VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC NGỌC
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỨC NGỌC
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số:
838.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Luyện. Các số liệu, tài liệu, kết quả khảo sát nêu
trong luận văn là trung thực, phản ánh đúng đắn số liệu thực tiễn và chưa từng được
công bố một cách đầy đủ trong bất kỳ công trình nào. Tài liệu tham khảo trong luận
văn được trích dẫn từ các nguồn một cách đầy đủ và chính xác, do đó, luận văn đảm
bảo tính chân thực, khoa học, pháp lý của một công trình nghiên cứu.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Đức Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI MUA
BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY ........................................................................7
1.1. Khái quát lập pháp hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy ......7
1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy theo
pháp luật hình sự Việt Nam ......................................................................................10
1.3. Cơ sở lý luận của định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy .......................................................................................................16
1.4. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với một số tội phạm khác .............2626
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
...............................................................................................................................2929
2.1. Khái quát tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk .................................................................................................................2929
2.2. Thực tiễn định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk ...........................................................................................................................322
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...............................................................................................400
2.4. Nhận xét, đánh giá ..........................................................................................4646
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ...............................................................................5151
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy ..............5151
3.2. Hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy 5454
3.3. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma
túy ..........................................................................................................................5858
3.4. Nâng cao năng lực của cán bộ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán
trái phép chất ma túy .............................................................................................6060
3.5. Các giải pháp khác .........................................................................................6262
KẾT LUẬN ..........................................................................................................6565
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật Tố tụng hình sự
TAND
Tòa án nhân dân
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
CQĐT
Cơ quan điều tra
QĐHP
Quyết định hình phạt
CTTP
Cấu thành tội phạm
QPPL
Quy phạm pháp luật
TNHS
Trách nhiệm hình sự
THTT
Tiến hành tố tụng
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2017 .....................2929
Bảng 2.2: Tỷ lệ xét xử sơ thẩm các vụ án và bị cáo về tội mua bán trái phép chất ma
túy so với các tội phạm về ma túy và các tội phạm khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ
năm 2013 đến năm 2017 .........................................................................................300
Bảng 2.3: Cơ cấu xét theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2017 ..............300
Bảng 2.4: Cơ cấu xét theo mức hình phạt áp dụng đối với tội mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2017 ...............................311
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia trên toàn thế giới. Ở nước
ta tệ nạn ma túy vẫn đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Theo thống kê đến
tháng 12/2017 nước ta có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, số người
nghiện ma túy tiếp tục gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Ma túy không chỉ hủy
hoại sức khỏe của con người, làm mất khả năng lao động, học tập mà còn gây tổn
hại nghiêm trọng về mặt kinh tế, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã
hội, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, gây mất trật tự,
an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy đang tác động và gây
ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm tây nguyên, phía Đông giáp Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với
đường biên giới dài 193 km, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị
hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn
vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. Kinh tế chủ đạo
của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm
năng về du lịch sinh thái. Đắk Lắk có bản sắc văn hóa đa dạng, đặc biệt Đắk Lắk
được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân
loại. Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết
hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc
trong tỉnh, hàng năm trong tỉnh tổ chức rất nhiều lễ hội. Đắk Lắk có Sân bay Buôn
Ma Thuột, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14, 14C, 27, 26, 29. Dân
số tỉnh Đắk Lắk khoảng 1,833 triệu người, trong đó số lượng người nhập cư từ các
tỉnh khác chiếm tỷ lệ cao, hiện nay số thanh niên trong tỉnh đi làm ăn, buôn bán ở
các thành phố lớn chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Những đặc điểm này mang lại cho tỉnh Đắk Lắk nhiều ưu thế để phát triển
1
kinh tế - xã hội, tuy nhiên Đắk Lắk cũng là một trong những địa bàn có nhiều điều
kiện để tội phạm nói chung, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng lợi
dụng hoạt động phạm tội và lẩn trốn. Theo thống kê của Công an tỉnh Đắk Lắk, số
người nghiện ma túy tính đến năm 2017 có hồ sơ quản lý là 1.333 người, trong đó
tập trung chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện Ea Hleo, Krông
Năng, Ea Kar… Từ năm 2013 đến năm 2017, tình hình tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra phức tạp và chiếm tỷ trọng gần như
tuyệt đối trong tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh (chiếm 86,6% về số
vụ và 85,9% về số bị cáo), còn xét trong phạm vi chung của tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh, thì tỷ lệ trung bình trong 5 năm của loại tội phạm này là 16,7% về số
vụ và 11,8% về số bị cáo (xem Bảng 2.2).
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu đấu
tranh và phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả chưa cao, còn có
những sai sót nhất định, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh
phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh. Những sai
sót đó chủ yếu là do những quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép
chất ma túy vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần phải được bổ sung, sửa đổi,
cùng với đó hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma
túy của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tố tụng vẫn còn những hạn chế, thiếu sót
cần phải được khắc phục.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội mua bán trái
phép chất ma túy theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”
làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận
Một số công trình nghiên cứu về tội mua bán trái phép chất ma túy đã được
công bố như:
- “Giáo trình luật hình sự Việt nam - Phần các tội phạm” (2008), GS.TS. Võ
2
Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- “Lý luận chung về định tội danh” (2013), GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội;
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung” (2014), GS.TS. Võ
Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
- “Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và quyết định hình phạt của
BLHS năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự”
(2008), PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn, Luật học;
- “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng Điều 194 Bộ luật hình
sự” (2012), TS. Cao Thị Oanh, Luật học.
2.2. Tình hình nghiên cứu thực tiễn
Thực tiễn hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về tội mua bán trái
phép chất ma túy, điển hình như các công trình sau:
- Trần Văn Luyện, “Phát hiện, điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân”, năm 2000, Luận án
tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân;
- Nguyễn Thanh Dung, “Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy” năm
2012, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Thủy Thanh, “Các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải Phòng” năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học,
khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Nguyễn Thị Thảo Trang, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” năm
2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
- Hồ Kim Trình, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma tuý theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Nghệ An” năm
2016, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
- Nguyễn Minh Đức, “Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các
3
quy định của pháp luật để giải quyết các vụ án ma túy” năm 2015, Tạp chí kiểm sát,
số 20, tr.7 - 13.
Nhìn chung, các công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản của tội
mua bán trái phép chất ma túy ở góc độ Luật hình sự. Tuy nhiên, các công trình trên
mới chỉ nghiên cứu tội mua bán trái phép chất ma túy ở khía cạnh tổng quát, chưa
có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tội mua bán trái phép chất ma túy một
cách đầy đủ và có hệ thống. Trong đề tài này tác giả tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở
đánh giá, khái quát những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
đối với tội mua bán trái phép chất ma túy tại trên bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái
phép chất ma túy; thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma tuý;
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý về tội mua bán trái phép chất
ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 – 2017 trên cơ sở hướng
dẫn lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt;
- Đề ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự
về tội mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp
4
dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành Luật
hình sự và tố tụng hình sự;
- Về địa bàn: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017;
- Về tội danh: Đề tài nghiên cứu tội mua bán trái phép chất ma túy được quy
định tại Điều 194 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu
tranh phòng chống tội phạm về ma túy.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể khi thực hiện luận văn: Phương pháp
lịch sử; phân tích; tổng hợp; thống kê; phương pháp so sánh, khảo sát thực tiễn;
nghiên cứu các bản án điển hình. Trong quá trình thực hiện, các phương pháp này
được áp dụng đan xen lẫn nhau một cách linh hoạt để luận chứng các vấn đề khoa
học và thực tiễn cần nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội mua bán
trái phép chất ma túy trong khoa học luật hình sự Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu
sót, cũng như nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó.
5
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của Bộ Luật hình sự
về tội mua bán trái phép chất ma túy, tăng cường chất lượng áp dụng các quy phạm
pháp luật hình sự.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập và vận dụng vào hoạt động thực
tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội mua bán trái phép chất
ma túy.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
6
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full