Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Trang phục của người ê đê ở xã eatu, thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 117 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUANG NĂM

TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI Ê ĐÊ Ở XÃ EATU,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI - 2018

1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUANG NĂM

TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI Ê ĐÊ Ở XÃ EATU,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Dân tộc học
Mã số: 8 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ MAI LAN



HÀ NỘI, 2018
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Quang Năm

3


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học,
với đề tài: “Trang phục của người Ê Đê ở xã EaTu, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ
quan, tập thể và cá nhân.
Để hoàn thành được đề tài này cá nhân tôi thường xuyên nhận được sự
giúp đỡ, động viên cũng như sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên
hướng dẫn khoa học Trần Thị Mai Lan cùng các thầy, cô giáo Khoa Dân tộc
học và Nhân học – Học viện Khoa học Xã hội. Từ nguồn động viên khích lệ
ấy đã mang đến cho tôi cảm hứng, niềm đam mê, kinh nghiệm trong công
tác nghiên cứu khoa học. Nhân đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến quý thầy cô. Đặc biệt, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng tỉnh nơi tác giả
công tác đã tạo điều kiện thuận lời về mọi mặt để tác giả yên tâm học tập,
nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất sự giúp đỡ quý báu
của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Ea Tu, Ban tự quản
hai buôn: Buôn Kmrơˇng Prŏng A và nhất là bà con Ê Đê nơi tác giả đến
nghiên cứu và điền dã, sự giúp đỡ nhiệt tình cũng như cung cấp thông tin
cho tác giả để hoàn thành luận văn.
Sau cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thân trong
gia đình cũng như đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thời gian,
vật chất cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Quang Năm

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết thƣờng

NxB

Nhà xuất bản

Tr


Trang

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

9

1.1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.2. uan Ďi m của Đảng v

h nư c

10


1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu

11

1.2. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột và tộc ngƣời nghiên cứu

12

1.2.1. Khái quát về Ďịa bàn nghiên cứu

12

1.2.2. Khái quát lịch sử tộc người

14

1.2.2.1. Một số đặc điểm kinh tế của người Ê Đê

16

1.2.2.2. Một số đặc điểm xã hội của người Ê Đê

18

1.2.2.3. Một số đặc điểm văn hóa của người Ê Đê

19

Tiểu kết Chương 1


26

CHƢƠNG 2: Đ C ĐIỂM TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI Ê ĐÊ
EA TU
27
2.1. Quy trình và kỹ thuật
29
2.1.1. Công cụ làm ra sợi,vải

29

2.1.2. Nguyên liệu dệt vải

31

2.1.3. Cách nhuộm vải, sợi

32

2.1.4. Cách thức dệt vải

34

2.2 C c o i h nh trang phục

35

2.2.1. Y phục ng y thường


36

2.2.2. Y phục lễ hội, lễ cư i, lễ tang

37

2.2.3. Y phục trẻ em

42

2.2.4. Y phục thầy cúng

43

2.2.5. Y phục thầy xử kiện

45

2.2.6. Y phục tù trưởng

46

2.2.7. Đồ trang sức

47

2.3. Những giá trị văn hóa tộc ngƣời thể hiện qua trang phục truyền thống
6



2.3.1 Giá trị lịch sử của trang phục

50

2.3.2. Giá trị văn hóa của trang phục

51

2.3.3. Giá trị giáo dục của trang phục

53

2.3.4. Giá trị thẩm mỹ của trang phục

54

Tiểu kết chương 2

56

CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Đ T RA CỦA
TRANG PHỤC

56

3.1. Sự biến đổi trong trang phục truyền thống

57


3.1.1. Biến Ďổi trong chất liệu, màu sắc

57

3.1.2. Biến Ďổi trong công cụ tạo sản phẩm

58

3.1.3. Biến Ďổi trong loại hình sản phẩm

59

3.1.4. Biến Ďổi trong nghệ thuật trang trí

60

3.1.5. Xu hư ng biến Ďổi của trang phục

60

3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi

62

3.2.1. Tác Ďộng của việc giao lưu tiếp biến văn hoá

62

3.2.2. Tác Ďộng của sự phát tri n kinh tế


64

3.2.3. Sự thay Ďổi về mặt nhận thức

65

3.2.4. Tác Ďộng từ các chính sách của Đảng v

h nư c

67

3.3. Một số vấn đề đặt ra

68

3 4 Quan điểm và giải pháp bảo tồn

71

3.4.1. uan Ďi m bảo tồn giá trị của trang phục

71

3.4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trang phục
của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

72

3.5 Một số kiến nghị


74

Tiểu kết chƣơng 3

75

KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

PHỤ LỤC

85

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nhắc đến văn hóa tộc người ở Tây Nguyên chắc hẳn chúng ta đều nghĩ ngay
tới một số tộc người tiêu biểu như: người Ê Đê, người Mnông, người Gia Rai,
Ba Na hay Xê Đăng…Các tộc người này mang những đặc trưng, bản sắc văn
hóa riêng, phong phú và đa dạng trong đó phải kể đến tộc người Ê Đê. Người Ê
Đê là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú và sinh sống lâu đời ở tỉnh
Đắk Lắk. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016, người Ê Đê ở

Đắk Lắk có dân số 367.890 người. Ngoài ra, người Ê Đê còn sinh sống ở các
tỉnh lân cận khác như: Đắk Nông, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hoà…, đặc điểm cư
trú chủ yếu của họ là tập trung thành từng buôn nhỏ, sống ở ven sông suối. Ở
thành phố Buôn Ma Thuột, người Ê Đê cư trú ở khắp các phường, xã nhưng tập
trung nhiều nhất ở phường Tân An, Tân Lợi, Thành Nhất, Tân Hòa, Ea Tam và
các xã như: Ea Tu, Cư Êbur, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân… Thành
phố Buôn Ma Thuột là nơi cư trú lâu đời và tập trung của người Ê Đê nhóm
Kpă. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã hình
thành nên nhiều cách ứng xử hài hòa giữa con người với con người, con người
với xã hội và nhất là giữa con người với thiên nhiên. Điều này được thể hiện qua
các sinh hoạt văn hóa cũng như những phong tục tập quán độc đáo mang bản sắc
riêng của tộc người, góp phần tạo nên nền văn hóa đa dạng và phong phú của
quốc gia đa dân tộc. Nó cũng được thể hiện qua các thành tố tạo nên văn hóa của
người Ê Đê, trong đó có trang phục góp phần hiểu r sự đa dạng văn hóa của
người Ê Đê thể hiện qua trang phục của m i nhóm. Động thái biến đồi của trang
phục trong bức tranh văn hóa ở xã Ea Tu, cung cấp tư liệu mới cho việc tiếp cận
và bảo tồn trang phục của người Ê Đê tương đối phong phú và đa dạng giữa các
nhóm địa phương khác nhau, được thể hiện qua màu sắc, kiểu dáng, nghệ thuật
trang trí và mục đích sử dụng. Trang phục của các lứa tuổi, giới tính và từng
tầng lớp xã hội cũng rất khác nhau, đặc biệt trong sinh hoạt tín ngưỡng, trang
phục của thầy cúng khác trang phục bình thường của các nhóm địa phương.
Trong luận văn Thạc sĩ của mình, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về trang
phục người Ê Đê xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn
tập trung nghiên cứu trang phục truyền thống trong các mối quan hệ ứng xử với
môi trường, văn hoá xã hội và trong xu thế biến đổi hiện nay của người Ê Đê để
8


từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột thông qua trang phục. Trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa vật chất đang
ngày bị mai một, đặc biệt là trang phục. Chính vì thế việc nghiên cứu về trang
phục nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là rất cấp thiết. Bởi
lẽ, trang phục là một trong những dấu hiệu quan trọng thể hiện đặc trưng văn
hóa và bản sắc văn hóa. Trang phục dề bị tác động, biến đổi và mai một , nhất là
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
trong cả nước nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng. Nghiên cứu về
trang phục nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, làm cơ sở cho việc xây dựng
và thực hiện các chính sách văn hóa.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Trang phục của người Ê Đê ở
xã EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn
Thạc sĩ.
2 T nh h nh nghiên cứu đề tài
Cũng như các dân tộc ít người khác sinh sống trên nhiều vùng miền khác
nhau của đất nước Việt Nam, người Ê Đê là một trong những dân tộc thiểu số có
nền văn hóa lâu đời và đặc sắc, điều này được thể hiện qua nhiều yếu tố như
phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội của tộc người và nhất là qua trang phục. Đây
cũng là yếu tố chính thể hiện sự khác biệt giữa dân tộc này với các dân tộc khác.
Từ hơn một thế kỷ qua, người Ê Đê ở Việt Nam đã được các nhà khoa học và
quản lý văn hóa xã hội quan tâm nghiên cứu. Đến nay, nhiều công trình nghiên
cứu về người Ê Đê đã được xuất bản. Các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học được công bố trên sách báo cũng như các tạp chí đã nêu bật được tổng
thể bức tranh văn hóa của người Ê Đê về văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh
thần, trong đó có trang phục. Trong giới hạn của nội dung luận văn, chúng tôi
chỉ tập trung tổng quan các công trình có liên quan đến trang phục truyền thống
của người Ê Đê nói chung.
Công trình Đại cương về các dân tộc Ê Đê, Mnông ở Đắk Lắk do tác giả
Bế Viết Đẳng chủ biên, xuất bản năm 1982, là kết quả nghiên cứu trong khoảng
9



4 năm (1976 – 1979) của tập thể tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Đình
Lợi và Vũ Thị Hồng. Nội dung công trình đã trình bày những đặc điểm chung
nhất (địa lý – tự nhiên nguồn gốc lịch sử và những đặc điểm nhân chủng các
hoạt động sản xuất, kinh tế các quan hệ xã hội (buôn làng, dòng họ, gia đình…);
văn hoá vật chất văn học nghệ thuật dân gian nghi lễ phong tục trong chu kỳ đời
người lịch sử đấu tranh cách mạng thành tựu phát triển kinh tế, giao thông, y tế,
giáo dục, văn hoá…vào thời kỳ sau giải phóng 1975 của hai tộc người Ê Đê và
Mnông ở Đắk Lắk. Ở chương một khi nói về văn hóa vật chất các tác giả đã giới
thiệu miêu tả khá chi tiết về trang phục của người Ê Đê nhưng chưa nhắc đến
các mô típ hoa văn trên trang phục và đặc biệt là chưa đề cập đến trang sức. [10,
tr 99-103].
Trong cuốn Văn hoá dân gian Ê Đê (năm 1993) do tác giả Ngô Đức
Thịnh làm chủ biên, tác giả đã giới thiệu về cách thức trang trí trên vải như về
màu sắc, hoa văn1. Liên quan đến trang phục truyền thống của người Ê Đê, tác
giả mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả sơ lược cách trang trí trên vải của dân tộc
này. Cũng trong công trình này ở chương V kiến trúc mỹ thuật, mục II trang 195
tác giả Nguyễn Đại Lượng có đề cập đến nón đội đầu của người Ê Đê và trang
197 đồ trang sức bằng kim loại như vòng tay và vòng chân nhưng mới chỉ thống
kê chứ chưa đi sâu về cách thức chế tác cũng như sử dụng.
Cuốn Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên2, Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc,
1996 tác giả Lưu Hùng đã phác thảo bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa các
dân tộc sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Bên cạnh đó tác giả có đề
cập đến trang phục của các dân tộc trong đó có trang phục của người Ê Đê. Tác
giả đã miêu tả khá chi tiết về quá trình tạo ra bộ trang phục truyền thống của
người Ê Đê, song chỉ dừng lại ở mức độ mô tả giới thiệu sơ bộ về trang phục,
không nghiên cứu sâu về trang phục của dân tộc Ê Đê, đặc biệt là chưa đề cập
đến các mô típ hoa văn trên trang phục.
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hoá dân gian Ê Đê, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc,

Hà Nội, tr 198-205.
1

2

Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc, 1996

10


Cuốn sách Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tác giả Ngô Đức
Thịnh (1991) cũng đã mô tả tóm lược trang phục của người Ê Đê bao gồm trang
phục nam và trang phục nữ, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu các mô típ hoa văn
và trang phục của trẻ em. [ 41].
Trong cuốn Những mảng m u văn hóa Tây

guyên, tác giả Ngô Đức

Thịnh (2007) đã mô tả ngắn gọn về các loại áo, khố của người Ê Đê. Tác giả đã
nêu ra ý kiến “trang phục người Ê Đê cơ bản đã như người Kinh”, nhưng chưa
đi sâu nghiên cứu về trang phục truyền thống của họ. [43].
Trong cuốn Văn hóa, văn hóa tộc người v văn hóa Việt Nam, tác giả
Ngô Đức Thịnh (2006) đã nêu lên được một số đặc trưng cơ bản của trang phục
Tây Nguyên trong đó có người Ê Đê nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về các công
đoạn tạo ra trang phục. [42]
Tác giả Chu Thái Sơn chủ biên cuốn Hoa văn cổ truyền Đắk Lắk (2000)
đã đề cập khá chi tiết các họa tiết hoa văn và các loại hình hoa văn của người Ê
Đê và Mnông được trang trí trên các vật dụng hằng ngày, trên kiến trúc nhà dài
hay trên các đồ đan bằng mây tre… Tuy nhiên tác giả cũng không đề cập đến
các công đoạn tạo ra vải và các loại hình trang sức của người Ê Đê.

Trong cuốn Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam, hai tác
giả Đăng Trường - Hoài Thu (2013) có nhắc đến y phục của người Ê Đê. Các
tác giả đã tập trung giới thiệu sơ lược về y phục và màu sắc của y phục, bao gồm
y phục nam và y phục nữ của dân tộc Ê Đê nhưng vẫn chưa nghiên cứu sâu các
loại hình trang sức [46].
Tác giả Lương Thanh Sơn với Trang phục truyền thống của người Bih
(2010) đã mô tả một cách khá toàn diện các công đoạn tạo ra vải, các loại trang
phục, đặc trưng của trang phục người Bih. Qua tập sách tác giả đã bước đầu
cung cấp những thông tin tư liệu về đời sống kinh tế – xã hội của người Bih;
diện mạo đặc trưng cơ bản trang phục của nhóm tộc người này, góp phần phân
biệt nhóm tộc người này và các nhóm tộc người khác của dân tộc Ê Đê, qua
trang phục truyền thống để tìm hiểu cách ứng xử với tự nhiên của tộc người.
Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu các loại hình trang phục.
11


Luận văn Thạc sĩ của Hà Thị Mai về Biến Ďổi văn hóa truyền thống
người Ê Đê dư i tác Ďộng của Đạo Tin Lành tại buôn Kao, xã Ea Kao, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trong mục 3.3 Biến Ďổi trong văn hóa vật
chất tác giả đã trình bày một cách khái quát về trang phục của người Ê Đê và sự
biến đổi hiện nay trong trang phục của họ song tác giả cũng chưa nghiên cứu sâu
về trang phục.
Tác giả Bạch Yến trong bài viết “ gười Ê Đê cử hành Lễ trưởng thành
như thế nào” có đề cập sơ lược đến trang phục truyền thống của nam dân tộc Ê
Đê, đăng trên tạp chí Dân tộc học số 03 trang 22 năm 1996.
Tạp chí Tuyên giáo số 4, năm 2013 đã đăng tải bài viết của tác giả
Nguyễn Đình Quốc Cường với tiêu đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá các dân tộc thi u số ở Đắk Lắk hiện nay, tác giả đã đề cập đến những mặt
tích cực và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa tác động đến việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu

số ở Đắk Lắk trong đó có trang phục của người Ê Đê, nhưng bài viết mới chỉ
mang tính khái quát chung…
Có thể nói, tất cả các công trình nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn
trong nghiên cứu về tộc người Ê Đê. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cung cấp
cho tác giả trong việc làm r hơn các giá trị văn hóa được thể hiện qua trang
phục của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và người Ê Đê ở xã Ea Tu,
thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên biệt về
trang phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong bối
cảnh đó, việc nghiên cứu trang phục của tộc người theo chế độ mẫu hệ như
trường hợp người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
không những có ý nghĩa khoa học mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục Ďích nghiên cứu
Mục đích tổng quát áp dụng các lý thuyết, khái niệm nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá các vấn đề về những quan niệm,
12


tập quán đối với trang phục và sự tác động của các yếu tố như: yếu tố kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường liên quan đến trang phục. Luận văn phác họa bức
tranh tương đối toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về các bước tạo ra trang phục,
cách thức sử dụng trang phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk, từ đó thấy được đặc điểm văn hóa của tộc người. Trong
đó, luận văn hướng tới 3 mục đích chính sau:
Một l , góp phần cung cấp một cách có hệ thống nguồn tư liệu về trang
phục, các đặc điểm văn hoá thể hiện qua trang phục và những tri thức làm ra
trang phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột.
Hai là, tìm hiểu, phân tích những biến đổi trong trang phục của người Ê
Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột trong bối cảnh hiện nay và luận giải

về những biến đổi đó nhất là từ năm 1986 đến nay, trong bối cảnh đất nước ta
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, trên cơ sở tìm hiểu về trang phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần làm r những giá trị cơ bản
và các vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền
thống của người Ê Đê hiện nay. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý có chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị văn
hóa của trang phục truyền thống phù hợp với sự phát triển của người Ê Đê ở
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. hiệm vụ trọng tâm
Để đạt được các mục tiêu tổng quan và cụ thể nêu trên, luận văn tập
trung thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu tổng quát về người Ê Đê ở điểm nghiên cứu, nhất là các
đặc điểm liên quan có tác động đến trang phục.
- Nghiên cứu làm r các đặc điểm, cách thức chế tác, tạo trang phục,
cách sử dụng và tính thẩm mỹ của trang phục truyền thống cũng như chỉ ra một
số biến đổi trong trang phục truyền thống của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

13


- Phân tích, đánh giá để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong
trang phục truyền thống; tìm hiểu nguyên nhân của sự biến đổi và xu hướng biến
đổi của trang phục truyền thống; xác định các giá trị của trang phục truyền thống
và những vấn đề đặt ra hiện nay. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy
các giá trị của trang phục truyền thống trong quá trình phát triển của tộc người Ê
Đê hiện nay.
4 Đối tƣợng, ph m vi và địa bàn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là trang phục của người Ê Đê
thuộc nhóm K pă ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của Ďề t i
Luận văn nghiên cứu về trang phục của người Ê Đê cư trú ở hai buôn:
buôn Ju và buôn Kmrơng Prǒng A trong phạm vi từ trước và sau năm 1986
trong bối cảnh đổi mới của đất nước.
5 Nguồn tƣ iệu, phƣơng ph p uận và phƣơng ph p nghiên cứu
5.1. guồn tư liệu
Ngoài nguồn tư liệu chủ yếu thu thập được trong quá trình điền dã của
tác giả tại địa bàn nghiên cứu, luận văn đã kế thừa, sử dụng các tài liệu từ sách
báo, tạp chí; kết quả của các đề tài nghiên cứu của các nhà dân tộc học, nhân học
ở trong và ngoài nước; báo cáo của các cơ quan trung ương và địa phương liên
quan. Bên cạnh đó luận văn đặc biệt chú ý khai thác các tư liệu hiện vật của
người Ê Đê đang được lưu giữ tại Bảo tàng Đắk Lắk.
5.2. Phương pháp luận
Đề tài căn cứ vào những quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Điền dã dân tộc học trên thực địa để quan sát tham dự cùng người dân
địa phương trong cách dệt và chế tác trang phục truyền thống của người Ê Đê ở
14


xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng được tác giả
tham dự đó là các cơ sở dệt thổ cẩm, những hộ đang còn nghề dệt để qua đó, tác
giả có thể hiểu một cách tương đối về cách thức chế tác, tạo trang phục, cách sử
dụng và tính thẩm mỹ của trang phục để có cái nhìn tổng quát về trang phục
truyền thống của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột.

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả áp dụng các công cụ như phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm đối với các đối tượng liên quan, chú trọng đến những
người am hiểu về trang phục truyền thống, những người làm nghề dệt và chế tác
các loại trang sức và các tầng lớp thanh niên đồng thời, chụp ảnh các sự kiện
diễn ra xung quanh việc dệt và sử dụng trang phục trong cuộc sống thường nhật
của người Ê Đê, nhất là trong các lễ hội, khi người dân sử dụng trang phục
truyền thống.
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các
nguồn thông tin, số liệu thu thập được để hoàn thành luận văn theo mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
6 Ý nghĩa ý uận và thực tiễn của uận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về trang
phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
nhằm phản ánh chân thực đời sống văn hóa vật chất của dân tộc này thông qua
cách thức chế tác, tạo trang phục, cách sử dụng, tính thẩm mỹ của trang phục và
sự biến đổi của trang phục trong đời sống. Luận văn đặc biệt chú trọng và tập
trung mô tả, phân tích, đồng thời khẳng định những giá trị tốt đẹp, những mặt
hạn chế trong trang phục của tộc người này ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ nghiên cứu thực tiễn về trang phục của người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, luận văn sẽ góp phần bổ sung nhiều tư liệu
mới và chỉ ra những yếu tố nội sinh cũng như quá trình giao thoa, tiếp biến văn
hóa trong trang phục của người Ê Đê.
15


- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là cơ sở quan trọng giúp các
nhà quản lý ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực góp phần bảo

tồn và phát triển những giá trị tốt đẹp của tộc người Ê Đê trong xu thế giao lưu
văn hoá giữa các tộc người, các quốc gia dân tộc đang được mở rộng.
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm cơ bản
Hiện nay có nhiều khái niệm về trang phục nhưng nhìn chung đều cho
rằng: “Trang phục là những phương tiện vật chất bao gồm y phục, trang sức
Ďược con người sử dụng trong sinh hoạt, lao Ďộng sản xuất, chiến Ďấu và các
hoạt Ďộng văn hóa xã hội khác; th hiện cách ứng xử văn hóa trong mối quan hệ
của con người v i môi trường tự nhiên v môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn
các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người” [45, tr. 48]
“Trang phục là một trong những thành tố văn hóa vật th cơ bản, không
chỉ có chức năng che Ďậy, bảo vệ con người về mặt sinh học mà còn là bi u hiện
của văn hóa, nếp sống, trình Ďộ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo thủ công truyền thống
và quan niệm thẩm mỹ của tộc người. Ngoài ra, trang phục còn l cơ sở Ď nhận
biết và giúp cho sự phân biệt giữa tộc người này và tộc người khác ” [27, tr. 7].
Khi trình bày về trang phục tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình
Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam có viết: “Về bản chất, trang phục
các dân tộc ở Việt Nam... thường là váy, khố, áo ngắn, xẻ ngực, yếm... sau m i
dùng guốc dép. Trang sức thường nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, cưa răng, bịt
răng” [41, tr. 12].
Các nhà Dân tộc học/ Nhân học Việt Nam như Lê Ngọc Thắng, Võ Mai
Phương, Trần Thị Thu Thủy cho rằng: trang phục bao gồm y phục và trang sức,
đồng thời trang phục cũng là một trong những khía cạnh thể hiện rõ nét nhất tính
tộc người, chứa đựng nhiều thông tin văn hóa mang bản sắc tộc người, thể hiện
cách ứng xử văn hóa trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên
16



và môi trường xã hội nhằm thỏa mãn các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm
mỹ của con người. [28, tr.12], [45, tr.48], [38, tr. 22].
Y phục là hiện tượng văn hóa là một bộ phận quan trọng của trang phục.
Y phục là đồ để mặc bao gồm: áo, quần, váy, khố cụ thể áo để che phần trên còn
quần, váy hay khố là dùng để che phần dưới của cơ thể con người.
Bắt nguồn từ tiếng Latinh “Jocale” có nghĩa là đồ chơi. Trang sức là phụ
kiện mang trên cơ thể với mục đích làm đẹp và mang ý nghĩa tín ngưỡng dân
gian hoặc theo những quan niệm dân gian khác như chống tà ma hay để bảo vệ
sức khỏe. Trang sức của người Ê Đê bao gồm vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,
trâm cài...và một số phụ kiện đi kèm như khăn, nón,...
1.1.2. uan Ďi m của Đảng v

h nư c

Trong bối hội nhập như hiện nay việc bảo tồn và phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa của tộc người là rất cần thiết. Thực tế trong những năm qua, công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc luôn được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở
nước ta. “Di sản văn hóa l t i sản vô giá, gắn kết cộng Ďồng dân tộc, l cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở Ď sáng tạo những giá trị văn hóa m i v giao lưu
văn hóa…”. Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa, đưa ra những quy định
mang tính pháp lý, tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
văn hóa dân tộc. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình mục tiêu
Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 trong đó việc bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản là một trong những mục tiêu chiến lược hướng tới xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
(Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, với mục tiêu: “Xây dựng

nền văn hóa v con người Việt am phát tri n to n diện, hư ng Ďến chân - thiện
- mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ v khoa học. Văn hóa
17


thực sự trở th nh nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, l sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo Ďảm sự phát tri n bền vững v bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục
tiêu dân gi u, nư c mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…”. Qua đó cho thấy
sự quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá tri di sản văn hóa dân tộc
có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta nói chung và
m i một tộc người nói riêng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu trang phục dựa trên cơ sở hai lý thuyết
chính là: thuyết chức năng và thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa.
ý thuyết chức năng
Nhà nhân học người Anh Bronislaw Malinowski (1922) đã sáng lập ra
thuyết chức năng và cho rằng các thiết chế xã hội, mở rộng ra là các thiết chế
văn hóa của loài người tồn tại được qua thời gian bỡi chúng có chức năng duy trì
sự ổn định của cả hệ thống xã hội. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu nhân học
và dân tộc học là làm r các chức năng này của các thiết chế xã hội và văn hóa
của loài người. Chính vì thế tất cả cái gì tồn tại đều có chức năng.
“Trang phục luôn tồn tại và biến Ďổi vì nó không chỉ có chức năng sinh
học mà còn sản sinh thêm các chức năng khác trong quá trình phát tri n của xã
hội lo i người như chức năng phân biệt tộc người, chức năng thẩm mỹ, chức
năng xã hội...” [27, tr.20].
Trang phục là nhu cầu trực tiếp của đời sống xã hội, nó gắn bó chặt chẽ
và tồn tại trong đời sống hàng ngày của con người. Trong thực tế, trang phục đã
vượt xa giá trị vật chất thuần túy là che đậy, bảo vệ cơ thể, nó còn tham gia vào
những sinh hoạt xã hội, những hoạt động tinh thần của con người. Cũng như
những hiện tượng văn hóa khác, trang phục vừa có tính phổ biến lại vừa có tính

cá biệt. Nó mang những đặc điểm chung bắt gặp ở mọi tập thể cộng đồng,
nhưng mặt khác, m i tập thể cộng đồng do kiểu ứng xử riêng trước môi trường
sống đã biểu hiện thành một nét riêng, một nét đặc trưng riêng mà không cộng
đồng nào có được [31, tr.7- 8].
18


Tác giả luận văn cũng đồng quan điểm cách hiểu chức năng của trang
phục ngoài chức năng sinh học đơn thuần thì trang phục còn có nhiều chức năng
khác đặc biệt là thể hiện nét đặc trưng riêng mà không cộng đồng nào có được
hay còn có thể coi một trong những biểu hiện để phân biệt giữa cộng đồng dân
tộc này với các cộng đồng dân tộc khác. Trang phục của người Ê Đê cũng thể
hiện được văn hóa tộc người, thông qua trang phục để phân biệt với các dân
tộc khác.
Thuyết giao lưu v tiếp biến văn hóa
Giao lưu v tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà dân tộc học và
nhân học đưa ra dùng để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa
khác nhau và kết quả của nó đó chính là sự thay đổi hoặc biến đổi một số loại
hình văn hóa của một nền văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó. Giao lưu và tiếp
biến văn hóa là quá trình của một nền văn hóa thích nghi hoặc có sự ảnh hưởng
của một nền văn hóa khác thông qua việc vay mượn của nhiều nét đặc trưng văn
hóa ấy. Chính vì vậy, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng là một hình thức
khác của sự biến đổi văn hóa, đây cũng chính là sự trao đổi những đặc tính văn
hóa xuất phát khi các cộng đồng có sự tiếp xúc trực diện và liên tục trong một
thời gian dài. Theo lý thuyết này, sự biến đổi là tính tất yếu của tất cả các sự vật,
hiện tượng, bao gồm cả văn hóa tộc người. Hiện nay, dưới tác động của kinh tế
thị trường, của đổi mới và của hội nhập, hòa nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
kéo theo sự giao lưu biến đổi giữa các tộc người là điểu tất yếu không thể tránh
khỏi. Vì vậy, khi nghiên cứu văn hóa tộc người nói chung và trang phục nói
riêng chúng ta không chỉ xem xét đối tượng trong trạng thái tĩnh của truyền

thống mà nên đặt chúng trong trạng thái động trong quá trình biến đổi văn hóa.
Ngày nay Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống đan xen.
Chính vì vậy, hiện tượng giao lưu, tiếp biến và biến đổi của văn hóa giữa người
Ê Đê và các tộc người đến sau là điều tất yếu.
1.2. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột và tộc ngƣời nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về Ďịa bàn nghiên cứu

19


Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của
tỉnh Đắk Lắk, Theo người Ê Đê thì cụm từ Buôn Ma Thuột có nghĩa là buôn của
bố Y Thuột; Ama có nghĩa là bố (người ta thường hay gọi tắt là Ama = Ma
nghĩa là ba). Theo một số người già Ê Đê kể lại thì bố Y Thuột là một người ở
buôn khác đến đây lấy vợ ở lại đây, mẹ của Y Thuột là con của một tù trưởng
giàu có sau khi ông mất đi chức danh tù trưởng được giao lại cho bố của Y
Thuột, ông là một tù trưởng giàu có và là người được dân làng coi trọng có uy
tín trong buôn. Buôn của Ama Thuột trước đây chỉ có khoảng 50 nóc nhà, họ
sinh sống trên một dãy đồi thoải cạnh con suối có tên là suối Ea Tam, mãi đến
những năm đầu của thế kỷ XX thì Buôn Ma Thuột đã trở thành một buôn lớn.
Theo Niên giám thống kê năm 2014 của Tổng cục thống kê tỉnh Đắk
Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có diện tích là 137.125,37 ha gồm 8
xã, 13 phường và một thành phố, dân số 1.827.786 người [22, tr. 24], trong đó,
đồng bào dân tộc thiểu số có 11.494 hộ, với 55.413 nhân khẩu, chiếm 16,36%
dân số toàn thành phố Buôn Ma Thuột có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống tại
33 buôn. Dân tộc thiểu số tại ch có khoảng 9.700 hộ. Buôn Ma Thuột hiện có
7 buôn nội thành với hơn 10.000 người Ê Đê đang sinh sống, như: Buôn Ako
Dhong, buôn Alê A, buôn Alê B, buôn Ea Bông, buôn Kmrơng A, buôn
Kmrơng B…Người Ê Đê ở đây vẫn duy trì canh tác nương rẫy và những nét văn
hóa mang bản sắc riêng của họ như: kiến trúc nhà dài, một số nghề thủ công

truyền thống, như nghề dệt, đan lát, nghề rèn…
Khái quát về xã Ea Tu
Xã Ea Tu nằm phía Đông Bắc, thành phố Buôn Ma Thuột, diện tích tự
nhiên 2.859 ha, dân số toàn xã có 3.827 hộ, với 16.519 khẩu3. Xã có 12 thôn,
buôn (6 thôn; 6 buôn): Buôn Êa Nao A, dân số 183 hộ; Buôn Êa Nao B, dân số
84 hộ; Buôn Krông A dân số 497 hộ; Buôn Krông B, dân số 242 hộ; Buôn Ju,
dân số 631 hộ; Buôn Ko Tam, dân số 571 hộ. Xã hiện có 18 dân tộc chung sống
trên địa bàn, bao gồm: Kinh, Ê Đê, Mường, Tày, Thái, Hoa, Nùng, Gia rai, M’
3

Số liệu thống kê tình hình kết quả đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn xã tính đến ngày
04/12/2017

20


Nông, Khơ me, Dao, Xơ đăng, Chăm, Thô, Cơ Ho, Sán Dìu, Ba Na, H’Rê, trong
đó dân tộc Ê Đê có 7.217 nhân khẩu chiếm tỉ lệ 43,68%. Người dân trong xã
theo 3 tôn giáo chính, gồm Phật giáo, Công giáo Roma và Tin lành. Tình hình
an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống nhân
dân tiếp tục được cải thiện.
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước về
chính sách dân tộc thiểu số, nhiều mô hình phát triển kinh tế, xã hội các buôn
trên địa bàn xã đã có những khởi sắc đáng kể, đặc biệt khi xuất hiện điểm du
lịch buôn Akŏ Tam, các hoạt động trải nghiệm cũng được phục dựng như: tạc
tượng, đan lát và đặc biệt là dệt thổ cẩm truyền thống…, bên cạnh đó việc trang
bị các bộ trang phục truyền thống của người Ê Đê cho đội ngủ nhân viên của
khu du lịch cũng góp phần cho việc bảo tồn trang phục của người Ê Đê. Kinh tế
các hộ dân đặc biệt là các hộ nghèo đã được nhà nước h trợ đầu tư phát triển,
số lượng các hộ gia đình khôi phục lại nghề dệt ngày một nhiều, nâng cao thu

nhập góp phần xóa đói giảm nghèo; công tác văn hóa - xã hội cũng được đầu tư,
điện, đường, trường trạm từng bước được nâng cao. Bên cạnh những thuận lợi,
còn tồn tại một số khó khăn trong việc phát triển nghề dệt thổ cẩm của xã đó
chính là đầu ra của sản phẩm dệt và nguồn vốn đầu tư ban đầu cũng gặp nhiều
khó khăn.
1.2.2. Khái quát lịch sử tộc người
Người Ê Đê là tộc người tại ch của tỉnh Đắk Lắk với nhiều cách phiên
âm và gọi tên khác như: Rhadé, Rhađê, Rađê, Rơ đê, Đê,Thượng… xuất hiện
trong các công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp, người Mỹ và người
Việt trước năm 1975. Trên các văn bản Nhà nước hay trong các công trình
nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay người ta chỉ sử dụng
tên gọi Ê Đê. Người Ê Đê có rất nhiều nhóm khác nhau ví như: Kpă, Krung,
Adham, Ktul, Drao, Mdhu…,trong đó nhóm Kpă là nhóm có số người đông nhất
so với các nhóm còn lại của người Ê Đê. Họ thường sống tập trung ở Buôn Ma
Thuột. Người Ê Đê ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột tự nhận mình là Anak
Ê Đê, có nghĩa là người Ê Đê. Về tên gọi tộc danh này, hiện có nhiều ý kiến giải
21


thích khác nhau: thứ nhất, đó là tên gọi của một loại tre, những người sống trong
rừng tre này tự gọi mình là Ê Đê; thứ hai, đó là tên gọi của một vị thần tối cao
trong tín ngưỡng của người Ê Đê - thần Ea Dliê; thứ ba, đó có nghĩa là "người
mới đến" từ hang đất H'drễnh.
Về nguồn gốc lịch sử, người Ê Đê ở xã Ea Tu thuộc nhóm địa phương
Kpă. Họ là dân tộc tại ch , sinh sống ở vùng đất này từ rất lâu đời và có sự khác
biệt với các nhóm địa phương khác được thể hiện qua tên gọi như cách gọi tên
một số nhạc cụ hay ví dụ: Từ “Khan”4, người Ê Đê Kpă gọi là Klei khan còn
nhóm Ê Đê Mdhu gọi Khan hay là Hgan còn Ê Đê nhóm Adham gọi là Khan
hay Gkhan; màu sắc và kiểu dáng của trang phục, người Ê Đê nhóm Kpă trang
phục sử dụng màu đỏ và màu đen làm hai mùa chủ đạo và pha thêm chút màu

vàng trong hoa văn nhưng nhóm Adham và nhóm Mdhu trang phục sặc sở hơn,
họ sử dụng nhiều màu như đen, đỏ, xanh, vàng , tím…Sự khác biệt trong nghi lễ
ví dụ: Trong nghi lễ nếu người Ê Đê nhóm Kpă làm lễ bỏ mả họ không tổ chức
đâm trâu thì với nhóm Mdhu lại có đâm trâu, nhìn chung hai nhóm Adham và
nhóm Mdhu có sự tương đồng với người Gia rai…Trong cư trú thì nhóm kpă
thường cư trú ở những vùng đồi thấp bằng phẳng hơn so với các nhóm khác ví
dụ như người Ê Đê nhóm Bih họ cư trú ở vùng đầm lầy, nhóm Mdhu và nhóm
Adham cư trú ở vùng đồi núi cao.
Theo các tài liệu khảo cổ học và dân tộc học ở khu vực Tây Nguyên và
Miền Trung Việt Nam, các nhà nghiên cứu có khuynh hướng cho rằng, gốc tích
của người Ê Đê (nói chung) có thể xuất phát từ cư dân cổ thuộc văn hóa Sa
Huỳnh: Cư dân của văn hóa Sa Huỳnh không chỉ thuần túy là một cộng Ďồng
nói ngôn ngữ am Đảo, mà còn gồm cả những cư dân nói ngôn ngữ Nam Á ...
Vào những thế kỷ Ďầu Công nguyên, do mở rộng môi trường sinh sống ban Ďầu,
một bộ phận nào Ďó của cư dân Sa Huỳnh Ďã Ďi lên Tây guyên cộng cư v i các
cư dân nói ngôn ngữ Nam Á vốn sinh sống lâu Ďời từ trư c... còn những bộ
phận cư dân vùng núi v cao nguyên, nằm xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của văn
hóa Ấn Độ ..., sau này hình thành các cộng Ďồng người Ê Đê, Gia rai, Chu ru... như
hiện nay [44, tr.12 - 13].
4

là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua ngôn ngữ hát kể.

22


Khi nghiên cứu kho tàng truyện cổ của các dân tộc tại ch Tây Nguyên,
chúng ta càng hiểu thêm về cội nguồn các dân tộc nơi đây. Trong truyền thuyết
“ guồn gốc các dân tộc” (truyện cổ Ê Đê) đã kể lại sự hình thành các dân tộc
Việt Nam, đã phải trải qua một biến cố lịch sử lâu dài, gắn với nạn đại hồng

thủy đã làm cho loài người bị xóa sạch, chỉ còn lại hai anh em Khốt và Kho.
Anh em Khốt, Kho nhờ thần giúp đỡ, nên chui vào ruột quả bầu khô và sống sót
được. Đến khi cơn lũ tan, nước rút hết, anh em Khốt, Kho tìm được trong ruột
quả bầu khô còn lại một hạt bầu duy nhất và đem gieo xuống đất. Cây bầu mọc
lên chỉ có một quả. Từ ruột quả bầu ấy đã sinh ra các dân tộc anh em, trong đó
có các tộc người Tây Nguyên.
1.2.2.1. Một số đặc điểm kinh tế của người Ê Đê
Cũng như các tộc người làm rẫy ở Đắk Lắk, nguồn sinh kế chủ yếu của
người Ê Đê ở xã Ea Tu trong truyền thống nhìn chung vẫn là phát rừng làm rẫy
theo hình thức luân khoảnh, kết hợp khai thác các nguồn lợi từ rừng và suối.
Xưa kia rừng bao phủ khắp vùng, người Ê Đê thường cư trú ở những vùng rừng
rậm cạnh suối thuận tiện cho việc canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt của
mình. Sau khi chọn được một mảnh đất ưng ý, người ta sẽ tiến hành các nghi
thức xin phép các thần, kế đến mới là các công việc khai hoang. Sau 1975,
không gian sản xuất của người Ê Đê ở xã Ea Tu đã trải qua một quá trình biến
đổi rõ rệt. Việc chuyển từ chế độ sở hữu cộng đồng buôn làng sang sở hữu toàn
dân và sở hữu tư nhân đã thúc đẩy các cộng đồng tìm đến các chiến lược sinh
tồn mới nhằm thích nghi với điều kiện mới.
Những năm 1970 Buôn Ma Thuột là một thị xã nhỏ bé và còn nhiều khó
khăn đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu. Ngoài nghề trồng trọt, họ
còn có một số loại hình kinh tế khác như vườn, làm ruộng nước. “…Không làm
vườn cạnh nhà như người Kinh, bởi một số nguyên do hợp lý nhất định, mà
vườn thường ở cách biệt với khu vực thổ cư. Đó là những mảnh đất nằm dọc bờ
sông, suối, hoặc ven chân đồi núi, thường tương đối bằng phẳng, màu mỡ, được
sử dụng lâu dài, mặc dù cũng như trên rẫy, dưới ruộng, người Thượng không
dùng phân bón. Loại đất này trong tiếng Kinh miền Bắc thường gọi là bãi, soi,
23


đất (trồng) màu, v.v. nhưng ta có thể gọi là vườn của người Thượng. Đồng bào

trồng tại đây không chỉ hoa màu, rau, có khi cả ngô, lúa mà còn trồng các loại
cây khác như: Đu đủ, chuối, mít, mía, thuốc lá, chàm, bông… Trong ngôn ngữ
các tộc Thượng, nó được phân biệt v ớ i rẫy bằng tên gọi riêng, một số nơi
t h ư ờ n g g ọ i l à nà, thổ, như người Kinh ở Tây N g u yê n nói riêng và ở miền
Trung nói chung” [20, tr. 38-39]. Ruộng nước ở Buôn Ma Thuột không phổ
biến lắm, chủ yếu tập trung ở một số vùng trũng thấp.
Công cụ sản xuất chủ yếu của đồng bào nơi đây là rìu, chà gạt, dao, gậy
chọc l …Với kỹ thuật gieo trồng đơn giản, chu kỳ canh tác trong một năm được
bắt đầu từ tháng 3 và tháng 4 dương lịch. Để canh tác người ta thường chọn
những nơi có địa hình bằng phẳng, cạnh những suối nước để tiện cho việc tưới
tiêu. Những loại cây được bà con gieo trồng như lúa, ngô, các loại đậu hay cây
bông vải…Việc gieo lúa chủ yếu bằng hình thức chọc l để tra hạt. Chăn nuôi là
một hoạt động rất cần thiết, người Ê Đê thường nuôi trâu, bò, lợn, gà, chó rất
phổ biến, gần đây người ta nuôi thêm ngan, vịt, ng ng…. Bên cạnh chăn nuôi,
người Ê Đê còn có các nghề thủ công như: làm nhà, rèn, làm gốm, nghề dệt và
đan lát trong đó nghề rèn và nghề đan lát do người đàn ông đảm nhiệm, các
nghề khác do phụ nữ đảm nhiệm. Người Ê Đê sống dựa vào nền kinh tế tự cung
tự cấp là chính nhưng họ cũng có sự trao đổi buôn bán trong phạm vi buôn làng
hay với những vùng khác. Họ thường bán nông sản hay những sản phẩm chiếm
đoạt được từ tự nhiên với hình thức phổ biến đó là vật đổi vật. Đối với họ, giữa
cái đem bán và cái mình dùng đều như nhau, tư duy của họ không theo kiểu là
người sản xuất hàng hóa trên thương trường mà nó chỉ là những món hàng hóa
đơn thuần.
Ngày nay, việc canh tác của người Ê Đê có nhiều khác biệt so với trước
đây, thể hiện qua việc họ đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật cũng
như đa dạng hóa các loại hình cây trồng, các loại vật nuôi khác nhau. Ngoài cà
phê, hồ tiêu và những sản phẩm khác, họ còn trồng các loại cây như lúa, ngô,
sắn... Sự chuyển biến đó là nhờ có sự cộng cư và du nhập các loại cây trồng vật
nuôi khác của gần 47 dân tộc từ các vùng miền khác nhau về đây cùng tụ cư
24



sinh sống. Các dân tộc cộng cư cũng đã mang đến sự thay đổi trên mọi phương
diện trong cuộc sống của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk
Lắk nói chung, trong đó có loại hình buôn bán nhỏ. Mặc dù vậy, kinh tế của họ
vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
1.2.2.2. Một số đặc điểm xã hội của người Ê Đê
Xã hội truyền thống của người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ
là trụ cột trong gia đình và họ luôn là người chủ động trong việc lập gia đình,
còn người đàn ông sau khi lấy vợ thì về ở bên nhà vợ, con cái sinh ra bắt buộc
phải lấy họ mẹ và thuộc dòng họ của người mẹ. Việc thừa kế tài sản của gia đình
cũng thuộc về người con gái chứ không phải là người con trai. Hiện nay, xã hội
mẫu hệ của người Ê Đê được đánh giá là một xã hội mẫu hệ tương đối điển hình
ở nước ta. Tuy vậy, hình thái xã hội này đang ngày một biến đổi sâu sắc, gia
đình lớn dần giải thể, thay thế nó là các gia đình nhỏ theo đó vai trò người phụ
nữ cũng mờ nhạt dần. Đặc biệt, khi đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và
phát triển như hiện nay thì việc chuyển biến của chế độ mẫu hệ ngày càng diễn
ra nhanh chóng hơn. Điều này được thể hiện khá rõ nét qua việc biến đổi trong
hôn nhân như: việc tìm hiểu của các đôi trai gái phần lớn vẫn do người đàn ông
chủ động, cùng với nó là các hình thức cư trú sau khi cưới nhau đôi trai gái có
thể ở bên nhà chồng hay ra ở riêng mà không ở cùng bố mẹ cô dâu như trước đây.
Đơn vị xã hội duy nhất của người người Ê Đê chính là buôn làng của họ.
Trong truyền thống buôn thường là tập hợp của từ 10 đến 15 nóc nhà cùng tụ cư
sinh sống gồm nhiều dòng họ khác nhau. Họ tự quản bằng các luật tục của buôn
và không có đơn vị trên hoặc dưới buôn. Luật tục chính là một dạng hình thái sơ
khai của pháp luật khi xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, luật tục bao gồm
một hệ thống những quy định tương đối chặt chẽ với nhiều cách thể hiện phong
phú, bao quát tất cả các vấn đề xã hội của buôn làng được mọi người chấp nhận
và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. M i một buôn có một người đứng đầu được
gọi là buôn trưởng (Pô buôn hay Khoa buôn), buôn trưởng là người có uy tín, có

nhiều kinh nghiệm, am hiểu các phong tục tập quán, trưởng buôn có vai trò rất
quan trọng trong tất cả các công việc đối nội đối ngoại. Để giúp việc cho buôn
25


×