Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Vai trò của tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn quận 5, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.84 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Lê Minh Tường

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TRANH TỤNG
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Lê Minh Tường

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TRANH TỤNG
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số:

8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH THỊ MAI

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Giám đốc Học viện Khoa học xã hội đã quyết định giao cho học viên
Lê Minh Tường đề tài luận văn thạc sĩ: “Vai trò của Tòa án trong tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh”. Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Mã số: 60.38.01.04.
Đây là công trình do chính học viên tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Thị Mai.
Học viên thực hiện đề tài xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của học viên; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố; nội dung luận văn không sao chép bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Học viên xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Minh Tường


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Cơ sở của học viện tại Thành
phố Hồ Chí Minh, các Khoa, Phòng, Ban và Bộ phận chuyên môn của Học
viện đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập chương trình cao học đào

tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, khóa VI
đợt 2 năm 2015.
Các thầy, cô giảng viên của Học viện đã tham gia giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
TS. Đinh Thị Mai - Giảng viên Khoa Luật của Học viện Khoa học xã
hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Ban lãnh đạo và các Thẩm phán Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh đã cung cấp số liệu, tài liệu tham khảo, các bản án hình sự sơ
thẩm và phúc thẩm, trao đổi kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, đóng góp
nhiều ý kiến thiết thực cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Các anh, chị học viên Lớp cao học đào tạo trình độ thạc sĩ về chuyên
ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự khóa VI đợt 2 năm 2015 đã đóng góp
nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn.
Gia đình, người thân đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Minh Tường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ
CỦA TÒA ÁN TRONG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................................ 6
1.1. Khái niệm tranh tụng và vai trò của tòa án trong tranh tụng ................. 6
1.2. Các chủ thể của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự ........... 9
1.3. Đặc điểm, ý nghĩa và mối quan hệ của tòa án với các chủ thể khác

trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự .................................. 10
1.4. Vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự12
1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò của tòa án trong tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự............................................................. 17
Chương 2; THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
TRANH TỤNG TỪ THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 26
2.1. Tình hình xét xử và hoạt động tranh tụng tại Tòa án nhân dân hai cấp
Thành phố Hồ Chí Minh và tại Tòa án nhân dân Quận 5 ........................... 26
2.2. Thực trạng vai trò của tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm .. 31
2.3. Đánh giá về việc đảm bảo vai trò của tòa án trong tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự............................................................................ 47
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VAI TRÒ CỦA TÒA
ÁN TRONG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ ........................................................................................................ 57
3.1. Yêu cầu đối với việc đảm bảo vai trò của tòa án trong tranh tụng ...... 57
3.2 Một số giải pháp đảm bảo vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự............................................................................ 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Phân tích số liệu số lượng vụ án giải quyết ................................. 29
Bảng 2.2 Phân tích số liệu luật sư bào chữa ............................................... 31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người trong hoạt động tư pháp luôn là nội dung được coi

trọng và đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Qua lịch sử đấu tranh,
tồn tại và phát triển của loài người, quyền đó vẫn luôn luôn được ghi nhận và
bảo đảm. Những nguyên tắc về quyền con người, trong đó có quyền của bị
cáo trong hoạt động tư pháp hình sự luôn được hoàn thiện dần theo thời gian
và đã được khẳng định trong các văn bản pháp lý như Đạo luật của Anh năm
1689 về các quyền hoặc Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 đã ghi nhận:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được
sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Bản tuyên ngôn nhân quyền
của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Ở Việt
Nam, Chương V Hiến pháp năm 2013 có quy định “Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng” và “Người bị buộc tội được coi là không có tội
cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6
năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
khẳng định: “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày
càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc
bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ
pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội
phạm và vi phạm”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng
mới đây cũng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp

1


quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo

vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Tranh tụng trong hoạt động
xét xử là một nội dung bắt buộc và là mục tiêu hướng tới của hệ thống tư
pháp nhằm đảm bảo quyền con người đối với bị can, bị cáo. Để đảm bảo
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã chú
trọng bổ sung thêm quyền cho bị cáo như quyền im lặng, quyền đưa ra chứng
cứ, tiếp cận đọc, ghi chép bản sao hồ sơ vụ án… để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình đặc biệt trong hoạt động xét xử ở cấp xét xử sơ thẩm. Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng
trong hoạt động xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm nói riêng.
Với lí do kể trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vai trò của tòa án trong
tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Quận 5,
Thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đối với đề tài lựa chọn nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu xoay quanh
các quy định về vai trò của tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án
hình sự. Từ những góc độ nghiên cứu như vậy, nhiều công trình nghiên cứu
có giá trị tham khảo về lý luận và thực tiễn như:
- Nguyễn Đức Mai (2007), Bàn về tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm
hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân (số 17), tr. 23-28;
- Nguyễn Văn Tuân (2009), Bản chất, nội dung tranh tụng tại phiên toà
hình sự và vấn đề hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật (số 9), tr. 33-41;
- Vũ Gia Lâm (2013), Đổi mới thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm theo
hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Kiểm sát (số 21), tr. 36-42;

2


- Phạm Minh Tuyên (2014), Bàn về tranh tụng tại các phiên tòa hình
sự, Tạp chí Kiểm sát (số 12), tr. 20-26, 64;

- Vũ Thành Long (2014), Cần tháo gỡ một số vướng mắc nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa hình sự, Tạp
chí Kiểm sát (số 15), tr. 33-36;
- Tôn Thiện Phương (2015), Các giải pháp về công tác cán bộ của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của
kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Kiểm sát (số Tân Xuân), tr. 28-33;
Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu chưa có ấn phẩm, chưa có tài liệu nào
nghiên cứu về những bất cập trong quy định về vai trò của tòa án trong tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tại Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật tố tụng hình sự cụ thể là
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật
tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và các văn bản liên quan về vai trò của tòa
án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, luận văn hướng tới
nghiên cứu tính cần thiết xây dựng cơ chế tranh tụng hoàn thiện trong tổ chức,
vận hành một phiên tòa sơ thẩm hình sự để đảm bảo tốt hơn quyền con người,
quyền công dân của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử.
Đồng thời, đưa ra những bất cập từ thực tiễn áp dụng pháp luật và giải
pháp hoàn thiện pháp luật liên quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và pháp luật tố
tụng hình sự có liên quan đến đề tài luận văn, tác giả chọn lọc và phát triển ý
tưởng khoa học, từ đó đưa ra những luận điểm của mình về vấn đề vai trò của

3


tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định hiện

nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn hướng tới cụ thể sau:
Một là, phân tích các vấn đề lý luận về vai trò của tòa án trong tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự hiện nay.
Hai là, phân tích, đánh giá về các quy định pháp luật hiện hành về vai
trò của tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự để rút ra
các vướng mắc, hạn chế của pháp luật hiện hành và nguyên nhân của những
bất cập trong thực thi pháp luật liên quan trong thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và
các luật khác có liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là những khía cạnh pháp lý
của một số quy định của pháp luật về vai trò của tòa án trong tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự. Nghiên cứu còn sử dụng so sánh thực tiễn áp
dụng quy định này tại thời điểm trước và sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 có hiệu lực nhằm đánh giá về quy định pháp luật liên quan và đưa ra
những quan điểm hoàn thiện tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vai trò của Tòa án trong tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh, trong thời gian không quá 06 năm gần nhất (từ năm 2012 đến hết năm
2017) so với thời điểm triển khai luận văn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp phân
tích pháp luật và giải thích pháp luật trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin và quan điểm của Đảng

4



cộng sản Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu
luật học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, tư duy
logic, phương pháp quy nạp, diễn giải… nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những dữ liệu, thông tin thực tiễn xét
xử tại Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ
thống lý luận về vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ
án hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những vấn đề đưa ra của luận vân có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn tài liệu về vai trò của Tòa án
trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Quận 5,
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn là tài liệu tham khảo và vận dụng cho các
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và cả nước nói chung; trên cơ sở đó, góp phần không ngừng
hoàn thiện và nâng cao lý luận về vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về vai trò của Tòa án
trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 2. Thực trạng về vai trò của Tòa án trong tranh tụng từ thực
tiễn của Tòa án nhân dân Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Yêu cầu và giải pháp đảm bảo vai trò của Tòa án trong tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.


5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA
ÁN TRONG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm tranh tụng và vai trò của tòa án trong tranh tụng
1.1.1. Khái niệm tranh tụng
Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng gắn liền
với sự hình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ trong lịch sử
nhân loại. Trong xã hội hiện đại, ở các nước dù thuộc hệ thống luật án lệ
(common law), hệ thống luật lục địa (civil law) hay hệ thống luật xã hội chủ
nghĩa, thì hoạt động tố tụng đều có đề cao cơ chế tranh tụng. Tranh tụng là cơ
chế tố tụng có hiệu quả bảo đảm cho tòa án xác định sự thật khách quan của
vụ án, giải quyết đúng đắn vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bảo vệ các
quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tranh tụng” là “kiện cáo lẫn nhau”.
Theo nghĩa Hán Việt, thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh
luận” và “tố tụng”, và Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Trong tố tụng
bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và lợi ích trái ngược nhau
yêu cầu tòa án phân xử. Để có cơ sở cho tòa án có thể phân xử, pháp luật quy
định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước tòa án,
chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình.
Trong một số tài liệu, thông thường người ta thường đề cập đến hệ
thống tranh tụng (Adversarial System). Theo từ gốc tranh tụng trong tiếng
Anh là “Adversarial” có nghĩa là đối kháng, đương đầu. Như vậy về bản chất
tranh tụng là “cuộc đấu” giữa hai bên trong tố tụng hình sự (bên buộc tội và
bên bị buộc tội) mà giai đoạn đương đầu tại tòa án (tại phiên tòa) là trung tâm,
là chính. Tuy nhiên, không nên hiểu một cách giản đơn tranh tụng là tranh


6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×