Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn cục hải quan tỉnh bình phước ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.78 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ RỦI RO TỪ THỰC TIỄN
CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ RỦI RO TỪ THỰC TIỄN
CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH PHƢỚC

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục
Hải quan tỉnh Bình Phước” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc trích dẫn tài liệu. Nghiên
cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở công trình, đề tài nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN HẢI QUAN .......................................................................................... 6
1.1. Khái niệm rủi ro và chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động hải
quan ................................................................................................................... 6
1.2. Mục tiêu, nội dung và trai trò của chính sách quản lý rủi ro trong hoạt
động hải quan .................................................................................................. 12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động
của cơ quan hải quan ....................................................................................... 20
1.4. Kinh nghiệm thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động của hải quan
một số nước ..................................................................................................... 27

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH
PHƢỚC .......................................................................................................... 34
2.1. Khái quát về hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ................... 34
2.2. Những thành tựu trong thực hiện chính sách quản lý rủi ro của Cục
Hải quan tỉnh Bình Phước ............................................................................... 37
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách quản
lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước .................................................... 46
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH PHƢỚC .................................................... 58
3.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ...... 58


3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản
lý rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ..................... 63
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBCC

Cán bộ, công chức

CSDL

Cơ sở dữ liệu


HĐH

Hiện đại hóa

HTQT

Hợp tác quốc tế

NC

Nhập cảnh

NK

Nhập khẩu

QLRR

Quản lý nhà nước

TCHQ

Tổng cục Hải quan

XC

Xuất cảnh

XK


Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

XNC

Xuất nhập cảnh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số thu ngân sách các năm của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ...... 35
Bảng 2.2. Kim ngạch XNK và số doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải
quan trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ........................................... 36
Bảng 2.3. Thống kê về hoạt động đào tạo của Cục Hải quan tỉnh Bình
Phước............................................................................................................... 39
Bảng 2.4: Kết quả phân luồng tờ khai giai đoạn 2014-2017 .......................... 49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan Bình Phước ....................................... 34
Hình 2.2. Quy trình quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa ...................... 40


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập cùng xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra những chuyển
biến mạnh mẽ trong hoạt động thương mại quốc tế, khiến dòng chảy hàng hoá
gia tăng không ngừng. Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này, cộng đồng

quốc tế muốn giảm thiểu sự can thiệp của Hải quan đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất nhập cảnh, rút ngắn thời gian thông quan nhưng vẫn
phải đảm bảo việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật hải quan của các tổ chức và
cá nhân.
Nhằm đạt tới sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát,
cơ quan Hải quan đã dần từ bỏ phương thức quản lý hải quan truyền thống là
kiểm tra đối với hầu hết hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất,
nhập cảnh để chuyển sang áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro với những cách
thức khác nhau. Việc này đã đem lại hiệu quả to lớn đối với nhiều quốc gia,
trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động của cơ quan hải quan, hoạt động xuất, nhập
khẩu (XNK) có thể bị tác động hai mặt (tích cực, tiêu cực) ở mức nhất định.
Trong thời đại ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, khi thương mại quốc
tế ngày càng phát triển nhanh chóng, vấn đề đặt ra với cơ quan hải quan là
phải cân bằng giữa chức năng kiểm soát và chức năng tạo thuận lợi cho
thương mại và phù hợp với các thỏa thuận, cam kết quốc tế về thương mại đã
ký kết. Chính vì thế cải cách, hiện đại hóa, hài hòa thủ tục hải quan phát huy
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong quản lý nhà nước về Hải quan đối
với hoạt động XNK của các quốc gia là yêu cầu cấp bách, cần thiết nhằm đáp
ứng sự phát triển ngày càng lớn của dòng chảy thương mại quốc tế.

1


Một trong những nội dung cải cách hoạt động hải quan của nhiều nước
trong quá trình hội nhập, trong đó có Việt Nam, là áp dụng phương thức quản
lý rủi ro (QLRR) vào các hoạt động của của cơ quan hải quan. QLRR cho
phép cơ quan hải quan tập trung nguồn kiểm soát các đối tượng có xác suất
rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực
thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước.

Từ năm 2005, Hải quan Việt Nam đã từng bước áp dụng quản lý rủi ro
vào quy trình thủ tục Hải quan, qua một số năm triển khai, quản lý rủi ro đã
thu được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại, giảm kiểm tra thực tế hàng hoá từ trên 60% năm 2005
xuống còn 11% năm 2012, giảm thời gian thông quan trung bình từ 4-8 tiếng
năm 2005 xuống còn hơn 1 tiếng năm 2016, đồng thời tạo lập môi trường
tuân thủ pháp luật hải quan cho các doanh nghiệp.
Mặc dù QLRR có vai trò quan trọng trong quản lý hải quan hiện đại,
nhưng hiện nay, việc nhận thức về lĩnh vực này còn hạn chế đối với một bộ
phận không nhỏ công chức Hải quan Việt Nam nói chung, trong đó có Cục
Hải quan tỉnh Bình Phước, dẫn đến tình trạng áp dụng QLRR thiếu thống
nhất, nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, cơ sở lý luận về QLRR vẫn còn
chưa đồng bộ. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của cơ
quan hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nói riêng.
Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Thực
hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước" để
viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số công trình nghiên cứu liên quan như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành "Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn để ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ hải
2


quan", năm 2004 của Thạc sĩ Nguyễn Toàn, Vụ HTQT – TCHQ;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành "Nghiên cứu xây dựng, quản lý
và sử dụng hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan", năm
2007 của Thạc sĩ Quách Đăng Hoà, Ban QLRR - TCHQ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành "Nâng cao hiệu quả áp dụng
quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan", năm 2006 của Tiến sĩ Vũ

Ngọc Anh - TCHQ;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi "Dự án hiện đại hóa hải quan bằng nguồn
vốn vay Ngân hàng Thế giới" của Bộ Tài chính năm 2005.
- Dự án hiện đại hóa, mô hình nghiệp vụ hải quan của Bộ Tài chính
năm 2005.
- Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Ngành Hải quan giai
đoạn 2008-2010 của Bộ Tài chính năm 2008.
- Đề án: “Nâng cao năng lực quản lý rủi ro của Ngành Hải quan giai
đoạn 2013- 2015, tầm nhìn 2020” của TCHQ năm 2013.
Các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận mang tính
khái quát chung về QLRR trong lĩnh vực hải quan hoặc thực tiễn giai đoạn
khởi đầu áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan. Tuy nhiên, chưa có
công trình nghiên cứu cụ thể nào về quản lý rủi ro đối với một Cục Hải quan
địa phương cụ thể nào trong giai đoạn cải cách, hiện đại hóa hải quan hiện
nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận về chính sách quản lý rủi ro, từ thực tiễn thực
hiện chính sách quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rủi ro
của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước trong bối cảnh hiện nay
3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý rủi ro và các hoạt động
của cơ quan hải quan.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong quá trình thực hiện chính sách
quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý

rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải
quan tỉnh Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh Bình
Phước
Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ năm 2012 đến 2017.
5. Phƣơng pháp lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước, những quy định pháp lý của
WTO, của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hải quan và những cam kết của
Việt Nam với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như: thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... trên cơ sở sử
dụng số liệu thống kê từ tiếp cận thực tế, tư liệu của Cục Hải quan tỉnh Bình
Phước cung cấp và thu thập thông tin, số liệu trên sách báo, internet.., để phân
tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá và rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
4


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×