hoạt động ổn định.
Qua 5 năm xây dựng và phát triển đô thị, mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm
(1999 - 2004) trên địa bàn thành phố hơn 1.245 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách
Thành phố đầu tư hơn 110 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết quả đạt khả
quan như đầu tư trên 64 tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 65 trường học (350
phòng học), đầu tư trên 24 tỷ đồng xây dựng 225 đường hẻm với tổng chiều dài 112
km đường giao thông nông thôn (đường láng nhựa và bê tông xi măng), cải tạo
nâng cấp và xây dựng mới 72 phòng họp tổ dân phố thôn, làng … Hiện có 734,257
km đường bộ, bao gồm 19,25 km đường bê tông ximăng, 85 km đường bê tông
nhựa, 216,1 km đường láng nhựa, 32 km đường cấp phối và 381,9 km đường đất.

7



Sân bay Cù Hanh (cụm cảng hàng không Pleiku) cách trung tâm thành phố
khoảng 5 km đang được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn (A320).
2.3.3. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân là 1.757,2 ha, đến nay đang triển khai
gieo trồng vụ mùa được 1.202,5 ha, trong đó lúa nước 907,5 ha, đã chuyển đổi
126,8ha cây trồng ở những vùng thường xuyên bị khô hạn sang những cây trồng có
khả năng chịu hạn. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm tình hình cây trồng vụ đông
xuân sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên ở một số địa phương đã xuất hiện bệnh rầy
nâu, bệnh đạo ôn trên cây lúa, bệnh gỉ sắt, khô cành và sâu ăn lá trên cây cà phê.
Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các địa phương hướng
dẫn nhân dân các biện pháp phòng trị, không để lây lan ra diện rộng.
Tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn ổn định, thường xuyên duy trì công tác kiểm
tra, phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm, trong 6 tháng đầu năm đã tổ
chức tiêm phòng vacxin đợt I năm 2010 cho gia súc.
Các ngành chức năng thường xuyên theo dõi, tuần tra bảo vệ rừng và tăng
cường các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
2.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm phân bố của thông ba lá
Thông ba lá có tên khoa học là: Pinus keysia Royle ex Gordon
Thuộc họ thực vật: Pinaceae.
Thông ba lá phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái lan, Ấn Độ,
… Ở Việt Nam, thông ba lá phân bố tập trung ở các tỉnh: Lâm Đồng, Lai Châu,
Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, … Phân bố ở độ cao 800 –
1200 m (ở miền bắc) và 900 – 1500 m (ở Lâm Đồng), cây thường mọc thuần loài
hay hỗn giao với các loài cây lá rộng nhưng không đáng kể.
2.4.2. Hình thái và đặc tính sinh trưởng
Thông ba lá là loài cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng có thể cao 30 – 50 m, đường
kính đạt tới 70 – 80 cm thậm chí có thể đạt trên 90 cm. Cây có thể sống đến 150
năm tuổi. Ở những nơi khô cằn hoặc trên vách đá, cây già cỗi chỉ đạt đường kính


8


20 – 25 cm, chiều cao 10 – 15 m. Lá thông có 3 lá kim màu xanh thẫm, lá dài 15 –
25 cm mọc trên chòi ngắn (bẹ) 1,2 cm, tập trung thành từng cụm đầu cành dài. Vỏ
dày màu nâu sẫm, vỏ nứt dọc sâu, bong mảng, có khả năng chịu lửa tốt. Cành thô
màu đỏ nâu. Rễ ngang phát triển, rễ cọc không rõ rệt, rễ cây có nhiều nấm cộng
sinh. Gỗ thông ba lá mềm, nhẹ, màu vàng đến vàng da cam, tỷ trọng d = 0,65 – 0,7
Quả hình nón trứng viên chùy dài 5 – 9 cm, thường quặn xuống, vảy quả dày
và có rốn rất rõ, hạt có cánh dài 1,5 – 2,5 cm. Thông ba lá ra hoa vào tháng 3 - 4,
quả chín vào tháng 11 đến tháng 12 năm sau (20 – 22 tháng), quả chùy không rụng
như thông hai lá. Thông trồng 6 – 7 tuổi có thể ra hoa nhưng số lượng khoảng 10 –
20 %, chất lượng kém.
2.4.3. Đặc tính sinh thái
Thông ba lá thích hợp trong vùng khí hậu nhiệt đới, phân bố ở độ cao 800 –
1900 m và lượng mưa hằng năm trung bình trên 1500 mm/năm. Đây là loại cây ưa
sáng từ nhỏ, mọc nhanh như cây tiên phong nhưng sau đó bền vững, ổn định cấu
trúc, kiểu rừng thưa. Cây sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ, thoát nước, độ PH = 4,5 –
5,5; độ dốc không quá 300. Ngoài ra thông ba lá cũng sinh trưởng được trên đất xấu,
khô hạn nhiều đá lẫn nhưng không thích hợp trên đất bí chặt, úng nước. Cây có khả
năng chịu hạn tốt nhưng có khả năng chịu nóng kém. Đôi khi loài này ưa khí hậu
ẩm hoặc hai mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ bình quân hằng năm 150 – 240C, lượng
mưa 1500 – 3000 mm, độ ẩm trung bình 75%. Thông tái sinh mạnh bằng hạt, không
tái sinh chồi.
2.4.4. Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Đây là loài cây gỗ lớn, sản phẩm chính là gỗ, nhựa, chất đốt. Gỗ phục vụ xây
dựng, làm trụ mỏ, trụ điện, nguyên liệu giấy, sợi nhân tạo, gia dụng ... nhựa thông
dùng để chưng cất tinh dầu, colophon, làm sơn, vecni, dược liệu, đồ văn phòng
phẩm, … gỗ và nhựa cung cấp cho hơn 50 ngành công nghiệp khác nhau.

Cây chịu được đất đai cằn cõi, khả năng phân hóa, cải tạo lớp đất mặt nên
được chọn làm loài cây tiên phong trên đồi núi trọc. Rừng thông ba lá có giá trị lớn
về mặt phòng hộ, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan.

9


2.4.5. Thu hoạch trái, chế biến hạt
Thông ba lá ra hoa vào tháng 3 – 4 hàng năm nhưng đến tháng 11 – 12 năm
sau quả mới chín, nên sẽ thu hoạch quả vào thời gian này. Khi quan sát thấy quả
chùy màu xanh chuyển sang màu cánh gián, mắt mở ra là có thể thu hoạch được.
Cây được chọn để thu hái quả phải ở giai đoạn gần thành thục và gần thành thục (từ
30 tuổi trở lên). Cây mẹ này có thân thẳng, khỏe mạnh, tán đều, không bị sâu bệnh,
không bị tổn thương. Hái quả bỏ vào bao tải đem về ủ từ 3 – 5 ngày, không ủ quá
dày, nếu dày phải đảo quả, lót bao. Khi quả chùy chuyển sang màu nâu thì đem phơi
trên sân gạch, xi măng, nong, nia, … Sau một ngày dùng cào để cào quả chùy, thu
lượm hạt, làm sạch hạt, phơi nhẹ hạt từ 1 – 2 lần rồi cất trữ, không phơi hạt trên nền
xi măng hay nắng gắt vì hạt có dầu. Cất trữ hạt trong bình, lọ, vại, … bằng sành sứ,
để nơi thoáng mát hoặc cất trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 50C.
Tỷ lệ chế biến: 65 kg quả được 1 kg hạt
1 kg hạt = 35 – 60 quả = 60000 – 65000 hạt
Độ thuần > 90% và Tỷ lệ nảy mầm > 80%
Hạt càng để lâu thì tỷ lệ nảy mầm càng giảm.
2.4.6. Gieo ươm tạo cây con
Có thể chọn vườn ươm cố định hay di động tùy theo điều kiện thực tế tại đơn
vị để tiến hành gieo ươm cây con. Thông ba lá được tạo cây con bằng hạt trong túi
bầu. Phải chuẩn bị đất vườn ươm 3 – 4 tháng trước khi gieo ươm, cuốc lật, đập nhỏ
và đem sàn. Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của rừng thông ba lá, đất phải đập nhỏ trộn
với 1% supe lân. Nơi không có rừng thông ba lá thì lấy đất ở tầng mặt (0 – 30 cm)
trên có thực bì là cây tế guột (75%) + phân chuồng ủ với lân supe hoai mục (24%) +

supe lân đập nhỏ (1%). Nên gieo hạt vào vụ thu đông hoặc mùa xuân. Hạt trước
gieo phải xử lý, ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% (1 gam thuốc/1 lít
nước) trong 30 phút, vớt ra để ráo nước, sau đó ngâm hạt trong nước 450C (2 sôi + 3
lạnh) trong 6 giờ vớt ra rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi vải (mỗi túi khoảng 2 kg
hạt) ủ 3 – 5 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước 300C và thay túi cho tới khi
nứt nanh 30% số hạt thì đêm gieo trực tiếp trong bầu (mỗi bầu 2 hạt) hay gieo vãi

10


trên luống đất hoặc trong nhà thúc mầm với mật độ rất dày (1 kg hạt/1 – 3 m2) để
tạo cây mầm. Cây mầm mọc cao 2 – 3 cm (bằng que diêm) đem cấy vào bầu.
Chăm sóc, tưới đủ ẩm định kỳ 15 – 20 ngày sới phá váng một lần. Cây xấu
tưới thúc hai đến ba lần, mỗi lần 0,1 kg urê + 0,1 kg kali + 0,2 kg lân supe hòa với
60 – 80 lít nước tưới cho 10 m2 bầu ươm, tưới phân xong phải tưới lại bằng nước lã
để rửa lá. Ngừng chăm bón trước khi trồng 1 – 2 tháng để huấn luyện cây con trước
khi đem trồng rừng.
Tiêu chuẩn cây thông con xuất vườn dựa trên những chỉ số kỹ thuật sau:
Tuổi cây: từ 6 – 8 tháng tuổi trở lên.
Chiều cao cây con: từ 15 – 20 cm trở lên.
Đường kính cổ rễ: 1,5 – 2 cm.
Cây con có màu xanh lục, thân hóa gỗ 2/3 chiều cao cây.
2.4.7. Xử lý thực bì, làm đất và trồng rừng
- Thông ba lá chủ yếu được trồng trên đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá hoặc có trảng
cỏ, cây bụi thấp. Nơi có thực bì cao, phát quang toàn diện, cần thiết có thể đốt, nếu
thực bì thấp và thưa, không cần phát bỏ hoặc chỉ phát khu vực hố trồng.
- Làm đất trồng theo phương thức trồng rừng cục bộ, hố đào trước khi trồng 1
– 2 tháng, kích thướt 30 x 30 x 30 cm hay 40 x 40 x 40 cm.
- Thời vụ trồng: các tỉnh miền Bắc và Nghệ An trở vào nên trồng vào vụ thu
(tháng 8 – tháng10) hoặc xuân (tháng 2 – tháng 4). Các tỉnh miền Nam trồng vào

đầu mùa mưa.
- Mật độ trồng 1600 – 2200 cây/ha.
- Chăm sóc:
+ Chăm sóc năm đầu, năm thứ hai: xử lý thực bì toàn diện, giẫy cỏ, vun xới
xung quanh cây đường kính 1m.
+ Chăm sóc năm thứ ba, năm thứ tư: phát cỏ thực bì toàn diện, tỉa cành, tỉa
cành thấp. Bên cạnh đó theo dõi sâu bệnh để xử lý kịp thời và thực hiện công tác
quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

11


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nguyên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lâm phần thông ba lá thuần loại 21, 22, 23 tuổi tại
Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới – TP. Pleiku – tỉnh Gia Lai.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản của luận văn là góp phần làm sáng tỏa một số đặc trưng lâm
học của rừng trồng thông ba lá ở ba tuổi khác nhau 21, 22, 23 nhằm cung cấp những
căn cứ khoa học để nuôi dưỡng, kinh doanh và bảo vệ rừng trồng thông ba lá tại khu
vực có hiệu quả cao.
Luận văn được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của luận văn, nội dung nghiên cứu gồm:
1. Đặc trưng thống kê của những lâm phần thông ba lá ở ba cỡ tuổi 21 - 23
2. Kết cấu đường kính (N – D) và chiều cao (N – H), đường kính tán (N – Dt)
của rừng trồng thông ba lá ở ba cỡ tuổi khác nhau là 21, 22 và 23.
3. Tương quan giữa các nhân tố

- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính 1,3 m (H – D)
- Tương quan giữa tiết diện ngang thân cây với đường kính 1,3 m (G – D)
- Tương quan giữa thể tích rừng (V, m3) với đường kính 1,3 m (V – D)
4. Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng, kinh doanh và bảo vệ rừng trồng
thông ba lá tại khu vực nghiên cứu.

12


3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và những nội dung cụ thể, luận văn đã áp dụng phương
pháp điều tra quan sát trên các ô tiêu chuẩn tạm thời, mô tả và phân tích những đặc
trưng lâm học của rừng trồng thông ở các mẫu rừng trồng khác nhau. Từ đó tổng
hợp và rút ra những nhận định chung về đặc điểm lâm học của rừng.
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trước hết căn cứ vào các chỉ dẫn chung về điều tra lâm học và dựa vào ranh
giới về diện tích của những lâm phần thông ba lá tuổi 21, 22 và 23. Ở mỗi cỡ tuổi
tương ứng tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn ở các vị trí đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Tổng cộng cho 3 độ tuổi là 9 ô tiêu chuẩn. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1000 m2 (40 x
50 m). Tiến hành đo điếm các chỉ tiêu về đường kính tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút
ngọn, chiều cao dưới cành, số lượng cây trong ô, phẩm chất cây. Cụ thể như sau:
- Đo C1,3 trên thân bằng thướt dây với độ chính xác 0,5 cm.
- Đo Hvn và dưới cành bằng sào với độ chính xác 0,5 m.
- Đo Dt theo hai hướng Đ – T, N – B vuông góc nhau bằng thướt dây.
- Phân loại phẩm chất cây theo:
+ Phẩm chất A: Cây có thân thẳng, phân cành cao, ít cành nhánh, không bị sâu
bệnh, mối mọt, không bạnh vè.
+ Phẩm chất B: Cây có từ hai ngọn, tán lệch, phân cành trung bình, có bạnh vè
nhỏ, không sâu bệnh, mối mọt.
+ Phẩm chất C: Cây có tán lệch, bọng ruột, thân cong, phân cành thấp, sâu

bệnh.
3.4.2. Xử lý số liệu
- Đo điếm mật độ cây rừng theo cỡ tuổi: Mật độ rừng (N, cây/ha) được đo
điếm trong ô 1000 m2 nhân với hệ số 10 suy ra được số cây trên 1 ha. Sau đó tổng
hợp số liệu đo điếm từ ba ô của mỗi cỡ tuổi rừng để tính được các đặc trưng thống
kê mật độ rừng cho từng cỡ tuổi.
- Nhập số liệu có được qua điều tra đo điếm trong các ô tiêu chuẩn để xử lý,
tính toán, phân tích số liệu trên phần mềm Excel.

13


×