VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƢƠNG THANH PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ
THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƢƠNG THANH PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ
THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 8.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ MINH THI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận
văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố
trong các công trình khác,
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Dương Thanh Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI, CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO, CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ...................................................................................9
1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 9
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về Giảm nghèo, Ưu đãi người có
công với cách mạng ....................................................................................................... 17
1.3. Khái niệm, ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách Giảm nghèo; Ưu
đãi người có công với cách mạng .................................................................................. 23
1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện giảm nghèo, ưu đãi người có công với
cách mạng ...................................................................................................................... 25
1.5. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo;
chính sách ưu đãi ngươi có công với cách mạng........................................................... 31
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, Chính
sách ưu đãi Người có công với cách mạng .................................................................... 33
1.7. Chủ thể thực hiện chính sách Giảm nghèo; Chính sách ưu đãi Người có công với
cách mạng ...................................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO;
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN
THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................37
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách ưu
đã người có công với cách mạng ở quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng ................. 37
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách Giảm nghèo, chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng ....................................................................................................... 39
2.3. Thực trạng Chủ thể tham gia thực hiện Chính sách ............................................... 49
2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách Giảm nghèo,
Chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng ......................................................... 50
2.5. Đánh giá chung về thực hiện chính sách Giảm nghèo, Chính sách ưu đãi Người có
công với cách mạng tại quận Thanh Khê ...................................................................... 56
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO, CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG .....................................................................................................61
3.1. Dự báo những tác động ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo, chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng .... 61
3.2. Quan điểm............................................................................................................... 63
3.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách an sinh xã hội....................................................... 66
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo ............................. 66
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng .............................................................................................................................. 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH
: An sinh xã hội
CSXH
: Chính sách xã hội
LĐTB&XH
: Lao động – Thương binh và Xã hội
UBND
: Ủy ban nhân dân
Ủy ban MTTQ : Ủy ban Mặt trận tổ quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
2.1.
Tên bảng
Đánh giá kết quả người dân biết về chính sách giảm
nghèo; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Trang
41
Đánh giá kết quả người dân về các hình thức tuyên
2.2.
truyền về chính sách giảm nghèo; chính sách ưu đãi
42
người có công với cách mạng
2.3.
2.4.
Kết quả đánh giá của người dân về việc thực hiện chính
sách của cán bộ thực hiện chính sách
Đánh giá kết quả việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc
xây dựng mô hình giảm nghèo
44
48
Đánh giá về việc thực hiện các giải pháp nhằm làm tốt
2.5.
chính sách giảm nghèo, ưu đãi người có công với cách
mạng.
49
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội (ASXH) là chính sách cốt lõi quyết định sự phát triển ổn định và
bền vững của một quốc gia, góp phần giảm bất bình đẳng, giảm mức độ nghèo đói và
tổn thương của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất
thu nhập.
Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương trình
xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật
pháp, chính sách và các chương trình ASXH. Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc "điều hoà” các "mâu thuẫn xã hội",
đảm bảo xã hội không có sự loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy
sinh mâu thuẫn và bất ổn định xã hội. Nhà nước thông qua chính sách ASXH để cân
đối, điều chỉnh nguồn lực cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát
triển hài hoà, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội, hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.
Như vậy, có thể nói, ASXH là thước đo, là điều kiện và là mục tiêu sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: Thu hút, phát huy
mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã
hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc....
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế
ngày càng sâu, rộng; trước những tác động của nền kinh tế thị trường, bao gồm cả mặt
tích cực và tiêu cực, Có thể dễ dàng nhận thấy những hậu quả của kinh tế, lạm phát
và biến động bất lợi của kinh tế thị trường, của thiên tai, bão lũ, hạn hán, mất mùa
đối với người nghèo và người lao động thu nhập thấp. Lạm phát tăng cao trong khi
tình trạng kinh tế đình trệ đã tạo nên áp lực lớn đối với đời sống xã hội và ảnh hưởng
bất lợi đến các hoạt động sản xuất. Quy mô sản xuất của nhiều doanh nghiệp co lại,
1
buộc phải thải lao động. Những cú sốc về giá cả, thị trường, đau ốm luôn có tác động
hiện hữu đến đời sống của người nghèo khiến cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng
khoảng; khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng rộng.
Bên cạnh đó, các chính sách phúc lợi xã hội đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế:
Các chính sách được ban hành tuy nhiều về số lượng, song có nhiều bất cập, thiếu
đồng bộ và liên kết trong quá trình triển khai thực hiện. Tình hình này thể hiện ở việc
giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, giảm nghèo chưa bền vững; quá trình
thực hiện chính sách chưa đảm bảo tính minh bạch, chưa đảm bảo tính đồng thuận
trong nhân dân; việc đảm bảo an sinh xã hội chủ yếu do nhà nước đảm bảo, chưa huy
động nguồn lực xã hội hóa trong cộng đồng dân cư để chung tay chia sẻ với đối tượng
yếu thế trong xã hội.
Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Thanh Khê nói riêng
là đơn vị đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội được đặc biệt chú trọng. Các chính sách về Giảm nghèo, ưu đãi xã hội, Bảo
hiểm xã hội đã được đưa vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng;
Đại hội Đảng bộ Quận Thanh Khê và đươc cụ thể hóa bằng các quyết định. Ngoài
những chính sách ưu đãi của trung ương, thành phố, quận đã huy động cả hệ thống
chính trị từ quận đến phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực
hiện chính sách ASXH bằng những việc làm cụ thể như: thường xuyên quan tâm chăm
lo đến các gia đình chính sách, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tham gia
huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; huy động bảo đảm nguồn lực tạo điều kiện
cho người nghèo từng bước ổn định cuộc sống, hỗ trợ phương tiện làm ăn, học bổng,
nhà ở, các điều kiện sinh hoạt và nâng cao thu nhập. Từ những việc làm thiết thực, cụ
thể nêu trên, đã tác động một cách tích cực, trực tiếp đến các đối tượng, đã giúp cho
các đối tượng chính sách ổn định cuộc sống, tiếp tục củng cố niềm tin của các đối
tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội tại quận Thanh Khê vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: vấn đề tạo việc
làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội còn
thấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ, chăm sóc
2
sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo; tỉ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế còn thấp; nguồn lực thực hiện ưu đãi cho người có công chưa được đầu
tư, quan tâm đúng mức; công tác giải quyết chế độ chính sách cho người có công còn
chậm… những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nếu
không có những giải pháp kịp thời để khắc phục, hoàn thiện, sẽ ảnh hưởng đến chủ
trương và chính sách lớn rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ những lý giải trên, gắn với thực tế tại địa phương đang công tác tôi
lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách an sinh xã hội từ thực tiễn quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách an sinh xã hội là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Có
thể kể đến các nghiên cứu, đề tài mà tác giả được biết:
- “Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam” của
Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương đã làm rõ quan niệm và vai trò của pháp luật an
sinh xã hội của một số nước như Đức, Nga, Hoa Kỳ cũng như khái quát khá đầy đủ hệ
thống pháp luật an sinh xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh
để hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội của Việt Nam trong tình hình mới cần phải xúc
tiến xây dựng Bộ Luật an sinh xã hội và cải cách các Luật Bảo hiểm xã hội và Luật
Bảo hiểm y tế [25].
- “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu đã đề cập đến một số vấn đề
lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh nghiệm một số nước, thực trạng thực thi
chính sách ASXH ở Việt Nam trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH ở Việt Nam. Với tư liệu này, luận án đã kế thừa nội dung tính tất yếu, vai trò và
yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH (tính tất yếu được
thể hiện ở các nội dung: bản chất, chức năng xã hội của nhà nước, khắc phục những hạn
chế của nền kinh tế thị trường, đảm bảo quyền cơ bản của con người, đáp ứng yêu cầu của
quá trình hội nhập quốc tế) [18].
- “Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Mai Ngọc
3
Cường đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách ASXH trong nền kinh tế thị
trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; phương hướng,
giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm
2015. Cuốn sách đã chỉ rõ tác động mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân hóa
giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói
nghèo. Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội nói
chung, ASXH nói riêng [15,tr21].
- “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ Văn Phúc đã đề cập
đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH: quan điểm và cách
tiếp cận về về an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống về ASXH ở nước ta
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; những vấn đề thực tiễn về an
sinh xã hội ở nước ta: xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế, ASXH cho cư dân vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó
khăn, vùng dân tộc và miền núi, đào tạo nghề [45].
- “Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý đã phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH;
những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam gần đây thông qua việc
đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách; trên cơ sở mục tiêu,
quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020 cuốn sách đã nêu lên
5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở nước ta
(thiết kế và thực thi chính sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp,
hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ
hưởng về chính ASXH) [33].
- Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Chiêu, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội “An sinh xã hội và định
hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”. Bài viết đã chỉ ra vai trò của hệ thống ASXH
đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đồng thời đề ra những định hướng nghiên
cứu nhằm phát huy vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách
ASXH ở Việt Nam [17].
4
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full