Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực hiện chính sách phảt triển đô thị bền vững từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.44 KB, 106 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TIẾN VINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TIẾN VINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững từ thực tiễn thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” của luận văn này là kết quả của sự cố gắng nghiên
cứu, tìm tòi và sáng tạo của bản thân tôi. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 08 năm 2017
Học viên

Trần Tiến Vinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ......................................................................7

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách phát triển đô thị
bền vững ............................................................................................................ 7
1.2. Nội dung thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ...................... 14
1.3. Các bƣớc tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ........ 19
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô
thị bền vững ..................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ...........26


2.1. Các đặc điểm tự nhiên của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ảnh
hƣởng đến thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ........................... 26
2.2. Hệ thống thể chế chính sách phát triển đô thị bền vững tại thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 28
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .............................................................. 30
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .............................................................. 48
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................55

3.1. Mục tiêu tăng cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững .... 55
3.2. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .............................................................. 58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang


1.1.

Chủ thể thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững

17

1.2.

Môi trƣờng thể chế chính sách PTĐTBV

19

2.1.

Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng

27

2.2.

2.3.

Đánh giá về chính sách phát triển đô thị tại thành phố
Tam Kỳ
Tổng số vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện theo các năm kế
hoạch

36

41



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển đô thị là qui luật của tất cả các nƣớc muốn phát triển nhằm tiến tới
một xã hội văn minh và hiện đại. Đặc biệt trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa trên
toàn cầu đã tăng lên đáng kể theo số liệu thống kê là 35%. Hệ thống đô thị là kết
quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt gắn bó hữu cơ với các
cuộc cách mạng phát triển công nghiệp, cách mạng khoa học và kỹ thuật. Vì vậy,vai
trò của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển lãnh thổ thể hiện khác nhau theo
từng giai đoạn lịch sử. Tại Việt Nam, từ 450 đô thị lớn nhỏ đến nay đã phát triển
thành gần 800 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh), 13 đô thị loại 1 trong đó có 03 thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Hải Phòng,
Đà Nang, Cần Thơ) và 10 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đô thị loại II còn lại là các
đô thị loại III, IV và V. Tuy vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chƣa
đáp ứng nhƣ quy mô đô thị, kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật...
Thành phố Tam Kỳ là một đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Tam Kỳ trong
những năm qua đã thực hiện chủ trƣơng gắn phát triển kinh tế với phát triển quy
hoạch đô thị, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách an sinh xã hội, quan
tâm nhân tố con ngƣời.., và đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Lãnh đạo thành phố
Tam Kỳ luôn coi trọng công tác quản lý, phát triển quy hoạch đô thị. Thành phố
Tam Kỳ đang xây dựng thành phố môi trƣờng nhằm hƣớng tới phát triển đô thị bền
vững, thành phố đang ra sức thực hiện xây dựng thành phố xanh, có nếp sống văn
minh đô thị- đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu...đã góp phần vào việc hiện thực hóa
mục tiêu phấn đấu xây dựng Tam Kỳ trở thành “một thành phố xanh và đáng
sống”[7], một thành phố có môi trƣờng đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có
thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một
trong những thành phố hài hòa, thân thiện, ...
Thành phố Tam Kỳ nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 Km về phía Nam, cách


1


sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25Km và cách khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất
khoảng 40 Km về phía Bắc. Thành phố Tam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Với tiềm năng địa thế
đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, Tam Kỳ có đƣợc điều
kiện thuận lợi để phát triển một đô thị lớn với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh
Quảng Nam.
Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Quảng Nam định hƣớng "đô thị hƣớng ra biển,
kéo dài bờ sông và bờ biển”, thành phố Tam Kỳ có địa thế 03 núi, 03 sông và giáp
biển nên định hƣớng phát triển đô thị bền vững thành phố Tam Kỳ rất quan trọng vì
nó có tính bao trùm và quyết định tính bền vững đô thị trong phát triển. Mặc dù đô
thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhƣng sự hiểu biết của
con ngƣời về đô thị và đô thị hóa vẫn còn ít ỏi. Và trong bối cảnh đó, vấn đề phát
triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trƣớc, đặt ra những vấn đề cần giải quyết
với thế giới quan khoa học.Và thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong
các khu đô thị. Đó là tình trạng hệ thống hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, mật độ xây
dựng quá dày, thiếu các tiện ích xã hội nhƣ siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe,
công viên, trƣờng học, hệ thống giao thông công cộng, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc,
không khí, thu gom và xử lý rác thải... và nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác
quản lý.
Xuất phát từ thực tế phát triển các đô thị hiện nay, còn rất nhiều vần đề bất cập
nhƣ đã nêu. Chỉ có con đƣờng duy nhất để cải thiện tình trạng trên là phát triển đô
thị bền vững. Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đang hƣớng tới
trong đó có Việt Nam.
Để các đô thị thực sự phát triển bền vững, cần có những nghiên cứu, đánh giá
hiện trạng phát triển, từ đó tìm ra các vấn đề còn bất cập để có hƣớng phát triển
trong tƣơng lai. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững các đô thị để

từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp phát triển đô thị bền vững trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ là hết sức cần thiết. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một
vấn đề cấp bách của thực tiễn hiện nay về phát triển đô thị bền vững mà tác giả lựa

2


chọn đề tài “ Thực hiện chính sách phảt triển đô thị bền vững từ thực tiễn thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Chính sách công trải qua quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách phát triển đô thị bền vững không phải là một vấn

đề mới mẻ mà

đƣợc nhắc đến nhiều đề tài nghiên cứu, đặc biệt là trong những năm gần đây việc đô
thị hoá trên cả nƣớc ngày càng mở rộng. Diện tích độ thị của thành phố Tam Kỳ
liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang
với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đƣợc đầu tƣ cả về số
lƣợng lẫn chất lƣợng, đem lại cho Tam Kỳ một tầm vóc mới cả về không gian lẫn
chất lƣợng đô thị, thay da đổi thịt nhờ tốc độ đô thị hóa trong những năm qua và
hiện nay vẫn còn tiếp tục thay đổi để phát triển vƣơn lên.
Đến nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về vấn đề quản lý phát triển
đô thị. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Bài viết của PGS. TS Trần Việt Tiến (2012), " Chính sách phát triển đô thị ở
Việt Nam:Thực trạng và định hƣớng hoàn thiện ” bài viết đã góp phần làm rõ thực
trạng chính sách phát triển đô thị ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đƣa ra định hƣớng các
giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đô thị tới năm 2020.
Đinh Văn Ân (chủ biên), Chính sách phát triển thị trƣờng bất động sản ở Việt
Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2011.

Vụ Quản lý Kiến trúc Quy hoạch - Bộ Xây dựng: Định hƣớng quy hoạch tổng
thể phái triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb. Xây đựng, Hà Nộỉ. 1998.
-

Nguyễn Thúy Hà (2013), "Chính sách phát triển đô thị: thực trạng và giải

pháp".
-

Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận

và kinh nghiệm của thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
Phạm Thị Bích Yên (2011), Đô thị hóa Việt Nam trong quá trình công nghiệp
hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011.
Nhìn chung, các tác phẩm sách, báo, công trình khoa học đã phản ánh rất

3


nhiều góc độ khác nhau về tình hình quản lý quy hoạch phát triển đô thị cả nƣớc nói
chung và ở Quảng Nam nói riêng. Đặc biệt nó đã phản ánh sự cấp thiết cần có cơ chế,
chính sách, giải pháp giải quyết vấn đề quản lý quy hoạch phát triển đô thị trong tiến
trình tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, đặc biệt
là tại các đô thị lớn. Mặc dù các tác phẩm, tác giả đã phản ánh tình trạng cấp thiết về
quản lý quy hoạch phát triển đô thị và đề xuất đƣợc những giải pháp để ổn định đời
sống của ngƣời dân trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hoá.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ
thống, sâu sát, đầy đủ về cơ chế, chính sách về quản lý quy hoạch phát triển đô thị
trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của minh. Đề tài luận

văn thực hiện có sự kế thừa, phát triển những thành quả của các tài liệu liên quan
trƣớc đó để đánh giá, phân tích, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp với tình hình
thực tế và chủ trƣơng phát triển kỉnh tế - xã hội của Thành phố trong những năm đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển đô
thị và chính sách phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, ở tỉnh Quảng Nam, luận
văn phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chỉ ra nhu cầu và xu hƣớng phát triển đô thị bền
vững ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại thành phố
Tam Kỳ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững,
tổng quan và nhận xét chính sách hiện hành về phát triển đô thị ở Việt Nam.
- Vận dụng lý thuyết về chính sách công để nghiên cứu chính sách phát triển
đô thị bền vững qua thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Nghiên cứu đƣa ra giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách phát

4


triển đô thị bền vững tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam phù hợp với điều kiện
thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển, cũng nhƣ yêu cầu và vị trí, vai trò của thành phố
đối với tỉnh, đối với vùng và quốc gia.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách phát triển đô thị, cụ thể là nghiên cứu giải pháp tăng
cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam về tình hình thực hiện
chính sách phát triển đô thị bền vững kể từ năm 2006 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội
học, quản lý học và đô thị học; vận dụng phƣơng pháp luận và lý thuyết về chính
sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ
hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của
các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công đƣợc soi sáng qua thực tiễn của
chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, thống
kê và so sánh... đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các
nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết,
quyết định của Đảng, Nhà nƣớc, bộ ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng; các tài
liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn
thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát
triển đô thị bền vững ở nƣớc ta nói chung và thực tế thành phố Tam Kỳ nói riêng.
Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến đề
tài trong thời gian qua.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi (nếu có): Phỏng vấn sâu

5


là là phƣơng pháp đối thoại với một đối tƣợng nhằm thu thập thông tin. Sử dụng
phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (nếu có) đối với đối tƣợng là nhà quản lý, giới
chức, cán bộ, doanh nghiệp, ngƣời dân sở tại...
- Phƣơng pháp thực địa: Khảo sát tình hình thực tế hoạt động đô thị tại thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
phát triển đô thị bền vững làm cơ sở định hình cho việc đề xuất các giải pháp tăng
cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững nhằm nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết
về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về thực hiện chính sách
phát triển đô thị bền vững tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để từ đó nâng
cao hiệu quả chất lƣợng của chính sách phát triển đô thị trong thực tiễn những năm
tiếp theo.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có kết cấu bao gồm 3 chƣơng, 10 tiết.
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
vững.
Chƣơng 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tại
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Chƣơng 3. Một số giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách phát triển đô thị
bền vững từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách phát triển đô
thị bền vững

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Đô thị đƣợc hiểu “Nơi dân cƣ đông đúc, là trung tâm thƣơng nghiệp và có thể
cả công nghiệp; thành phố hoặc thị trấn”.[34]
Đô thị là một không gian cƣ trú của cộng đồng ngƣời sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, của một miền
lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
Khái niệm về đô thị có tính tƣơng đối do sự khác nhau về trình độ phát triển
kinh tế xã hội, hệ thống dân cƣ mà mỗi nƣớc có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và
khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ
bản:
- Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 ngƣời sống tập trung, mật độ
trên 3000 ngƣời/km2 trong phạm vi nội thị.
- Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Nhƣ vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000
ngƣời trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu
chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhƣng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn.
Điều đó xuất phát từ đặc điểm nƣớc ta là một nƣớc đông dân, đất không rộng, đi từ
một nƣớc nông nghiệp.
Đô thị Việt Nam đƣợc hiểu "là một khu dân cƣ, trong đó lực lƣợng lao động

7


chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị" [27]. Ngày
nay,đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cƣ đông đúc với các hoạt động
mang tính chất phi nông nghiệp; các trung tâm đơn chức năng về hành chính hoặc

thƣơng mại,...mà đô thị đã trở thành một không gian cư trú của dân cư, là kết quả
tất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò là trung tâm tổng
hợp hoặc về một số mặt : hành chính, kinh tế - xã hội...của một vùng hoặc quốc gia,
biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với lối sống đô thị và các
hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng
hiện đại,...
Nếu Phát triển là khái niệm dùng để sự tăng lên về quy mô, sự thay đổi tích
cực về cơ cấu, tạo ra các khả năng khai thác nguồn lực cho phát triển và qua đó cải
thiện cuộc sống của con ngƣời; thì Phát triển bền vững (PTBV) là khái niệm dùng
để chỉ sự phát triển đồng bộ về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp
tục phát triển trong tƣơng lai xa. Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá
trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát
triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương
hại đến khả năng cùa chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong tương
lai". Ba lĩnh vực quan trọng nhất của phát triển bền vững, đó là : kinh tế; xã hội và
môi trƣờng thiên nhiên.
Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát
triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), phát
triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi
và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác
hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát

8



triển bền vững là sự tăng trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng
xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng
cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng sống.
Trên cơ sở khái niệm chung về phát triển bền vững: phát triển đô thị bền vững
là một đối tƣợng và vật thể quan trọng trong xã hội phát triển và phát triển bền
vững. Đô thị phát triển bền vững vẫn đƣợc dựa trên nguyên tắc: Kinh tế đô thị - môi
trƣờng đô thị và văn hoá xã hội đô thị. Phát triển đô thị bền vững đƣợc dựa trên một
hệ thống nhóm các tiêu chí (Criteria) trong đó có rất nhiều tiểu tiêu chí (Sub criteria) cụ thể khác. Nhƣ vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa các tiêu chí phát triển
đô thị bền vững là một thể thống nhất, chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thiếu một trong
các nhóm tiêu chí cũng nhƣ các tiểu tiêu chí trong các nhóm tiêu chí, đều có thể dẫn
tới đô thị sẽ không thể phát triển lành mạnh, tăng trƣởng kinh tế, quản lý môi
trƣờng, tiến bộ xã hội và càng không thể phát triển đô thị bền vững.
Từ đó có thể nhận định rằng, một đô thị bền vững trong quá trình phát triển,
theo quan niệm đầy đủ là : khi nó đạt đƣợc sự thống nhất trong một khuôn khổ bền
vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng sống của
thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hƣởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ lƣơng
lai. Khuôn khổ đó phải thể hiện thống nhất giữa kế hoạch, qui hoạch, quản lý phát
triển và hành động thực hiện với sự đồng thuận của mọi thành phần xã hội : nhà
nƣớc, tƣ nhân, cộng đồng; mọi cấp độ : địa phƣơng, thành phố và quốc gia.
Việc “ Khủng hoảng đô thị” đặt ra vấn đề phải có đƣờng lối, chính sách phát
triển tổng hợp để định hƣớng, dẫn dắt và đảm bảo các tiến bộ về cả kinh tế, xã hội,
văn hóa và cải thiện môi trƣờng đô thị phát triển hài hòa, cũng nhƣ dự báo đƣợc xu
hƣớng phát triển tƣơng lai của đô thị. Phát triển đô thị bền vững đồng nghĩa đó là :
"Cải thiện chất lượng sống trong đô thị bao gồm các thành phần cấu thành: Sinh
thái, văn hóa, chính trị, chính thể, xã hội và kinh tế mà không trở thành gánh nặng
cho thế hệ tương lai”.
Chính sách công là sự cụ thể hóa từ chủ trƣơng, quan điểm, định hƣớng của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các quyết định về

9



chính sách là những quyết định chính trị bao hàm ý chí chính trị và thực tiễn cuộc
sống nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Chính sách công tập trung giải quyết
vấn đề xã hội đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu tổng thể đã
xác định, không chỉ đề ra mục tiêu và các giải pháp với công cụ hành động thực
hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề có mối quan hệ biện chứng đang đặt
ra trong đời sống xã hội, mà còn giải quyết mối quan hệ giữa các bên tham gia
chính sách.
“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của
Đảng và Nhà nƣớc nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm
giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”[11]. Nhƣ vậy,
chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị liên quan của Đảng và
Nhà nƣớc nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp hành động để thực hiện giải quyết
các vấn đề của xã hội nhằm đạt một mục đích nhất định, góp phần thực hiện mục
tiêu tổng thể đã xác định.
Chính sách phát triển đô thị bền vững đƣợc hiểu là tập hợp các quyết định
chính trị có liên quan của Nhà nƣớc về phát triển đô thị bền vững nhằm lƣạ chọn
các mục tiêu cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề về phát
triển đô thị bền vững theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nƣớc đã xác định.
Về mặt bản chất, chính sách là kết tinh ý chí của chủ thể về phƣơng thức tác
động đến các đối tƣợng. Tuy nhiên, chính sách chỉ đƣợc hiện thực hóa khi nó tham
gia vào quá trình vận động, triển khai thực hiện trong đời sống xã hội.
Tổ chức thực hiện chính sách công là một khâu hợp thành chu trình chính sách
công. Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể
chính sách thành hiện thực với các đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu định
hƣớng, nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách hiệu quả.
Như vậy, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là toàn bộ quá trình
hoạt động của các chủ thể bằng các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa các
quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước về phát triển đô thị bền vững, với

các mục tiêu cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề về phát

10


triển đô thị bền vững theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nước đã xác định
thành hiện thực trong đời sống xã hội.
* Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, chính sách phát triển
đô thị bền vững nói riêng là khâu hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu vắng
công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại. Tổ chức thực hiện chính
sách công là trung tâm kết nối các bƣớc trong chu trình chính sách công thành một
hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách. So với các khâu khác trong chu trình
chính sách, tổ chức thực hiện có vị trí đặc biệt quan trọng, vì đây là bƣớc hiện thực
hóa chính sách trong đời sống xã hội.
Thứ hai, quá trình tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống là quá
trình phức tạp, đầy biến động, chịu sự tác động của một loạt yếu tố, thúc đẩy hoặc
cản trở việc thực hiện chính sách.
Thứ ba, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là toàn bộ quá trình
hoạt động của các chủ thể với số lƣợng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện rất
lớn, bao gồm các đối tƣợng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy
tổ chức thực hiện trên lĩnh vực đô thị của nhà nƣớc. Không chỉ có vậy, các hoạt
động thực hiện mục tiêu chính sách phát triển đô thị bền vững diễn ra cũng hết sức
phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy
hay kìm hãm nhau theo quy luật.
Thứ tư, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững bằng những cách thức
khác nhau nhằm hiện thực hóa các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nƣớc
về phát triển đô thị bền vững là một quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian
dài, vì thế chúng cần đƣợc lập kế hoạch, chƣơng trình để các cơ quan nhà nƣớc triển
khai thực hiện một cách chủ động hoàn toàn, có phân công, phối hợp để thực hiện

có hiệu quả các nội dung chính sách trong đời sống xã hội.
1.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Nếu đƣa vào thực hiện một chính sách phát triển đô thị bền vững tốt không
những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm đối tƣợng thụ hƣởng, mà còn góp phần

11


làm tăng uy tín của nhà nƣớc trong quá trình quản lý xã hội cũng nhƣ phát triển đô
thị một cách bền vững. Tuy nhiên, để có đƣợc một chính sách phát triển đô thị bền
vững tốt, các nhà hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm rất
công phu. Nhƣng dù tốt đến đâu thì chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu nó không
đƣợc đƣa vào thực hiện. Những phân tích trên đây giúp chúng ta nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững, từ đó chủ động
tích cực thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững một cách có hiệu quả.
Tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là giai đoạn biến ý đồ
chính sách thành hiện thực, biến thái độ ứng xử của nhà nƣớc với các đối tƣợng
quản lý thành hiện thực. Qua tổ chức thực hiện còn để khẳng định tính đúng, sai của
chính sách cũng nhƣ giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện. Tổ chức thực hiện
chính sách không tiến hành tốt dễ dẫn đến thiếu tin tƣởng thậm chí chống đối của
nhân dân đối với nhà nƣớc, chẳng hạn việc thực hiện chính sách đền bù đất đai
trong thời gian qua.
Hoạt động thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững có vai trò then chốt
trong thúc đẩy phát triển xã hội, phát triển đất nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững nhằm biến ý đồ chính
sách thành hiện thực. Trong quản lý xã hội, quản lý đô thị công cụ đƣợc nhà nƣớc và
chính quyền địa phƣơng dùng để chuyển tải thái độ ứng xử của mình đến các đối
tƣợng quản lý là chính sách. Tùy theo yêu cầu quản lý phát triển nền kinh tế, phát
triển đô thị ở từng thời kỳ, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng chủ động ban hành
các chính sách để thể hiện ý chí trong quan hệ với các thành phần kinh tế theo định

hƣớng. Nhƣ vậy có thể nói, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là giai
đoạn biến thái độ ứng xử của nhà nƣớc với các đối tƣợng quản lý thành hiện thực.
Thứ hai, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững nhằm từng bƣớc thực
hiện các mục tiêu chính sách phát triển đô thị bền vững và mục tiêu chung. Mục
tiêu chính sách phát triển đô thị bền vững có liên quan đến nhiều hoạt động chính
trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau, nên không thể cùng một lúc giải
quyết tất cả các vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai đoạn của mỗi

12


quá trình. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững để giải quyết các
vấn đề của đô thị trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu cơ bản nhất để thúc
đẩy qúa trình vận động của cả hệ thống đô thị đến mục tiêu chung.
Thứ ba, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững nhằm khẳng định tính
đúng đắn của chính sách trong phát triển đô thị. Một khi chính sách phát triển đô thị
bền vững đƣợc triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, thì tính đúng đắn
của nó đƣợc khẳng định ở mức cao hơn, tức là đƣợc cả xã hội thừa nhận, nhất là các
đối tƣợng thụ hƣởng chính sách phát triển đô thị bền vững.
Thứ tư, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững nhằm giúp cho chính
sách ngày càng hoàn chỉnh. Do ảnh hƣởng của ý chí chủ quan và sự vận động, phát
triển của môi trƣờng nên giữa chính sách phát triển đô thị bền vững và thực tế xã
hội trong giai đoạn tổ chức thực hiện chắc chắn có khoảng cách cần đƣợc lấp đầy
bằng những điều chỉnh về chính sách hay các biện pháp tổ chức thực hiện chính
sách. Những điều chỉnh bổ sung về mục tiêu hay biện chính sách phát triển đô thị
bền vững trong qúa trình thực hiện, chính là hoạt động hoàn chỉnh những chính sách
phát triển đô thị bền vững đang có và góp phần đúc rút kinh nghiệm cho hoạch định
các chính sách giai đoạn sau. [15]
* Vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Tổ chức thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững phải đáp ứng các yêu

cầu sau:
- Bảo đảm thực hiện mục tiêu chính sách phát triển đô thị bền vững. Để có thể
thực hiện, mục tiêu chính sách phát triển đô thị bền vững phải cụ thể, rõ ràng, chính
xác. Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực hiện chính
sách phát triển đô thị bền vững theo một định hƣớng. Thực hiện chính sách phát
triển đô thị bền vững là những hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
và các đối tƣợng chính sách nhằm đạt đƣợc những mục tiêu trực tiếp. Ứng với mỗi
mục tiêu trực tiếp này là những chƣơng trình, dự án cụ thể. Kết quả thực hiện chính
sách theo quá trình hoạt động trong từng thời kỳ đƣợc lƣợng hóa bằng những thƣớc
đo cụ thể. Tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chƣơng trình, dự án và các

13


hoạt động thực thi khác thành mục tiêu chung của chính sách.
- Bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện chính sách.Tổ chức thực hiện chính
sách phát triển đô thị bền vững là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách,
nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống
thống nhất. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là thực hiện một cách máy móc lộ trình và
phƣơng thức thực hiện chính sách của nhà nƣớc mà cần tùy theo những điều kiện cụ
thể để tiến hành thực hiện các bƣớc cho hợp lý.
- Bảo đảm tính khoa học và pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách. Đòi
hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nƣớc phải gọn, nhẹ, đủ năng lực tổ chức thực hiện
chính sách theo quy trình khoa học. Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức
thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là việc phối hợp nhịp nhàng giữa
các cơ quan quản lý chính sách phát triển đô thị, việc thu hút các nguồn lực hƣớng
mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chƣơng trình, dự án để thực
hiện có hiệu quả một chính sách... Tính pháp lý đƣợc thể hiện trong tổ chức thực
hiện chính sách là việc chấp hành các chế định về thực hiện chính sách nhƣ: trách
nhiệm, quyền hạn của tổ chức, các cá nhân đƣợc giao thực hiện chính sách, thủ tục

giải quyết các mối quan hệ trong thực hiện chính sách, cƣỡng chế thực hiện chính
sách trong trƣờng hợp cần thiết.
- Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tƣợng thụ hƣởng. Trong xã hội thƣờng
tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời
gian. Nhà nƣớc thƣờng bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối tƣợng thụ hƣởng trong
xã hội bằng chính sách. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hƣởng
ứng thực hiện một các tự giác trên cơ sở lòng tin của nhân dân vào chính sách của
nhà nƣớc. Kết quả trên có đƣợc chỉ khi chính sách thật sự mang lại lợi ích cho mỗi
đối tƣợng thực hiện và toàn xã hội.
1.2. Nội dung thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
1.2.1. Vấn đề chính sách phát triển đô thị bền vững ở nước ta hiện nay
Sự phát triển đô thị nhanh tại Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là
thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, vấn đề giao thông, nhà ở và tình trạng ô nhiễm

14


môi trƣờng đô thị. Quy hoạch đô thị hiện vẫn chƣa đạt đƣợc vai trò quan trọng trong
dẫn đƣờng cho phát triển, bởi các đô thị có xu hƣớng phát triển tự phát nhiều hơn là
dựa theo đúng quy hoạch. Công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ
môi trƣờng trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị còn yếu kém. Việc phối
hợp quản lý, điều hành và quản lý hệ thống đô thị trong vùng đô thị hoá, vùng phát
triển kinh tế xã hội còn yếu kém, nhất là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vào phát triển đô thị nhƣ đất, sông, bờ biển, hồ, rừng, núi... còn gây ra lãng
phí tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng các hệ sinh thái, cũng nhƣ làm giảm hiệu
quả của công cuộc phát triển kinh tế đô thị và vùng. Tình trạng phát triển đô thị và
đô thị hoá hiện nay chƣa thể hiện rõ bản sắc địa phƣơng của vùng, miền và đặc
điểm khí hậu và ít nhiều tạo sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn.
Trƣớc thực trạng phát triển đô thị và đô thị hóa hiện nay, có thể thấy, hiện vẫn
còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém làm ảnh hƣởng tới phát triển chung của

toàn xã hội. Do đó, cần có những giải pháp để tiếp tục phát huy những cái tốt,
những mặt tích cực mà chúng ta đã đạt đƣợc đồng thời cũng khắc phục những hạn
chế trong quá trình đô thị hóa .
1.2.2. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong Chỉ thị số 36CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ
môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó nhấn
mạnh: "Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng
lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành,
là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc".
Theo hệ tiêu chí Phát triển đô thị bền vững thuộc Chƣơng trình Thiên niên kỷ
21 do UNPD tài trợ, đã đề xuất 10 nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị
hóa [17]:
Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái
tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng;

15


Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo sự phát triển đô thị
bền vững, ổn định cho mọi thành phần kinh tế và mọi ngƣời dân đô thị;
Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh;
Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững;
Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao;
Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững;
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững;
Lồng ghép quy hoạch môi trƣờng trong quy hoạch đô thị;
Huy động sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân đô thị trong công tác qui
hoạch, phát triển và quản lý đô thị;
Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và phát triển.

1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Chính sách công hay chính sách phát triển đô thị bền vững là một trong những
công cụ quản lý của Nhà nƣớc để điều hành hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy chủ
thể ban hành chính sách công hay chính sách phát triển đô thị bền vững là Nhà
nƣớc, cụ thể là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nƣớc, đồng thời các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng là chủ thể tổ chức thực hiện chính sách công, và
đặc biệt là có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân là những đối tƣợng thực hiện
chính sách. Ngƣời dân vừa là ngƣời trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính
sách, vừa trực tiếp thụ hƣởng những lợi ích mang lại từ chính sách.
Về phía Nhà nƣớc, chủ thể ban hành chính sách đồng thời là chủ thể tổ chức
thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững gồm có các cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền nhƣ: Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ có liên quan nhƣ
Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT,
UBND các tỉnh, thành, UBND các thành phố, huyện của các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW. Nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với đô thị đƣợc pháp luật qui định [22]
chức năng, thẩm quyền quản lý đối với bộ máy công quyền trên địa bàn đô thị:
Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển đô thị bao gồm các văn bản pháp
quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế quản lý quy hoạch, quản lý phát triển đô thị;

16


Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện chƣơng trình đầu tƣ phát triển đô thị; tổ
chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn và phạm vi quản lý đảm
bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn;
-Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp
luật vì mục tiêu phát triển bền vững, chủ yếu về quản lý và sử dụng đất đô thị; quản
lý phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nhà ở; quản lý tài chính đô thị;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quản lý phát triển
đô thị;

- Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng và phát triển đô thị; trật tự
văn minh đô thị, gìn giữ, phát huy giá trị đi sản văn hoá- kiến trúc cảnh quan đô thị;
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về quy hoạch phát triển và xây dựng đô
thị.
Bảng 1.1. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Cấp
quản lý

Các bên tham
gia (chủ thễ)
Quốc hội (ủy

Chức năng/ nhiệm vụ

Động cơ/
thái độ

Giám sát việc thực hiện Luật, Nghị

ban khoa học, quyết của Quốc hội; giám sát hoạt
công nghệ và động của Chính Phủ, các Bộ, cơ
Môi trƣờng)
quan ngang bộ...trong việc thực
hiện chính sách phát triển đô thi
Chính phủ

Vai trò

Thống nhất quản lý PTĐT trong


Thẩm
Quan
tra»
tâm, Hỗ
Giám sát trợ
Quản lý

phạm vi cả nƣớc; ban hành văn bản trong
Quan
QPPL, cơ chế, chính sách cụ thể để phạm vi tâm, Hỗ
đảm bảo PTĐTBV
cả nƣớc trợ
Cấp TW Bộ Xây dựng

Là Cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về
PTĐT (Quy hoạch XD;kiến trúc;
hoạt động đầu tƣ XD, phát triến đô
thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và KCN;
Khu KT; Khu CN cao; nhà ở; công
sở; thị trƣờng bất động sản; vật lỉệu

17

Quản lý
cấp
Trung
ƣơng

Ảnh

hƣởng


Cấp
quản lý

Các bên tham
gia (chủ thễ)

Chức năng/ nhiệm vụ

Vai trò

Động cơ/
thái độ

xây dựng; quản lý nhà nƣớc các
dịch vụ công trong lĩnh vực theo Bộ
quản lý theo quy định pháp luật)
Các Bộ, cơ

Quản lý nhà nƣớc về PTĐT trong

Quản lý

quan ngang

ngành, lĩnh vực theo sự phân công

PTĐT


Bộ, Cơ quan

của Chính phủ

theo

thuộc Chính
phủ
Cấp địa UBND các
phƣơng tỉnh, thành

Hợp tác

ngành,
lĩnh vực
Quản lý về PTĐT trên địa bàn tỉnh, Quản lý
thành

Tác động

câp tỉnh,
thành
phố

Phòng kinh tể Quản lý về PTĐT trên địa bàn

Quản lý

và hạ tầng

thành phố, huyện
(Huyện) hoặc
phòng Quản lý
đô thị (thành

cấp
huyện,
thành
phố

Tác động

phố; thị xẵ,
thành phố
thuộc tỉnh)
Mặt trận, các

Đối tƣợng thực hiện

Cấp cơ đoàn thể và
sở
các tầng lớp
nhân dân,
doanh nghiệp

Tham gia
Thụ
hƣởng

1.2.4. Môi trường thể chế chính sách phát triển đô thị bền vững

Thể chế giúp cho mọi hoạt động của đời sống xã hội diễn ra có trật tự theo một
hệ thống nhất định, Vì vậy, hệ thống thể chế thống nhất từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng là nền tảng tạo lập môi trƣờng thể chế chính sách PTĐTBV. Hệ thống thể
chế chính sách PTĐTBV phải tuân thủ thể chế chung về quy trình ban hành văn bản

18


quy phạm pháp luật. Quá trình thẩm định, phê chuẩn và ban hành phải tuân theo
luật định.
Thể chế chính sách PTĐTBV dựa trên hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ban
hành theo thẩm quyền:
- Thể chế do cấp Trung ƣơng quản lý bao gồm các văn bản Luật do Quốc hội
ban hành, các văn bản pháp quy do Chính phủ và các Bộ ngành ở Trung ƣơng ban
hành.
- Thể chế do chính quyền địa phƣơng quản lý bao gồm các văn bản quy phạm
do HĐND, UBND và các cơ quan chức năng các cấp ở địa phƣơng ban hành.
Bảng 1.2. Môi trường thể chế chính sách PTĐTBV
Hệ thống thể
chể

Chủ thể ban hành
Quốc Hội

Cấp
Trung ƣơng

Cấp Tỉnh,
thành phổ


Cấp huyện,
quận, thị xã,
thành phố
thuộc tỉnh,
thành phổ

Thấm quyền ban hành

Hiên pháp
Luật; Nghị quỵết
Chính Phủ
Nghị định
Nghị quyết
Thủ tƣớng Chính phủ
Quyêt định
Chỉ Thị
Bộ XD
Quyêt định; Chỉ thị
Thông tƣ; TT liên tịch
Các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan Quyêt định; Chỉ thị
thuộc Chính phủ có liên quan
Thông tƣ; TT liên tịch
HĐND các tỉnh, thành phô trực thuộc - Nghị quyết
Trung ƣơng
UBND các tỉnh, thành phô trực thuộc - Quyêt định; Chỉ thi
Trung ƣơng
Sở XD các tỉnh trực thuộc Trung ƣơng
- Quyết định
UBND các huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh, Quyêt định
thành phố

Chỉ thi
Các phòng Quản Lý Đô Thị (quận, thị xã - Quyết định
thuộc tỉnh, thành phố), phòng Kinh tế và
hạ tầng (huyện)

19


×