Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tiểu luận biện pháp nâng cao năng lực tổ chức dạy học các môn học ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.61 KB, 3 trang )

1. Một số khái niệm:
1.1: Kĩ năng:
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một
động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những
cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức
hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [16, tr.36].
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” [17, tr.28].
Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ
thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là
sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ
một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực
hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri
thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.
1.2: Tổ chức dạy học:
Là quá trình xác định và thực hiện các công việc trong một tiết học, sắp xếp các biện pháp
sư phạm, thực hiện các hoạt động tương tác giữa dạy và học, giữa các chủ thể với nhau
sao cho đạt được hiệu quả cao nhất cần hướng tới của bài học đó.
2.Các kĩ năng cơ bản:
2.1. kĩ năng thiết kế giáo án: xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,lựa
chọn đồ dùng dạy học, dự kiến các tình huống sư phạm và cách xử lí,…
2.2. kĩ năng làm chủ giáo án: thuộc giáo án, nắm vững nội dung và quy trình lên lớp, chủ
động xử lí trong mọi tình huống.
2.3. kĩ năng làm chủ giờ dạy: phân bố thời gian hợp lí,bao quát lớp, linh động xử lí tình
huống và thay đổi thời lượng các hoạt động khi cần thiết.
2.4.kĩ năng trình bày bảng: khoa học, chữ viết đẹp, rõ ràng.


2.5. kĩ năng trình bày, giảng giải một bài dạy: GV trình bày rõ ràng, dễ hiểu dễ tiếp thu và
phù hợp với các đối tượng HS,giọng nói dễ nghe, giọng phổ thông, phát âm chuẩn.


2.5.kĩ năng đặt câu hỏi: rõ ràng,dễ hiểu, vừa sức, kích thích sự phát triển tư duy cho học
sinh. Câu hỏi có tính khái quát, tránh vụn vặt, rườm rà, tối nghĩa.
2.6.kĩ năng thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học: đúng lúc,đúng chỗ. Có hiệu quả, đảm bảo
tính khoa học và tính thẩm mỹ.
2.7. kĩ năng đánh giá và khuyến khích học sinh tham gia đánh giá và tự đánh giá: GV nên
biết tuyên dương, động viên HS đúng lúc, phù hợp tâm lý và nên biết khuyến khích HS tham
gia vào việc đánh giá và tự đánh giá trong tiết học.
3.Vai trò của kĩ năng tổ chức dạy học đối với GVTH:
Để dạy tốt các môn học ở tiểu học,đòi hỏi GVTH phải biết cách tổ chức dạy học, phải có kĩ
năng tổ chức dạy học các môn học. Đối với HSTH là bậc học đầu tiên để các em tiếp cận
với tri thức và hình thành nhân cách, vì thế kĩ năng tổ chức dạy học giúp cho GVTH truyền
đạt kiến thức tới các em một cách hiệu quả nhất,đồng thời hình thành và phát triển nhân
cách của các em một cách tốt nhất. Ở TH, 1 GV hầu như dạy gần như tất cả các môn học,
chính vì thế mà buộc GV phải kĩ năng tổ chức dạy học để áp dụng trong từng môn học khác
nhau. Đặc biệt, tâm lí của HSTH rất mau chán, các em chỉ có hứng thú với những điều mới
lạ,chính vì vậy mà kĩ năng tổ chức dạy học sẽ giúp GV tăng hứng thú cho HS vào bài dạy
của mình, nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời giúp các em phát trển tư duy cũng như
các kĩ năng cần thiết của mình. Giáo viên trước tiên phải là người có khả năng tương tác 
tích cực với học sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học, 
giáo viên cần có khả năng truyền lửa, kỹ năng tổ chức hững hoạt động tương tác với học 
sinh, kỹ năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý đội, nhóm…Tóm lại,kĩ
năng tỏ chức dạy học chính là yếu tố quyết định sự thành công của một GVTH trong việc
dạy học và giáo dục HS.
4. Một số tồn tại về kĩ năng tổ chức dạy học của sinh viên ngành GDTH:


Từ kinh nghiệm bản thân, em nhận thấy mình còn một số tồn tại về kĩ năng tổ chức dạy học
của mình:
­Hay còn lúng túng khi mở đầu bài giảng, thậm chí bỏ hẳn khâu mở đầu bài giảng và chính
điều này làm giảm hiệu quả rất nhiều trong việc tiếp thu tri th ức c ủa h ọc sinh d ưới góc độ

Tâm lý học, quy luật ghi nhớ và nhớ.
­Thường bối rối khi không biết làm thế nào để tập trung học sinh, điều khiển và làm chủ lớp
học.Đặc biệt khi tổ  chức các trò chơi vận động, HSTH thường rất hiếu động và hay nói
chuyện riêng, ít tập trung.
­ Thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với học sinh hi ếu động, nghịch phá và chưa có
những kỹ  năng thể  hiện sự  đồng cảm, chia sẻ, động viên hay kỹ  năng kết nối để  “lôi kéo”
học sinh cá biệt về phía mình, gần gũi mình hơn…
­ Kĩ năng đặt câu hỏi chưa tốt, chưa có kinh nghiệm chia nhỏ câu hỏi để HS dễ hiểu và dễ
trả lời.
­ Kĩ năng làm chủ thời gian chưa tốt.
5. 



×