VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ NỮ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ
KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ NỮ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ
KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VĂN TẤT THU
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Phan Thị Nữ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở NƢỚC
TA ...............................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm Cán bộ, cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách ......7
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ không
chuyên trách cấp xã ...................................................................................................11
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ
không chuyên trách cấp xã ........................................................................................14
1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không
chuyên trách cấp xã ...................................................................................................15
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách ...................................21
1.6. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách ...............................26
1.7. Các phương pháp và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách .......................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN
BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................33
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ......33
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách
cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.............................................34
2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ......................................41
2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách ...............42
2.5. Kết quả thực hiện chính sách .............................................................................44
2.6. Đánh giá chung kết quả tổ chức thực hiện chính sách .......................................48
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN
NAY ..........................................................................................................................57
3.1. Phương hướng tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên
trách cấp xã................................................................................................................57
3.2. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên
trách cấp xã................................................................................................................58
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMNN
: Bộ máy nhà nước
CBCC
: Cán bộ, công chức
HĐKCT
: Hoạt động không chuyên trách
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KT- XH
: Kinh tế - xã hội
NSNN
: Ngân sách nhà nước
QLNN
: Quản lý nhà nước
UBND
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chức danh không chuyên trách tại các phường thuộc quận Sơn Trà .......44
Bảng 2.2. Số lượng người hoạt động không chuyên trách tại các phường thuộc quận
Sơn Trà ......................................................................................................................46
Bảng 3.1. Số lượng chức danh kiêm nhiệm được kiến nghị .....................................71
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền cấp cơ sở, xã, phường, trị trấn là của chính quyền Nhà nước ở
cơ sở, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ
dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm
cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Thực
tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đội ngũ những người hoạt động
không chuyên trách tại cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức
năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Sở dĩ như vậy vì họ là những
cán bộ trực tiếp tuyên truyền. phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn
dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa
phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cấp cơ sở.
Do tính chất công việc của cấp cơ sở, họ vừa giải quyết những công việc
hàng ngày, vừa phải quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm
tình hình thực tiễn ở địa phương để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp
đúng đắn, thiết thực, phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính
then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước.
Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát
huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của quần
chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa
phương. Sức mạnh của hệ thống chính trị, sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu
rộng và hiệu quả của phong trào cách mạng của quần chúng luôn gắn liền với năng
lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ này.
Những công việc mà cán bộ không chuyên trách đảm nhiệm so với CBCC
khác không thua kém bao nhiêu với đủ loại việc, từ tiếp nhận hồ sơ văn bản, soạn
thảo kế hoạch báo cáo, tự đi phát hành thư mời, xác minh đơn thư dân nguyện, xác
1
minh hồ sơ hộ nghèo, góp ý các chức danh chủ chốt cơ sở... cho đến tham gia giải
quyết nhiều vấn đề nảy sinh trên địa bàn. Vì thế, phải khẳng định là, trong sự phát
triển KT-XH và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của các địa phương có phần đóng góp
không nhỏ của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn.
Khẳng định vai trò của đội ngũ này, Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về
“Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”
(2002) nêu rõ: “ở cấp xã có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách; cán
bộ chuyên trách có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán
bộ, công chức nhà nước” [11, tr.56].
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX, Nhà nước (Chính
phủ) đã ban hành chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nhờ có chính sách đãi ngộ
phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ cấp xã đã nhận
thức và thực hiện đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Kỷ cương hành chính
được bảo đảm; phong cách, ý thức trách nhiệm và lề lối làm việc của cán bộ, nhất là
cán bộ chủ chốt ở cơ sở có chuyển biến tiến bộ theo hướng sát dân và có trách
nhiệm với dân hơn, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ công chức cấp
xã nói chung và cán bộ không chuyên trách ở cấp xã nói riêng cho thấy chính sách
vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, bất cập về chức danh; cơ cấu đội ngũ cán bộ;
số lượng cán bộ; chế độ bầu cử, tuyển dụng; quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hoá và thực hiện liên thông đối
với cán bộ, công chức cấp trên.v.v.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên, thời gian qua, thành phố Đà
Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung số lượng,
chức danh, trình độ cho cán bộ không chuyên trách của phường, xã để có thể đáp
ứng được yêu cầu thực tế và động viên cán bộ làm việc. Đánh giá một cách tổng thể
việc thực hiện chính sách đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
trong cả nước nói chung, tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nói riêng bên cạnh
2
các kết quả, thành tích đạt được còn bộc lộ các hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất
cập đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác cũng như tư tưởng,
tình cảm của cán bộ không chuyên trách khiến họ chưa thật sự toàn tâm, toàn ý với
công việc, các hạn chế, bất cập đó cần phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc
phục.
Với lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Thực hiện chính sách đối với cán
bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chính sách công hay đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người
đang làm việc tại cấp cơ sở là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học, học giả, nhà
quản lý lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là trong bối cảnh đẩy mạnh cải
cách nền công vụ như ở nước ta hiện nay, điển hình là các công trình nghiên cứu
sau:
Nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công như:
“Xây dựng và thực thi chính sách công”, tài liệu bồi dưỡng quản lý hành
chính Nhà nước – chương trình chuyên viên chính, do PGS. TS. Võ Kim Sơn biên
soạn năm 2002.
“Chính sách và quá trình chính sách” sách tham khảo của tác giả PGS. TS.
Lê Chi Mai do NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội tái bản vào năm 2007.
“Khoa học chính sách công- Chu kỳ chính sách và các công cụ dưới chính
sách”, Sách tham khảo của tác giả GS.TS. Nguyễn Trọng Điều do NXB Lao động –
xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2008.
Nội dung của những tài liệu trên đề cập tới những vấn đề chung về chính
sách và quá trình thực hiện chính sách. Đây sẽ nguồn tài liệu tham khảo quý giá
giúp tác giả luận văn bước đầu hình thành lên hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.
Bên cạnh đó là những nghiên cứu về chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp
cơ sở, trong đó có những người hoạt động không chuyên trách như:
“Bàn về chế độ chính sách đối với CBCC cấp cơ sở, phường, thị trấn” của
3
tác giả Ts. Nguyễn Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ
đăng trên Tạp chí Cải cách Hành chính tháng 10/2012.
“Bẩy điểm mới chủ yếu về chế độ, chính sách đối với CBCC cấp cơ sở” của
tác giả Nguyễn Thế Vịnh, đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 12/ 2010.
“Thực trạng đội ngũ CBCC và những người hoạt động không chuyên trách
cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long- những vấn đề cần quan tâm trong thời gian
tới”, tác giả Nguyễn Hiếu Nghĩa, Sở Nội vụ Vĩnh Long.
Đề án sắp xếp, nâng cao chất lượng những người hoạt động không chuyên
trách phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015.
Trước hết phải khẳng định rằng những tài liệu trên sẽ là nguồn tham khảo
quý giá giúp tác giả hình thành được hệ thống cơ sở lý luận của đề cũng như kinh
nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề,
từng khía cạnh riêng rẽ, chưa có đề tài hoặc nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn
diện về vấn đề hoàn thiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên
trách tại cấp cơ sở, nhất là lại trên cơ sở thực tiễn của một địa phương cụ thể như
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Do vậy, có thể khẳng định đề tài tác giả lựa
chọn nghiên cứu không có sự trùng lắp về nội dung và đối tượng nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối
với cán bộ không chuyên trách cấp xã để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận
Sơn trà, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính
sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với cán bộ
không chuyên trách cấp xã ở nước ta.
Thứ hai, khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với cán bộ
4
không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng, chỉ rõ ưu
điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các hạn chế, bất cập.
Thứ ba, đề xuất, phương hướng, những giải pháp để hoàn thiện thực hiện
chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách đối với những người hoạt
động không chuyên trách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các phường thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 (thời điểm
ban hành Luật Công chức) đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận, đánh giá và rút
ra những vấn đề có tính nguyên tắc, tính đặc thù trong hoạt động thực thi chính sách
đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở nói chung và chính sách đối với những người hoạt
động không chuyên trách tại cấp cơ sở nói riêng.
Đồng thời luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học,
vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công, nhất là các phương pháp
phân tích trong tổ chức thực hiện chính sách công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như tổng
hợp, phân tích, so sánh, thống kê, tổng kết kinh nghiệm để thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
6. Ý nghĩa của và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết luận, kết quả, giải pháp đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận
văn có giá trị và có ý nghĩa góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ
5
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full