Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận hải châu, thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.21 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ LIỄU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ LIỄU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Bài luận văn này
là kết quả nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, với sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Danh Sơn. Kết quả nghiên cứu dựa trên quá trình thu thập thông
tin, tài liệu. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Học viện khoa học xã hội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện xem xét để tôi bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đặng Thị Liễu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ...................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách BVMT .....................................11
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách BVMT .................................................14
1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách BVMT .....................17
1.5. Chính sách BVMT của Việt Nam ......................................................................21
1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách BVMT ở một số địa phương ......................26

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................33
2.1. Chủ trương và chính sách BVMT của thành phố Đà Nẵng ...............................33
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách BVMT ở quận Hải Châu trong thời gian qua ....35
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG .......................................................................................................................61
3.1. Quan điểm và mục tiêu BVMT quận Hải Châu .................................................61
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BVMT từ thực tiễn quận Hải Châu
trong thời gian tới ......................................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
HĐND : Hội đồng Nhân dân
TNMT : Tài nguyên Môi trường
UBND : Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

2.2.

2.3.

Tên bảng

Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2016
Tình hình xử phạt hành chính các vi phạm về thực hiện
chính sách BVMT tại quận Hải Châu giai đoạn 2012-2017
Diễn biến lượng khách du lịch đến quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2016

Trang

55

56

56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở nước ta

18

bảng
1.1.
2.1.


Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở
quận

41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề môi trường đang là mối quan tâm mang tính toàn cầu. Quản lý và
BVMT là công việc cấp bách của mỗi quốc gia, đặc biết rất quan trọng với các nước
đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với đó chúng ta cũng đang đối mặt
với không ít các thách thức trong phát triển theo hướng bền vững, trong đó có các
vấn đề môi trường. Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh
hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người, cản trở quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững và sự tồn tại, phát triển của
các thế hệ trong hiện tại và tương lai.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường và những tác hại
do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về BVMT, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật BVMT năm 1993, năm 2005 và mới
đây nhất là Luật BVMT năm 2014; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT …
Việc tổ chức thực hiện các chính sách về BVMT đã đem lại kết quả nhất định,
giúp cho môi trường đỡ bị ô nhiễm, chất lượng môi trường được cải thiện cũng như
ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy vậy, ở nhiều nơi
môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động:
đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí

ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại
của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai
thác quá mức, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi
trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Trong đó, đặc biệt là vấn
đề ô nhiễm do chất thải thải ra môi trường ít qua xử lý ở hầu hết các địa phương

1


nước ta đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ
ô nhiễm môi trường cũng như tác động của chính sách và luật pháp đối với công tác
BVMT thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tại những địa phương cụ thể.
Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là trung tâm - thương mại - du lịch và
dịch vụ của thành phố Đà Nẵng. Sự phát triển và quá trình đô thị hóa của Quận tạo
ra sức ép đối với công tác BVMT. Song bên cạnh đó, chất lượng môi trường của
quận cũng chịu nhiều sức ép do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hoá đã
và đang tác động mạnh đến môi trường và các hệ sinh thái.
Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn quận đã có
những cố gắng nhất định trong công tác BVMT, tuy nhiên hiện tại quận Hải Châu
cũng đang đối mặt với không ít thách thức, đó là việc triển khai nhiều dự án hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật đã biến quận trở thành một đại công trường đầy bụi và tiếng ồn,
một số dự án triển khai nhưng tiến độ chậm dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ,
phát sinh gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất xen
lẫn trong khu dân cư, tình trạng ô nhiễm tại các lô đất trống, nguồn rác thải trong
sinh hoạt ngày càng gia tăng,… ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội,
sức khỏe và đời sống nhân dân.
Để xây dựng quận Hải Châu trở thành quận môi trường, đô thị du lịch, dịch vụ
kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển
kinh tế tri thức công nghệ cao, có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lành
mạnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận đã đề ra, góp phần cùng thành

phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố môi trường” cần phải rà soát, đánh
giá lại tình hình thực hiện các chính sách BVMT trong thời gian qua, những thành
tựu cũng như những tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được, từ đó đề ra các giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách BVMT trên địa bàn quận Hải Châu.
Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức đã học, tôi chọn đề tài
“Thực hiện chính sách BVMT từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” làm
đề tài luận văn chuyên ngành Chính sách công.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là chủ đề nóng, được các cấp, các
ngành và người dân đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề
ô nhiễm môi trường và việc thực hiện các chính sách về BVMT trên các báo, tạp
chí, thậm chí đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề môi trường và
BVMT, cụ thể như:
- Bài viết của Nguyễn Hữu Chí (2012), "Về việc thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề BVMT", trong đó đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và nêu ra các nhiệm vụ theo tinh
thần Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX);
- Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý Nhà nước về BVMT biển ven bờ
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên
cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng
ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà nước để
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT biển
ven bờ ở Quảng Ninh;

- Luận văn Thạc sĩ (2014), chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa
học xã hội của tác giả Đặng Thị Hà “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc cụ thể hóa chính sách và
thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng và
đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách BVMT nói
chung và quản lý chất thài rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở thành phố Đà Nẵng;
- Luận văn Thạc sĩ (2017), chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa
học xã hội của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy “Thực hiện chính sách BVMT từ thực
tiễn quận Ngũ Hành Sơn”, đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường

3


thực hiện chính sách BVMT nói chung và cụ thể hóa chính sách BVMT.
- Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ (2006), Viện Kỹ
thuật nhiệt đới và BVMT và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi trường và Tài
nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh "Các vấn đề môi trường trong quá trình
đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí phát triển KH&CN,
tập 9, Môi trường và Tài nguyên - 2006, sau khi phân tích đặc điểm điều kiện tự
nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng
với kết quả khảo sát diễn biến chất lượng môi trường ở thành phố Đà Nẵng, các tác
giả đưa ra một số các giải pháp khống chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng;
Các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trên chỉ mới đề cập tới các lĩnh vực riêng, chưa có sự nào đánh giá một cách toàn
diện về tình hình thực hiện các chính sách về BVMT trên cơ sở thực tiễn của một địa
phương cụ thể là quận Hải Châu. Do đó, tôi chọn đề tài “THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG” cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
BVMT áp dụng cho địa phương cấp quận;
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách BVMT tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BVMT
từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính
sách BVMT áp dụng cho địa phương cấp quận.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BVMT ở quận

4


Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, từ đó xác định những mặt được, những hạn chế cùng
các nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BVMT từ
thực tiễn quận Hải Châu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách BVMT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2017
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa ngành, liên
ngành khoa học xã hội, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự

tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin: còn gọi là phân tích và tổng hợp, được sử
dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề
tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà
nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo,
tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách BVMT ở nước ta nói chung và quận Hải Châu nói
riêng. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các điểm
ô nhiễm môi trường, gồm quan sát tại chỗ kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn
nhanh, đánh giá nhanh thực tế. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho nội dung

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×