Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.69 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Chính sách công
Mã số: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. HOÀNG HỒNG HIỆP

HÀ NỘI, năm 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ quốc vẹn toàn, để người dân đất Việt được sống trong hòa bình, tự
do như hôm nay, cha ông ta đã mất mát không hề nhỏ. Đó chính là “cái bóng”
của tượng đài hào quang chiến thắng. Dưới tượng đài đó là có hàng triệu,
hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, hàng triệu, hàng triệu
người đã hy sinh một phần thân thể và cũng có không biết bao nhiêu gia đình
phải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ - ông bà, cha
mẹ, người vợ, người chồng, người con, anh chị em mãi mãi không bao giờ
được gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các anh hùng liệt sĩ,
thương binh “đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”, họ đã chiến đấu, hy
sinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường
tồn.
Chính những điều đó mà Đảng, Nhà nước cùng nhân dân đã không
ngừng làm tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa cả về chủ trương, chính sách, nhằm
chăm lo để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có
công và thân nhân người có công. Nhà nước phân bổ nguồn ngân sách hằng
năm dành cho đối tượng này rất lớn (riêng năm 2017, vào khoảng 17.500 tỉ
đồng) để thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi như: trợ cấp thường xuyên hàng
tháng; sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, nâng cấp cấp nghĩa trang; điều dưỡng,
hỗ trợ về học tập, điều dưỡng, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; bảo
hiểm y tế;….. Nhờ đó nhằm nâng cao đời sống vật chất ,góp phần ổn định và
tinh thần cho các đối tượng người có công. Thực hiện chính sách đối với
người có công không là sự ban ơn, mà thể hiện tinh thần trách nhiệm của
Đảng và Nhà nước nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những những công lao


1


và mất mát to lớn đối với những người đã có công lao đóng góp đối với đất
nước.
Cẩm Lệ là quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, là cửa ngõ ra vào thành
phố từ phía Nam. Thời kháng chiến, Cẩm Lệ là một trong những nơi có trụ sở
làm việc và cũng là nơi có cơ sở tập trung huấn luyện, đóng quân của chế độ
cũ tại địa điểm Hoà Cầm và trung tâm quận Hoà Vang (nay là trung tâm hành
chính của quận Cẩm Lệ). Nơi đây là địa bàn đấu tranh hết sức ác liệt giữa ta
và địch. Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặc
gián tiếp cùng bám địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào nội thị. Do vậy,
số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận là khá lớn, với 1.765
người vào cuối năm 2017 [16].
Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ đã tổ chức thực hiện một cách
hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
người có công với cách mạng. Ngoài những chính sách người có công với
cách mạng theo quy định của trung ương, thành phố, quận đã huy động từ
quận đến phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện
chính sách người có công bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huy
động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựu
chiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang vào tối 14
(Âm lịch) và ngày cuối tháng (Âm lịch); thường xuyên chăm sóc, phụng
dưỡng các BMVNAH. Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác
động một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đối
tượng này ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đối
với Đảng và Nhà Nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách người có công
trên địa bàn quận Cẩm Lệ vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổ

biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công

2


tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu
triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số người dân
nhận thức về chính sách chưa đúng, nên còn nhiều thắc mắc về chính sách;
Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; Thủ tục
xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng;
Chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu
cho các đối tượng; Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt
chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng được
hưởng còn chưa đúng; một số trường hợp cố tình khai man; mức hỗ trợ còn
thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạng
đời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm;
Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưa
được như kỳ vọng.
Đó chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách người
có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, nơi
bản thân đang sinh sống và là lĩnh vực công tác thực tiễn của mình. Đề tài
được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
An sinh xã hội là tiếp cận rộng cho chính sách người có công với cách
mạng. Thực tế, có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến an sinh xã hội
trên những khía cạnh khác nhau, trên cả phương diện phân tích lý thuyết lẫn
mô hình thực nghiệm. Merriam (1978) phân tích tương đối hệ thống các nội
dung lý thuyết gắn với hệ thống an sinh xã hội và những chỉ số cơ bản về

phúc lợi xã hội. Leliveld (1991) nghiên cứu lý thuyết về hệ thống an sinh xã
hội, đặc biệt nhấn mạnh các nội dụng về đặc điểm, tính cần thiết, những
nguyên tắt, những hình thức, và những nhân tố của hệ thống an sinh xã hội

3


của một quốc gia. BITS (2002) phân tích chuyên sâu hệ thống an sinh xã hội
dưới các nội dung chủ yếu : (i) An sinh xã hội, việc làm và phát triển; (ii) Mở
rộng các hỗ trợ xã hội; (iii) Bình đẳng giới; (iiii) Nguồn tài trợ bền vững cho
bảo đảm xã hội. JICA (2009) phân tích lý thuyết về an sinh xã hội và thực tế
hệ thống an sinh xã hội tại một số quốc gia châu Á.
Không nhiều các nghiên cứu định lượng đo lường hiệu quả thực hiện
các chính sách an sinh xã hội. Sử dụng các phương pháp ước lượng, Peter
Herrmann và cộng sự (2008) nghiên cứu tính hiệu quả của những khoản chi
tiêu công phục vụ mục tiêu xã hội trong mô hình các quốc gia Châu Âu.
Những kết quả ước lượng chỉ ra tính hiệu quả ý nghĩa của các khoản chi tiêu
nhà nước trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói quốc gia. Sử dụng dữ liệu từ các
cuộc điều tra quốc gia trong thập kỷ qua, Svallfors (1995) đánh giá xem liệu
những thay đổi gần đây về kinh tế và chính trị có tác động đến các chính sách
phúc lợi của Thụy Điển trong dài hạn hay không? Kết quả thực nghiệm chỉ ra
một sự ổn định ý nghĩa về tính hiệu quả trong những chính sách phúc lợi xã
hội của Thụy Điển. Anu Muuri (2010) đo lường những nhân tố ảnh hưởng
đến thái độ của người dân Phần Lan đối với chất lượng các dịch vụ phúc lợi
xã hội, và đối với những lợi ích an sinh xã hội mà họ nhận được. Đầu tiên, tác
giả mô tả một cách tổng quát các nghiên cứu gắn với phúc lợi xã hội dưới
khía cạnh lý thuyết lợi ích. Sau đó, trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra quốc
gia Phần Lan tiến hành vào cuối năm 2006, sử dụng phương pháp hồi quy
Logistic tác giả đã tìm thấy rằng : (1) Chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội và
mức độ lợi ích an sinh xã hội phụ thuộc ý nghĩa vào giới tính, đặc biệt là vai

trò ngày một gia tăng của người phụ nữ; (2) Những đối tượng yếu thế trong
xã hội như những người gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, những người
phụ thuộc vào phúc lợi nhà nước, có thái độ tích cực nhất đối với những chính
sách phúc lợi xã hội; (3) Những người sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội

4


đánh giá cao ích lợi của hệ thống an sinh xã hội hơn người không sử dụng; (4)
Những người có trình độ giáo dục đại học có một thái độ tích cực hơn so với
những người khác trong đánh giá chất lượng các dịch vụ phúc lợi xã hội và
mức độ lợi ích an sinh xã hội.
Blekesaune và Quadagno (2003) nghiên cứu thái độ của công chúng
đối với các chính sách công về phúc lợi xã hội ở cả hai cấp độ cá nhân và
quốc gia. Đối tượng chính sách gồm: những hỗ trợ công cộng cho người bệnh
và người già, và những hỗ trợ công cộng cho những người thất nghiệp. Đây
cũng chính là những đối tượng mục tiêu của chính sách an sinh xã hội của nhà
nước. Các tác giả đã tìm thấy rằng, cấp độ quốc gia là rất quan trọng trong
việc định hình thái độ của công chúng đối với các chính sách phúc lợi xã hội
ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Các tác giả lý giải rằng, các quốc gia
khác nhau tạo ra niềm tin khác nhau cho công chúng về các vấn đề xã hội
quốc gia và về mối quan hệ giữa các cá nhân, nhà nước và các tổ chức khác.
Ngoài ra, những hiểu biết và niềm tin của công chúng cũng ảnh hưởng ý
nghĩa đến thái độ công chúng đối với các chính sách phúc lợi xã hội mà nhà
nước cần phải theo đuổi.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chính sách người có công với cách mạng là một chính sách lớn của
Đảng và nhà nước ta. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu,
bài viết viết về vấn đề chính sách người có công với cách mạng, trong đó có đề
cập đến công tác này ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn,... Một số công

trình nghiên cứu như sau:
Mai Ngọc Cường (2009) trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về
chính sách an sinh xã hội; phân tích hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt
Nam trong thời gian qua với những cấu thành cơ bản là bảo hiểm xã hội, bảo

5


hiểm y tế, trợ giúp và ưu đãi xã hội; đề xuất phương hướng và những giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.
Mai Ngọc Cường (2012) phân tích những thành tựu, những bất cập chủ
yếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Đặc biệt, tác giả tranh
luận rằng chính sách an sinh xã hội chỉ là một hệ thống chính sách trong tổng
thể chính sách xã hội của một quốc gia, bên cạnh chính sách an sinh xã hội
còn có nhiều chính sách xã hội khác. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những
khuyến nghị quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an
sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Với tiếp cận hệ thống an sinh xã hội bao gồm hai trụ cột là an sinh xã
hội đóng - hưởng và an sinh xã hội không đóng góp, Mai Ngọc Cường
(2013a) phân tích thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam, và những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân hạn chế của nó. Ngoài ra, tác giả khuyến nghị một số
vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta
những năm tới. Cùng cách tiếp cận về hệ thống an sinh xã hội như trên, Mai
Ngọc Cường (2013b) cho rằng để phát triển hệ thống an sinh xã hội đến năm
2020, nhà nước cần đa dạng hóa hình thức bảo hiểm xã hội cho người lao
động khu vực phi chính thức và nông dân, chuyển căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội từ chỗ dựa vào tiền công, tiền lương hiện nay sang dựa trên toàn bộ thu
nhập của người tham gia, bổ sung thêm các chế độ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm
thai sản vào chế độ hưởng của bảo hiểm xã hội thu nhập, nâng độ bao phủ trợ
giúp xã hội đến năm 2020 khoảng 2,5-2,6% dân số. Ngoài ra, tác giả cũng đề

xuất cần đa dạng hóa việc tổ chức quản lý an sinh xã hội, tăng cường phối
hợp quản lý kinh tế - xã hội với quản lý an sinh xã hội, tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác an sinh xã hội.

6


Mai Ngọc Anh (2012) đề cập đến vai trò, thực trạng, những thành công
và hạn chế của các chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công của Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị trong việc thực thi
những chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại Việt Nam trong thời
gian đến. Quan niệm chính sách y tế như là một trong những chính sách xã
hội cơ bản hướng tới các mục tiêu công bằng, phúc lợi và hòa nhập xã hội,
Đặng Thị Lệ Xuân (2012) hướng tới việc phân tích thực trạng chính sách y tế
Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu xă hội, đồng thời tác giả cũng đề
xuất một số giải pháp cơ bản cho việc đạt được các mục tiêu đó.
Tiếp cận hệ thống an sinh xã hội địa phương bao gồm ba trụ cột chủ
yếu: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và xóa đói giảm nghèo,
Phạm Văn Sáng và cộng sự (2009) đã tiến hành phân tích thực trạng hệ thống
an sinh xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những
giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng
từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Nguyễn Văn
Vân, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội, đã đề cập đến một số
vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có công
với cách mạng, nêu lên những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn
chế, tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng trên
địa bàn huyện Hòa Vang
Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách an sinh xã hội thực tiễn quận

Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Dương Thanh Phong, bảo vệ
năm 2018 tại Học viện Khoa học xã hội đã làm rõ một số vấn đề lý luận về
thực thi chính sách an sinh xã hội, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực
hiện chính sách, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện chính
sách an sinh xã hội trên địa bàn quạn Thanh Khê.

7


Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Hồ Văn
Dũng, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội đã nêu việc nghiên cứu
lý luận, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nêu lên
những phương hướng, giải pháp, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính
sách đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Khê.
Trong luận án tiến sĩ “Thực thi chính sách anh sinh xã hội ở thành phố
Đà Nẵng hiện nay- thực trạng và giải pháp”, Lê Anh (2017) đã xây dựng
phương hướng và chủ trương, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng thực thi chính sách an sinh xã hội thành phố Đà Nẵng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước đã đề cập
được các vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội,
chính sách người có công với cách mạng ở cấp quốc gia, địa phương. Song hiện
vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chính sách người có
công với cách mạng tại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, tôi
quyết định chọn và thực hiện đề tài luận văn “Thực hiện chính sách người có
công với cách mạng, từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn (
thông qua nghiên cứu thực tiễn tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) về thực

hiện chính sách người có công với cách mạng. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công
cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công với
cách mạng;

8


- Phân tích được thực trạng tình hình thực hiện chính sách người có
công với cách mạng ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi
người có công trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách người có công với
cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
2013 - 2017.
Về không gian: Nghiên cứu đối tượng chính sách trên địa bàn quận Cẩm lệ,
thành phố Đà Nẵng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm của
Ðảng, Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu.


9


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các ý
kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn quận
Cẩ Lệ; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện
chính sách trên địa bàn quận. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường,
nghiên cứu thực địa thông quan điền dã, ... làm cơ sở để đánh giá thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích các kết quả điều tra
theo từng tiêu chí.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: khảo sát bằng bảng
hỏi 50 người dân đang hưởng chính sách người có công với cách mạng tại
phường Hòa An, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa
phương như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính
sách để đưa ra đánh giá chung.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 6 cán bộ lao đông thương
binh xã hội cấp phường để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính
sách từ phía người thực thi chính sách.
- Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh,
diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, đồng thời trong quá
trình nghiên cứu luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có
công với cách mạng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phản ánh được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.


10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×