TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*******************
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hồng Việt
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác và sự trung thực của
các thông tin trong trong bản luận văn này. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được ai công bố. Luận văn có sử dụng lại một số kết quả nghiên
cứu có trước đó của các tác giả và đã được trích dẫn đúng quy định và được liệt kê
ở danh mục tham khảo.
Đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Thị
Hồng Việt.
Tác giả
Nguyễn Văn Chương
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các Thầy, Cô giáo!
Cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Khoa học
Quản lý đã trực tiếp giảng dạy và tham gia góp ý để hoàn thành luận văn.
Cảm ơn các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập và thực hiện các thủ tục nghiên cứu khoa học theo quy định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Hồng Việt. Cô đã
luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình với nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể tham gia khóa học và hoàn thành bản luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của các đồng
nghiệp tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh Lào Cai và Bảo hiểm Xã hội các huyện thuộc tỉnh
Lào Cai đã tham gia cung cấp thông tin.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH................................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH.................9
1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình và thu bảo hiểm y tế hộ gia đình.......................9
1.1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình.........................................................................9
1.1.2. Thu bảo hiểm y tế hộ gia đình.................................................................12
1.2. Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh.............13
1.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh
.......................................................................................................................... 13
1.2.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh
.......................................................................................................................... 14
1.2.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh
.......................................................................................................................... 16
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo
hiểm xã hội tỉnh................................................................................................26
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội
một số tỉnh và bài học cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai...............................28
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội
một số tỉnh........................................................................................................28
1.3.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai....................................32
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 34
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI...........................................34
2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai..............................................34
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.........................34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai...................................35
2.2. Thực trạng thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào
Cai....................................................................................................................... 37
2.2.1. Hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai.....................................................37
2.2.2. Kết quả thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2015-2016.........................................................................................40
2.3. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội
tỉnh Lào Cai........................................................................................................42
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã
hội tỉnh Lào Cai................................................................................................42
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm
xã hội tỉnh Lào Cai...........................................................................................47
2.3.3. Thực trạng kiểm soát việc thực hiện thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai...........................................................................60
2.4. Đánh giá quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Lào Cai................................................................................................................ 63
2.4.1. Đánh giá sự thực hiện mục tiêu...............................................................63
2.4.2. Điểm mạnh trong quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã
hội tỉnh Lào Cai................................................................................................68
2.4.3. Điểm yếu trong quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã
hội tỉnh Lào Cai................................................................................................70
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu.....................................................................74
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 79
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI...........................................79
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo
hiểm xã hội tỉnh Lào Cai....................................................................................79
3.1.1. Mục tiêu thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai
đến năm 2020....................................................................................................79
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo
hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020...........................................................80
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm
xã hội tỉnh Lào Cai.............................................................................................82
3.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã
hội tỉnh Lào Cai................................................................................................82
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm
xã hội tỉnh Lào Cai...........................................................................................84
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát việc thực hiện thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai...........................................................................85
3.2.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình
của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.....................................................................85
3.3. Một số kiến nghị..........................................................................................86
3.3.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam...............................................86
3.3.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai..........................................87
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước..........................................................................88
KẾT LUẬN............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................91
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Biên chế của BHXH tỉnh Lào Cai........................................................36
Bảng 2.2: Số liệu hộ gia đình tham gia BHYT toàn tỉnh Lào Cai năm 2016.....38
Bảng 2.3: Phân bổ tần số hộ gia đình theo số nhân khẩu trong hộ....................39
Bảng 2.4: Số người tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2015-2016......................................................................................................40
Bảng 2.5: Số tiền thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai..................42
giai đoạn 2015-2016..............................................................................................42
Bảng 2.6: Thống kê văn bản hướng dẫn lập kế hoạch của BHXH Việt Nam và
BHXH tỉnh cho cấp dưới trực thuộc giai đoạn 2015-2016..................................44
Bảng 2.7: Kế hoạch thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai lập gửi
BHXH Việt Nam giai đoạn 2015-2016..................................................................45
Bảng 2.8: Biên chế người làm công tác thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh
Lào Cai và BHXH các huyện trực thuộc.............................................................50
Bảng 2.9: Số cuộc tập huấn chính sách BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2016
................................................................................................................................. 52
Bảng 2.10: Tình hình nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí truyền thông các
chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2016...................................................54
Bảng 2.11. Ấn phẩm, hình thức tuyên truyền có nội dung BHYT hộ gia đình. 55
giai đoạn 2015-2016...............................................................................................55
Bảng 2.12: Số lần giải quyết đơn thư và tiếp công dân về chính sách BHYT hộ
gia đình giai đoạn 2015-2016................................................................................61
Bảng 2.13: Số cuộc kiểm tra về thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2016....62
Bảng 2.14: Tỷ lệ người đã tham gia BHYT theo hộ gia đình giai đoạn 20152016......................................................................................................................... 64
Bảng 2.15: Tốc độ tăng tiền thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2016.........66
Bảng 2.16: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về người tham gia BHYT hộ gia đình
giai đoạn 2015-2016...............................................................................................67
Bảng 2.17: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiền thu BHYT hộ gia đình giai đoạn
2015-2016...............................................................................................................68
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung nghiên cứu quản lý thu BHYT hộ gia đình.................................6
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Lào Cai.............................................35
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch thu BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2016
................................................................................................................................. 46
Hình 2.3: Một hộ chỉ có thành viên được nhà nước hỗ trợ mới tham gia BHYT
tại thành phố Lào Cai............................................................................................65
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ hộ gia đình chưa tham gia BHYT cho toàn bộ
thành viên trên tổng số hộ gia đình theo địa bàn huyện năm 2016....................65
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm Y tế (BHYT) là một trong hai chính sách trụ cột trong hệ thống
chính sách An sinh Xã hội (ASXH) của Đảng và Nhà nước ta. Bộ Chính trị [1] đã đề
ra mục tiêu đến 2020 có trên 80% dân số toàn quốc tham gia BHYT. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu cụ thể đến năm
2020 “tỉ lệ bao phủ BHYT đạt trên 80% dân số”. Văn kiện đề ra nhiệm vụ trọng tâm
thứ 5 trong đó có nội dung "bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và
giảm nghèo bền vững".
Nguồn tài chính cho y tế từ ngân sách nhà nước có hạn. Nhà nước chỉ có thể hỗ
trợ đóng BHYT cho các nhóm thu nhập thấp để giúp các nhóm này được tiếp cận dịch
vụ y tế miễn phí. Các nhóm dân cư có thu nhập trung bình, khá, giàu phải cùng đóng
góp để có nguồn tài chính y tế bảo đảm bền vững cho chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Xu thế giảm tỷ trọng hỗ trợ mua BHYT từ ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng
tự đóng góp BHYT từ phía người tham gia. Đây là xu thế tất yếu, khách quan. Xu
thế giảm nghèo bền vững sẽ dần chuyển dịch người đang được ngân sách hỗ trợ
sang diện tự đóng BHYT hộ gia đình, sự chuyển dịch này ngày càng gia tăng.
Người tham gia BHYT hộ gia đình trong giai đoạn 2015-2016 ở tỉnh Lào Cai
tăng trưởng còn chậm. Có thể thấy qua so sánh tỷ lệ độ tăng dân số trung bình giai
đoạn 2015-2016 là 1,42% dân số với tỷ lệ tăng người tham gia BHYT hộ gia đình
giai đoạn này chỉ khoảng 0,4% dân số.
Các nội dung trên cho thấy vấn đề quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH
tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Hậu quả của vấn đề sẽ dẫn đến khó bảo đảm mục tiêu bao phủ BHYT trên
98,8% mà Chính phủ giao cho tỉnh Lào Cai vào năm 2020, có nguy cơ mất cân đối
quỹ BHYT, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi khám, chữa bệnh của người tham gia
BHYT.
2
Việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý thu BHYT hộ
gia đình và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy, gia tăng người tham gia, tăng
thu quỹ BHYT với đối tượng này, góp phần thực hiện và duy trì mục tiêu tối thiểu
98,8% dân số tỉnh Lào Cai tham gia BHYT vào năm 2020, bảo đảm cân bằng quỹ
BHYT của BHXH tỉnh Lào Cai là điều rất cần thiết hiện nay.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài "Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai" làm luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
BHYT là phương thức tài chính y tế hiệu quả cho chăm sóc sức khỏe nhân
dân, do đó khá nhiều tác giả nghiên cứu về tài chính quỹ BHYT. Tuy nhiên các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các biện pháp cân đối quỹ BHYT nói chung, các
phương thức quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Rất ít tác giả nghiên cứu
riêng về BHYT tự nguyện nhân dân và nay là BHYT hộ gia đình.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khánh Phương (2012) tập trung vào giải
pháp tài chính trong chăm sóc sức khỏe người nông thôn tại bốn huyện thuộc tỉnh
Hải Dương và Bắc Giang. Nghiên cứu này đã khảo sát và phân tích khá sâu các yếu
tố tác động đến các hộ gia đình khi tham gia BHYT ở 4 huyện nông thôn đồng bằng
sông hồng, đã chỉ ra các yếu tố tác động chính là: Thu nhập của hộ dân thấp, hiểu
biết của người dân về BHYT chưa đầy đủ; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
BHYT chưa tốt; mạng lưới nhân viên BHYT mỏng. Tác giả cũng khuyến nghị tăng
mức hỗ trợ mệnh giá thẻ BHYT với hộ gia đình nông thôn để mở rộng người tham
gia. [17]
Tác giả Nguyễn Huy Nghị (2015) trong bài viết "Giải pháp triển khai hiệu
quả BHYT theo hộ gia đình" đăng trên Tạp chí BHXH tháng 7/2015 đã nhận định:
giai đoạn 2007-2008 việc vận động tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình
chưa hiệu quả. Đến nay BHYT hộ gia đình là bắt buộc trong Luật BHYT sửa đổi và
là cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu BHYT toàn dân. Tác giả cũng cho rằng,
BHYT hộ gia đình có các ưu việt: khai thác yếu tố chia sẻ rủi ro giữa chính các
3
thành viên trong hộ gia đình; khắc phục tình trạng lựa chọn ngược khi mua thẻ ]
BHYT. [18]
Tác giả Phùng Thị Cẩm Châu (2015) cho rằng: Quy định bắt buộc tham gia
BHYT theo hộ gia đình là một trong các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua BHYT và đạt mục tiêu BHYT
toàn dân. Tác giả cũng đưa ra nhận xét, BHYT trước 1/1/2015 người dân luôn phải
cân nhắc trong việc tham gia BHYT. Nếu tham gia cho các thành viên trong hộ gia
đình, chi phí kinh tế chung của cả gia đình sẽ phải dành ra một khoản để đảm bảo
cho lúc ốm đau của mỗi thành viên; nếu không tham gia, gia đình sẽ bớt đi chi phí
đó nhưng phải chấp nhận rủi ro cao khi phải chi trả toàn bộ chi phí y tế khi mỗi
thành viên cần sử dụng các dịch vụ y tế. Từ 1/1/2015 quy định bắt buộc tham gia
BHYT theo hộ gia đình đồng nghĩa với việc thành viên hộ gia đình không có quyền
lựa chọn việc tham gia hay không, bởi thế, “bài toán cân nhắc” của người dân đã
ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật, là nguyên nhân
khiến cho tình trạng một số cá nhân không tiếp tục tham gia BHYT trong khi các
năm trước họ vẫn tham gia. Ngoài ra cũng nêu lên một rào cản khiến cho BHYT hộ
gia đình khó thu hút sự tham gia của các đối tượng theo luật định chính là thủ tục
cấp thẻ BHYT hộ gia đình trong thực tiễn. [19]
Phạm Thị Thanh Nga (2017), Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ các
doanh nghiệp ngoài nhà nước của Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên, đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa
được cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ các doanh nghiệp
ngoài nhà nước của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh. Luận văn cũng đã phân tích được
thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ các doanh nghiệp ngoài nhà
nước của Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2016 theo quy trình quản
lý, từ đó chỉ rõ những hạn chế tồn tại trong công tác này và đề xuất được một số giải
pháp.[20]
4
Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Thái Nguyên của Hà Thị Thủy Tiên
(2016) với đề tài "Phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên". Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về BHYT hộ gia đình. Từ
khái niệm BHYT hộ gia đình, bản chất, vai trò, nguyên tắc hoạt động của BHYT hộ
gia đình, nội dung chính sách BHYT hộ gia đình, các nhân tố ảnh hưởng tới việc
tham gia BHYT hộ gia đình. Luận văn cũng đã phản ánh được thực trạng tham gia
BHYT hộ gia đình tại thành phố Thái Nguyên, phân tích được những nhân tố ảnh
hưởng tới công tác triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa, chỉ ra được
những khó khăn, tồn tại trong việc triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình trên bàn
thành phố Thái Nguyên. Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao công tác triển khai BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên. [15]
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học điện lực của Trần
Thanh Tâm (2016) về đề tài "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH,
BHYT, BHTN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH tỉnh Phú Yên trong
giai đoạn hiện nay". Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH,
BHYT, BHTN. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN
từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH tỉnh Phú Yên, từ đó chỉ ra những
thành công và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH, BHYT,
BHTN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở
đó, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác thu BHXH, BHYT, BHTN từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho BHXH
tỉnh Phú Yên. [30]
Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế năm 2016 với đề tài "Nâng cao chất lượng
quản lý thu BHYT phục vụ cân đối quỹ khám, chữa bệnh tại BHXH Việt Nam" của
Trần Minh Đức, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Luận văn đã tổng quan
lý luận về BHYT và quản lý thu BHYT, phân tích thực trạng quản lý thu BHYT của
cơ quan BHXH Việt Nam, chỉ rõ những thành công và hạn chế trong công tác thu
BHYT tại BHXH Việt Nam. Dựa vào các hạn chế trong công tác quản lý thu BHYT
5
của BHXH Việt Nam và những mục tiêu, quan điểm, định hướng nhằm nâng cao
chất lượng quản lý thu BHYT. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý thu BHYT phục vụ cân đối quỹ khám, chữa bệnh tại BHXH Việt
Nam. [31]
Có thể thấy, đến thời điểm này theo những kết quả nghiên cứu, bài viết, luận
văn mà luận văn này đã tham khảo chưa thấy tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu về
quản lý thu BHYT hộ gia đình theo quy trình quản lý nói chung và nghiên cứu quản
lý thu BHYT hộ gia đình theo quy trình quản lý với BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng,
để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH
tỉnh Lào Cai.
Vì vậy đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội
tỉnh Lào Cai” mà tác giả lựa chọn là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới các mục tiêu sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý thu BHYT hộ gia đình của
BHXH tỉnh.
- Phân tích được thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh
Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2016, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu về quản lý thu BHYT hộ gia đình
của BHXH tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia
đình của BHXH tỉnh Lào Cai cho giai đoạn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo
hiểm xã hội tỉnh Lào Cai. Trong hộ gia đình tham gia BHYT có các thành viên tham
gia BHYT ở các loại đối tượng khác nhau theo điều 12 Luật BHYT. Trong phạm vi
6
luận văn chỉ đi sâu vào số liệu của nhóm đối tượng tự đóng 100% tiền mua thẻ
BHYT theo diện hộ gia đình với mã đối tượng ghi trên thẻ là "GD".
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về nội dung: Quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai được
nghiên cứu theo quy trình quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm
soát việc thực hiện thu BHYT hộ gia đình.
+Về không gian: Nghiên cứu tại BHXH tỉnh Lào Cai.
+Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn từ năm 2015 đến năm
2016 kể từ khi BHYT hộ gia đình mang tính bắt buộc theo Luật BHYT sửa đổi năm
2014 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Các nhân tố
ảnh hưởng đến
quản lý thu
BHYT hộ gia
đình của
BHXH tỉnh
- Các nhân tố
thuộc
về
BHXH tỉnh
- Các nhân tố
thuộc về các hộ
gia đình
- Các nhân tố
thuộc về môi
trường
bên
ngoài BHXH
tỉnh
Quản lý thu
BHYT hộ gia
đình của
BHXH tỉnh
- Lập kế hoạch
thu BHYT hộ
gia đình
- Tổ chức thực
hiện thu BHYT
hộ gia đình
- Kiểm soát
việc thực hiện
thu BHYT hộ
gia đình
Thu
BHYT
hộ gia
đình
thông
qua
Bảo
hiểm
xã hội
huyện
Thực hiện mục
tiêu của quản lý
thu BHYT hộ
gia đình của
BHXH tỉnh
- Bảo đảm thu
đúng đối tượng,
đúng mức đóng
vào quỹ BHYT
- Hoàn thành kế
hoạch thu BHYT
hộ gia đình đã
đặt ra
-Tăng tổng số
thu BHYT hộ gia
đình trên địa bàn
tỉnh
Hình 1: Khung nghiên cứu quản lý thu BHYT hộ gia đình
7
5.2. Quá trình nghiên cứu
Các bước sau được tiến hành để đạt các mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu (luận án, luận văn, sách, báo, tạp chí, ....) có
nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng khung nghiên cứu về
quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh. Phương pháp nghiên cứu được sử
dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp và phương pháp mô hình hóa.
- Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, chứng từ
thu BHYT của BHXH tỉnh Lào Cai và các BHXH cấp huyện trực thuộc; từ cơ sở dữ
liệu điều tra tổng thể hộ gia đình tham gia BHYT năm 2016 của BHXH tỉnh, từ đó
phân tích thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2015-2016. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở bước này là phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
- Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình của
BHXH tỉnh Lào Cai, luận văn chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của
những điểm yếu trong quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai.
- Bước 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia đình
của BHXH tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Kiến nghị một số nội dung hoàn thiện chính
sách BHYT hộ gia đình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm y
tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình và thu bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.1.1. Bảo hiểm y tế bắt buộc
BHYT bắt buộc là chương trình BHYT do nhà nước tổ chức thực hiện, trong
đó mức phí bảo hiểm thường được tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động,
trong khi quyền lợi khám, chữa bệnh được hưởng không theo mức đóng góp mà
theo nhu cầu KCB. Đây là định nghĩa được sử dụng trong các tài liệu của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) cũng như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: "BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ
chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã
hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân".[32]
Theo Luật BHYT (2008) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT (2014): "Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với
các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do
Nhà nước tổ chức thực hiện".
Nói rõ hơn, đó là cách mà cá nhân hay hộ gia đình trích ra một khoản tiền
trong thu nhập cá nhân hoặc thu nhập hộ hằng tháng đóng vào quỹ BHYT do Nhà
nước đứng ra quản lý thông qua hình thức mua thẻ BHYT. Bằng cách tham gia quỹ
này giúp các thành viên có sẵn một hạn mức chi trả cao hơn số tiền đóng để khi
không may ốm đau không phải trực tiếp đứng ra trả chi phí khám chữa bệnh cho
bệnh viện mà cơ quan BHXH sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định.
Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của BHYT bắt buộc gồm có:
- Bắt buộc và do nhà nước thực hiện.
- Phi lợi nhuận.
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro.
- Mức đóng thông thường được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của thu
nhập. Hoặc một mức cơ bản nhất định với người phụ thuộc chưa có thu nhập, người
thu nhập quá thấp (nghèo) và một số nhóm yếu thế khác.
- Mức hưởng theo mức độ bệnh tật. Có thể có giới hạn phạm vi quyền lợi.
- Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh do quỹ BHYT chi
trả cho bệnh viện.
- Quỹ BHYT được Nhà nước quản lý.
1.1.1.2. Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995): "Hằng ngày tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy
nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình". Với định
nghĩa này, C.Mác đề cập đến ba nội dung cơ bản. Thứ nhất, gia đình ra đời và phát
triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Thứ hai, gia đình có
hai mối quan hệ chủ yếu là hôn nhân và huyết thống. Thứ ba, chức năng đặc thù
nhất của gia đình là tái tạo ra con người nhằm duy trì giống nòi.[9]
Tổ chức UNESCO quan niệm rằng: "Gia đình và một nhóm người có
quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung; các thành viên trong
gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp
luật thừa nhận".
Theo Luật Hôn nhân và gia đình (2014): "Gia đình là tập hợp những người
gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định".[23]
Các quan niệm trên đề cập đến 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình, gồm:
Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng; quan hệ huyết thống là quan hệ cùng
dòng máu; quan hệ nuôi dưỡng là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành
viên trong gia đình. Ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên.
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: "Gia đình là một hình
thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối
quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, đồng thời có sự gắn kết về kinh tế vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên trong
gia đình". [13]
Gia đình và hộ gia đình là 2 khái niệm có nhiều điểm giống nhau nhưng
không hoàn toàn đồng nhất, gia đình là khái niệm mang tính xã hội, còn hộ gia đình
là khái niệm mang tính quản lý hành chính.
Hộ gia đình cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm là các
thành viên thuộc gia đình ăn và ở chung 1 ngôi nhà, không nhất thiết có cùng
huyết thống (Ngành thống kê); có quan điểm phải chung một sổ hộ khẩu, không
nhất thiết cùng sống chung (quản lý hộ khẩu); có quan điểm phải có quan hệ vợ
chồng hoặc huyết thống (góc độ sở hữu tài sản của các thành viên gia đình, quan
hệ thừa kế, sở hữu đất...).
Tùy thuộc vào loại quan hệ kinh tế - xã hội mà hộ gia đình tham gia và được
điều chỉnh lại có quan niệm, định nghĩa khác nhau về hộ gia đình.
Theo Luật BHYT (2008) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT (2014): "Hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ
hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.". Thành viên hộ phải tham gia BHYT thuộc một trong 5
nhóm sau: nhóm do người lao động và người chủ sử dụng lao động đóng; nhóm do
tổ chức BHXH đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà
nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tự đóng theo hộ gia đình là những người có tên trong
sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, tự đóng 100% để chăm sóc sức khỏe và do nhà nước tổ
chức thực hiện.
Như vậy, toàn bộ thành viên trong hộ gia đình đều bắt buộc phải tham gia
BHYT. Tuy nhiên khái niệm BHYT hộ gia đình được sử dụng trong luận văn này là
hình thức BHYT bắt buộc với các thành viên trong hộ gia đình tự đóng 100% để
mua thẻ BHYT cho bản thân với mã đối tượng ghi trên thẻ là "GD".
Nhìn một cách tổng quát thì BHYT hộ gia đình như là tấm “lưới đỡ” sau
cùng cho những người dân chưa thuộc bất kỳ nhóm đối tượng tham gia BHYT nào
khác, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội được bảo vệ sức khỏe bởi
dịch vụ BHYT cơ bản.
Tham gia BHYT theo hộ gia đình là một hình thức rất riêng của Việt Nam,
nó phù hợp với truyền thống Á đông với mối liên hệ bền chặt các thành viên trong
gia đình và vai trò của gia đình trong cộng đồng. BHYT theo hộ gia đình có vai trò
quan trọng trong thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân đến 2020 theo nghị
quyết của Đảng.
BHYT hộ gia đình mang tính bắt buộc chỉ từ 1/1/2015 khi Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật BHYT (2014) có hiệu lực. Do đó phạm vi nghiên cứu
của luận văn này chỉ trong giai đoạn 2015-2016.
1.1.2. Thu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thu BHYT hộ gia đình là một hình thức huy động tài chính cho quỹ BHYT,
góp phần hình thành nguồn tài chính quan trọng cho sự hoạt động của các cơ sở y tế
trong cơ chế thị trường đang ngày càng hoàn chỉnh. Thu BHYT hộ gia đình với vai
trò là nguồn thu bổ sung quan trọng cho quỹ BHYT ngoài nguồn thu từ các đối
tượng tham gia BHYT khác. Do thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ người
nghèo giảm, dẫn đến sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước với các nhóm nghèo giảm,
số phải tham gia BHYT tự đóng 100% theo hộ gia đình tăng, dẫn đến vị trí, vai trò
của thu BHYT hộ gia đình ngày càng trở nên quan trọng so với thu BHYT các đối
tượng khác.
Để hình thành quỹ tài chính BHYT thì phải có hoạt động tạo lập quỹ, đó là
hoạt động thu bảo hiểm y tế, trong đó có thu bảo hiểm y tế hộ gia đình. BHXH tỉnh
thu BHYT hộ gia đình thông qua BHXH các huyện trực thuộc.
Quan hệ thu BHYT hộ gia đình, một bên chủ thể là Nhà nước mà cơ quan
được nhà nước giao nhiệm vụ là cơ quan BHXH, một bên là Hộ gia đình với các
thành viên của nó. Thu BHYT hộ gia đình là quan hệ tài chính giữa Nhà nước với Hộ
gia đình.
Như vậy, xét theo góc độ tài chính của nhà nước, thu BHYT hộ gia đình: là
hoạt động tài chính của Nhà nước; nhằm thực hiện thu nguồn đóng BHYT của các
hộ gia đình để hình thành quỹ tài chính BHYT thống nhất do Nhà nước quản lý.
1.2. Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình
của bảo hiểm xã hội tỉnh
Theo giáo trình quản lý học của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS
Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà (2012): "Quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hệ thống xã hội nhằm đạt
được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong
điều kiện môi trường luôn biến động". Luận văn này xem xét quản lý theo cách tiếp
cận trên.
Theo quan điểm trên, quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh: Là quá
trình BHXH tỉnh lập kế hoạch thu BHYT hộ gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch
thu và kiểm soát việc thực hiện thu BHYT hộ gia đình của các BHXH cấp huyện
trực thuộc nhằm đạt được mục tiêu: bảo đảm thu đúng đối tượng, đúng mức đóng
vào quỹ BHYT ; hoàn thành kế hoạch thu BHYT hộ gia đình đã đặt ra; tăng tổng số
thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
bảo hiểm xã hội tỉnh
Quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai nhằm thực hiện các
mục tiêu sau:
- Bảo đảm thu đúng đối tượng, đúng mức đóng vào quỹ BHYT.
- Hoàn thành kế hoạch thu BHYT hộ gia đình đã đặt ra.
- Tăng tổng số thu BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Các mục tiêu này được cụ thể hóa thông qua các chỉ số sau:
(1) Tỷ lệ người đã tham gia BHYT theo hộ gia đình trên tổng số người thuộc
diện phải tham gia BHYT hộ gia đình
=
Số người đã tham gia BHYT hộ gia đình
Tổng số người thuộc diện phải tham gia BHYT hộ gia đình
x100%
Chỉ tiêu này cho biết quy mô của đối tượng phải tham gia tự đóng 100% tiền
mua thẻ BHYT theo hộ gia đình và thực tế độ bao phủ BHYT trên đối tượng này là
bao nhiêu %, nó cũng cho biết tiềm năng số người sẽ phải vận động tham gia thời
gian tiếp theo với đối tượng tự đóng BHYT theo hộ gia đình.
(2) Tốc độ tăng tiền thu BHYT hộ gia đình qua các năm.
Số tiền thu BHYT hộ gia đình năm N+1 - Số tiền thu BHYT hộ gia
=
đình năm N
x100%
Số tiền thu BHYT hộ gia đình năm N
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng về tiền thực thu về BHYT hộ gia
đình, để đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý thu BHYT hộ gia đình năm nay so
với năm trước về tiền thu.
(3) Số thực hiện kế hoạch về người tham gia BHYT hộ gia đình
=
Số người đã tham gia BHYT hộ gia đình
x100%
Số kế hoạch
(4) Số thực hiện kế hoạch về tiền thu BHYT hộ gia đình
Số thực thu tiền BHYT hộ gia đình
=
Số kế hoạch
x100%
Các chỉ tiêu (3) và 4) rất quan trọng và thường xuyên được sử dụng để đánh
giá mức độ hoàn thành kế hoạch khai thác, phát triển số người tham gia và số tiền
thực thu so với kế hoạch đề ra về thu BHYT hộ gia đình.
(5) Số sai phạm về đối tượng thu và mức đóng BHYT hộ gia đình.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của công tác kiểm soát BHXH huyện, đại lý
thu, hộ gia đình về chấp hành quy định của pháp luật BHYT và các quy định của
BHXH Việt Nam.
1.2.3. Nội dung quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của
bảo hiểm xã hội tỉnh
Quản lý thu BHYT hộ gia đình bao gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.
1.2.3.1. Lập kế hoạch thu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo giáo trình quản lý học của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS
Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà (2012): "Lập kế hoạch là quá trình xác
định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được mục tiêu".
Dựa vào khái niệm trên, theo tác giả kế hoạch thu BHYT hộ gia đình của
BHXH tỉnh là quá trình BHXH cấp tỉnh xác định mục tiêu thu BHYT hộ gia đình và
lựa chọn các giải pháp, nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.
Quá trình lập kế hoạch thu BHYT hộ gia đình nằm trong kế hoạch thu BHYT
nói chung của BHXH tỉnh và chịu sự tác động của chiến lược phát triển ngành
BHXH và chỉ tiêu giao bao phủ BHYT hằng năm của Chính phủ.
Các loại hình kế hoạch thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh phân loại theo
thời gian gồm: Kế hoạch 5 năm, hằng năm, hằng quý. Phân loại theo chức năng