Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.2 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG THIÊN AN

TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG THIÊN AN

TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG



HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN ............... 5
1.1 Những vấn đề lý luận về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ..................5
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 ..........14
1.3. Khái quát quy định của pháp luật hình sự một số nước trên Thế giới về tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ...........................................................................32
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TỘI HỦY
HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................... 39
2.1 Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản......................................................................................................................... 39
2.2.Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản tại tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 41
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ
HỎNG TÀI SẢN TRONG XÉT XỬ ..................................................................... 63
3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản ...................................................................................................63
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
trong xét xử ...............................................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

TAND

: Tòa án nhân dân

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Hình sự sơ thẩm (Thuộc thẩm quyền cấp tỉnh)
Bảng 2.2. Hình sự phúc thẩm
Bảng 2.3. Hình sự sơ thẩm (Thuộc thẩm quyền cấp huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách pháp luật phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhằm cụ thể hóa
và tổ chức thực hiện tốt chủ trương trên, trong thời gian ngắn, Bộ Chính trị đã ban
hành hai Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam định hướng đến 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược
cải cách tư pháp, mục tiêu chung là nhằm hướng đến việc củng cố và hoàn thiện hệ
thống pháp luật tiến tới xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Thực tế chúng ta đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách, tích cực
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nằm trong nhóm các tội xâm
phạm quyền sở hữu, là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này không chỉ
phương hại trực tiếp đến tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn trực tiếp xâm phạm
đến trật tự an toàn xã hội. Hậu quả của các hành vi xâm phạm sở hữu này gây ra vô
cùng to lớn, gây bức xúc trong nhân dân. Trong khi công tác xây dựng pháp luật
hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm có nhiều chuyển biến tích cực, thì tình
hình tội phạm đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ở nước ta hiện nay
vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đa dạng, thậm chí xác định xử lý
khó khăn.Vì thế chúng ta cần phải nghiên cứu những vấn đề liên quan đến loại tội
phạm này diễn biến trên thực tế, từ đó xây dựng được chính sách hình sự phù hợp,
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về cơ bản và lâu
dài. Đó là công cụ sắc bén của Nhà nước để bảo vệ an ninh trật tự xã hội, các quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu, giáo
dục mọi người ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa.
1


Do đó, việc nghiên cứu loại tội phạm này là điều cần thiết và hết sức cấp
bách hiện nay và đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu về “ Tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”
làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản - tội phạm nằm trong
nhóm các tội xâm phạm sở hữu, là nghiên cứu về những hành vi có tính nguy hiểm
cho xã hội và diễn biến phức tạp. Nội dung này đã được một số nhà nghiên cứu luật
học đề cập trong các sách chuyên khảo, luận văn và khóa luận tốt nghiệp.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến đề tài luận văn, đó là:
- Giáo trình luật hình sự Việt Nam , Đại học luật Hà Nội (2011), Nhà xuất
bản Công an nhân dân; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm xâm
phạm sở hữu) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội (2002), Giáo trình sau đại học về luật hình sự Việt Nam phần các tội
phạm của GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên (2014), Nhà xuất bản khoa học xã hội,
Hà nội…
Tuy nhiên, hiện nay công trình nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ riêng đối với
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản vẫn chưa nhiều. Nhất là vẫn chưa có
công trình nghiên cứu về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản từ thực tiễn
khoanh vùng một địa phương cụ thể. Do đó luận văn này sẽ đóng góp phần nào về
việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn đối với các hành vi cụ thể quy định
trong Bộ luật hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên thực
tiễn địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng
tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trong
xét xử.
2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là :
- Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể là làm rõ về khái niệm,
dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản;
- Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản và nghiên cứu thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở hai cấp
xét xử (Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án nhân dân
tỉnh Đồng Nai);
- Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trong xét xử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về lý luận và thực
tiễn đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo pháp luật hình sự Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên cơ sở Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ
sung ngày 19/6/2009, Bộ luật hình sự năm 2015 và những văn bản pháp luật có liên
quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khái niệm, dấu hiệu pháp lý và hình phạt
đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật
hình sự năm 1999 và tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 từ thực tiễn xét xử của tỉnh
Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Một số phương pháp cụ thể như:
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết
định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cấp Tòa án. Phương pháp so sánh
pháp luật để đối chiếu với các quy định của pháp luật với nhau nhằm tìm ra những
3



điểm mới trong quá trình nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng
về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu theo
pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối
với việc nâng cao hiệu quả khi áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện
hành xử lý đối với các hành vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đồng thời qua đó tác giả mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng, hoàn thiện quy
định của pháp luật hình sự nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho cán bộ làm công
tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học luật hình sự, cho các cán bộ thực tiễn đang
công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án và các sinh viên chuyên ngành luật hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và lập pháp hình sự Việt Nam về tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản và thực tiễn thi hành tại tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của
pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong xét xử

4



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
1.1 Những vấn đề lý luận về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.1.1 Khái niệm
Tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản là một trong các tội xâm phạm sở
hữu, vì vậy khái niệm tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản phải thỏa mãn khái
niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các các dấu hiệu
đặc thù nói riêng.
Khái niệm chung về các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ
quan, tổ chức và của công dân.
Như vậy khái niệm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi có
lỗi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ nhất
bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và cụ thể hành vi này là hành
vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hành vi hủy hoại tài sản là hành vi làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài
sản không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Hành
vi làm hư hỏng tài sản là hành vi làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá
trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có
thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xâm hại quan hệ sở hữu và sự
thiệt hại này phải phản ánh được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt
hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ trong các tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là quan hệ tài sản, ngoài
ra còn có các quan hệ khác như trật tự an ninh, an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm hoặc những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ

5


nghĩa, nhưng quan hệ về tài sản là quan hệ chủ yếu và là đặc trưng của các tội xâm
phạm sở hữu nói chung và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói lên bản chất
chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu nội dung quyết
định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật
hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã
hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại
không thể là yếu tố duy nhất phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi mà chỉ khi được kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là
nguy hiểm đã đến mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay
không. Tính nguy hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất" của thiệt hại,
được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã hội
càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của thiệt hại
là đặc tính về "lượng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà mức độ đó được
biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại là một căn cứ để
đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp với các căn cứ khác nó
phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" cho xã hội, tạo
cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Bộ luật hình sự qui định
Tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản do nó đã xâm hại đến sở hữu của nhà nước,
tập thể, cá nhân là quan hệ xã hội được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Khi thực
hiện hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác, không những tội
phạm xâm hại đến sở hữu mà còn xâm hại đến sự phát triển của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của nền kinh tế, cũng như xâm hại đến trật tự an toàn xã hội.
Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá
trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản. Đây là tội phạm gồm

hai hành vi độc lập nhưng lại cùng tính chất, nên nhà làm luật quy định chung trong
cùng một điều luật. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội
6


hủy hoại tài sản hay chỉ cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu người phạm tội có cả hai
hành vi hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản thì phải định tội là hủy hoại và tội cố ý
làm hư hỏng tài sản, chứ không định tội là hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tóm lại, từ phân tích căn cứ tội phạm ta có thể đưa ra khái niệm “ tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có
năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến
tài sản của người khác (bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng) có giá trị do Bộ luật hình sự
quy định”.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý
1.1.2.1. Khách thể của tội phạm
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xâm hại quan hệ sở hữu. Đối
tượng của tội phạm này là tài sản.
Tài sản theo quy định của pháp luật dân sự bao gồm: vật có thực, tiền, giấy
tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản.
Tuy nhiên khi xác định tài sản là đối tượng tác động của tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản cần lưu ý:
- Một số loại tài sản là các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia lại không phải là đối tượng tác động của tội này;
- Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không còn
là đối tượng tác động của tội phạm này;
- Tiền luôn có thể là đối tượng tác động của tội phạm này;
- Giấy tờ trị giá được bằng tiền có thể là phương tiện phạm tội giúp người
phạm tội có thể xâm phạm sở hữu. Trong một số trường hợp giấy tờ này có thể là
đối tượng tác động của tội phạm này;
- Quyền về tài sản không thể là đối tượng của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư

hỏng tài sản. Nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lãnh hàng
v.v.. có thể là đối tượng tác động của tội phạm này trong một số trường hợp nhất
định.

7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×