Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tra mắt atropin 0,01% đối với sự tiến triển cận thị của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố cần thơ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.06 KB, 28 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

HONG QUANG BèNH

ĐáNH GIá HIệU QUả Sử DụNG
THUốC NHỏ MắT ATROPIN 0,01% ĐốI VớI
Sự TIếN TRIểN CậN THị CủA HọC SINH
TIểU HọC Và TRUNG HọC CƠ Sở
TạI THàNH PHố CầN THƠ
Chuyờn ngnh

: Nhón khoa

Mó s

: 62720157

TểM TT LUN N TIN S Y HC

H NI 2018


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN CHÍ DŨNG


2. PGS.TS. HOÀNG THỊ PHÚC
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Đàm
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Yên
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tần

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi:

giờ

,ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội


NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Hoàng Quang Bình,Nguyễn chí Dũng, Hoàng Thị Phúc
(2016). Đánh giá hiệu quả sử dụng atropin 0,01% đối với sự tiến
triển cận thị của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ
sở tại thành phố Cần Thơ từ năm 2014-2016. Tạp Chí Nhãn khoa
Việt nam, số 41/2016, 12-19


2.

Hoàng Quang Bình (2016). Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ
của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở TP. Cần
Thơ năm học 2013-2014. Tạp Chí Y học Việt Nam tháng 5- số 12016, 187-1990.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,
quá trình đô thị hóa và sự thay đổi lối sống trong xã hội hiện đại, tình
hình mắc tật khúc xạ (TKX) đang có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh
hưởng khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới. Tật khúc xạ chưa được chỉnh
kính hiện là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, đồng thời là
nguyên nhân gây mù quan trọng xếp thứ hai sau bệnh đục thể thủy tinh, đã
được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo toàn cầu, cần đặc biệt quan tâm
nhằm đạt được mục tiêu “Thị giác 2020”. Trên thế giới đã có những nghiên
cứu can thiệp làm chậm tiến triển cận thị nhưng hầu hết các phương pháp
là không hiệu quả. Cho tới nay, sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin là một trong
3 phương pháp làm chậm tiến triển cận thị có hiệu quả, ngoài việc mang
kính Ortho-K và kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự. Trong thập niên qua, Shih
(1999), Shia (2001), Chua (2006)… đã khẳng định tác dụng làm chậm tiến
triển của cận thị bằng thuốc nhỏ mắt atropin với nồng độ thấp hơn như
0,5%, 0,25%, 0,1%, 0,05%. Mới đây, năm 2011 A.Chia và cs tại Singapore
đã thông báo atropin 0,01% cũng có tác dụng rõ rệt làm chậm tiến triển cận
thị mà không có các tác dụng phụ như lóa mắt, viêm kết mạc dị ứng,
viêm da mi.
Ở nước ta vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện
pháp can thiệp dùng thuốc nhỏ mắt dễ sử dụng như atropin nồng độ thấp
0,01% để hạn chế sự tiến triển cận thị ở học sinh. Do vậy, chúng tôi tiến

hành đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin 0,01%
đối với sự tiến triển cận thị của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
tại thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1/ Mô tả đặc điểm tật cận thị của học sinh 1 số trường tiểu học và
trung học cơ sở TP. Cần Thơ trong năm học 2013 -2014.
2/ Đánh giá hiệu quả can thiệp của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01%
đối với sự tiến triển cận thị.


2
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ lệ tật khúc xạ rất khác nhau ở các nước, Châu Á có tỷ lệ tật
khúc xạ cao nhất thế giới và gia tăng mạnh trong những năm gần đây,
lên tới 80% như ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.
Ước tính riêng châu Á đã có tới 300 triệu người tật khúc xạ.
Ở Việt Nam, tật khúc xạ đang là một vấn đề sức khỏe thời sự được xã
hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều điều tra về tỷ lệ tật khúc xạ ở các lứa
tuổi và một số nghiên cứu về thay đổi khúc xạ ở học sinh.
Một số tác giả nghiên cứu các giải pháp can thiệp đối với cận thị
như truyền thông phổ biến kiến thức nâng cao thực hành vệ sinh học
đường. Tuy nhiên ở Việt nam chưa có một nghiên cứu mang tính chất điều
trị về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh
giá về hiệu quả của thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% đối với tiến triển cận thị
đồng thời phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
2. Những đóng góp mới của luận án
Đây là nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, ngẫu nhiên và có đối chứng
về thuốc nhỏ mắt atropin nồng độ cực thấp 0,01%, lần đầu tiên thực
hiện tại Việt Nam một cách có hệ thống và toàn diện, cho phép đánh giá
kết quả lâu dài và các yếu tố liên quan, phù hợp cho trẻ mới bắt đầu bị
cận thị. Thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% giá rẻ, dễ sử dụng và bảo quản,

an toàn và có hiệu quả rõ rệt làm chậm tiến triển cận thị có thể là một
biện pháp can thiệp y tế được sử dụng tại bệnh viện và cộng đồng,
nhằm làm giảm sự tiến triển của cận thị và góp phần giảm nguy cơ mù
lòa cho trẻ em nước ta.
Nghiên cứu đã đánh giá toàn diện hiệu quả của thuốc nhỏ mắt
atropin 0,01% không chỉ đối với tình trạng khúc xạ của nhãn cầu mà
còn tới sự thay đổi của các số đo sinh học của nhãn cầu như chiều dài
trục nhãn cầu, kích thước đồng tử, biên độ điều tiết…
Nghiên cứu đã đồng thời đánh giá tính an toàn cũng như hiệu quả của
thuốc nhỏ mắt atropin 0,01% sau khi ngừng sử dụng thuốc 1 năm.


3
3. Bố cục của luận án
Luận án có 130 trang, gồm Đặt vấn đề (2 trang), 4 chương: Chương 1
:Tổng quan (35 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(14 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (35 trang), Chương 4: Bàn luận
(37 trang), Kết luận (2 trang) Kiến nghị (1 trang) , Đóng góp mới của luận
án (2 trang). Ngoài ra còn có 154 tài liệu tham khảo, trong đó có 14 tài liệu
tiếng Việt, 140 tài liệu tiếng Anh, 6 phụ lục, 67 bảng, 22 biểu đồ, 4 hình
ảnh minh họa.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ PHÁT SINH TẬT CẬN THỊ

1.1.1. Quá trình chính thị hóa
1.1.2. Mô hình thực nghiệm
1.1.2.1 Đối tượng thực nghiệm
1.1.2.2 Mô hình thực nghiệm
Cận thị do ức chế thị giác (Form – deprivation Myopia)
Cận thị do mang kính phân kỳ (Negatives lens – Induces Myopia)

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Bao gồm thuyết điều tiết non độ (lệch tiêu viễn thị (hyperopic
defocus) và thuyết sức căng cơ học (mechanical tension theory)
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc tật cận thị
1.1.4.1. Yếu tố di truyền
- Yếu tố chủng tộc
- Tiền sử gia đình
Cả hai cha mẹ bị cận thị thì 33-60% trẻ cận thị, nếu 1 trong hai cha
mẹ cận thị thì tỷ lệ là 23 - 40%, cha mẹ không có ai cận thị thì chỉ có 615% (Zadnik,1994).
1.1.4.2. Yếu tố môi trường
- Công việc nhìn gần: nguy cơ cận thị từ 1,02-1,55 (nghiên cứu
SCORM…)
- Công việc hoạt động ngoài trời: thời gian ngoài trời ít và nhìn gần
nhiều có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc cận thị tới 2-3 lần (nghiên cứu SMS).


4
1.2. TÌNH HÌNH CẬN THỊ VÀ SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CẬN THỊ

Tại các nước Châu Á là 0,8D và Châu Âu là 0,55D/ năm. Tại Việt nam,
tỷ lệ mắc mới cận thị là 13,5%, tiến triển trung bình là 0,4- 0,69D/ năm.
1.3. CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP HẠN CHẾ SỰ TIẾN TRIỂN CẬN THỊ

1.3.1. Đeo kính gọng
Không có tác dụng làm chậm tiến triển cận thị.
1.3.2. Kính tiếp xúc
Kính tiếp xúc mềm đa tiêu và kính tiếp xúc Ortho-K có có khả
năng làm chậm tiến triển cận thị lần lượt là 48% và 77 %.
1.3.3. Sử dụng thuốc
Phân tích meta năm 2016 của 16 can thiệp cho thấy phương pháp

hiệu quả nhất là atropin, với những báo cáo thậm chí làm ngừng sự tiến
triển cận thị.
1.3.3.1. Điều trị bằng Atropin
- Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật : chiều dài trục nhãn
cầu chậm gia tăng được quan sát thấy trên mắt được điều trị bằng
atropin.
- Các nghiên cứu trước đây về atropin nồng độ cao 1,00%
Bedrossian (1964), Gimbel, Kell, Dyer, Sampson, Bedrossian,
Gruber, Brodstein, Brennar và Yen từ 1973 tới 1989 nghiên cứu chủ yếu
trên atropin 1% cho kết quả rất tốt tuy nhiên nhiều đối tượng đã ngừng sử
dụng thuốc do dãn đồng tử làm sợ ánh sáng và mất điều tiết.
- Các nghiên cứu gần đây về atropin nồng độ 0,5-1,00%
Shih (1999): cận thị tiến triển 0,04D±0,63D/năm (nhóm nhỏ atropin
0,5%); 0,45D±0,55D/năm (atropin 0,25%); 0,47D±0,91D/năm (atropin
0,1%) và 1,06D±0,61D/năm (nhóm đối chứng). Kennedy (2000): tiến triển
cận thị 0,05D/năm (nhóm atropin 1%) và 0,36D/năm (nhóm chứng). Shih
(2001): cận thị tiến triển 0,42D±0,07D (nhóm atropin 0,5% + đeo kính
đa tiêu cự); 1,19D±0,07D (nhóm chứng + đeo kính đa tiêu cự);
1,40D±0,09D (nhóm chứng).


5
Nghiên cứu ATOM (The Atropin for the Treatment of Childhood
Myopia study )(2006): sau 2 năm, tiến triển cận thị là 1,2D±0,69D, tăng
chiều dài trục nhãn cầu là 0,38±0,38 mm (nhóm đối chứng) còn ở nhóm
atropin 1% chỉ có 0,28D±0,92D và chiều dài không thay đổi. Cận thị
tiến triển ít hơn 0,5D ở nhóm tra atropin là 65,7%, tiến triển nhiều hơn
1,0D là 13,9%; trong khi ở nhóm đối chứng chỉ có 16,1% số trẻ cận thị
tiến triển ít hơn 0,5D, trong khi có tới 63,9% tiến triển hơn 1D.
Các nghiên cứu về sau như của Fan (2007), Polling (2016)… cho

thấy hiệu quả điều trị khá cao của atropin 1% và tác dụng phụ chủ yếu
là sợ ánh sáng (72%) và khó khăn khi nhìn gần (38%)
Phân tích meta-analysis 4 nghiên cứu RCT và 7 nghiên cứu tiến
cứu, Li (2014) thấy atropin có thể làm chậm tiến triển cận thị là 0,54D0,55D ở người châu Á, trong khi người châu Âu là ít hơn (0,35D)
Saw (2002) cho thấy chỉ duy nhất thuốc nhỏ atropin đạt mức B,I
( B= đề xuất mức quan trọng trung bình, I= có các bằng chứng ủng hộ
mạnh) và là rất hiệu quả.
1.3.3.2. Các thuốc khác
Pirenzepin ngừng sau 1 năm, do hiệu quả hạn chế
1.4. SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%
1.4.1. Cơ chế tác dụng của atropin
1.4.1.1. Cơ chế điều tiết
Quan niệm điều tiết quá mức là nguyên nhân gốc của cận thị, do
điều tiết tạo một lực trên nhãn cầu, dẫn tới việc kéo dài trục. Thuốc nhỏ
mắt atropin làm liệt điều tiết do đó làm chậm tiến triển cận thị
1.4.2.2 Cơ chế không điều tiết
Atropin ức chế cận thị trên động vật (gà), trong khi cơ thể mi chỉ
có thụ thể nicotinic, mà không có muscarinic. Do đó không có sự tham
gia của điều tiết, điều này cho thấy con đường thần kinh hóa học gây ra
cận thị bắt đầu từ võng mạc (tế bào amacrine) và nếu ức chế thụ thể M1
và M4 tại võng mạc bằng atropin sẽ ức chế được sự tiến triển cận thị.


6
1.4.2. Các nghiên cứu về kết quả điều trị của atropin 0,01% đối với
sự tiến triển cận thị trên thế giới và ở nước ta
1.4.2.1. Nghiên cứu ATOM2 (giai đoạn 2)
Tiến triển cận thị trong 2 năm là -0,49±0,60 D, -0,38± 0,60D và
-0,30±0,63D tương ứng nhóm nhỏ thuốc atropin 0,01%, 0,1% và 0,5%
với sự khác biệt có ý nghĩa chỉ trong nhóm tra atropin 0,01% và 0,5%.

Tiến triển cận thị trong ATOM1 là -1,20±0,69D trong nhóm chứng và
-0,28±0,92D trong nhóm nhỏ thuốc atropin 1%. Chiều dài trục nhãn cầu
thay đổi trong 1 năm trong nhóm tra atropin 0,01% là 0.41±0.32mm,
atropin 0.1% là 0.28±0.28 mm và nhóm tra atropin 0.5% là 0.27±0.25
mm. Sự khác biệt trong tiến triển cận thị (0,19D) và chiều dài trục nhãn
cầu (0,14mm) giữa các nhóm là nhỏ và không có ý nghĩa về mặt lâm
sàng. Atropin 0,01% có tác động không đáng kể tới điều tiết và kích
thước đồng tử, và không ảnh hưởng tới thị lực nhìn gần.
1.4.2.2. Nghiên cứu ATOM (giai đoạn 3,năm 2015)
Khi dừng điều trị atropin 12 tháng sau đợt điều trị 24 tháng
(ATOM 2), tiến triển cận thị gia tăng nhanh ở nhóm nhỏ atropin 0,1% là
-1,04D; atropin 0,5% là - 1,15D, trong khi nhóm atropin 0,01% chỉ có
-0,72D.
Trong nhóm điều trị lại, tiến triển cận thị (-0,38D đến -0,52D) là
thấp hơn trong 2 giai đoạn trước (-0,62D đến -1,09D) trong tất cả 3
nhóm nhỏ atropin, nhưng cao hơn nhóm không cần điều trị (-0,30D đến
-0,38D).Tiến triển cận thị trung bình trong giai đoạn 3 là -0,69±0,46D,
-0,81±0,57D và – 0,84 ±0,61D tương ứng với nhóm nhỏ atropin 0,01%,
0,1% và 0,5%. Trong giai đoạn 5 năm, tiến triển cận thị và chiều dài
trục nhãn cầu thấp nhất trong nhóm atropin 0.01% (-1.38±0.98D;
0,75±0,48 mm) so sánh với nhóm 0,1% (-1,83±1,16D; 0.85 ±0.53 mm)
và nhóm 0.5% (-1,98±1,10D; 0,87±0,49 mm).
1.4.2.3. Các nghiên cứu khác về atropin nồng độ 0,01% - 0,05%
Wu (2011): -0,23D/năm (nhóm can thiệp); -0,86D/năm (nhóm
chứng). Clark (2015): -0,10±0,60D/năm (nhóm can thiệp);-0,6±0,4D/năm


7
(nhóm chứng).Lee (2006): -0,28±0,26D/năm (nhóm nhỏ atropin 0,05%)
-0,75±0,35D/năm (nhóm chứng).Fang (2010): -0,14±0,24D/năm (nhóm

atropin 0,025%) -0,58±0,34D/năm (nhóm chứng)
1.4.3.Các biến chứng và tác dụng phụ của atropin nhỏ tại chỗ :
Trong nghiên cứu ATOM,với atropin 0,01%, tác dụng phụ hầu như
không đáng kể, kích thước đồng tử gia tăng chỉ 1mm nên trẻ không bị
chói, biên độ điều tiết còn giữ được là 11,7D nên việc sử dụng kính đa
tiêu cự trong nhóm nhỏ mắt atropin 0,01% chỉ có 6%.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
Học sinh của 2 trường tiểu học và 2 trường THCS thành phố Cần thơ.
2.1.2. Cho nghiên cứu can thiệp đối với sự tiến triển cận thị
Một số học sinh lớp 1,2,3 của 2 trường tiểu học và lớp 6,7 của 2
trường THCS
* Tiêu chuẩn chọn
- Trẻ 7-8-9 và 12-13 tuổi, đang theo học tại 4 trường tiểu học và
THCS.
- Có khả năng chỉnh thị lực nhìn xa tới mức 0,50 hoặc tốt hơn cả 2 mắt.
- Loạn thị ≤ 2D
- Nhãn cầu bình thường.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Gia đình HS không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu
- Các HS không phối hợp trong thăm khám và không đủ theo dõi
trong 3 năm học (chuyển trường, bỏ học) hoặc không tuân thủ chế độ
điều trị..
- Các bệnh lý ngoài tật khúc xạ
- Có tiền sử hoặc dị ứng với atropin, cyclopentolate.
- Đã từng sử dụng kính tiếp xúc, kính 2 tiêu cự và phẫu thuật khác.



8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả: để xác định tỷ lệ mắc TKX của HS
các khối lớp trên. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng bằng thuốc nhỏ mắt
atropin 0,01% để đánh giá hiệu quả đối với sự tiến triển cận thị.
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.2.1.
Cho nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức cỡ mẫu ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể.
p(1  p )
2
n Z (1  / 2)
= 1685; chọn D =1,5 ta có n = 2.528 em.
( . p ) 2
2.2.2.2.

z
n

 /2

Cho nghiên cứu can thiệp lâm sàng bằng atropin:
2 p  1  p   z p1  1  p1   p2  1  p2 
2

 = 28; Ước tính có khoảng 15-20%
2


không tuân thủ điều trị, Số học sinh mỗi trường là 34 em
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2 trường tiểu học và 2 trường THCS, từ tháng 4/2014 đến tháng 7 /2017
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu
- Biểu mẫu điều tra cận thị và các yếu tố nguy cơ.
- Bảng thị lực LogMAR
- Máy đo khúc xạ tự động của Nhật.
- Hộp kính.
- Bộ soi bóng đồng tử.
- Máy IOL Master
- Rosenbaum card dùng đo kích thước đồng tử.
- Thuốc liệt điều tiết Cyclogyl 1%;
- Thuốc atropin 0,01% thành phẩm tại Viện nghiên cứu Mắt
Singapore (SERI)


9

2.2.5. Nội dung nghiên cứu
2.2.5.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tỷ lệ cận thị
 Phương pháp tiến hành
* Hỏi ghi điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của HS
* Đo thị lực và khám khúc xạ
* Ghi nhận và đánh giá kết quả thăm khám
- Đánh giá thị lực tại mỗi lần thăm khám
- Xác định khúc xạ của mỗi mắt
 Các chỉ số nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá
- Thực trạng cận thị
+ Tỷ lệ hiện mắc cận thị theo khối lớp, giới tính và mức độ nhẹ,

vừa, nặng
+ Tình trạng thị lực từng mắt của HS không kính và với kính đang đeo
+ Tỷ lệ HS mắc TKX đã có kính, được chỉnh đúng số và không đúng
số
+ Tỷ lệ HS mắc TKX mới phát hiện, chưa có kính
- Yếu tố nguy cơ với cận thị học đường :
+ Mối liên quan giữa tình trạng cha mẹ cận thị với cận thị của trẻ
+ Mối liên quan giữa hoạt động nhìn gần và cận thị học đường
+ Mối liên quan giữa hoạt động ngoài trời và cận thị học đường
2.2.5.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng bằng thuốc nhỏ atropin 0,01%
 Phương pháp tiến hành:
Chọn 78 em mắc cận thị để can thiệp bằng atropin và 78 em khác
cùng tuổi, cùng giới, cùng mắc cận thị của các khối lớp 1,2,3, và 6,7
làm đối chứng (chỉ nhỏ nước muối sinh lý) ở mỗi trường trong cả 4
trường để có thể theo dõi trong vòng 2 năm tiếp theo.
 Các chỉ số nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá
- Sự tiến triển của cận thị sau 2 năm của nhóm can thiệp so với
nhóm chứng


10
- Sự thay đổi về các chỉ số sinh học của nhãn cầu (trục nhãn cầu,
độ cong giác mạc) của mắt cận thị sau 2 năm của nhóm can thiệp so với
nhóm chứng.
- Các yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc tra atropin
2.2.5.3. Nghiên cứu các thay đổi sau khi ngưng điều trị
Phương pháp tiến hành: sau khi ngưng điều trị nhóm atropin
0,01%, tiến hành đo các chỉ số nghiên cứu sau 2 tháng, 6 tháng và 12
tháng về thị lực, khúc xạ, chiều dài trục nhãn cầu, kích thước đồng tử
(ban ngày và ban đêm) và biên độ điều tiết của các mắt đã được nhỏ

atropin 0,01% liên tục 2 năm trước đó.
2.3. Xử lý số liệu
Thống kê mô tả, thống kê phân tích, tìm mối liên quan giữa các
biến độc lập với các biến phụ thuộc bằng các phân tích hồi qui đơn biến
và đa biến. Test có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Quá trình phân tích có
sử dụng phần mềm Stata 12.0
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được Hội đồng khoa học Trường ĐH Y khoa
Hà Nội thông qua, được Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và ban Giám
hiệu các trường chấp thuận. Phụ huynh, HS được giải thích rõ nội dung
và mục đích nghiên cứu để tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TẬT CẬN THỊ

3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tổng số 2717 HS được khám (5434 mắt), trong đó nam 1376 em
(50,64%) và nữ 1341 em (49,36%).
3.1.2. Tình hình cận thị của các đối tượng nghiên cứu
- Phân loại nguyên nhân gây giảm thị lực: cận thị chiếm 22,81%,
viễn thị là 1,25%, loạn thị là 2,28% và bệnh lý là 0,69%.


11
- Tỷ lệ cận thị ở các trường điều tra 2 trường gần nội thành là
28,23%, 2 trường gần ngoại thành là 16,98%.
- Tỷ lệ cận thị theo khối lớp học: tỷ lệ cận thị ở HS lớp 1, lớp 2
thấp hơn so với HS lớp 8, lớp 9. Tỷ lệ cận thị có xu hướng gia tăng theo
từng khối học.
- Tỷ lệ cận thị học sinh xếp theo giới tính: tỷ lệ cận thị ở nữ

(27,80%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam (17,98%).
- Tỷ lệ cận thị đã phát hiện khi khám: lớp 1 (20,69%) và ở lớp 9 (55,20%)
- Thị lực của mắt cận thị: đa số mắt cận thị có mức từ 3/10 đến 1/10
- Mức độ cận thị theo cấp học: tỷ lệ cận thị nhẹ cấp tiểu học chiếm
78,52%. Sang cấp THCS, tỷ lệ cận nhẹ giảm, thay vào đó cận thị mức
độ trung bình và nặng tăng lên rõ rệt gần 2 lần (sự khác biệt có ý nghĩa
(p < 0,01)
- Mức độ cận thị theo khối học: nhẹ và trung bình gặp nhiều nhất
- Mức độ cận thị theo giới tính: nữ 7,26% so với nam 4,23%.
- Mối quan hệ giữa cận thị của trẻ và cận thị cha mẹ: trẻ có cả 2
cha mẹ bị cận thì 39,60% bị cận so với 10,60% không có cha mẹ bị cận
thị. Yếu tố nguy cơ trẻ có cả hai cha mẹ cận thị OR=5,52; một trong hai
cha mẹ cận thị là 2,32
- Liên quan thời gian sử dụng mắt nhìn gần với cận thị: sử dụng
mắt nhìn gần trên 8 giờ/ ngày có 28,0% bị cận thị so với 15,61% trẻ
nhìn gần dưới 8 giờ. Nguy cơ OR=3,2.
- Liên quan hoạt động ngoài trời với cận thị: trẻ hoạt động ngoải
trời trên 2 giờ/ ngày có nguy cơ cận thị giảm, bằng 0,33 lần so với trẻ
hoạt động ngoài trời ít (dưới 2 giờ/ ngày).
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%

3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
136 hoàn thành nghiên cứu (53 nam và 83 nữ). Tuổi trung bình
10,33. Nhóm tra atropin 66 em (24 nam, 42 nữ). Nhóm chứng có 70 em
(32 nam và 40 nữ)
- Đặc điểm thị lực, khúc xạ, biên độ điều tiết, kích thước đồng tử,
chiều dài trục nhãn cầu tại lần khám và điều trị đầu tiên: thị lực nhìn


12

xa với kính tốt nhất không bị ảnh hưởng bởi atropin 0,01%, biên độ
điều tiết giảm 4,9±0,64D nhưng lực điều tiết còn lại là 11,5D, đủ cho trẻ
điều tiết và thị lực nhìn gần không bị ảnh hưởng. Kích thước đồng tử
của trẻ nhóm can thiệp lớn hơn nhóm chứng 1mm, nhưng không có sự
khác biệt ý nghĩa, hầu hết trẻ không sợ ánh sáng
- Đặc điểm mức độ cận thị, chiều dài trục nhãn cầu trước can
thiệp: không có sự khác biệt có ý nghĩa trong các nhóm cận thị với nhau
3.2.2. Hiệu quả can thiệp của atropin 0,01% với tiến triển cận thị
3.2.2.1. Sự thay đổi về thị lực sau 12 và 24 tháng
Thị lực không chỉnh kính trong nhóm can thiệp giảm chậm hơn,
bằng 62,5% so với nhóm chứng (0,15/0,24).
3.2.2.2. Độ cầu tương đương (SE) tăng sau 12 tháng và 24 tháng
Bảng 3.21. SE tăng sau 12 tháng và 24 tháng
Nhóm
SE

Nhóm can thiệp Nhóm chứng Chênh lệch
(n = 132)
(n = 140)
2 nhóm

SE tăng trong năm thứ 1

0,31±0,26D

0,70±0,36D

0,39±0,37D

SE tăng trong năm thứ 2


0,41±0,37D

0,62±0,46D 0,21±0,43D

SE tăng trong năm thứ 24 tháng

0,72±0,36D

1,32±0,50D

0,60±0,53D

Tiến triển nhóm can thiệp bằng 42,28 % (0,31D/ 0,70D) so với
nhóm chứng. Trong cả 2 năm tiến triển của nhóm can thiệp bằng
54,54% (0,72D/ 1,32D) so với nhóm chứng
- So sánh mức độ cận thị sau 12 tháng và 24 tháng: sau can thiệp 2
năm, ở nhóm can thiệp mức độ cận thị nhẹ chỉ giảm nhẹ từ 45,45% xuống
30,30%. Mức độ cận thị trung bình gia tăng nhẹ, từ 41,66% lên 50,75%.
Trong khi nhóm chứng, mức độ cận thị nhẹ giảm mạnh từ 87,85% xuống
48,57%. Mức độ cận thị trung bình gia tăng mạnh, từ 12,14% lên 47,85%.


13

Biểu đồ 3.7. Mức độ tiến triển cận thị
70,43% (81/115) số mắt của trẻ ở nhóm can thiệp có tiến triển cận thị ít
hơn -0,5D, trong khi chỉ có 0,86% (1/115) số mắt có tiến triển cận thị hơn -1D
và không có trường hợp nào tiến triển rất nhanh. Ngược lại, trong nhóm đối
chứng chỉ có 19,28% (27/140) số mắt tiến triển cận thị ít hơn -0,5D và có tới

11,42% (16/140) số mắt cận thị tiến triển nhanh hơn -1D/năm. Cả 2 nhóm
không có mắt cận thị nào tiến triển rất nhanh ≥2,0 D/ năm.
- So sánh mức độ tiến triển cận thị ở nhóm cận nặng với nhóm cận nhẹ
và trung bình ( nhóm can thiệp): hiệu quả của atropin trong nhóm cận thị nhẹ và
trung bình tốt hơn nhóm nặng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
3.2.2.3. Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau 12 tháng và 24 tháng
Bảng 3.26. Tăng chiều dài trục nhãn cầu năm thứ nhất và năm thứ 2
Nhóm

Nhóm can thiệp
(n = 132)

Nhóm chứng
(n = 140)

Tăng trong năm thứ 1

0,26 ± 0,19 mm

0,33 ± 0,18 mm

Tăng trong năm thứ 2

0,28 ± 0,22 mm

0,50 ± 0,21 mm

Tăng trong cả 2 năm

0,54 ± 0,33 mm


0,84 ± 0,30 mm

Chiều dài trục nhãn cầu

Sự thay đổi chiều dài trục nhãn cầu có ý nghĩa trong cả 2 nhóm can
thiệp và nhóm đối chứng (p<0,001). Trong 2 năm, nhóm đối chứng có
chiều dài trục nhãn cầu tiến triển hơn nhóm can thiệp trong năm đầu


14
tiên và trong năm thứ 2. Trong cả 2 năm, nhóm can thiệp thấp hơn
64,28%
- So sánh mức tăng chiều dài trục nhãn cầu ở mắt cận thị nặng
so với nhóm mắt cận thị nhẹ và trung bình: có sự khác biệt có ý nghĩa
về sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu ở mắt cận nặng (0,74mm) nhanh
hơn ở mắt cận nhẹ và trung bình (0,54mm)
3.2.2.4. Mối tương quan tiến triển cận thị và chiều dài trục nhãn cầu
Có mối tương quan chặt, r = 0,77; phương trình đường thẳng
tuyến tính y = 0,5753 x + 0,1095
3.2.2.5. So sánh mức độ loạn thị trước và sau can thiệp
Không có sự khác biệt có ý nghĩa
3.2.2.6. Công suất khúc xạ giác mạc sau 2 năm
Không có sự khác biệt có ý nghĩa
3.2.2.7. Biên độ điều tiết, thị lực nhìn gần và kích thước đồng tử
- Chênh lệch biên độ điều tiết: biên độ điều tiết chỉ giảm 4,9D.
Về mặt chức năng, điều này có ý nghĩa rằng, thị lực nhìn gần không bị
ảnh hưởng có ý nghĩa trên lâm sàng.
- Thị lực nhìn gần: không bị ảnh hưởng, do biên độ điều tiết vẫn
còn khoảng 11D, và sau khi ngưng thuốc thì thị lực nhìn gần đã trở lại

bình thường.
- Kích thước đồng tử : kích thước đồng tử trong điều kiện ánh
sáng ban ngày và ban đêm trong nhóm can thiệp gia tăng chỉ 1mm. Tác
động của atropin trên kích thước đồng tử không thay đổi theo thời gian.
3.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển cận thị
3.2.3.1. Giới tính
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tác động của atropin trên trẻ
nữ và trẻ nam về mặt lâm sàng
3.2.3.2. Tuổi
Tuổi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị đáng kể: trẻ dưới 10 tuổi có
hiệu quả điều trị thấp hơn (tỷ lệ tiến triển -0,39D/ năm) so với trẻ 12-13
(- 0,31D/ năm)


15

Biểu đồ 3.11. Tốc độ tiến triển cận thị trong các nhóm tuổi khác nhau
Nhóm trẻ 7-9 tuổi: tiến triển nhanh không có mắt nào ở nhóm can
thiệp nhưng gặp tới 3,57% (5/140) trong nhóm chứng; nhóm trẻ 12-13
tuổi: tiến triển nhanh là 0,86% (1/115) trong nhóm can thiệp và 7,85%
(11/140) trong nhóm chứng.
Sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu trong nhóm 7-9 tuổi được điều
trị bằng atropin ít hơn so với nhóm chứng là 21,27 % trong năm thứ 1
và 33,03% trong năm thứ 2. Tương tự, trong nhóm 12-13 tuổi được điều
trị bằng atropin ít hơn so với nhóm chứng là 36,36% trong năm thứ 1 và
53,12% trong năm thứ 2. Điều đó chứng tỏ có sự khác biệt về tiến triển
chiều dài nhãn cầu trong nhóm trẻ và nhóm lớn tuổi, hiệu quả của
atropin tốt hơn trong nhóm lớn tuổi. Nhóm lớn tuổi hơn hưởng lợi ích
từ việc điều trị bằng atropin tốt hơn nhóm nhỏ tuổi.
Bảng 3.39. Thay đổi chiều dài trục nhãn cầu (mm) so với tuổi

Nhóm tuổi
7-9
12-13

Atropin

Chứng

(n = 115)
0,73 ± 0,26

(n = 140)
1,09 ± 0,21

(n = 70)
0,30 ± 0,19

(n = 62)
0,64 ± 0,20

Chênh lệch
0,36
0,34


16
(n = 62)

(n = 78)


0,43

0,45

Chênh lệch

Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm tuổi về tiến triển chiều dài
trục nhãn cầu trong cả 2 nhóm atropin và nhóm chứng.
- Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau 2 năm theo độ tuổi bắt đầu điều trị:
Sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu và độ tuổi bắt đầu điều trị có mối tương
quan chặt chẽ, nhóm atropin có r = 0,67 và nhóm chứng có r=0,74
3.2.3.3. Độ cận thị ban đầu

Biểu đồ 3.14. Tiến triển cận thị so với mức cận thị ban đầu
Nhóm cận thị nhẹ: tiến triển nhanh không có mắt nào ở nhóm can
thiệp nhưng gặp tới 10,56% trong nhóm chứng. Nhóm cận thị trung
bình: tiến triển nhanh 1,81% trong nhóm atropin và 17,64% trong nhóm
chứng. Như vậy tiến triển nhanh có xu hướng gặp nhiều hơn ở nhóm
chứng và xảy ra ở nhóm có mức cận thị ban đầu cao.
Bảng 3.42. Tăng chiều dài trục nhãn cầu với mức cận thị ban đầu
Chiều dài
SL
Nhóm

Chiều dài trục
ban đầu

Chiều dài trục
sau 2 năm


Chênh lệch


17
Cận thị nhẹ
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Cận thị trung bình
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Cận thị nặng
Nhóm can thiệp

60

23,80 ± 0,81

24,41 ± 0,82

0,60 ± 0,28

123

23,90 ± 0,77

24,75 ± 0,73

0,84 ± 0,29

55


24,30 ± 0,95

25,33 ± 0,76

0,49 ± 0,34

17

24,73 ± 0,77

25,56 ± 0,73

0,82 ± 0,40

17

25,54 ± 0,81

26,28 ± 0,70

0,74 ± 0,46

Trong nhóm cận thị nhẹ, mức độ kéo dài trục nhãn cầu là
0,60±0,28 mm và 0,84±0,29 mm lần lượt ở nhóm atropin và nhóm chứng,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả tương tự cũng thấy
trong các trường hợp cận thị trung bình (p<0,05).Khi so sánh các trẻ cận thị
nhẹ, sự kéo dài trục trong nhóm atropin là thấp hơn 28,57% so với nhóm
chứng và trong các trẻ cận thị trung bình là 40,24%.
Riêng cận thị nặng trong nhóm atropin,chênh lệch chiều dài trục là

0,74 mm. Sự kéo dài trục có cao hơn so với nhóm cận thị nhẹ và trung
bình nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm chứng.
3.2.3.4. Các yếu tố môi trường
3.2.3.5. Các yếu tố dịch tễ
3.2.4. Lý do bỏ cuộc và tác dụng phụ
Là không đáng kể, gặp 2 ca viêm kết mạc dị ứng (1,4%), 1 trường
hợp (0.7%) viêm da mi dị ứng,1 trường hợp cảm thấy mờ nhẹ sau khi
tra thuốc nhưng hết ngay sau 1 tuần, không có trường hợp nào nghiêm
trọng phải dừng điều trị.
3.2.5. Các thay đổi sau khi ngưng điều trị


18

Biểu đồ 3.17. Tiến triển cận thị sau khi ngưng thuốc
Tiến triển cận thị nhóm can thiệp là 0,54D / năm thứ 3, nhóm
chứng là 0,62D. tiến triển cận thị trong 3 năm vẫn ít hơn nhóm chứng,
0,42D/ năm so với 0,64D/ năm.
Trong nửa năm đầu của năm thứ 3, tốc độ tiến triển cận thị trung
bình là 0,30±0,23D. Tiến triển cận thị trong 6 tháng cuối của năm thứ 3
là 0,24±0,25D, có sự khác biệt có ý nghĩa.

Biểu đồ 3.19. Tăng chiều dài trục nhãn cầu sau khi ngưng thuốc
Sau 24 tháng điều trị, các trẻ trong nhóm can thiệp được ngừng
điều trị, sự khác biệt về chiều dài trục nhãn cầu trong năm thứ 3 là
0,31mm/ năm. Trong nhóm chứng là 0,52mm/ năm. Sự khác biệt trong
gia tăng chiều dài trục nhãn cầu đã giảm so với thời gian còn điều trị,
tuy nhiên chiều dài trục nhãn cầu vẫn ngắn hơn so với nhóm chứng.
Trong giai đoạn 3 năm, sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu trong nhóm
atropin là 0,85±0,37mm, so với 1,36±0,48mm trong nhóm chứng. Sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê.


19
- Thay đổi trong kích thước đồng tử, điều tiết và thị lực nhìn xa/
nhìn gần: kích thước đồng tử lớn hơn một chút so với thời điểm điều trị
sau cùng. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày là 0,37 mm và ban đêm là
0,22 mm (sau 12 tháng). Biên độ điều tiết phục hồi khá nhanh (sau 2
tháng). Điều tiết tại thời điểm 36 tháng thấp hơn so với lần khám sàng
lọc đầu tiên là -2,56D. Thị lực nhìn xa LogMAR vẫn duy trì tốt. Thị lực
nhìn gần LogMAR phục hồi nhanh chóng sau ngưng thuốc 2 tháng.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TẬT CẬN THỊ
4.1.1. Tình hình cận thị
Tỷ lệ tật khúc xạ sau khi liệt điều tiết: Sau liệt điều tiết có 735
(27,05%) em có tật khúc xạ. Tỷ lệ tật khúc xạ đã giảm đáng kể sau liệt
điều tiết là 6,99%; Tỷ lệ các tật khúc xạ: cận thị chiếm 84,35 % các
trường hợp giảm thị lực. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với
các nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (74,47%), của Hoàng Ngọc
Chương (79,7%)...;Tỷ lệ cận thị ở các trường điều tra: tại Cần Thơ cũng
đã tăng gấp đôi sau 6 năm, từ 9,2% năm 2008 tăng lên 22,81% năm
2014 Tuy nhiên, so với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh thì tỷ lệ cận thị học đường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
còn thấp hơn; Tỷ lệ cận thị học đường theo khối lớp học: tỷ lệ cận thị có
xu hướng gia tăng rõ rệt theo từng khối học. Tỷ lệ cận thị giữa bậc Tiểu
học và THCS có sự khác biệt có ý nghĩa. Theo Lê Thị Thanh Xuyên, tỷ
lệ cận thị ở cấp Tiểu học (29,86%) thấp hơn THCS (46,11%) và PTTH
(43,63%); Tỷ lệ cận thị học đường theo giới tính: Tỷ lệ nữ bị cận thị cao
gấp 1,51 lần so với nam, tương đồng với các tác giả khác. Phạm Văn

Tần (2010), cho biết ở nữ là 24,6%, nam là 16%. Do nữ dậy thì sớm
hơn nam, phát triển trục nhãn cầu thường cao hơn, và thừơng sử dụng
mắt nhìn gần nhiều hơn, ít tham gia các hoạt động ngoài trời; Tỷ lệ cận
thị mới phát hiện khi khám: một thực trạng đáng báo động đó là có tới


20
54,0% mới được phát hiện; Thị lực của HS mắc cận thị : Kết quả này
cũng phù hợp với các tác giả khác như Hoàng Ngọc Chương, thị lực từ
ĐNT 4m-3/10 chiếm 59,1% ; Riêng HS lớp 1 và lớp 2 thì cận thị chủ
yếu là nhẹ, thị lực còn khá từ 0,2-0,4 . HS đầu cấp, lớp 6 có số lượng
HS bị giảm thị lực nhiều nhất; Thị lực với kính cũ: kết quả phù hợp với
nghiên cứu khác trong nước như Hoàng Ngọc Chương thị lực mang
kính hiện tại dưới 7/10 là 58,7%; Mức độ cận thị: đa số ở mức độ cận
thị nhẹ. Trong nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên(2008) cận nhẹ là
22,28%, cận thị trung bình và nặng là 16,6%.
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị
Phân tích meta-analysis từ 16 nghiên cứu, Zhang (2015) cho thấy
trẻ có cha mẹ cả 2 bị cận thị nguy cơ là 6,42 lần so với trẻ không có cha
mẹ bị cận thị; Liên quan thời gian sử dụng mắt nhìn gần với cận thị:
OR=3,12, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Muhamedagic,
Hepsen ... Phân tích meta-analysis từ 27 nghiên cứu, Huang (2015) cho
thấy OR=1,14 và nguy cơ cận thị gia tăng 2% cho mỗi 1 giờ/ tuần; Liên
quan hoạt động ngoài trời với cận thị:OR=0,88. Phân tích meta-analysis từ
23 nghiên cứu, Sherwin (2012) cho thấy OR = 0,98
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC NHỎ MẮT ATROPIN 0,01%
4.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình 10,33 là độ tuổi mà tiến triển cận thị nhanh nhất;
tương đồng nghiên cứu ATOM 2, thị lực nhìn xa không bị ảnh hưởng
bởi atropin 0,01%; Biên độ điều tiết sau lần điều trị đầu tiên: giảm

4,9±0,64D nhưng lực điều tiết còn 11,5D, đủ cho trẻ điều tiết và thị lực
nhìn gần không bị ảnh hưởng;Thị lực nhìn gần sau lần điều trị đầu tiên
với atropin: trong nghiên cứu ATOM, có 7% trẻ phải mang kính PALs,
nhưng giai đoạn 3 thì không có trẻ nào. Trong nghiên cứu của chúng tôi
việc sử dụng thuốc đơn giản và không trẻ nào cần mang kính đa tiêu cự;
Kích thước đồng tử: tăng nhẹ khoảng 1mm. Trong nghiên cứu của Chia,
Nishiyama kích thước đồng tử gia tăng chỉ khoảng 0,7mm. Như vậy, so


21
với atropin nồng độ cao 0,5% - 1%, thuốc nhỏ atropin 0,01% sẽ dãn
đồng tử không đáng kể, trẻ không cần mang kính râm.
4.2.2.Hiệu quả của thuốc nhỏ atropin 0,01% với tiến triển cận thị
4.2.2.1. Sự thay đổi về thị lực sau 12 và 24 tháng
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiên cứu của chúng tôi
với nghiên cứu ATOM 2. Thị lực không chỉnh kính trong nhóm atropin
giảm chậm hơn, chỉ giảm trung bình khoảng 43.75% (0.042/0.096) so
với nhóm chứng.
4.2.2.2. Độ cầu tương đương (SE) tăng sau 12 tháng và 24 tháng
Bảng 4.8. Tiến triển cận thị hằng năm trong nhóm atropin 0,5%- 1%
Tác giả

Thuốc

Atropin

Chứng

Khác biệt


Bedrossian (1979)

Thuốc mỡ 1%

+0,02D/năm

-0,85 /năm

0,87 D/năm

Shih (1979)

Thuốc nhỏ 1%

-0,04 D/năm

-1,06D/năm

1,02 D/năm

Brodstein (1984)

Thuốc nhỏ 1%

-0,072D/năm

-0,624D/năm

0, 55D/năm


Yen (1989)

Thuốc nhỏ 1%

-0,22D/năm

-0,91D/năm

0,69D/năm

Kennedy (2000)

Thuốc nhỏ 1%

-0,05D/năm

-0,36D/năm

0,31D/năm

Syniuta (2001)

Thuốc nhỏ 1%

-0,05D/năm

-0,84D/năm

0,79D/năm


Shimmyo (2003)

Thuốc nhỏ 1%

+0,09D/năm

0,56D/năm

0,65D/năm

Thuốc nhỏ 0,05%

-0,28D/năm

-0,75D/năm

0,47D/năm

Thuốc mỡ 1%

+0,06D/năm

-1,19D/năm

1,25D/năm

Chua (2006)

Thuốc nhỏ 1%


-0,14D/năm

-0,6D/năm

0,46D/năm

Fan (2007)

Thuốc nhỏ 1%

-0,06D/năm

-1,91D/năm

1,85D/năm

Yi (2015)

Thuốc nhỏ 1%

+0,32D/năm

-0,85D/năm

1,17D/năm

Thuốc nhỏ 0,5%

0,1D/năm


0,5D/năm

0,4 D/năm

Lee (2006)

Polling (2016)


22
H.Q. Bình (2017)

Thuốc nhỏ 0,01%

-0,36D/năm

-0,66D/năm

0,30D/năm

Atropin 1% rất hiệu quả trong việc giảm tiến triển cận thị, nhưng
bị chỉ trích và từ chối vì tác dụng phụ không mong muốn cả về phía
thầy thuốc và bệnh nhân .

Bảng 4.9. So sánh với các nghiên cứu atropin 0,01% nhỏ mắt
6 - 12

Thời gian
điều trị
24 tháng


Phương pháp
can thiệp
Atropin 0,01%

Hu (1998)

9 - 18

12,2 tháng

Clark (2015)

6 - 15

1,1 ± 0,3 năm

Ekdawi (2015)

9 - 10

20 tháng

H.Q. Bình (2017)

7-13

24 tháng

Atropin 0,01%

Chứng
Atropin 0,01%
Chứng
Atropin 0,01%
Chứng
Atropin 0,01%
Chứng

Nghiên cứu

Độ tuổi

ATOM2(2011)

Tiến triển
Khác biệt
cận thị
0,49±0,63D/ 2
năm
0,01D
0,41D/năm
0,43D
0,1±0,6D/năm 0,5D/ năm
0,6±0,4D/năm
0,40D
0,41D/năm
0,81D
0,36D
0,30D/năm
0,66D


Huang (2016) phân tích meta cho thấy atropin nồng độ thấp làm
tiến triển cận thị chậm đáng kể, là một trong can thiệp hiệu quả nhất;
Mức độ tiến triển: Clark (2015) 75 % tiến triển chậm ≤ 0,25 D / năm so
với 5/28 (18%) trong nhóm chứng. Shuan Dai (2014) thấy tiến triển cận thị
không vượt quá 0,25D/năm; Tiến triển trong cận thị nặng là 0,41D/ năm so
với 0,35 D/ năm trong nhóm cận thị nhẹ và trung bình. Điều này cũng phù
hợp với các nghiên cứu khác như Chou (1997), Fan (2006) cho thấy tiến
triển trong cận thị nặng nói chung nhanh hơn cận thị nhẹ và trung bình.
4.2.2.3. Tăng chiều dài nhãn cầu sau 12 tháng và 24 tháng
Hiệu quả làm chậm tiến triển cận thị là 54%, kết quả này gần như
tương đương Ortho- K.Trong các phân tích meta hiện nay, cho thấy hiệu
quả giảm sự tiến triển cận thị của atropin từ 59% - 77%.Trong cận thị
nặng tăng nhiều hơn so với nhóm cận nhẹ và trung bình và kèm theo nó
là mức độ cận thị nhiều hơn và nhanh hơn


×