Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.73 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**********

DƯƠNG HỒNG OANH

KHẢO SÁT BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU
CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM
THÚ Y QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Dương Hồng Oanh.
Tên luận văn: “Khảo sát bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
được khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận 10 Tp.Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y
ngày… tháng … năm ….
Giáo viên hướng dẫn

Th.S. NGUYỄN THỊ THU NĂM


ii


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Gia đình đã dạy dỗ và cho tôi ăn học nên người.
ThS. Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt,
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.
Ban lãnh đạo và các anh chị tại trạm Thú y quận 10 thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp DY 32 đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám
và điều trị tại Trạm Thú Y Quận 10 TP. Hồ Chí Minh”.
Thời gian khảo sát từ 04/01/11 đến 25/05/11.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 920 chó mang đến khám và điều trị tại Trạm
Thú Y Quận 10, có 282 chó triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 30,65%,
trong đó:
Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy là 48,59%.
Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa là 33,33%.
Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng tiêu chảy là 18,08%.

Chó ở nhóm tuổi 2 - 6 tháng tuổi mắc bệnh có tỷ lệ cao nhất (63,22%).
Có sự khác biệt về tuổi, giống trong các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu
chảy.
Có 41 con nghi bệnh Carré, với tỷ lệ khỏi bệnh là 78,05%.
Có 36 con nghi bệnh do Parvovirus, với tỷ lệ khỏi bệnh là 69,44%.
Có 12 con nghi bệnh do Leptospira, với tỷ lệ khỏi bệnh là 66,66%.
Có 106 con nghi bệnh do giun sán, với tỷ lệ khỏi bệnh là 97,17%.
Có 82 con nghi bệnh do vi khuẩn, với tỷ lệ khỏi bệnh là 96,34%.
Có 5 ca nghi bệnh do ngộ độc, với tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.
Có 2 ca nghi bệnh do Parvovirus ghép với giun sán, với tỷ lệ khỏi bệnh là
0%.
Kết quả điều trị: có 250 chó khỏi bệnh trong tổng số chó bệnh có triệụ chứng
ói mửa, tiêu chảy; chiếm tỷ lệ 88,65%.
Nghi bệnh do Carré có tỷ lệ chết cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm.

iv


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................. ii
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH .................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu.........................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................3

2.1 Bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy thường gặp trên chó ...........................3
2.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper) ....................................................................3
2.1.2 Bệnh do Parvovirus.......................................................................................8
2.1.3 Bệnh do Leptpspira .....................................................................................12
2.1.4 Bệnh do giun sán .........................................................................................16
2.1.5 Ngộ độc .......................................................................................................20
2.1.6 Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó ........................................................21
2.2 Các chỉ tiêu sinh lý của chó............................................................................24
2.2.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó ..................................................... 24
2.2.2 Thân nhiệt ........................................................................................................... 24
2.2.3 Tần số hô hấp ..................................................................................................... 24
2.2.4 Nhịp tim .............................................................................................................. 24
2.2.5 Tuổi thành thục và thời gian mang thai .......................................................... 25
2.2.6 Chu kỳ lên giống ................................................................................................ 25
2.3 Phương pháp cầm cột và cố định chó.............................................................25

v


2.3.1 Khớp mõm .......................................................................................................... 25
2.3.2 Banh miệng ......................................................................................................... 25
2.3.3 Túm chặt gáy ...................................................................................................... 25
2.3.4 Vòng đeo cổ ........................................................................................................ 26
2.3.5 Buộc chó trên bàn mổ........................................................................................ 26
2.4 Phân loại theo từng nhóm bệnh trên đường tiêu hóa .....................................26
2.4.1 Bệnh truyền nhiễm............................................................................................. 26
2.4.2 Bệnh nội khoa..................................................................................................... 26
2.4.3 Bệnh ký sinh trùng ............................................................................................. 26
2.5 Các liệu pháp điều trị .....................................................................................26
2.5.1 Điều trị theo triệu chứng ................................................................................... 26

2.5.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh .......................................................................... 26
2.5.3 Liệu pháp hỗ trợ ................................................................................................. 27
2.6 Phòng bệnh .....................................................................................................27
2.6.1 Biện pháp vệ sinh............................................................................................... 27
2.6.2 Tiêm chủng ......................................................................................................... 27
2.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan .........................................................27
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..........................28
3.1 Thời gian và địa điểm .....................................................................................28
3.2 Đối tượng.......................................................................................................28
3.3 Nội dung .........................................................................................................28
3.4 Phương pháp khảo sát ....................................................................................28
3.4.1 Lập bệnh án theo dõi ......................................................................................... 28
3.4.2 Chẩn đoán lâm sàng........................................................................................... 28
3.4.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ........................................................................... 29
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính ..................................................................30
3.6 Xử lý số liệu ..................................................................................................31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................32
4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ...........................................32

vi


4.1.1 Tỷ lệ các triệu chứng xuất hiện trong các bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu
chảy…………………………………………………………………... ................ 33
4.1.2 Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu
chảy………………………………………………………………… ................... 34
4.2 Một số nguyên nhân gây triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó ..................37
4.2.1 Các trường hợp nghi bệnh Carré...................................................................... 38
4.2.2 Các trường hợp nghi bệnh do Parvovirus....................................................... 42
4.2.3 Các trường hợp nghi bệnh do Leptospira ....................................................... 45

4.2.4 Các trường hợp nghi bệnh do giun .................................................................. 47
4.2.5 Các trường hợp nghi bệnh do vi khuẩn khác.................................................. 49
4.2.6 Các trường hợp ngộ độc .................................................................................... 52
4.2.7 Các trường hợp nghi do bệnh ghép ................................................................. 53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................54
5.1 Kết luận ..........................................................................................................54
5.2 Đề nghị ...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................55
PHỤ LỤC ...........................................................................................................59

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó ...........................................................24
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ....................................32
Bảng 4.2 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
tẩy giun, tiêm phòng .................................................................................................33
Bảng 4.3 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
tuổi ............................................................................................................................34
Bảng 4.4 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
giới tính ....................................................................................................................35
Bảng 4.5 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
giống .........................................................................................................................36
Bảng 4.6 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
tẩy giun .....................................................................................................................37
Bảng 4.7 Tỷ lệ (%) chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy liên quan đến yếu tố
tiêm phòng ................................................................................................................37
Bảng 4.8 Phân loại các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ...............................38
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính .............................39

Bảng 4.10 Kết quả xét nghiệm máu.........................................................................41
Bảng 4.11 Hiệu quả điều trị chó nghi bệnh Carré ...................................................42
Bảng 4.12 Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo giống, tuổi, giống ...................43
Bảng 4.13 Hiệu quả điều trị bệnh do Parvovirus ...................................................45
Bảng 4.14 Tỷ lệ chó nghi bệnh do Leptospira theo tuổi, giống, giới tính...............45
Bảng 4.15 Kết quả điều trị chó nghi bệnh do Leptospira .......................................47
Bảng 4.16 Tỷ lệ chó nghi bệnh do giun sán theo tuổi, giống, giới tính ..................48
Bảng 4.17 Kết quả xét nghiệm giun .......................................................................49
Bảng 4.18 Kết quả điều trị chó nghi bệnh do giun sán ...........................................49
Bảng 4.19 Tỷ lệ chó nghi bệnh do vi khuẩn theo tuổi, giống, giới tính .................50
Bảng 4.20 Kết quả kháng sinh đồ E. coli ...............................................................51

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cách sinh bệnh trong bệnh do Parvovirus trên chó ................................ 9
Sơ đồ 2.2 Cách lây lan trong bệnh do Leptospira trên chó ....................................14
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ các triệu chứng xuất hiện trong các bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu
chảy .........................................................................................................................34
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Canine Distemper virus ..........................................................................3
Hình 2.2 Parvovirus ...............................................................................................8
Hình 2.3 Leptospira interrogans ............................................................................13
Hình 2.4 Ấu trùng giun móc chó .............................................................................17
Hình 2.5 Ấu trùng Toxocara Canis - giun đũa chó ................................................18
Hình 4.1 Sừng hóa gan bàn chân và gương mũi khô, bong tróc .............................40
Hình 4.2 Chó nổi mụn mủ .......................................................................................40

Hình 4.3 Lấy máu để xét nghiệm ............................................................................40
Hình 4.4 Chó tiêu chảy ra máu ................................................................................44
Hình 4.5 Chó bị vàng da .........................................................................................46

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay chó là vật nuôi thân quen và gần gũi với con người, chúng
thông minh và trung thành với chủ.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu
nuôi chó trở nên phổ biến hơn, chúng được xem là loài thú cưng. Chúng còn được
nuôi dưỡng, huấn luyện để phục vụ trong y khoa, quốc phòng, ….
Với việc du nhập nhiều giống quý, chó ngày càng đa dạng phong phú về
chủng loại, vì thế vấn đề bệnh tật là không thể tránh khỏi, đặc biệt là bệnh trên
đường tiêu hóa. Nếu trong quá trình nuôi dưỡng không có những biện pháp phòng
chống tích cực, các bệnh trên đường tiêu hóa dễ gây các triệu chứng ói mửa, tiêu
chảy, là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong trên chó cũng như tổn thương
tình cảm của con người.
Xuất phát từ ý nguyện muốn tìm hiểu cách phòng trị bệnh trên đường tiêu
hóa, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Khảo sát bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và
điều trị tại Trạm Thú Y Quận 10 TP. Hồ Chí Minh”.

1



1.2 Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Tìm hiểu bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy xảy ra trên chó nhằm nâng
cao sự hiểu biết về bệnh.
Yêu cầu
• Ghi nhận các ca bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy được khám và điều trị
tại Trạm Thú y Quận 10.
• Khảo sát các yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, giới tính, tiêm phòng,
tẩy giun).
• Thu thập mẫu phân của chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy để xét
nghiệm bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun.
• Lấy mẫu phân nuôi cấy phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ.
• Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy thường gặp trên chó
2.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper)
Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbillivirus có đặc điểm gây chết với tử số cao trên chó, đặc biệt là trên chó non.
Đặc điểm của bệnh là lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha, viêm
phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn mủ ở vùng da ít lông, …; ở giai đoạn cuối của
bệnh thường có triệu chứng thần kinh.
Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc
đường hô hấp, tiêu hóa, ….

Hình 2.1 Canine Distemper virus

( />2.1.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
Chất chứa căn bệnh: dịch tiết ở mũi, nước bọt, phân của thú bệnh.

3


+ Theo Trần Thanh Phong (1996), thông thường vào ngày thứ bảy sau khi
cảm nhiễm virus được chó bệnh bài thải qua dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt,
nước tiểu, phân, ….
+ Theo Nguyễn Như Pho (2003), trên chó mắc bệnh, virus có thể tiếp tục
bài thải trong vòng 90 ngày.
Loài vật mắc bệnh: tất cả giống chó đều cảm thụ. Trong tự nhiên, bệnh hầu
hết xảy ra ở chó 2 - 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó 3 - 4 tháng với thể cấp tính và
bán cấp tính. Những chó đang bú sữa mẹ ít mắc có lẽ do có miễn dịch thụ động qua
sữa đầu.
Bệnh thường xảy ra ở chó 3 - 4 tháng tuổi với thể cấp tính và bán cấp tính
(Nguyễn Như Pho, 2003).
Đường xâm nhập: chủ yếu là qua đường hô hấp, dưới dạng những giọt khí
dung hay giọt nước nhỏ. Ngoài ra còn gián tiếp gây bệnh qua đường tiêu hóa. Đồng
thời việc truyền qua nhau thai đã được ghi nhận (Trần Thanh Phong, 1996).
Cách lây lan
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung.
+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước tiểu, …thì rất hiếm hoi vì virus không bền ở
môi trường bên ngoài.
Cách sinh bệnh
+ Sau khi xâm nhiễm bằng đường khí dung, virus nhân lên đầu tiên
trong những đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch
bạch huyết.
+ Theo Trần Thanh Phong (1996), 6 - 9 ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào
máu và lan rộng đến các cơ quan sinh lympho (lách, hạch bạch huyết, hung tuyến,

tủy xương) rồi đến những cơ quan khác và những tế bào biểu mô.
+ Nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm
thì biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú.
Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, tạo những
biểu hiện lâm sàng và gây chết.

4


2.1.1.2 Triệu chứng và bệnh tích
 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh biến đổi từ 3 - 8 ngày có thể xuất hiện những triệu
chứng như viêm kết mạc, viêm xoang mũi lúc đầu chảy nhiều dịch lỏng sau đặc dần
rồi có mủ. Ở thời kỳ này có thể thấy giảm bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu lympho
(Trần Thanh Phong, 1996).
Thể cấp tính
Thường biểu hiện bằng sốt hai pha. Chó bắt đầu sốt 40 - 40,5oC vào ngày thứ
3 đến thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày. Sau đó sốt giảm dần sau vài
ngày trước khi xuất hiện đợt sốt thứ hai xảy ra và kéo dài cho đến chết (Trần Thanh
Phong, 1996).
Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, dịch mũi có lẫn cả máu cùng
với biểu hiện viêm phổi, chảy nước mũi đục như mủ, ho, viêm kết mạc mắt chảy
nhiều ghèn, ….
Triệu chứng tiêu hóa: đi phân lỏng, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị
bong tróc, nôn mửa do viêm dạ dày ruột.
Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh như đi xiêu vẹo, mất
định hướng, co giật, trào nước bọt, hôn mê. Những biểu hiện này thường xuất hiện
sau các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa (Nguyễn Như Pho, 2003).
Thể bán cấp tính
Những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng kéo dài 2 - 3 tuần, trước

khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng
sừng hóa da gan bàn chân (“hardpad” disease). Những biểu hiện thần kinh bao gồm:
co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực,…, đau cơ, liệt, nhất là phần sau, chó mất
thăng bằng, chảy nước bọt và hôn mê, sau một thời gian ngắn thì chết.
Theo Hồ Đình Chúc (1990), chó 2 - 5 tháng tuổi có biểu hiện rõ nhất ở
đường tiêu hóa, chó 6 - 12 tháng tuổi và chó trưởng thành có biểu hiện rõ nhất ở
đường hô hấp.

5


 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh (Trần Thanh Phong,
1996). Sự teo hung tuyến thường thấy khi khám tử, có thể sừng hóa ở mõm và gan
bàn chân.
Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản - phổi, viêm
ruột, mụn mủ ở da, ….
Bệnh tích vi thể
Gây hoại tử những mô bạch huyết.
Có thể thấy thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosinophile (đôi khi trong
nhân) ở bàng quang, bể thận, những tế bào biểu mô đường hô hấp, ruột và não.
Viêm não tủy không mủ với thoái hóa neurone, tăng sinh tế bào thần kinh
đệm (gliosis), thoái hóa myeline (demyelination), và thể vùi trong nhân thường gặp
trong tế bào thần kinh đệm.
Sự thoái hóa myeline ở vùng cầu não là đặc trưng của bệnh (Lê Anh Phụng,
1998).
2.1.1.3 Chẩn đoán
 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng như: sốt hai pha, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi,

ho, khó thở, viêm phổi, ói mửa, tiêu chảy có thể có máu, sừng hóa ở mõm và gan
bàn chân, có thể nổi mụn ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh ở giai đoạn
cuối của bệnh (liệt hoặc co giật).
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tiêu hóa khác
như: bệnh do Parvovirus, bệnh do Leptospira, bệnh viêm gan truyền nhiễm, hoặc do
ngộ độc, ….
 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Theo Trần Thanh Phong (1996), thì việc chẩn đoán phòng thí nghiệm vẫn
còn nhiều hạn chế.

6


Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: chẩn đoán kháng nguyên chuyên
biệt từ vết phết máu, tế bào thần kinh, ….
Phân lập virus bằng cách nuôi cấy trên đại thực bào phổi.
Dùng test chẩn đoán nhanh bệnh Carré trên chó (Test Antigen Rapid CDV
Ag).
Kiểm tra chỉ tiêu sinh lý máu, sinh hóa (kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch
cầu, công thức bạch cầu, …).
2.1.1.4 Điều trị và phòng bệnh
 Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm hạn chế sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung
cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh (Trần Thanh Phong,
1996).
Chống mất nước và duy trì sự cân bằng chất điện giải bằng các dung dịch
như: Lactate ringer, Glucose 5%.
Chống ói: metoclopramide (Primperan) 0,1 - 0,5 mg/kg thể trọng (uống, tiêm
bắp hay duới da) trong 3 ngày, atropine sulphate 1ml/ 10-15 kg thể trọng,
chích dưới da hoặc cho uống.

Cầm tiêu chảy: loperamide (Imodium) 1 viên/15 kg thể trọng/3 lần/ngày.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phosphalugel (aluminium phosphate) 1gói/20
kg thể trọng/ngày 2 lần, Smecta 1gói/20 kg thể trọng/ngày 2 lần.
Giảm ho, long đờm: bromhexine 0,5 mg/kg thể trọng/lần/ngày.
Hạ sốt: Bio- Anazine 1ml/ 10 - 15 kg thể trọng.
Chống cơ giật: diazepam 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm bắp .
Trợ sức, trợ lực: B - complex và vitamine C.
Sử dụng các kháng sinh như: kanamycine, gentamycine, ….
 Phòng bệnh
Để phòng bệnh cho chó, ta cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thật
chu đáo kết hợp với việc phòng bệnh định kỳ bằng vaccine.
Cách ly chó khỏe với việc chó bệnh.

7


Chó mới mua về cần có thời gian cách ly theo dõi, sau đó tiêm phòng
vaccine định kỳ. Các vaccine phòng được bệnh Carré như: Duramune Max 5/4L,
Canigen DHPPiL, Teteradog, Hexadog. Khi chó 2 tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau
1 tháng tiêm nhắc lại lần thứ hai và mỗi năm tiêm nhắc một lần.
2.1.2 Bệnh do Parvovirus
Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus.
Type 2 gây bệnh ở chó, với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu, giảm số
lượng bạch cầu, tử số cao trên chó con còn bú. Type 1 không gây bệnh.
Theo Nguyễn Như Pho (2003), bệnh thường gây chết trên chó con với tỷ lệ
có thể thay đổi từ 50 - 100% .

Hình 2.2 Parvovirus
( />2.1.2.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
 Dịch tễ học

Nguồn bệnh: thú bệnh thải virus qua phân là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Loài vật mắc bệnh: chỉ gây nhiễm họ chó (chó nhà, chó sói, …).
Đường xâm nhập: phổ biến là qua đường miệng.
 Cách lây lan
+ Trực tiếp: từ chó bệnh lây cho chó khỏe.
+ Gián tiếp: chó khỏe tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.
 Tính cảm thụ
+ 100% đối với quần thể chó chưa nhiễm.
+ Bệnh thường biểu hiện trên chó con 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Trong những
tuần lễ đầu của đời sống miễn dịch từ mẹ truyền qua sữa đầu, giúp thú chống được

8


bệnh, nhưng sau đó kháng thể mẹ truyền sẽ giảm hết trong 6 - 10 tuần tuổi, lúc này
chó con sẽ cảm thụ với bệnh mạnh nhất. Người ta cũng biết rằng sự giảm dần kháng
thể từ mẹ truyền qua cũng liên quan trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của chó con.
Những chó con “đẹp nhất”, tăng trưởng tốt nhất thường bị nhiễm đầu tiên (Trần
Thanh Phong, 1996).
+ Chó sau khi tiêm chủng hoặc cảm nhiễm tự nhiên được miễn dịch. Bên
cạnh đó, chó mắc bệnh nếu được chữa khỏi cũng được miễn dịch và ngưng bài thải
virus 2 tuần sau khi khỏi bệnh.
 Cách sinh bệnh
Đầu tiên, virus sẽ nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào
máu gây nhiễm trùng máu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi cảm nhiễm. Theo
tuần hoàn, virus đến nhiều mô và cơ quan. Virus nhân lên trong những tế bào
lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm
suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột,
viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.


Sơ đồ 2.1 Cách sinh bệnh trong bệnh do Parvovirus trên chó
(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)

9


2.1.2.2 Triệu chứng và bệnh tích
 Triệu chứng
Thể đường ruột
Thời gian nung bệnh: 3 - 5 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ
lịm hay liệt đôi khi kết hợp với ói mửa.
Tỷ lệ mắc bệnh cao trên chó con 6 - 12 tuần tuổi (Nguyễn Như Pho, 2003).
Chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt vừa, thông thường sốt kéo dài đến khi triệu chứng tiêu
chảy xuất hiện, thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy nhược.
Chó ói mửa, sau 12 - 40 giờ thì xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy, phân lúc đầu
lỏng thối, sau đó có màu hồng hay đỏ tươi tùy theo vị trí tổn thương ở ruột. Tiếp
theo phân thối và tanh có lẫn niêm mạc ruột, có khi lẫn chất nhầy.
Thiếu máu, suy nhược, mất nước cực kỳ nhanh.
Sự giảm bạch cầu mạnh, trong những ca bệnh nặng có khi chỉ còn 400 - 500
bạch cầu/mm3 máu (Trần Thanh Phong, 1996).
Theo Lê Thanh Hải (1990), khi chó đi tiêu chảy phân có lẫn máu tươi thì tỷ
lệ tử vong có thể lên tới 100%.
Thể viêm cơ tim
Thường gặp trên chó 1 - 2 tháng tuổi (biến đổi từ 3 tuần đến 7 tháng), có thể
dẫn đến chết một cách đột ngột.
Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức.
Những chó này có thể bị chết sau vài giờ, còn những chó khỏi bệnh có thể bất
thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, dễ bị suy tim.
 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể

Lách có dạng không đồng nhất.
Hạch màng treo ruột: triển dưỡng, thủy thủng và xuất huyết.
Ruột nở rộng, xung huyết hay xuất huyết, thường trống rỗng. Thành ruột non
mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, có thể chứa đầy máu và mảnh vỡ niêm
mạc ruột.

10


Gan có thể sưng và túi mật căng.
Bệnh tích vi thể
Hoại tử và tiêu hủy tế bào lympho trong những mảng payer, trong các hạch
bạch huyết màng treo ruột.
Trong những thể cấp tính có sự tái thiết biểu mô và nang tuyến khá rõ nét.
Tùy theo giai đoạn phát triển ở bệnh trên chó con còn bú: viêm, thủy thủng,
hoại tử, hóa sợi, những thể vùi ái kiềm có thể xuất hiện trong nhân của sợi cơ tim.
2.1.2.3 Chẩn đoán
 Chẩn đoán lâm sàng
Cần lưu ý những đặc điểm sau: viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ở độ tuổi
6 tuần - 6 tháng tuổi, sốt không cao, giảm bạch cầu, có thể chết nhanh hoặc khỏi
bệnh sau 5 - 6 ngày.
Chẩn đoán phân biệt: có thể phân biệt với các bệnh viêm ruột do
Coronavirus, viêm ruột do virus Carré, viêm ruột do Salmonella, Shigella,
Campylobacter, Leptospira.
 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phát hiện virus trong phân: bằng cách nuôi cấy trên môi trường tế bào nhưng
cần thời gian dài và tốn kém.
Kiểm tra số lượng bạch cầu: đòi hỏi phải lấy mẫu hai lần kế tiếp nhau, để
phát hiện sự thay đổi trong máu.
Dùng test chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus trên chó (Test Anigen Rapid

Ag).
2.1.2.4 Điều trị và phòng bệnh
 Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh, điều
trị triệu chứng và chống nhiễm trùng kế phát, chưa có thuốc đặc trị.
Truyền dịch để chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng như:
Lactated ringer, Glucose 5%.

11


Liệu pháp kháng sinh: có thể dùng các loại kháng sinh để ngăn ngừa sự phụ
nhiễm như: gentamycine, oxytetracycline, ….
Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phosphalugel 1 - 2 gói/2 - 3 lần/ngày, ….
Chống ói mửa: metoclopramide (Primperan) 0,1 - 0,5 mg/kg thể trọng (uống,
tiêm bắp hay dưới da) trong 3 ngày, Bio - Atropine 1ml/ 10-15 kg thể trọng,
chích dưới da hoặc cho uống.
Cầm tiêu chảy: loperamide (Imodium) 1 viên/15 kg thể trọng/3 lần/ngày.
Hạ sốt: Bio - Anazine 1ml/ 10 - 15 kg thể trọng.
Tăng sức đề kháng bằng các vitamin nhóm B và nhóm C.
 Phòng bệnh
Việc vệ sinh sát trùng và cách ly những chó khỏe mạnh với những chó mắc
bệnh là rất cần thiết.
Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt kết hợp với phòng bệnh bằng vaccine định kỳ. Các
vaccine phòng bệnh do Parvovirus như: Duramune Max 5/4L, Canigen DHPPiL,
Teteradog, Hexadog. Khi chó 2 tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau 1 tháng tiêm nhắc
lại lần thứ hai và mỗi năm tiêm nhắc một lần.
2.1.3 Bệnh do Leptpspira
Là một bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc và nhiều dã thú, bệnh
do L. iterrogans, L. canicola, L. pomona, … gây nên. Bệnh lây lan sang người và

nhiều loại động vật như heo, ngựa, bò, cừu, dê. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế
giới dưới dạng lẻ tẻ hay dịch địa phương trong một số vùng đặc biệt như ẩm nóng,
vùng xung quanh trung tâm thực phẩm, có nhiều chuột.

12


Hình 2.3 Leptospira interrogans
( />Trong thể cấp tính, chó bệnh thường có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất
huyết, thường ói ra máu và đi phân sậm màu hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng
sậm (thể hoàng đản), tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60-90%.
2.1.3.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
 Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, trên chó đực thường mẫn
cảm hơn.
Chất chứa căn bệnh: máu, dịch não tủy, gan, thận, .…
Đường xâm nhập: qua niêm mạc (đường tiêu hóa, mắt) hay qua vết thương ở
da.
Cách lây lan được trình bày ở sơ đồ 2.2.

13


Sơ đồ 2.2 Cách lây lan trong bệnh do Leptospira trên chó
(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)
 Cách sinh bệnh
Sau khi xâm nhiễm Leptospira vào trong máu, nhân lên mạnh mẽ và gây bại
huyết, sau đó chúng đến định vị trí ở cơ quan ưa thích, nhất là gan, thận, … trong
giai đoạn bại huyết, Leptospira có thể đến những cơ quan khác như cơ quan sinh
dục (gây xáo trộn sinh sản) hệ thần kinh trung ương (gây viêm màng não).

Ở gan gây viêm gan, phá hủy chức năng gan gây thiểu năng gan (lượng
đường huyết giảm, bilirubin huyết tăng, …).
Ở thận, gây viêm thận, thiểu năng thận (ure huyết, albumine niệu).
Ngoài ra, Leptospira còn sinh độc tố gây phá hủy hồng cầu, phá hủy thành
mao mạch gây vỡ hoặc gây tắc nghẽn mao mạch, hậu quả là gây hoại tử, xuất huyết
ở niêm mạc.

14


2.1.3.2 Triệu chứng và bệnh tích
 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5 - 15 ngày.
Thể cấp tính: bại huyết phát triển nhanh trong vài giờ nhiễm, sốt cao 40 41oC và suy nhược nặng. Có thể chia làm hai thể:
+ Thể thương hàn: chó bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết
mạc mắt với những điểm xuất huyết ở niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu. Do
niêm mạc bị lở nên thú thở có mùi hôi, thú bị mất nước nhanh và chết trong vòng 2
- 4 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt.
+ Thể hoàng đản: chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, nước
tiểu sậm màu, khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, … vào giai đoạn cuối, chó
có sự tăng cao nhiệt độ, khó thở, hơi thở hôi, tiêu chảy, đôi khi xuất huyết và những
biểu hiện viêm não trước khi hấp hối. Thú chết trong khoảng 5 - 8 ngày mắc bệnh.
Thể bán cấp tính và mãn tính: thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng
sinh ure huyết hậu quả của viêm thận với biểu hiện là chúng tiểu nhiều, khát nước
rất nhiều cùng với ói mửa, tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê chó sẽ chết.
 Bệnh tích
Thể cấp tính
Thể thương hàn: viêm dạ dày ruột xuất huyết, chất tiết có thể lẫn máu, xuất
huyết da và niêm mạc, gan có thể sưng, hạch bạch huyết xuất huyết.
Thể hoàng đản: da vàng ở bụng, gan bàn chân, lỗ tai, niêm mạc vàng, bàng

quang chứa nhiều nước tiểu màu vàng sậm và có thể xuất huyết.
Thể bán cấp tính và mãn tính: viêm thận kẽ hay viêm thận mãn tính. Trên
chó ure huyết có thể thấy vết lở ở miệng và lưỡi.
2.1.3.3 Chẩn đoán
 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với các trường hợp ói mửa, tiêu chảy
phân có lẫn máu với bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, .…

15


 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Lấy nước tiểu đem ly tâm, lấy cặn và xem kính hiển vi tụ quang nền đen.
Phản ứng huyết thanh học: ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay),
MAT (Microscopic Agglutination test), phản ứng ngưng kết trên phiến kính, miễn
dịch huỳnh quang,… để chẩn bệnh do Leptospira.
2.1.3.4 Điều trị và phòng bệnh
 Điều trị
Có thể dùng kháng huyết thanh phù hợp với những chủng Leptospira mà chó
bị nhiễm.
Chống mất nước bằng cách truyền dịch: Lactated ringer, Glucose 5%.
Kháng sinh: penicilline, tetracycline, erythromycine.
Trợ sức, trợ lực: vitamine nhóm B, C.
Chống ói: atropine sulfate, Primperan.
Chống tiêu chảy: Bio - Sone 1ml/5 kg, tiêm bắp.
Trong trường hợp loét ở miệng có thể dùng các chất sát trùng như: thuốc tím,
blue methylen bôi vào vết loét.
 Phòng bệnh
Cách ly thú bệnh với thú khỏe mạnh, thường xuyên sát trùng chuồng nuôi.

Diệt các loài gậm nhấm vì chúng là loại mang trùng.
Tiêm phòng vaccine cho thú khỏe mạnh, đúng định kỳ. Các vaccine phòng
bệnh do Leptospira như: Duramune Max 5/4L, Teteradog, Hexadog. Khi chó 2
tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau 1 tháng tiêm nhắc lại lần thứ hai và mỗi năm tiêm
nhắc một lần.
2.1.4 Bệnh do giun sán
2.1.4.1 Bệnh do giun móc
 Nguyên nhân
Bệnh do ký sinh trùng thuộc họ Ancylostomatidae, ký sinh trùng trong ruột
non của chó và một số loài ăn thịt, gồm một số loài sau: Ancylostoma caninum,
Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala.

16


×