Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.31 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO PHÚC THỊNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO PHÚC THỊNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN DUY LỢI

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội
đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Duy Lợi, người đã trực tiếp
hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo Văn
phòng Huyện ủy, văn phòng HĐND và UBND, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện Trà Bồng, cùng bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia
sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của
quý thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đào Phúc Thịnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về "Thực
hiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững từ thực tiễn huyện Trà Bồng,
tỉnh Quảng Ngãi" là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lặp với

các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Đào Phúc Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ...................................................... 10
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 10
1.2. Đặc trưng, vai trò và những yếu tố chủ yếu tác động tới thực hiện chính sách
phát triển nông nghiệp bền vững ............................................................................... 16
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững quốc tế,
trong nước và bài học kinh nghiệm ........................................................................... 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TRÀ BỒNG .............. 28
2.1. Khái quát huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi .................................................... 28
2.2. Khái quát về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Trà Bồng ... 34
2.3. Thực trạng và đánh giá thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững
tại huyện Trà Bồng thời gian qua .............................................................................. 37
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN TRÀ
BỒNG ....................................................................................................................... 63
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Trà
Bồng thời gian tới...................................................................................................... 63
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Trà Bồng 65
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp
bền vững .................................................................................................................... 68

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH

: Ban Chấp hành

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

KTTT

: Kinh tế tập thể


NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Một số chỉ tiêu kinh tế chung của huyện Trà Bồng theo giá cố

31

bảng

2.1.

định năm 1994
2.2.

Tổng hợp tình hình biến động diện tích các loại đất năm 2016 so

38

với năm 2011
2.3.

Lao động và tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp

44

2.4.

Chất lượng lao động của huyện Trà Bồng

45

2.5.

Tổng hợp tình hình vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và

48

Phát triển nông thôn
2.6.


Tổng hợp tình hình vay vốn của Ngân hàng CS-XH

49

2.7.

Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

59

trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Trà Bồng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với gần 70% dân cư đang sống
ở nông thôn, 48% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp tới 20%
GDP của đất nước, chiếm tới 1/4 doanh thu xuất khẩu quốc gia, tạo việc làm cho
khoảng 50% lao động trong thời gian qua. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã,
đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định
kinh tế - xã hội đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng những vấn đề liên
quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế của đất nước. Nước ta vẫn còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề
nông, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản khá
lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống của con người những
sản phẩm tối thiểu cần thiết đó là lương thực, thực phẩm, là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao

thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng và chủng loại.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản
phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hoá, mở rộng thị trường…. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng
nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông
nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế
có vị trí rất quan trọng.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu
hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và
tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác

1


động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông
nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông
thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển,
từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với
thị trường thế giới.
Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn
phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống suy
giảm về nguồn lực và mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các thách thức trong phát
triển nông nghiệp vẫn còn lớn, điển hình như: sự nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy giảm
về tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm về môi trường không khí, môi trường nước,
môi trường đất, sự áp lực về dân số, sử dụng quá mức các chất hoá học .... đang làm
ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống, đe dọa trực tiếp hàng ngày đến sự phát triển
của con người, của giống nòi đang là vấn đề được đặt ra hết sức lớn lao và nghiêm
túc của toàn xã hội.

Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn sẽ
tiếp tục là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong
nhiều thập kỷ tới.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX), nông nghiệp, nông thôn,
nông dân vẫn là những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của nước ta. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Chính phủ cũng đã ban
hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2008 về định hướng phát triển
bền vững ở Việt Nam, trong đó khẳng định phải phát triển nông nghiệp theo yêu
cầu bền vững và đề ra những vấn đề cần ưu tiên trong phát triển nông nghiệp bền
vững ở nước ta. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy
BCH Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, một lần nữa, Đảng
ta tiếp tục lần nữa xác định mục tiêu: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở

2


các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang
bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt
và lâu dài.
Huyện Trà Bồng là một trong những huyện miền núi và nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 80 mét đến gần 1.500 mét so với mặt nước biển.
Huyện Trà Bồng nằm ở vùng khí hậu á nhiệt đới, có hai mùa mưa, nắng tương đối
rõ rệt. với hơn 80% dân số sinh sống ở nông thôn, miền núi và trên 70% lao động
nông nghiệp. Trong những năm qua, nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều

thành tựu nhất định, phát triển với tốc độ khá, giá trị sản xuất bình quân tăng từ 1012%/năm; sản xuất nông nghiệp được đầu tư thâm canh, chú trọng công tác chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng các loại giống có năng năng suất, chất lượng mang
lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người nông dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
được tăng cường; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khởi sắc.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của huyện. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng và sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất,
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp
còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán. Cơ sở hạ tầng nông thôn hiện
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản
xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, tập
quán canh tác lạc hậu, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư vào sản xuất
nông nghiệp còn hạn chế, ô nhiễm môi trường chưa được quản lý chặt chẽ, đời
sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ lao động nông thôn chưa
có việc làm còn ở mức cao.

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×