Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐIỀU XEN CACAO TẠI XÃ THANH LƯƠNG, HUYỆN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

VŨ THỊ MƠ

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH ĐIỀU XEN CACAO TẠI XÃ THANH
LƯƠNG, HUYỆN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

VŨ THỊ MƠ

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN MÔ HÌNH ĐIỀU XEN CACAO TẠI XÃ THANH
LƯƠNG, HUYỆN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành : Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Đề tài này được thực hiện tốt đẹp, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có điều kiện
học tập tốt nhất có thể.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu.
Những thầy cô giáo ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm
đại học.
Thầy Nguyễn Quốc Bình đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bác Dương Hữu Đảng ( chủ tịch hội Nông dân xã ) và chú Phan Văn
Tuý (trưởng trạm Khuyến nông xã), cùng các hộ gia đình ở xã Thanh
Lương đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian thu thập số liệu tại
ấp.
UBND xã Thanh Lương, Bình Long, Bình Phước đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi
hoàn thành đề tài này.


Vũ Thị Mơ

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Tìm hiểu nguyên nhân hình thành và phát triển mô hình Điều xen
Cacao tại xã Thanh Lương, Bình Long, Bình Phước” được tiến hành từ ngày
1/3/2011 – 20/7/2011.
Đề tài nhằm xác định nguyên nhân hình thành mô hình Điều – Cacao tại xã
Thanh Lương, phân tích khả năng lan rộng của mô hình trong xã, tính thích ứng về
mặt kỹ thuật của người dân với cây Cacao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình ban đầu hình thành do chủ trương của
trạm khuyến nông xã đã tăng thêm 14 hộ và trong tồng số 32 hộ trồng Điều độc
canh được phỏng vấn có 68.75% số hộ có ý định trồng xen Cacao vào diện tích
Điều sẵn có. Có thể nói mô hình Điều – Cacao đang phát triển tại xã Thanh Lương.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cacao đối với người dân trong xã không quá khó họ
vẫn có thể học tập qua các lớp tập huấn, sách báo và các phương tiện truyền thông.
Nên trồng Cacao vào các vườn Điều từ 5 – 10 năm tuồi. Đối với các vườn > 10 năm
tuồi cần tỉa bớt cành nhánh hoặc cưa bớt cây để tạo độ thông thoáng, các vườn < 5
năm khi trồng Cacao xen vào cần phải che nắng cho Cacao.
Qua phỏng vấn người dân cho biết ở địa phương có rất nhiều loài cây trồng
cải tạo đất. Cây đậu lông (kudzu) qua các tiêu chí đánh giá và lựa chọn của người
dân địa phương tỏ ra phù hợp nhất với mô hình.

iii


SUMMARY
This thesis titled “ Studying about established Cashew – Cacao model and

development of it”, was performed from March, 1st to July, 29th , 2011 in Thanh
Luong

commune,

Binh

Long

district,

Binh

Phuoc

province.

Research to determined the cause of formation Cashew – Cacao model, to
analysis spread ability of model in commune, to adapt about technical of people
with Cacao.
The

result shown at fist model was established by policy of Agricultural

encouragement, then increased 14 household and in 32 household only planted
Cashew were interviewed had 68.75%in total household intend to intercross
Cacao. Cashew – Cacao model is developing in Thanh Luong commune. Plant
technical and cultivate technical are not too hard to study with people in here,
they can learn technical in training class, books, other media. Cacao should be
planted in Cashew garden about 5 – 10 year ages. With Cashew garden > 10

year ages need cut some braches or some trees to have light, with garden < 5
year ages keep Cacao in shadow of cover material.
People in commune said that local has many kind of plants which improve the
soil quantity. Kudzu – a kind of bean – based on criteria and chosen of local
people, is the most suitable with model.

iv


MỤC LỤC

Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các hình.................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
2.1.Tổng quan tài liệu..................................................................................................3
2.2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................4
2.2.1. Đặc điểm cây Cacao..........................................................................................4
2.2.1.1. Đặc điểm hình thái cây Cacao........................................................................4
2.2.1.2.Điều kiện sinh thái để phát triển cacao ...........................................................7
2.2.1.3. Tình hình sản xuất Cacao...............................................................................7
2.2.2. Đặc điểm cây Điều ..........................................................................................10
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái .......................................................................................10
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.....................................................................12

2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...........................................................12
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...............................................13
2.3.2.1.Dân số, dân tộc, tôn giáo...............................................................................13
2.3.2.2.Đất đai và canh tác ........................................................................................13
2.3.2.3.Kinh tế ...........................................................................................................13

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................16
3.1. Mục tiêu nghiên cứu và giới hạn đề tài..............................................................16
3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................16
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17
3.3.1.Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................17
3.3.2. Thông tin thứ cấp ............................................................................................18
3.3.3. Thông tin sơ cấp..............................................................................................18
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ......................................................20
CHƯƠNG 4..............................................................................................................22
4.1.Sự hình thành và phát triển mô hình Điều xen Cacao ........................................22
4.1.1 Dòng lịch sử tại xã Thanh Lương. ...................................................................22
4.1.2. Lịch thời vụ .....................................................................................................23
4.1.2.1. Lịch thời vụ của các hộ trồng Điều độc canh...............................................23
4.1.2.2. Lịch thời vụ của các hộ có trồng Điều xen Cacao .......................................25
4.2.Tính thích ứng của người dân về mặt kỹ thuật trồng Cacao...............................27
4.3. Phân tích SWOT về khả năng phát triển mô hình Điều xen Cacao...................29
4.4. So sánh thu nhập trên 0.1 ha Điều độc canh và trồng xen Cacao. .....................30
4.5.Các cây có khả năng trồng xen trong hệ thống Điều - Cacao.............................31
4.5.1. Các loại cây tiềm năng tại địa phương............................................................31
4.5.2. Các tiêu chí chọn lựa cây trồng xen của người dân địa phương.....................34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................36

5.1. Kết Luận.............................................................................................................36
5.2. Kiến nghị............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38
PHỤ LỤC..................................................................................................................40

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACDI/VOCA

Tổ chức hợp tác quốc tế về phát triển nông nghiệp Hoa Kỳ.

DANDIDA

Quỹ phát triển Đan Mạch.

FSSIV

Phân viện khoa học lâm nghiệp miền Nam Việt Nam.

ICE USA

Sàn giao dịch nông sản tại Hoa Kỳ.

KHKTNN

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

USAID


Cơ quan phát triền quốc tế Hoa Kỳ.

UBND

Uỷ ban nhân dân.

SWOT

Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức.

SCAS

Mô hình Cacao nông lâm kết hợp bền vững

TTKN

Trung tâm khuyến nông.

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ca cao trên thế giới.................................................................8
Bảng 2.2: Sản lượng ca cao trên thế giới ..............................................................................9

Bảng 4.1: Lịch thời vụ của các hộ trồng Điều độc canh .....................................................24
Bảng 4.2: Lịch thời vụ của các hộ trồng Điều xen Cacao...................................................25
Bảng 4.3: Lịch thời vụ với một số cây trồng khác ..............................................................26
Bảng 4.3: Phân tích SWOT về khả năng phát triển mô hình Điều xen Cacao....................29
Bảng 4.4: Phân tích ưu tiên cây trồng xen ..........................................................................34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Lá Cacao. ....................................................................................................5
Hình 2.2.Hoa Cacao. ...................................................................................................6
Hình 2.3. Quả và hạt Cacao ........................................................................................6
Hình 2.4: Hoa Điều ...................................................................................................11
Hình 2.5:Quả Điều ....................................................................................................11
Hình 4.1: Cây Lạc dại ...............................................................................................31
Hình 4.2: Cây Đậu Lông ...........................................................................................33
Biểu đồ 4.4. Thu nhập của 0.1ha Điều xen Cacao và Điều độc canh .......................30

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ở nước ta, việc sản xuất nông nghiệp của hầu hết nông dân không ổn định mà
phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của thị trường. Việc nuôi trồng các loại cây, con
theo nhu cần của thị trường mà không để ý đến sự thích nghi của cây trồng với từng
vùng, từng khu vực với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau cũng như

là sự quy hoạch mang tính tổng thể của từng khu vực, từng vùng đó. Từ đó, các loại
cây trồng không cho được chất lượng sản phẩm đạt chất lượng mà thị trường đòi
hỏi; lượng cung của các loại sản phẩm lớn hơn nhu cầu của thị trường dẫn đến giá
cả bấp bênh. Hậu quả của vấn đề này làm cho đời sống của người dân không ổn
định, nay trồng các loại cây này, mai trồng các loại cây khác.
Trên thực tế, có một số trang trại chủ động vốn, kỹ thuật đem lại lợi nhuận cao
từ các cây chủ lực của vùng, miền. Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình hiện đang canh
tác với các hình thức độc canh, quy mô mang tính cá thể. Các hộ gia đình này hầu
hết là thiếu vốn, kỹ thuật canh tác nên dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, làm cho nông
dân gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, các trạm khuyến nông đã khuyến cáo và
triển khai nhiều mô hình xen canh giúp nông dân nâng cao thu nhập cải thiện đời
sống. Trong số đó, mô hình Điều xen Cacao đang được triển khai ở các tỉnh miền
Đông Nam Bộ có thể kể đến là tỉnh Bình Phước đang là hướng đi mới cho người
dân nơi đây.
Tỉnh Bình Phước hiện có 80.000ha vườn Điều độc canh, thường được người dân
phó mặc cho trời mà không chăm sóc gì, do đó năng suất của cây Điều không cao.
Để tăng thêm thu nhập cho người dân và giữ ổn định diện tích vườn Điều trạm
khuyến nông đã hướng dẫn người dân trồng xen cây Cacao trong vườn Điều nhằm

1


tận dụng khả năng sản xuất của đất, tăng thêm thu nhập cho người dân. Từ mô hình
trồng Cacao dưới tán Điều của Bình Phước với lý thuyết mong đợi, cứ một hecta
Cacao sẽ cho giá trị kinh tế cao hơn một ha Điều và trong chuỗi giá trị thu hoạch 25
năm sẽ vượt xa hơn một hecta tiêu, cà phê, điều. Đồng thời, vì chi phí đầu tư, chăm
sóc càng về sau càng giảm, nên người nông dân được hưởng lợi từ đó. Hiện tại mô
hình đang được áp dụng rộng rãi ở xã Thanh Lương – huyện Bình Long.
Tuy nhiên, mô hình này chỉ có hai thành phần Điều và Cacao vì vậy tính bền
vững của hệ thống này tại xã Thanh Lương cần phải được chứng minh một cách

khoa học về quá trình hình thành, tính chấp nhận của người dân và sự lan rộng. của
mô hình Điều xen Cacao tại xã Thanh Lương – huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Tổng quan tài liệu
Theo luận văn thạc sỹ Trần Minh Đức xác định mật độ hợp lý của cây Cacao
xen dưới tán cây Điều ở Bình Phước. Đề tài này được tiến hành từ năm 2001 – 2004
ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Xác định mật độ giữa cây Cacao và cây Điều
thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hai cây này. Qua đề tài đã xác định được
Cacao trồng ở mật độ 625 cây/ha và 204 cây Điều/ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn
mật độ khác do chi phí cây giống Cacao và chi phí phân bón cho cây Cacao thấp
hơn.
Về ảnh hưởng của mức độ che bóng lên cây Cacao trong giai đoạn đầu của
thời kỳ kiến thiết cơ bản thì mức độ che sáng hợp lý nhất là che bớt 75% ánh sáng
giúp cây Cacao tăng trưởng nhanh nhất về chiều cao và đường kính và số lá trên
cây. Đề tài này chỉ quan tâm đến giai đoạn kiến thiết vườn mà chưa có nghiên cứu
đến mức độ che bóng hợp lý cho cây Cacao ở giai đoạn phát triển cho thu hoạch
chính sau này.
Các mô hình nông lâm kết hợp về Cacao được các tổ chức quốc tế hỗ trợ đã
tiến hành tại Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai:
+ Mô hình Cacao nông lâm kết hợp bền vững (SCAS) tại xã Nghĩa Trung,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước: dự án do Masterfood tài trợ tiến hành vào tháng
6/ 2005 và Cacao được trồng vào tháng 11 cùng năm. Cacao được trồng thành
đường đồng mức với Muồng hoa vàng (Crotalaria sp.), Keo (Leuceana glauca),
chuối mô hình được thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt. Do Cacao được trồng cùng thời
điểm với cây che bóng nên không được che bóng thêm vào đó lượng mưa ít nên


3


không cung cấp đủ ẩm độ và nước tưới cho Cacao. Vì vậy cây Cacao sinh trưởng
kém phải trồng dặm hiện nay mô hình đang được che lưới đen để cải thiện độ che
bóng. Các yếu tố bóng che, nước là yếu tố then chốt cần phải cân nhắc kỹ khi thiết
kế và xây dựng mô hình.
+ Mô hình Cacao nông lâm kết hợp bền vững dựa vào cộng đồng tại xã
Phước Lộc, huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng (C- SCAS): mô hình được triển khai
vào năm 2007 do sự phối hợp của các tổ chức WWF, ACDI/VOCA, FSSIV, Touton
và phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ĐạHoai. Cacao được trồng
dưới tán rừng với mật độ 600 cây/ha, tỷ lệ sống là 91% sau năm thứ nhất. Dự án
tiến hành tập huấn cho nông dân về tính đa dạng sinh học nâng cao ý thức bảo vệ
rừng và mối quan tâm với cây Cacao. Khi dự án thành công thì sẽ đem nhân rộng tại
các khu vực có rừng nghèo kiệt tương tự.
+ Cacao nông lâm kết hợp tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Đồng Nai: dự án do
công ty Trọng Đức tiến hành vào cuối năm 2006 Cacao được trồng xen dưới tán
Sao đen (Hopea odorata) Dầu rái (Disterocarpus alatus) trên diện tích 20ha. Cacao
sinh trưởng tốt và một vài cây đã cho trái, Cacao được trồng với mật độ 600 cây/ha,
tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Đặc điểm sinh trưởng của rừng Sao Dầu sau 25
năm vẫn chưa được làm rõ nhưng nếu thành công thì mô hình Cacao nông lâm kết
hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các nghiên cứu, dự án được tiến hành đều xác định Cacao là một loại cây
trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao cải tạo vườn tạp. Đề tài này được thực hiện
để tìm hiểu về cây Cacao tại xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Qua đó phân tích khả năng lan rộng của mô hình này trong cộng đồng và tìm ra một
loài cây trồng xen phù hợp để mang lại tính bền vững cho mô hình.
2.2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm cây Cacao

2.2.1.1. Đặc điểm hình thái cây Cacao
Cacao là loài cây thân gỗ, trong hoang dã cây cao 10 – 15m. Nhưng cây
Cacao được trồng chỉ cao khoảng 5 -7 m, đường kính thân 10 -18cm. Vì vậy cần

4


xác định mật độ trồng thích hợp, Cacao thích hợp che bóng nên phù hợp là cây
trồng xen. Cacao trong điều kiện thâm canh thì không cần che bóng nhưng trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản thì cần có cây che bóng sau đó loại bỏ dần.
a. Thân
Thân phát triển từ hạt, sự phát triển của thân có thể chia làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: hạt nảy mầm, đoạn thân dưới tử diệp không có mầm bất định.
+ Giai đoạn 2: từ tử diệp trở lên các lá phát triển, trung bình mỗi đợt kéo dài
6 tuần. Trong giai đoạn này thân có thể tăng trưởng từ 0.5 – 2m, thường có cây che
bóng tăng trưởng tốt hơn khi không có cây che bóng.
+ Giai đoạn 3: thân sinh trưởng ngừng, cành ngang tren đỉnh ngọn phát triển
thành 3 - 5 cành tùy theo giống. Một thời gian sau chồi vượt phát triển, sự phát triển
của chồi vượt sẽ giống như giai đoạn 3 trên thân chính, sự phát triển được lặp lại
cây có thể có 4 – 5 tầng cành. Trong trường hợp thân phát triển từ cành ghép thì
phát triển theo dạng bụi gồm nhiều cành chính không có tầng cành.
b. Lá
Lá non xuất hiện
từng đợt, sau một lần ra lá
đỉnh cành rơi vào trạng thái
ngủ, thời gian ngủ tùy thuộc
môi trường, từ 4 – 6 tuần.
Màu sắc lá non thay đổi từ
xanh nhạt đến vàng, màu
hồng đến đỏ. Lá non buông

thõng khi lá già cứng cáp
hơn và nằm ngang.

Hình 2.1: Lá Cacao.
Nguồn : từ internet ( kho ảnh việt nam Plants), 2010

Khí khổng chỉ có ở mặt dưới lá. Lá trên thân chính mọc theo hình xoắn ốc, lá
mọc trên cành ngang thường mọc đối xứng.

5


c. Rễ
- Ươm từ hạt: sau khi hạt nảy mầm rễ phát triển nhanh, ba tháng đầu rễ phát
triển mạnh và đạt trên 25cm. Cần chọn túi bầu có kích thước phù hợp để rễ phát
triển. Khi Cacao đạt trên 3 năm rễ dài 1.5 – 2m.
- Rễ phát triển từ cành giâm, cành chiết: thời gian đầu rễ ngang phát triển,
sau đó có một rễ ngang mọc theo chiều thẳng đứng hình thành rễ trụ( sau 2 năm).
d. Hoa
Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành.
Cây trồng từ hạt cho hoa sau 14 – 20 tháng,
cây ghép cho hoa sau 9 – 18 tháng. Đủ nước
Cacao có thể nở hoa quanh năm. Hoa Cacao là
hoa lưỡng tính, có hình ô van 5 cánh, cuống
hoa dài từ 1 - 3 cm. Hoa thụ phấn nhờ côn
trùng, hoa không được thụ phấn sẽ rụng trong
48 giờ.

Hình 2.2.Hoa Cacao.


Nguồn : từ internet ( kho ảnh việt nam Plants), 2010
e. Quả
Quả Cacao có năm vách ngăn, trong
đó hạt được chia đều ở các vách. Kích
thước, hình dạng, màu sắc quả, độ dày vỏ
quả phụ thuộc vào giống. Màu sắc quả đa
dạng quả chưa chín có màu xanh, đỏ tím
hoặc xanh điểm đỏ tím. Khi chín quả màu
xanh chuyển sang màu vàng, đỏ tím
chuyển sang màu da cam. Quả có dạng
hình cầu hoặc dài nhọn.
Hình 2.3. Quả và hạt Cacao
Nguồn: Báo cáo thực tập Bùi Đức Hạnh, 2010

6


2.2.1.2.Điều kiện sinh thái để phát triển cacao
a. Đất đai:
Cacao ít kén đất nhưng đất phải thoát nước,đất thích hợp là đất cát pha có độ
mùn canh tác cao. Độ pH thích hơp là 5.5 – 6.5. Cacao có thể trồng ở độ dốc 450 .
b. Thời tiết, khí hậu:
Độ cao 800m so với mực nước biển, lượng mưa từ 1500 – 2000mm. Nhiệt
độ bình quân từ 25 – 280 C. Số giờ nắng bình quân từ 5 – 6h. Độ ẩm đất từ 80 – 85
%.
2.2.1.3. Tình hình sản xuất Cacao
a. Tình hình sản xuất Cacao trên thế giới
Chủ yếu do các nông hộ nhỏ trồng và có sản lượng thấp. Có nguy cơ sâu
bệnh cao, các vườn Cacao tại Tây Phi già cỗi. Một số nước sản xuất Cacao có tình
hình chính trị bất ổn đặc biệt tại Bờ Biển Ngà – nước sản xuất Cacao lớn nhất.

Trong quá khứ giá Cacao bất ổn dẫn tới đầu tư thấp dẫn tới đầu vào và năng suất
thấp. Thị trường tiêu thụ Cacao lớn tại Tây Âu và Bắc Mỹ hiện nay thị trường tiêu
thụ Cacao trên thế giới đang được mở rộng sang Châu Á , Đông Âu, Châu Mỹ. Giá
cả cao do thiếu nguồn cung. Giá Cacao giao hàng tháng 5/2011 tăng 61 USD,
tương đương 1,8%, ấn định ở mức 3.499 USD/tấn tại ICE US New York.
Theo ICCO Annual report 2004/2005, sản lượng xuất khẩu ca cao trên thế giới niên
vụ 2004/05 như sau:
- Châu Phi: sản lượng xuất khẩu niên vụ 2004/05 đạt 2.309.000 tấn. Trong
đó nổi bật là Bờ Biển Ngà với sản lượng xuất khẩu cao nhất đạt 1.273.000 tấn.
- Châu Mỹ: niên vụ 2004/05 xuất khẩu 445.000 tấn.
- Châu Đại Dương Và Châu Á: niên vụ 2004/05 xuất khẩu 534.000 tấn.
Trong niên vụ này, Indonesia là nước xuất khẩu nhiều nhất ở khu vực đạt 435.000
tấn.
Tuy nhiên, niên vụ 2005 - 2006 (từ tháng 10/2005 đến 9/2006), thị trường ca
cao thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 221.000 tấn do sản lượng ca cao niên vụ này giảm.

7


Nguyên nhân sản lượng ca cao thế giới giảm chủ yếu do sản lượng ca cao của Bờ
Biển Ngà - nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, giảm khoảng 1 triệu tấn.
Nigiêria - nước xuất khẩu cacao lớn thứ 4 thế giới, sau Bờ Biển Ngà,
Indonesia và Ghana - từng có 20 nhà máy chế biến cacao năm 1980, nhưng đến nay
chỉ còn 3 nhà máy do lợi nhuận và sản lượng cacao đều giảm (từ mức 307 tấn/năm
trong thập niên 80 xuống còn 60 tấn năm 2003.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ca cao trên thế giới
Quốc gia

2000


2001

2002

2003

Tây Phi

1947

1951

2158

2500

Bờ Biển Ngà

1212

1265

1320

1405

Ghana

395


341

497

736

Nigeria

177

187

165

175

Cameroon

133

131

140

145

Các nước châu Phi khác

30


29

36

39

Châu Á Thái Bình

488

539

528

514

Dương

392

455

425

415

Indonexia

35


25

40

35

Malai

61

59

63

64

Châu Mỹ

418

371

416

438

Barazil

163


124

163

164

Các nước châu mỹ khác

255

247

253

274

Các nước châu á khác

Nguồn: Báo cáo thực tập Bùi Đức Hạnh, 2010.
Diện tích Cacao trên thế giới có xu hướng giảm dần qua các năm tại cả ba
khu vực Tây Phi, châu Á, châu Mỹ. Khu vực Tây Phi có diện tích Cacao lớn nhất
kế đến là khu vực châu Á và châu Mỹ. Diện tích Cacao bị thu hẹp dần dần với một
phần nhỏ qua các năm. Nguyên nhân có thể do sâu bệnh hoặc phá bỏ để canh tác
cây trồng khác.

8


Bảng 2.2: Sản lượng ca cao trên thế giới
1999


2001

2003

Châu Phi

368

422

455

Bờ Biển Ngà

235

290

305

Các nước khác

133

132

150

Châu Mỹ


852

758

822

Brazil

202

173

202

Mỹ

448

403

410

Các nước khác

202

182

210


Châu Á Thái Bình Dương

404

413

540

Indonexia

92

105

120

Mã Lai

115

105

180

Các nước khác

197

203


240

Quốc gia

Nguồn: Báo cáo thực tập Bùi Đức Hạnh, 2010.
Châu Mỹ có tổng sản lượng lớn nhất kế đến là châu Á mặc dù diện tích trồng
Cacao ít hơn so với các nước Tây Phi. Điều này chứng tỏ năng suất Cacao tại các
quốc gia Tây Phi đang giảm sút.
b.Tình hình sản xuất Cacao trong nước
Nước ta nhận được sự hợp tác nhiều mặt của các tổ chức quốc tế như
DANDIDA, WWF, USAID trong đó nổi bật là tài trợ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ
cho dự án “Phát triển sản xuất Cacao bền vững cho các hộ nông dân tại Việt Nam –
SUCCESS ALLIANCE” triển khai và thực hiện từ năm 2004 cho đến nay tổng diện
tích Cacao Việt Nam là hơn 10.000ha chủ yếu ở Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa, Dak
Lak, Bình Phước ... Hạt Cacao Việt Nam có chất lượng rất cao vì kỹ thuật canh tác
và phối giống có những bước tiến vượt bậc. Hạt Cacao Việt Nam được sự hỗ trợ và
giám sát cao của tổ chức ACDI/VOCA, SuccessAlliance thuộc Bộ Nông Nghiệp
Hoa Kỳ. Cụ thể, hạt Cacao trồng tại Bến Tre có 56% bơ - Là hàm lượng rất cao,
tương đương với các quốc gia xuất khẩu Cacao hàng đầu thế giới là Ghana, Côte

9


D’ivoire. Bơ Cacao là chất béo kỳ diệu của thiên nhiên, là sản phẩm có giá cao nhất
trong ngành chế biến Cacao.
Mức giá Cacao hiện nay là 65.000đ/kg (giá thu mua của công ty Cargill) và
còn tiếp tục tăng lên nữa. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân giá
hạt Cacao liên tục tăng là do nhu cầu lớn của thị trường thế giới. Hiện các nước
đang thiếu hụt khoảng 200.000 tấn hạt dùng để chế biến các sản phẩm Cacao.

2.2.2. Đặc điểm cây Điều
Cây Điều (Anacardium occidentale) có nguồn gốc ở Đông Bắc Brazil, ban
đầu cây được trồng với mục đích che phủ đất, chống xói mòn cho đến thế kỷ 20
những lô hạt Điều được xuất từ Ấn Độ sang Mỹ và được thị trường này chấp nhận.
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái
a. Thân
Thân không mọc thẳng mà mọc theo dạng gãy khúc, cao từ 5 – 6 m, đường
kính tán 10 -12 m, tán có dạng hình dù. Cây có nhiều cành la mọc sát đất. Gỗ tương
đối mềm, nhẹ dễ bị mối mọt.
b. Lá
Lá đơn, mọc so le, lá Điều tập trung ở đầu cành. Lá non màu đỏ chuyển dần
sang xanh và khi già có màu vàng. Điều thay lá vào tháng 11 – 1 năm sau.
c.Rễ
Bộ rễ gồm hệ rễ ngang và rễ cọc. Rễ ngang phát triển mạnh có thể gấp đôi
tầm vươn của mép tán. Rễ ngang có chức năng tìm kiếm và hút dinh dưỡng trong
đất giúp cây ra hoa kết quả vì thế năng suất Điều phụ thuộc vào khoảng cách trồng,
cạnh tranh của cây bụi và cỏ dại. Rễ cọc giúp cây đứng vững và tìm kiếm nguồn
nước.

10


d. Hoa
Hoa điều nhỏ, đài hợp và có năm
cánh rời. Lúc mới nở cánh hoa màu
trắng hoặc vàng nhạt có sọc sau đó
chuyển sang màu hồng sẫm. Hoa
điều có hai loại : hoa đực và hoa
lưỡng tính.


Hình 2.4: Hoa Điều
Nguồn: sổ tay kỹ thuật trồng Điều TTKN Dak Lak, 2007.
e. Quả
Quả điều thực chất là
hạt còn phần dân gian quen
gọi là quả đó là quả giả do
cuống phình to ra có màu vàng
hoặc màu đỏ. Phần mềm mọng
nước của điều chứa 10%
đường, vitamin C với hàm
lượng cao (261,5mg trong
100g phần ăn được), nhiều gấp
5-6 lần ở cam, chanh, chuối.
Từ bộ phận này, có thể
ép lấy dịch rồi cho lên men thành

Hình 2.5:Quả Điều

Nguồn: sổ tay kỹ thuật trồng Điều TTKN Dak Lak, 2007
một thứ rượu nhẹ, thơm ngon mùi dâu tây, vị ngọt, hơi chua, chát, có tác dụng bổ
dưỡng, làm ăn ngon, lợi tiểu, chống nôn. Dùng ngoài, lấy dịch ép này xoa bóp chữa
đau nhức hoặc ngậm súc chữa viêm họng, nhấm nháp chống nôn mửa.
Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng nhiều trong công nghiệp
thực phẩm.

11


2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

• Vị trí địa lý
Thanh Lương là một xã vùng trung du. Có tổng diện tích tự nhiên 5252 ha.
+ Phía Đông giáp xã An Khương.
+ Phía Tây giáp xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
+ Phía Nam giáp xã Thanh Phú và xã An Phú.
+ Phía Bắc giáp huyện Bình Long.
• Địa hình, đất đai
- Là xã thuộc vùng Trung du nên địa hình tương đối lượn sóng, không có núi cao
nhưng có nhiều đồi nằm rải rác khắp địa bàn xã chia cắt địa hình tương đối phức
tạp. Đất đai tương đối màu mỡ với diện tích đất đỏ Bazan chiếm hơn 60% diện tích
toàn xã, phần còn lại là đất đen pha sỏi nên vào mùa nắng rất khô và hốc nước .
• Khí hậu - Thủy văn
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận
lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: bức xạ mặt trời trên 130 Kcal/cm2/năm.
- Nhiệt độ cao đều trong năm 25,8 - 26,2oC. Nhiệt độ trung bình tối cao không
quá 33oC và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC. Tổng giờ nắng trong năm
trung bình 2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ.
- Xã Thanh Lương nằm trong vành đai có lượng mưa cao nhất vùng Đông
Nam Bộ lượng mưa bình quân 2045 – 2315 mm, phân hoá thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15 % lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng
bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 – 67 % tổng lượng bốc hơi cả năm.
+Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung,
lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 85 – 90 % tổng lượng mưa cả năm.
Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

12



- Tài nguyên nước mặt: Trong phạm vi xã Thanh Lương không có sông chảy
qua chỉ có một nhánh sông Sài Gòn chạy dọc theo phía Bắc xuống phía Đông. Dọc
theo các ấp Thanh Kiều, Thanh Tuấn, Thanh Hưng cung cấp nước tưới cho các hộ
dân dọc bờ nhánh sông.
- Tài nguyên nước ngầm: theo người dân địa phương thì lượng nước ngầm
tương đối đầy đủ cho sinh hoạt của các hộ nhưng vào các năm khô hạn thì lượng
nước không đủ dùng cho sản xuất có một số hộ phải mua nước tưới cho cây trồng từ
nơi khác.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.2.1.Dân số, dân tộc, tôn giáo
Xã Thanh Lương có 3157 hộ với 13966 nhân khẩu. Trong đó người dân tộc
thiểu số chủ yếu là người S’tiêng với 349 hộ với 1507 nhân khẩu, sống xen lẫn với
người Kinh và tập trung tại một số Sóc( bản), đặc biệt tại Sóc Giếng.
Trong địa bàn xã có 3 tôn giáo lớn :
+ Phật giáo: 381 Phật tử.
+ Thiên Chúa giáo: 913 giáo dân.
+ Đạo tin lành : 1050 tín đồ. Chủ yếu là đồng bào dân tộc S’tiêng.
Và một số tôn giáo khác chưa được nhà nước công nhận: phái liên đoàn
truyền giáo phúc âm, hệ phái tin lành AGAPE.
2.3.2.2.Đất đai và canh tác
2.3.2.3.Kinh tế
a.Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm trên địa bàn xã là 582.7 ha( trong
đó diện tích trồng lúa là 134.9ha, bắp 171 ha, cây có củ 196.5 ha, cây lấy sợi 0.6 ha,
cây có hạt chứa dầu 1.5 ha, rau đậu và cây cảnh 24.5 ha, đậu 35.7 ha, cây cảnh 1 ha,
cây hằng năm 17 ha.
Tổng diện tích cây lâu năm : 3463.3 ha tăng so với năm 2009 là 112.55 ha.
Diện tích hồ tiêu 280.2 ha năng suất khoảng 4 tấn/ ha, Điều 864 ha năng suất

13



khoảng 1.5 tấn/ ha, Cao su 1596.1 ha năng suất khoảng 5 tấn/ ha, cây ăn quả 586.3
ha, Cacao 18 ha, Cà phê 21.5ha.
b.Chăn nuôi – thú y
Tổng đàn gia súc năm 2010 là 14280 con ( trong đó đàn trâu 208 con giảm
189 con, đàn bò 1116 con giảm 873 con, đàn dê 1131 con tăng 82 con, đàn heo
11825 con tăng 4990 con). Tổng đàn gia cầm 45000 con. Năm 2010 dịch heo tai
xanh xảy ra trên địa bàn trong thời gian dài đã gây thiệt hại to lớn tài sản của nhân
dân và công tác chăn nuôi trên địa bàn tổng thiệt hại là 3112 con, có 248 hộ bị ảnh
hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó dịch lở mồm long móng trên bò cũng đã phát sinh
nhưng UBND xã chủ động chỉ đạo tiêm phòng nên không phát dịch trên diện rộng.
2.3.2.4.Văn hóa
Trạm truyền thanh của xã đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao: tiếp âm
Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Bình Phước và Đài phát thanh thị xã Bình
Long. Đồng thời tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà
nước tới nhân dân.
2.3.2.5.Giáo dục, y tế
a.Giáo dục :
Trên địa bàn xã hiện có 4 trường học bao gồm :
+ Trường tiểu học: 2.
+ Trường THCS: 1.
+ Trường mẫu giáo : 1.
Hiện nay xã chưa có trường cấp III.
Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Toàn xã có 2543 học sinh
trong đó mẫu giáo 281 học sinh, tiểu học 1291 học sinh, trung học cơ sở 971 học
sinh. Toàn xã có 4 học sinh bỏ học. Có 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định của
Bộ giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác dạy và
học.
b. Y tế:

Xã hiện có một trạm y tế

14


Tổng số lần khám bệnh 11187 người, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1
tuổi 285/231 người, phụ nữ có thai tiêm ngừa uốn ván mũi 2: 236/230 người. Tổ
chức cho trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi uống vitamin A 657/680 cháu. Việc khám và
điều trị bệnh cho nhân dân được duy trì thường xuyên, lực lượng y tế thôn bản tăng
cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Năm 2010 trạm y tế xã qua
kết quả chấm điểm cuối năm đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế về cơ sở vật chất
lẫn công tác chuyên môn.
2.3.2.6.Giao thông
- Đường quốc lộ 13 đi qua trung tâm xã thuận tiện cho việc vận chuyển hàng
hóa giao thương với các địa phương lân cận.
- Đường ĐT 757 nối liền xã Thanh Lương với Xã An Khương.
- Các đường trong ấp chủ yếu là đường đất rải sỏi thường lầy lội vào mùa
mưa và bụi vào mùa nắng. Trong các ấp của xã chưa có đường nhựa.

15


×