Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO GP1 – CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ ANCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.62 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

ĐOÀN THỊ KIM ANH

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG
NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO GP1 –
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ ANCO
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS.VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 08/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: ĐOÀN THỊ KIM ANH.
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh sản của một số giống heo nái tại trại
chăn nuôi heo GP1 - Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa
Chăn Nuôi – Thú Y ngày ……………………

Giáo viên hướng dẫn:

TS. VÕ THỊ TUYẾT



ii


LỜI CẢM TẠ
Con gái xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và
luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ để con có được ngày hôm nay.
Chân thành ghi nhớ công lao của giáo viên hướng dẫn TS.Võ Thị Tuyết đã
tận tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Sinh viên Đoàn Thị Kim Anh xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
• Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng
tạo điều kiện tốt cho chúng em học tập.
• Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tụy truyền đạt những kiến
thức chuyên sâu, những kinh nghiệm quý báu để chúng em trưởng thành về
mọi mặt, trở thành những bác sỹ thú y tốt, phục vụ đất nước.
• Ban giám đốc Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, anh Choeng
Yew Hoong – phó giám đốc công ty.
 Anh Ng Kong Yong, quản lý trại GP1.
 Anh Võ Quốc Việt, giám sát trại GP1.
 Chị Phạm Thị Huệ, giám sát khu nái đẻ.
 Anh Trần Tiến Đại và toàn thể nhân viên trại GP1 đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập ở trại
GP1.
Cảm ơn các bạn lớp DH06TY đã cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với
tôi suốt 5 năm học vừa qua.

Sinh viên thực hiện:
Đoàn Thị Kim Anh


iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại
trại chăn nuôi heo GP1 – Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO” thuộc
khu vực xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai từ ngày 20/12/2010 đến ngày
30/04/2011.
Trong thời gian thực tập chúng tôi đã khảo sát được 518 nái với 1537 ổ đẻ
thuộc 3 nhóm giống: Landrace gồm 193 con nái với 616 ổ đẻ, Yorkshire gồm 58
con nái với 305 ổ đẻ, Yorkshire x Landrace gồm 267 con nái với 616 ổ đẻ. Kết quả
trung bình của một số chỉ tiêu sinh sản ở các nhóm giống heo nái như sau:
+ Đàn nái khảo sát đẻ lứa đầu tiên ở độ tuổi 383 ngày, mỗi năm trung bình
đẻ được 2,39 lứa với khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 156 ngày. Mỗi lứa đẻ trung
bình đạt 10,63 con đẻ ra, còn sống 9,92 con, cai sữa đạt 9,23 con.
+ Heo con sơ sinh có trọng lượng trung bình 1,47 kg/con, trọng lượng cai sữa
đạt 6,82 kg/con ở 23,5 ngày tuổi, trọng lượng cai sữa quy đổi về 21 ngày tuổi là
6,34 kg/con.
+ Trung bình một năm nái sản xuất được 22,38 heo con cai sữa với tổng
trọng lượng đạt 142,4 kg.
Giữa các nhóm giống khảo sát, nhóm nái lai YL có năng suất sinh sản cao
hơn so với hai nhóm nái thuần về hầu hết các chỉ tiêu khảo sát.
Xếp hạng chung về thành tích sinh sản của các giống nái khảo sát dựa vào
chỉ số sinh sản (SPI) kết quả xếp hạng như sau:
• Hạng I: Giống lai Yorkshire x Landrace
• Hạng II: Giống Landrace
• Hạng III: Giống Yorkshire

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh sách các bảng ................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. xii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích .......................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................................ 2

Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu về trại heo GP1 – công ty ANCO ................................................................... 3
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ANCO.................................................... 3
2.1.2 Vị trí địa lý .................................................................................................................... 4
2.1.3 Điều kiện khí hậu .......................................................................................................... 4
2.1.4 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại ............................................................. 4
2.1.5 Sơ đồ trại ....................................................................................................................... 5
2.1.6 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại .................................................................................... 5
2.1.7 Cơ cấu đàn của trại GP1 ............................................................................................... 5
2.1.8 Công tác giống .............................................................................................................. 7
2.1.8.1 Nguồn gốc con giống ................................................................................................. 7
2.1.8.2 Quy trình chọn lọc heo hậu bị .................................................................................... 7
2.1.8.3 Giới thiệu một số giống heo nái hiện có tại trại ......................................................... 7
2.1.8.4 Phương thức phối giống............................................................................................. 9

2.1.9 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo .................................................................... 10
2.1.9.1 Chuồng trại .............................................................................................................. 10
2.1.9.2 Trang thiết bị chuồng trại......................................................................................... 12

v


2.1.9.3 Thức ăn .................................................................................................................... 13
2.1.9.4 Nước uống ............................................................................................................... 15
2.1.10 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng................................................................................ 15
2.1.10.1 Đối với nái ............................................................................................................. 15
2.1.10.2 Đối với heo con...................................................................................................... 16
2.1.11 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng ............................................................................... 16
2.1.11.1 Vệ sinh ................................................................................................................... 16
2.1.11.2 Quy trình tiêm phòng ............................................................................................. 17
2.1.12 Các chứng và bệnh trên heo nái đẻ và nuôi con ghi nhận trong thời gian thực tập tại
trại

................................................................................................................................. 17

2.2 Đặc điểm sinh lý và tổng quan về sinh sản của heo nái................................................. 20
2.2.1 Các giai đoạn phát triển của thai ................................................................................. 20
2.2.2 Sự sinh đẻ.................................................................................................................... 20
2.2.3 Đặc điểm sinh lý của heo nái trong giai đoạn nuôi con .............................................. 21
2.3 Các nguyên nhân gây hao hụt heo con theo mẹ ............................................................. 21
2.3.1 Tiêu chảy..................................................................................................................... 22
2.3.2 Mẹ đè .......................................................................................................................... 22
2.3.3 Con chết trong thai: thai gỗ, khô thai.......................................................................... 22
2.3.4 Trọng lượng heo con sơ sinh thấp .............................................................................. 22
2.3.5 Dị tật ........................................................................................................................... 23

2.4 Những yếu tố cấu thành năng suất sinh sản của nái ...................................................... 23
2.4.1. Tuổi thành thục .......................................................................................................... 23
2.4.2 Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................................. 24
2.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu ........................................................................................................... 25
2.4.4 Số lứa đẻ của nái trên năm .......................................................................................... 25
2.4.5 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.......................................................................................... 25
2.4.6 Số con đẻ ra trên ổ ...................................................................................................... 26
2.4.7 Số heo con sơ sinh còn sống – Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ....................................... 26
2.4.8 Trọng lượng heo sơ sinh ............................................................................................. 27
2.4.9 Số heo con cai sữa của nái/năm .................................................................................. 27
2.4.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái/năm ..................................................... 27
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái ............................................... 28

vi


2.5.1 Yếu tố di truyền .......................................................................................................... 28
2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh ....................................................................................................... 28
2.6 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản ............................................................... 30

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................31
3.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................................... 31
3.2 Đối tượng khảo sát ......................................................................................................... 31
3.3 Nội dung khảo sát .......................................................................................................... 31
3.4 Phương pháp khảo sát .................................................................................................... 31
3.5 Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................................ 31
3.5.1 Tỷ lệ heo nái khảo sát (%) (TLHNKS) ....................................................................... 31
3.5.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái .................................................. 31
3.5.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái..................................................... 32
3.5.4 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng nuôi con của nái ................................................ 32

3.5.5 Chỉ số sinh sản (SPI) ................................................................................................... 33
3.5.5.1 Điều chỉnh số heo sơ sinh còn sống ......................................................................... 33
3.5.5.2 Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ....................................................... 33
3.3.6 Xếp hạng khả năng sinh sản của các giống nái........................................................... 34
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................. 35

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................36
4.1 Tỷ lệ các giống heo nái được khảo sát ........................................................................... 36
4.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mắn đẻ của nái ............................................................. 37
4.2.1 Tuổi đẻ lứa đầu ........................................................................................................... 37
4.2.2 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ....................................................................................... 38
4.2.3 Số lứa đẻ của nái trên năm .......................................................................................... 39
4.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sai của nái ............................................................... 39
4.3.1 Số con đẻ ra, số con còn sống, số con còn sống điều chỉnh, tỷ lệ sống phân tích theo
nhóm giống .......................................................................................................................... 39
4.3.2. Số con đẻ ra, số con còn sống, tỷ lệ sống phân tích theo lứa đẻ ................................ 42
4.3.3 Trọng lượng toàn ổ, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống phân tích theo
nhóm giống .......................................................................................................................... 45
4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của nái ................................................................. 46

vii


4.4.1 Tuổi cai sữa, số con cai sữa, số con cai sữa nái trên năm phân tích theo nhóm giống ...
................................................................................................................................. 46
4.4.2 Số con cai sữa phân tích theo lứa đẻ ........................................................................... 49
4.4.3 Trọng lượng cai sữa toàn ổ, trọng lượng bình quân heo con cai sữa phân tích theo
nhóm giống .......................................................................................................................... 50
4.4.4 Trọng lượng cai sữa toàn ổ, trọng lượng cai sữa trên con phân tích theo lứa đẻ ........ 52
4.4.5 Trọng lượng cai sữa điều chỉnh về 21 ngày tuổi, trọng lượng cai sữa 21 ngày trên nái

trên năm phân tích theo nhóm giống ................................................................................... 53
4.4.6 Trọng lượng cai sữa toàn ổ 21 ngày, trọng lượng cai sữa trên con 21 ngày phân tích
theo lứa đẻ ............................................................................................................................ 55
4.5 Chỉ số sinh sản (SPI) và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống nái ................... 57

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................59
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 59
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC BẢNG ....................................................................................................63

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
GPKD: giấy phép kinh doanh
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
CP ĐTTM: cổ phần đầu tư thương mại
NLTĐ: năng lượng trao đổi
QT khảo sát: quần thể khảo sát
L: Landrace
Y: Yorkshire
DL: Duroc - Landrace
DY: Duroc - Yorkshire
DLY: Duroc - Landrace - Yorkshire
DYL: Duroc - Yorkshire - Landrace
PD: Pietrain - Duroc
YL: Yorkshire - Landrace

PDYL: Pietrain - Duroc - Yorkshire - Landrace
FMD: Lở mồm long móng (Food and Mouth Disease)
PRRS: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome)
h2: hệ số di truyền
TLHNKS: tỷ lệ heo nái khảo sát
TDLD: tuổi đẻ lứa đầu
KCLD: khoảng cách giữa hai lứa đẻ
SLD/N/N: số lứa đẻ/nái/năm
TLTOHCSS: trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
TLBQHCSSCS: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
SHCSSCS: số heo con sơ sinh còn sống
SHCCS: số heo con cai sữa

ix


SHCCSNN: số heo con cai sữa/nái/năm
TLTOHCCS: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa
SHCDR: số heo con đẻ ra
SCCS: số con còn sống
SCCS đc: số con còn sống điều chỉnh
TLS: tỷ lệ sống
TLSS/ổ: trọng lượng sơ sinh trên ổ
TLSS/con: trọng lượng sơ sinh trên con
SC cai sữa: số con cai sữa
SC cai sữa/nái/năm: số con cai sữa nái trên năm
TLCS/ổ: trọng lượng cai sữa trên ổ
TLCS/con: trọng lượng cai sữa trên con

P cai sữa trên ổ: trọng lượng cai sữa trên ổ
P cai sữa trên con: trọng lượng cai sữa trên con
P21/ổ: trọng lượng 21 ngày trên ổ
P21/con: trọng lượng 21 ngày trên con
PCS 21 ngày/n/n: trọng lượng 21 ngày nái trên năm
P toàn ổ ở 21 ngày tuổi: trọng lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi
P heo con ở 21 ngày tuổi: trọng lượng heo con ở 21 ngày tuổi
X : trung bình

SD: độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SPI: chỉ số sinh sản heo nái (Sow Productivity Index)
NSIF: Liên đoàn cải thiện giống heo quốc gia Mỹ (National Swine Improvement
Federation)

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Định mức về số lượng và loại thức ăn hỗn hợp ....................................... 14
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp ............................ 14
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng trại GP1 trong quý I – 2011 .................................. 18
Bảng 3.1 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ (NSIF,
2004) ....................................................................................................................... 33
Bảng 3.2 Hệ số điều chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ heo con về 21 ngày tuổi .... 34
Bảng 3.3 Hệ số điều chỉnh số con cai sữa toàn ổ về số con chuẩn (10 con) ........... 34
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh về lứa chuẩn là lứa 2 .................................................... 34
Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ heo nái khảo sát............................................................ 36
Bảng 4.2 Phân bố số lượng ổ đẻ khảo sát theo các giống heo nái và lứa đẻ ........... 37
Bảng 4.3 Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm ................... 37

Bảng 4.4 Số con đẻ ra, số con còn sống, tỷ lệ sống ................................................. 40
Bảng 4.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống phân tích theo nhóm giống .
....................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 Tuổi cai sữa, số con cai sữa, số con cai sữa nái trên năm phân tích theo
nhóm giống............................................................................................................... 47
Bảng 4.7 Trọng lượng cai sữa toàn ổ phân tích theo nhóm giống........................... 51
Bảng 4.8 Trọng lượng cai sữa toàn ổ 21 ngày phân tích theo nhóm giống ............. 54
Bảng 4.9 Kết quả chỉ số SPI .................................................................................... 57
Bảng 4.10 Xếp hạng các nhóm giống heo nái theo tỷ lệ nái có điểm SPI ≥ 100 .... 58

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Số con đẻ ra theo lứa ............................................................................ 42
Biểu đồ 4.2 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa .................................................. 43
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ sống theo lứa ............................................................................... 44
Biểu đồ 4.4 Số con cai sữa theo lứa......................................................................... 49
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng cai sữa toàn ổ theo lứa .................................................... 52
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa ................................. 53
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi theo lứa ........................................ 56
Biểu đồ 4.8 Trọng lượng cai sữa trên con ở 21 ngày tuổi theo lứa đẻ .................... 56

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ trại GP1 ............................................................................................ 6

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Con heo là loài vật được ông cha ta chọn nuôi từ rất lâu vì nó mang lại năng
suất thịt cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong
những thập niên gần đây, ngành chăn nuôi heo đã từng bước đổi mới, phát triển trở
thành ngành chăn nuôi công nghiệp hàng đầu và dần khẳng định được vị thế quan
trọng của mình trong nền kinh tế, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà
đang hướng ra thị trường thế giới.
Trải qua hàng ngàn năm gắn bó với ngành chăn nuôi, ông cha ta đã đúc kết
được những kinh nghiệm quý báu, trong đó phải kể đến câu nói: “nhất giống, nhì
ăn, tam chăm, tứ vệ”. Câu nói này thực sự đã trở thành bài học đầu tiên quyết định
đến sự thành bại trong ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói
riêng.
Trong một trại chăn nuôi heo công nghiệp thì việc chọn giống heo nái là cực
kì quan trọng bởi khả năng sinh sản, các đặc tính di truyền của chúng ảnh hưởng rất
lớn đến lợi nhuận của trại. Hiện nay, các giống nái đang được sử dụng rộng rãi như:
giống Landrace, Yorkshire và các thế hệ con lai của hai giống này. Do đó, việc theo
dõi thường xuyên, khảo sát đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái để có cơ sở dữ
liệu khoa học phục vụ cho công tác giống tại trại là rất cần thiết nhằm cải thiện năng
suất, nâng cao chất lượng sản phẩm qua việc nhập, nhân giống và lai tạo ra những
đàn heo có khả năng sống cao, sức tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao và sức sinh sản
tốt.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền
Giống Động Vật, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Tuyết, cùng sự giúp đỡ,

1



hỗ trợ của Ban giám đốc Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, chúng tôi
đã tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái
tại trại chăn nuôi heo GP1 – Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO”
tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
1.2 Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm giống hiện có tại trại
nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu cho công tác giống, góp phần cải thiện và nâng
cao sức sinh sản của đàn heo nái của trại chăn nuôi heo GP1.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập, khai thác, phân tích số liệu và so sánh một số chỉ tiêu về
khả năng sinh sản giữa một số nhóm giống heo nái hiện đang được nuôi tại trại
trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại heo GP1 – công ty ANCO
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ANCO
Khởi nguồn là Công ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế, được
thành lập vào tháng 08/2001 tại Thủ Đức, TP.HCM chuyên sản xuất thức ăn cho
heo. Đến ngày 24/01/2003 thành lập Công ty liên doanh Dinh Dưỡng Quốc Tế (liên
doanh giữa Việt Nam và Malaysia), tên gọi tắt là công ty ANCO, với số vốn đầu tư
là 4 triệu USD chuyên sản xuất thức ăn gia súc (công suất 140.000 tấn/năm), premix
đậm đặc (Farm premix) và premix bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Tổng
số nhân viên của nhà máy ANCO Đồng Nai là 300 nhân viên; trong đó, đội ngũ có
trình độ đại học trở lên chiếm 30%.
Ngày 01/01/2009, ANCO chính thức chuyển đổi từ hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần Dinh

Dưỡng Quốc Tế. Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO là một thành viên
của Công ty cổ phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO), được Sở Kế
Hoạch Đầu Tư Đồng Nai cấp GPKD số: 4703000488 ngày 17/01/2008, trụ sở tại ấp
4, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh thế mạnh của công ty ANCO trong lĩnh vực cung cấp thức ăn chăn
nuôi và thức ăn thủy sản, Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO đã ra đời
nhằm cung cấp heo giống, heo thịt, cá giống đạt chất lượng cao cho thị trường.
Nhằm xây dựng một bộ giống chất lượng cao, Công ty cổ phần Nông Nghiệp
Quốc Tế ANCO đã nhập những giống heo cụ kỵ từ Mỹ như: Yorkshire, Landrace,
Duroc, Pietrain. Với hệ thống chuồng trại được thiết kế hiện đại và xây dựng trên
diện tích tổng cộng hơn 80 ha, cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
chăn nuôi của Việt Nam và Malaysia, công ty cam kết sẽ cung cấp cho

3


người chăn nuôi những sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện thị
trường Việt Nam.
Để phục vụ cho việc kinh doanh và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng
cho nhu cầu cho người chăn nuôi, tháng 6/2003 công ty dời nhà máy về khu công
nghiệp Sông Mây, Trảng Bom, Đồng Nai.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo GP1 thuộc Công ty cổ phần Nông Nghệp Quốc Tế
ANCO nằm trên địa bàn của ấp 5, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai,
cách quốc lộ 1A khoảng 13 km theo hướng Tây.
Trại được xây dựng cách xa khu dân cư 500m, xung quanh bao bọc bởi rừng
cao xu và rừng tràm, đường xá vận chuyển dễ dàng, không ảnh hưởng đến môi
trường sinh hoạt của người dân xung quanh.
2.1.3 Điều kiện khí hậu
Trại nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, trong một năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt nên thuận lợi cho việc chăn nuôi:
• Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
• Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Đất đai: trại heo nằm trên vùng đất bằng phẳng, cao ráo, vững chắc nên rất
thuận lợi cho việc xây dựng chuồng trại.
Nguồn nước: trại heo sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan sâu đến
vài chục mét và được bơm lên các bồn chứa dự trữ bằng hệ thống bơm áp lực đặt tại
từng khu riêng biệt, phân phối đến các dãy chuồng để phục vụ cho việc chăn nuôi
và sinh hoạt.
Nguồn điện: được xây dựng và lắp đặt từ nguồn điện 220kw và máy phát
điện phòng khi mất điện.
2.1.4 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại
Hiện nay, trại đang từng bước quy hoạch, xây dựng và lắp đặt hệ thống
chuồng lạnh, hệ thống cho ăn tự động, nâng cấp mô hình chuồng cũ, đồng thời mở
rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, trại cũng không ngừng phát triển đàn heo nhằm

4


cải thiện và nâng cao khả năng sản xuất của đàn giống, tiến tới cung cấp con giống
tốt, hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho một số nhà chăn nuôi trong và
ngoài khu vực.
Để thực hiện được phương hướng trên trại đã và đang từng bước hoàn thành
tốt các nhiệm vụ như sau:
• Sản xuất heo giống, heo thịt, heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại
nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain.
• Tập trung tổ chức, thực hiện tốt công tác theo dõi đàn heo hậu bị mới nhập
để thay thế và tăng đàn.
• Chú trọng công tác giống để liên tục có đàn hậu bị tốt để thay đàn.
• Tổ chức và quản lý đàn thật tốt.

• Bố trí nhân sự cho phù hợp với từng tính chất và khối lượng công việc.
• Cung cấp con giống cho các khu vực lân cận.
2.1.5 Sơ đồ trại
Sơ đồ trại GP1 (Hình 2.1).
2.1.6 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại
Trại chăn nuôi heo GP1 gồm 35 người, trong đó:
• Quản lý người Malaysia: 1 người
• Đại học: 2 người
• Cao đẳng: 4 người
• Trung cấp: 6 người
• Sơ cấp: 1 người
• Công nhân: 15 người
• Bảo vệ, bảo trì, lái máy cày, nhà bếp: 6 người
2.1.7 Cơ cấu đàn của trại GP1
Theo phòng kỹ thuật của trại chăn nuôi heo GP1, tổng đàn heo tính đến ngày
30 tháng 4 năm 2011 thì trại có tổng đàn: 11763 con, cơ cấu đàn heo như sau:
• Heo đực giống: 42 con.
• Heo nái sinh sản: 1121 con.

5


• Heo hậu bị: 73 con.
• Heo con theo mẹ: 1836 con.
• Heo con cai sữa: 2988 con.
• Heo thịt: 5703 con.

Hình 2.1 Sơ đồ trại GP1

6



2.1.8 Công tác giống
2.1.8.1 Nguồn gốc con giống
Heo đực giống: được nhập từ Mỹ với các giống như: Yorkshire, Landrace,
Duroc, Pietrain.
Heo nái giống: một số giống thuần chủng được nhập từ Mỹ, đa số còn lại là
nái thuộc giống Landrace, Yorkshire, Duroc và nái lai Landrace x Yorkshire,
Yorkshire x Landrace được nhân đàn và chọn lọc tại trại.
Hiện nay, trại vẫn đang tiếp tục thực hiện quy trình chọn lọc hậu bị và nhân
giống tại trại để thay thế nái già, nái có thành tích sinh sản kém.
2.1.8.2 Quy trình chọn lọc heo hậu bị
Heo hậu bị là những thú dùng để thay thế những con nọc, nái đang sinh sản
trong tương lai vì thế trại đã thực hiện quy trình chọn lọc khá nghiêm ngặt qua các
giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 ngày tuổi: dựa theo gia phả, thành tích sinh sản của bố, mẹ,
ông, bà; trọng lượng sơ sinh đạt từ 1,2 kg/con.
+ Giai đoạn 21 ngày: được lựa chọn thêm lần 2 qua ngoại hình như: tăng
trưởng tốt, không bị khuyết tật, không bệnh tật, bộ phận sinh dục bình thường, 12
vú trở lên, các vú cách đều nhau. Ở heo đực chỉ chọn những con có dịch hoàn to,
cân đối, lộ rõ, không chảy xệ.
+ Giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi: tiến hành chọn lọc dựa vào sức sinh trưởng,
sự phát triển tầm vóc. Heo được chọn làm giống có da lông bóng mượt, vai, ngực,
mông nở nang, bốn chân vững chắc, bộ phận sinh dục phát triển tốt, không bệnh tật,
linh hoạt, heo đực thể hiện rõ tính hăng, biểu hiện rõ đặc điểm của giống.
Những heo sau khi được tuyển lựa làm giống sẽ được lập phiếu theo dõi cẩn
thận cho từng cá thể và được chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình riêng của trại tạo
điều kiện cho chúng phát triển tốt nhất.
2.1.8.3 Giới thiệu một số giống heo nái hiện có tại trại
Giống Yorkshire


7


Giống heo Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh. Giống heo này có sắc lông
trắng tuyền, ở giữa tai và mắt thường có bớt đen nhỏ. Tai thẳng đứng, lưng thẳng,
bụng thon, nhìn ngang giống hình chữ nhật. Bốn chân chắc khỏe, khung xương
vững chắc.
Heo nái Yorkshire có thể đẻ 1,8 đến 2,2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình 8 đến 9
con. Là giống nái nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi, thích nghi tốt với
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của Việt Nam.
Giống Landrace
Giống heo Landrace xuất xứ từ Đan Mạch, là giống heo cho nhiều nạc, sắc
lông trắng tuyền, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, thân hình nhìn
ngang giống hình tam giác.
Heo nái Landrace có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 8 đến 10
con. Là giống nái tốt sữa, sai con, nuôi con khéo, tỷ lệ nuôi sống cao.
Giống Duroc
Xuất xứ từ Mỹ, sắc lông đỏ nâu. Heo thuần có bốn móng màu đen nâu không
có móng trắng. Tai Duroc thường nhỏ xụ, gốc tai đứng, lưng còng, ngắn đòn.
Heo Duroc thộc nhóm heo nạc, ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 80 đến
85 kg, con trưởng thành từ 200 đến 250 kg.
Heo nái đẻ 1,8 đến 2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là
giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace, và đòi
hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao.
Giống heo lai Yorkshire x Landrace
Yorkshire x Landrace là nhóm heo hai máu có cha là Yorkshire lai với mẹ là
Landrace. Heo có sắc lông trắng hoặc có vài bớt đen ở giữa tai và mắt, đầu to vừa
phải, mõm dài vừa phải, tai hơi nghiêng về phía trước, hoặc xụ bít mắt, chân to
khỏe, thẳng, mông đùi to, lưng thẳng hoặc hơi cong, bụng thon.

Giống heo lai Landrace x Yorkshire
Landrace x Yorkshire là nhóm heo có cha là Landrace lai với mẹ là
Yorkshire. Heo có lông dài vừa phải, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai hơi xụ bít

8


mắt, hoặc hơi nghiêng về phía trước, lưng cong, thẳng hoặc hơi cong, bụng thon,
mông đùi to, bốn chân to vừa phải, thẳng, nhanh nhẹn.
2.1.8.4 Phương thức phối giống
Các nái được chọn làm giống sẽ được phối giống theo phương pháp thụ tinh
nhân tạo là chủ yếu.
Trại chăn nuôi heo GP1 luôn chọn lọc và nhận định sớm về thú giống nhằm
giữ lại những con giống tốt cho sinh sản và nâng cao khả năng sản xuất của heo
con. Chính vì vậy, công tác giống tại trại được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.
Các giống heo hiện có tại trại: Yorkshire, Landrace, Duroc, Yorkshire x
Landrace, Landrace x Yorkshire, Pietrain x Duroc. Trong đó:
+ Nọc giống gồm 3 nhóm giống thuần: Yorkshire, Landrace, Duroc và một số nọc
lai 2 máu: Pietrain x Duroc (PD).
+ Heo nái sinh sản được chọn lọc và nhân giống theo công thức phối như sau:
Đàn hạt nhân

♂ Yorkshire x ♀ Yorkshire
Yorkshire
♂ Landrace x ♀ Landrace
Landrace

Từ những con nái giống thuần trên, trại tiến hành lai tạo đàn giống nái lai
như sau:
Đàn cha mẹ

Đàn cha mẹ
Đàn cha mẹ
Đàn cha mẹ

♂Yorkshire x ♀ Landrace
♀ Yorkshire-Landrace (YL)
♂ Landrace x ♀ Yorkshire
♀ Landrace-Yorkshire (LY)

9


Từ đàn cha mẹ đã có, trại thực hiện phối giống tạo đàn heo thương phẩm để
nuôi thịt theo công thức phối sau:
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm

♂ Duoc x ♀ Landrace
Duroc-Landrace (DL)
♂ Duroc x ♀ Yorkshire

Duroc-Yorkshire (DY)
♂ Duroc x ♀ (LY)
Duroc-Landrace-Yorkshire (DLY)
♂ Duroc x ♀ (YL)
Duroc-Yorkshire-Landrace (DYL)
♂ (PD) x ♀ (LY)
PDLY
♂ (PD) x ♀ (YL)
PDYL

2.1.9 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo
2.1.9.1 Chuồng trại
Trại được xây dựng theo công nghệ của Malaysia, chia làm 4 khu riêng biệt
như sau:

10




Khu G: nuôi nái hậu bị, nái khô, nái mang thai và heo đực giống gồm có 7

dãy chuồng.
Dãy G1: nuôi đực giống.
Dãy G2: nuôi nái hậu bị.
Dãy G3, G5: nuôi nái khô và nái chờ phối.
Dãy G4, G6, G7: nuôi nái bầu.
Chuồng heo đực giống: được xây dựng theo cá thể từng ô với diện tích 2,2m
x 2,2m x 1,1m (dài x rộng x cao), nền bằng xi măng ngăn cách với nhau bằng song
sắt, mỗi ô được bố trí núm uống tự động, máng ăn bằng gạch men, có hệ thống

phun sương để làm mát cho heo khi trời nóng. Với kiểu chuồng như trên, heo đực
có thể đi lại, vận động dễ dàng trong chuồng.
Chuồng heo nái bầu và nái chờ phối: nền làm bằng xi măng, mỗi ô nhốt một
con với diện tích 2m x 0,6m x 1,2m (dài x rộng x cao), ngăn với nhau bằng song
sắt, mỗi ô có máng ăn, núm uống tự động. Mỗi dãy chuồng đều được lắp đặt hệ
thống phun sương và quạt gió ở đầu trại để làm mát nái khi thời tiết nóng. Mỗi con
nái, nọc được nuôi ở mỗi ô chuồng và có hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống
cho từng con để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng.


Khu F: nuôi nái chờ đẻ, nái đẻ và nái nuôi con gồm có 5 dãy chuồng F1, F2,

F3, F4, F5.
Chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng lồng, sàn chuồng cách mặt đất 0,5m.
Mỗi chuồng chia làm 3 ô: ô heo mẹ ở giữa có diện tích 2m x 0,7m x 1,2m (dài x
rộng x cao), hai bên là hai ô của heo con với diện tích mỗi bên là 2m x 0,7m x 0,5m
(dài x rộng x cao) để hạn chế heo mẹ đè, đạp heo con. Lồng úm heo con được bố trí
ở phần giao nhau của 2 ô chuồng, đèn sưởi được treo ở giữa ổ úm cho heo từ 1- 10
ngày tuổi. Sàn chuồng heo mẹ được lót bằng đan xi măng, sàn ô heo con được lót
bằng đan nhựa cứng, dưới chuồng có rãnh thoát nước và phân.
Máng ăn cho heo mẹ làm bằng inox có trục xoay và khớp cài, dính vào ô
chuồng. Máng ăn cho heo con là máng rời, tròn bằng nhựa cứng, chuồng có bố trí
các núm uống tự động cho heo con và heo mẹ.

11


Ngoài ra, trại còn có hệ thống quạt gió cố định được đặt ở đầu, giữa và cuối
dãy chuồng để làm mát cho nái khi trời nóng. Xung quanh chuồng được trang bị hệ
thống bạt che để tránh mưa tạt, gió lùa. Đầu mỗi dãy chuồng đều có khay sát trùng

để sát trùng ủng khi đi ra hay vào mỗi dãy. Dọc hai bên chuồng trồng nhiều loại cây
xanh để tăng độ thông thoáng cho chuồng trại.


Khu N: nuôi heo con sau cai sữa đến 60 ngày gồm có 8 dãy chuồng.
Chuồng cai sữa được xây dựng theo dạng chuồng lồng, sàn cách mặt đất 1m,

mỗi ô chuồng có diện tích: 3,5m x 2m x 1m (dài x rộng x cao). Chuồng sàn được lót
bằng đan nhựa cứng. Mỗi ô chuồng được trang bị hệ thống máng ăn và núm uống tự
động, xung quanh chuồng được trang bị bạt treo để tránh mưa tạt, gió lùa. Ở mỗi
dãy chuồng có một ô dành riêng cho heo còi và một ô dành cho heo có dấu hiệu
bệnh, dị tật. Ở đầu mỗi dãy chuồng đều có khay sát trùng để thuận tiện cho việc vệ
sinh sát trùng tránh lây lan dịch bệnh.
Hiện tại, chuồng cai sữa đang được xây dựng lại, trở thành chuồng lạnh.
Xung quanh mỗi dãy chuồng được che kín bằng bạt, đầu chuồng có hệ thống xả
nước qua giấy thấm và có quạt hút ở cuối chuồng giúp điều hòa tiểu khí hậu chuồng
nuôi. Đây là một bước tiến quan trọng trong phương hướng phát triển của trại, nhằm
cải thiện khả năng sản xuất của các giống heo.


Khu P: nuôi heo thịt gồm có 22 dãy chuồng.
Chuồng heo thịt là dạng chuồng nền làm bằng xi măng, thức ăn được cung

cấp qua hệ thống máng ăn tự động đặt giữa mỗi ô chuồng. Đầu và cuối mỗi dãy
chuồng đều có khay sát trùng và hệ thống thoát chất thải ở sau mỗi dãy. Chất thải
được tập trung lại và thải ra ao để nuôi cá. Trong mỗi ô chuồng đều được xây một
ao tắm nhỏ để heo có thể đầm mình khi trời nóng.
Các dãy chuồng được thiết kế theo kiểu 3 mái, lợp tole lạnh. Các khu đều
được gắn đèn neon để tiện cho bảo vệ quan sát, trực vào ban đêm.
2.1.9.2 Trang thiết bị chuồng trại

Trang thiết bị chuồng trại gồm có các hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống,
máy móc làm vệ sinh, sát trùng, hệ thống quạt… Hệ thống cung cấp thức ăn gồm:

12


silo, máng cho heo nái, máng cho heo con tập ăn. Hệ thống cung cấp nước uống
gồm: máy bơm, bể chứa nước, ống nhựa dẫn nước, núm uống. Hệ thống quạt: ở khu
nái đẻ thì thời gian mở quạt từ 9 giờ đến 16 giờ. Tuy nhiên, thời gian mở quạt có thể
thay đổi theo thời tiết để phù hợp với sinh lý của từng độ tuổi của heo con. Còn ở
khu mang thai, quạt được mở từ 8 giờ đến 16 giờ, tùy theo thời tiết.
Ngoài ra, mỗi khu còn có máy rửa chuồng áp suất cao, máy phun các chất sát
trùng, các xe đẩy để đẩy thức ăn đến từng ô chuồng, xe đẩy để chuyển heo cai sữa,
các cân có trọng lượng nhỏ để cân thức ăn định mức cho từng con. Máy rửa chuồng
áp suất cao là loại máy phun cao áp nhập khẩu từ Malaysia, dùng để rửa sạch các
chất cặn bã, chất thải của heo trong chuồng sau khi kết thúc một đợt nuôi và thực
hiện trước khi tiến hành các biện pháp sát trùng khác như quét vôi, sát trùng…
2.1.9.3 Thức ăn
Trại chăn nuôi heo GP1 sử dụng thức ăn được cung cấp từ Công ty cổ phần
Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO). Các loại heo ở độ tuổi khác nhau thì
có loại thức ăn khác nhau phù hợp với chúng. Định lượng về số lượng và loại thức
ăn hỗn hợp ứng với từng độ tuổi của heo được trình bày trong Bảng 2.1. Thành
phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp trình bày ở Bảng 2.2.
Thức ăn được cung cấp ở dạng viên, cho ăn hòa cùng với nước, định mức
khẩu phần ăn hằng ngày đối với:
+ Heo nái khô sử dụng thức ăn A41, cho ăn 1,5 – 2,5 kg/ngày, 1 lần/ngày.
+ Heo nái chửa sử dụng thức ăn A71, cho ăn 1,5 – 3 kg/ngày, 1 lần/ngày.
+ Heo nái đẻ sử dụng thức ăn A81, cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ,
16 giờ; số lượng thức ăn tăng dần sau khi đẻ như sau:
Sau ngày đẻ 1 ngày: 2 kg/nái/ngày.

Sau ngày đẻ 2 ngày: 2,4 kg/nái/ngày.
Sau ngày đẻ 3 ngày: 2,8 kg/nái/ngày.
Sau ngày đẻ 4 ngày: 3,2 kg/nái/ngày.
Sau ngày đẻ 5 ngày: 4 kg/nái/ngày.
Sau ngày đẻ 6 ngày: 4,8 kg/nái/ngày.

13


×