Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.47 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIỀU TÂM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIỀU TÂM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN SONG TÙNG

HÀ NỘI - năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và được trích dẫn rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ................................................ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển đô thị bền vững và chính sách phát triển đô
thị bền vững ..................................................................................................................... 8
1.2. Nội dung thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ..................................... 18
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ....................... 21
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
vững ............................................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ BỀN VỮNG TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...................... 28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững.......................................... 28
2.2. Hệ thống thể chế chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận Cẩm Lệ, thành

phố Đà Nẵng .................................................................................................................. 30
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ......................................................................................... 32
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận
Cẩm Lệ .......................................................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 65
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển đô thị bền vững ở thành phố Đà Nẵng ............ 65
3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
vững ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng .................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Chỉ thị

ĐTBV

Đô thị bền vững

HĐND

Hội đồng nhân dân

LHQ


Liên Hợp Quốc

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

LĐ, TB & XH

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NNL

Nguồn nhân lực

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

TU

Thành ủy

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc


UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chủ thể thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững .............................19
Bảng 1.2: Môi trường thể chế chính sách PTĐTBV .....................................................21
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2012-2017 .............34
Bảng 2.2: Tổng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động
quận Cẩm Lệ giai đoạn 2012-2017 ...............................................................................35
Bảng 2.3: Hoạt động thể dục thể thao quận Cẩm Lệ qua các năm 2012-2016 .............36
Bảng 2.4: Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế quận Cẩm Lệ qua các năm
2012-2016 ......................................................................................................................37
Bảng 2.5: Đánh giá về chính sách phát triển đô thị quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng...............................................................................................................................60
Bảng 2.6: Đánh giá mục tiêu của chính sách phát triển đô thị UBND quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng cũng như các thành phố khác trong cả nước, mặc dù là thành phố trẻ
và có những thuận lợi trong quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng nhưng việc thực
hiện chính sách về phát triển đô thị bền vững cũng gặp phải những vấn đề như: quy

hoạch phát triển của các ngành còn chồng lấn, liên tục thay đổi; cơ sở hạ tầng cấp
thoát nước, xử lý nước thải và chất thải chưa hoàn thiện; thiếu nhà ở xã hội và không
gian công cộng; thiếu hài hòa giữa công trình xây dựng và cảnh quan thiên nhiên; ô
nhiễm môi trường; diện tích cây xanh đô thị vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I,
chưa phát huy được bản sắc của một đô thị hướng biển, nhìn sông và dựa núi. Mục tiêu
xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường năm 2020 cũng được thay thế bằng
mục tiêu hướng đến thành phố môi trường. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị dự án, hỗ trợ
và lồng ghép BĐKH vẫn chưa thực sự trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu sự kết nối trong việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng cơ sở hạ tầng với các chính sách về môi trường; quá trình thực hiện các
chính sách về bảo vệ môi trường được thực hiện tách biệt so với các ngành khác nên
xẩy ra tỷ lệ nghịch giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội... Những tồn
tại này dẫn đến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng.
Cẩm Lệ là một quận của thành phố Đà Nẵng được thành lập vào năm 2005,
nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố. Cũng như các quận/huyện khác trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng, Cẩm Lệ được quan tâm, đầu tư phát triển, mở rộng không
gian đô thị với quá trình đô thị hóa nhanh. Sau 10 năm thành lập, Cẩm Lệ từ một vùng
đất trũng, thấp với tỷ lệ sản xuất nông nghiệp chiếm trên 60% đã chuyển mình trở
thành đô thị với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cũng như thành phố
Đà Nẵng, Cẩm Lệ cũng gặp phải những bất cập như ô nhiễm môi trường, các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội chưa có sự gắn kết với nhau, việc ứng phó với biến đổi
khí hậu còn chậm và chưa có nhiều giải pháp hiệu quả... Nhận thấy những vấn đề bức
thiết này, tôi đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu và đánh giá lại quá trình thực hiện

1


các chính sách phát triển đô thị bền vững từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở Cẩm Lệ

nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xây dựng và phát triển đô thị bền vững luôn là đòi hỏi tất yếu đối với một nước
như Việt Nam đang có tỷ lệ đô thị hóa cao với tốc độ nhanh chóng. Phát triển đô thị
bền vững làm cho sự liên kết ngày càng bền chặt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngày
nay, tư duy phát triển đô thị bền vững cũng đã có sự chuyển biến nhanh chóng, đi vào
chiều sâu và với quy mô ngày càng rộng lớn hơn. Những chính sách phát triển kinh tế
- xã hội không những đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống kinh tế của
người dân mà còn quan tâm đến các yếu tố văn hóa, xã hội, tài nguyên và môi trường
tạo cơ sở cho đô thị phát triển theo hướng bền vững. Do đó, phát triển đô thị bền vững
và các nghiên cứu có liên quan đã được nhiều học giả, tổ chức, nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm.
Phát triển bền vững là đề tài nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và thực hiện. Một trong số đó, có thể kể đến công trình“Tổng quan những nghiên cứu
về phát triển bền vững ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Song Tùng thực hiện năm
2008. Nghiên cứu phản ánh tổng quan những nghiên cứu về phát triển bền vững, gồm
02 phần phần 1 là tổng quan những nghiên cứu về phát triển bền vững nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam và phần 2 là tổng quan những nghiên cứu về phát triển bền
vững đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu có giá trị tham khảo rất lớn
vì đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận và tổng quan những công trình về PTBV có giá
trị cho các học giả, nhà nghiên cứu.
Chương trình “Phát triển bền vững môi trường trong các đô thị nghèo” (20052010) do GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Xây
dựng là giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý Hợp phần. Bộ Xây dựng cam kết lồng
ghép các chương trình bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng trong quá
trình đưa ra quyết định: quản lý quy hoạch về môi trường đô thị, quản lý hạ tầng kỹ
thuật môi trường và cung cấp dịch vụ đô thị. Các hoạt động của hợp phần được gắn kết
với các mục tiêu của Chương trình cũng như các mục tiêu đề ra trong Chiến lược bảo

2



vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng phát triển bền vững quốc gia
ngành Xây dựng.
Công trình "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" của Nguyễn Hữu Sở
(2012) đã xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu đã nhấn mạnh
đến khả năng phát triển liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi
phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã hội. Phát triển kinh tế mà hủy
hoại đến môi trường là phát triển không bền vững. Phát triển mà chỉ dựa vào lượng tài
nguyên sẵn có là phát triển không thể lâu dài được. Tác giả nên lên hai thành tố nòng
cốt của phát triển là văn hóa và xã hội. Để chuyển hóa khái niệm phát triển kinh tế bền
vững từ cấp độ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, khái niệm cần được làm sáng tỏ sau đó
áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
"Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới"
của tác giả Đào Hoàng Tuấn (2008), đã nêu một cách tổng quát các kinh nghiệm phát
triển đô thị bền vững của các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng của nhiều nghiên cứu.
Sách “Đô thị học- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh Hòa, Nxb
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012. Đây là một tuyển tập 93 bài viết trong số
hàng trăm bài công bố trên các tạp chí, sách chuyên khảo trong và ngoài nước của tác giả
khi nghiên cứu về đô thị hóa trong 20 năm liên tục (1990-2012). Cuốn sách được tác
giả trình bày theo các nội dung: Nhận thức chung về đô thị; văn hóa và xã hội đô thị;
tổ chức không gian sống đô thị; phát triển đô thị trong bối cảnh ở Việt Nam; phát triển
đô thị từ kinh nghiệm quốc tế. Cuốn sách cung cấp những kiến thức về nguyên lý và quy
luật chung của phát triển đô thị, về quy hoạch - kiến trúc, giao thông, môi trường; đặc biệt là
những cách tiếp cận mới về đô thị dưới nhãn quan của đô thị học.
Năm 2010, đề tài “Quy hoạch đơn vị bền vững” được Bộ Xây dựng xuất bản là
nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh khẳng định, sự thành công của đơn vị ở hiện nay,
bên cạnh giá trị truyền thống phải là các giá trị bền vững. Nghiên cứu đưa một số quan
điểm tương đối có giá trị về cơ cấu và chức năng của “đơn vị ở bền vững” tuy nhiên

tính kết nối và vị thế của khu so với khu vực lân cận chưa được đề cập và phân tích rõ.

3


Trong lĩnh vực văn hóa đô thị, một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn
Thanh Tuấn được xuất bản năm 2006 có tên “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện
nay”, nội dung của cuốn sách không mô tả thực trạng văn hóa Việt Nam mà đi thẳng
vào phân tích những biến đổi về văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay theo nhiều khía cận
khác nhau từ văn hóa sản xuất kinh doanh cơ cấu dân cư, nhận thức, tổ chức quản lý
đô thị, nếp sống văn hóa đến văn hóa ứng xử của người dân đô thị. Tác giả đã phần
nào đưa ra được bức tranh về văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay trong bối cảnh phát
triển giao lưu và hội nhập, nhất là những khía cạnh cơ bản về văn hóa ứng xử trong
sản xuất và sinh hoạt của người dân đô thị hiện nay đối với môi trường xung quanh.
Bên cạnh những nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững của Việt Nam, cũng
có rất nhiều những nghiên cứu khác nói về Đà Nẵng. Trong số đó, nghiên cứu “Những
vấn đề đặt ra đối với quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Thành phố Đà Nắng hiện nay”
của tác giả Võ Văn Lợi được in trên Tạp chí Tài nguyên và môi trường. - Số
3/2014(185). Bài viết nêu những vấn đề đặt ra đối với quy hoạch sử dụng đất đô thị ở
thành phố Đà Nẵng hiện nay được làm rõ thực trạng quy hoạch sử dụng đất. Từ những
phân tích này, tác giả đã rút ra một số hạn chế, bất cập, từ đó đưa ra hệ thống giải pháp
nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng hiệu quả hơn.
Như vậy, vấn đề phát triển đô thị bền vững đã được nhận thức đúng đắn và
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một
cách có hệ thống, đầy đủ về việc thực hiện các chính sách phát triển đô thị bền vững
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Xuất phát từ lý do
trên tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài luận văn thực hiện có sự
kế thừa, phát triển những thành quả của các tài liệu liên quan trước đó để đánh giá,
phân tích, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và chủ trương
phát triển kinh tế - xã hội của quận trong những năm tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng thực hiện chính sách
phát triển đô thị bền vững tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại quận Cẩm

4


Lệ, TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích này, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển đô thị bền vững, chính
sách phát triển đô thị bền vững và các vấn đề thực hiện chính sách;
Hai là, nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách phát triển đô thị bền
vững tại quận Cẩm Lệ.
Ba là, trên cơ sở phân tích kết quả thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
vững tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay để đề ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững trên địa bàn quận Cẩm
Lệ thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững trên địa bàn quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững trên địa bàn
quận Cẩm Lệ từ năm 2012 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận tổng hợp: Tiếp cận tổng hợp nghĩa là kết hợp cách tiếp cận từ trên

xuống và từ dưới lên. Đây là cách tiếp cận chủ đạo hiện nay, nó có thể khắc phục được
nhược điểm của cách tiếp cận từ trên xuống (có tính thực tế thấp, không phản ánh
được ý nghĩa xã hội và những ảnh hưởng của các đối tượng cụ thể) và nhược điểm của
cách tiếp cận từ dưới lên (thiếu cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với tất cả các vấn đề).
Với cách tiếp cận tổng hợp, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát
triển đô thị bền vững được xem xét cả cả từ góc độ hiện tại kết hợp với những ưu tiên
phát triển trong tương lai, đảm bảo được mục tiêu hướng tới là PTBV có tính đến các
yếu tố BĐKH được dự báo một cách khoa học trong tương lai.
- Cách tiếp cận thể chế: Đề tài tiếp cận hệ thống các chính sách, pháp luật liên

5


quan đến phát triển đô thị bền vững của Trung ương, của thành phố Đà Nẵng và của
quận Cẩm Lệ.
- Cách tiếp cận khoa học quản lý: Đề tài dựa trên các nghiên cứu về khoa học
quản lý để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đô thị
bền vững tạo quận Cẩm Lệ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu: Luận văn tiến hành thu
thập, phân tích và tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn
kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa
phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền,
ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề
chính sách phát triển đô thị bền vững ở nước ta nói chung và thực tế thành phố Đà
Nẵng và quận Cẩm Lệ nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và
học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Luận văn đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng
hỏi đối với 120 nhân viên các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn quận Cẩm Lệ và thành
phố Đà Nẵng và 100 người dân sống trên địa bàn quận Cẩm Lệ để tìm hiểu các thông

tin liên quan đến nội dung của nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Để luận văn đảm bảo chất lượng hơn, trong quá trình
triển khai, luận văn đã tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền
vững, phát triển đô thị... về các vấn đề của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về chính sách công, cụ thể là
chính sách phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Đồng thời biết cách vận dụng các lý
thuyết về quy trình thực thi chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách
phát triển đô thị bền vững của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý thuyết phân
tích quá trình thực thi chính sách công, đánh giá quá trình thực thi chính sách công là
cần thiết trong quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đô thị bền

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×