Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH VỚI VIRUS CÚM SUBTYPE H1N1 VÀ SUBTYPE H3N2 Ở HAI HUYỆN CỦ CHI VÀ HÓC MÔN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.62 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH
VỚI VIRUS CÚM SUBTYPE H1N1 VÀ SUBTYPE H3N2
Ở HAI HUYỆN CỦ CHI VÀ HÓC MÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HOÀNG YẾN
Lớp: DH06DY
Ngành: Thú y chuyên ngành Dược
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

LÊ THỊ HOÀNG YẾN

KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH
VỚI VIRUS CÚM HEO SUBTYPE H1N1 VÀ SUBTYPE H3N2
Ở HAI HUYỆN CỦ CHI VÀ HÓC MÔN TRÊN


ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y
chuyên ngành Dược.
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2011
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: LÊ THỊ HOÀNG YẾN
Tên khóa luận: “Khảo sát tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm
subtype H1N1 và subtype H3N2 ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 19/08/2011.

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ con có được ngày hôm
nay.

Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn – Nuôi
Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thành kính tri ơn
Quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt những kiến thức
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn
Tiến sĩ Lê Anh Phụng và Thạc sĩ Huỳnh Thị Thu Hương đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu để hoàn thành đề tài
này.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn Đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi Cục Thú Y
TP. Hồ Chí Minh, các anh chị trong phòng siêu vi huyết thanh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn
Các bạn bè là người đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, gắn bó với tôi suốt thời gian
học tập, thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm
subtype H1N1 và subtype H3N2 ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 04/2011 tại Trạm Chẩn
Đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khảo
sát 399 mẫu huyết thanh trên heo nái và heo nọc không có triệu chứng lâm sàng và
chưa được tiêm phòng vaccine cúm heo, bằng phương pháp ELISA gián tiếp phát
hiện kháng thể kháng virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2. Qua thời gian

khảo sát chúng tôi thu được kết quả:
Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 ở hai huyện Củ
Chi và Hóc Môn là khá cao (78,45% và 84,71%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm subtype
H3N2 cao hơn subtype H1N1, tỷ lệ nhiễm subtype H1N1và subtype H3N2 ở Củ
Chi (90,87%; 92,02%) cao hơn ở Hóc Môn (54,41%; 70,59%).
Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 trên heo nái cao hơn
trên heo nọc: (83,86%; 88,61%) trên heo nái và (57,83%; 69,88%) trên heo nọc.
Trong đó, trên heo nái ở Củ Chi (93,64%; 93,18%) cao hơn ở Hóc Môn (61,46%;
78,13%), trên heo nọc ở Củ Chi (76,74%; 86,05%) cao hơn ở Hóc Môn (37,5%;
52,5%).
Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 trong các trại nhỏ
thấp hơn các trại lớn: (45,13%; 62,83%) trong các trại nhỏ và (91,61%; 93,36%)
trong các trại lớn. Trong đó, trong các trại nhỏ ở Củ Chi (80%; 68,57%) cao hơn ở
Hóc Môn (29,49%; 60,26%), trong các trại lớn ở Củ Chi (92,54%; 95,61%) cao hơn
ở Hóc Môn (87,93%; 84,48%).

iv


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA...............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ......................................................................x

Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Lịch sử và đặc điểm chung .......................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm chung..................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử ................................................................................................................3
2.2 Căn bệnh ........................................................................................................................ 4
2.2.1 Phân loại .............................................................................................................4
2.2.2 Hình dạng và cấu trúc ........................................................................................5
2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy ..............................................................................................7
2.2.4 Sức đề kháng ......................................................................................................7
2.3 Dịch tễ học ..................................................................................................................... 7
2.3.1 Lứa tuổi mắc bệnh ..............................................................................................7
2.3.2 Các chủng virus cúm trên heo ............................................................................8
2.3.2.1 Dòng H1N1 cổ điển ........................................................................................9
v


2.3.2.2 “Human – like” virus ....................................................................................10
2.3.2.3 “ Avian – like” virus .....................................................................................10
2.3.3 Sự truyền lây giữa các loài ...............................................................................11
2.3.3.1 Sự truyền lây từ heo sang heo .......................................................................11
2.3.3.2 Việc truyền lây giữa heo và người ................................................................11
2.3.3.3 Sự truyền lây giữa heo và loài cầm ...............................................................12
2.3.4 Cách sinh bệnh .................................................................................................12
2.3.5 Chất chứa căn bệnh ..........................................................................................13
2.4 Triệu chứng – Bệnh tích ............................................................................................ 13

2.4.1 Triệu chứng ......................................................................................................13
2.4.2 Bệnh tích ..........................................................................................................14
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể............................................................................................14
2.4.2.2 Bệnh tích vi thể .............................................................................................15
2.5 Chẩn đoán .................................................................................................................... 15
2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng .........................................................................................15
2.5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ...........................................................................15
2.5.2.1 Kỹ thuật ELISA.............................................................................................16
2.5.2.2 Các phương pháp ELISA ..............................................................................16
2.6 Phòng bệnh .................................................................................................................. 17
2.6.1 Phòng bệnh ở heo .............................................................................................17
2.6.2 Phòng bệnh lây sang người ..............................................................................18
2.7 Một số công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................. 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................20
3.1 Thời gian và địa điểm................................................................................................. 20
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................20
3.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 20
3.3 Vật liệu ......................................................................................................................... 20
3.3.1 Mẫu xét nghiệm................................................................................................20
vi


3.3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ........................................................................21
3.3.3 Các bộ kít dùng trong chẩn đoán .....................................................................21
3.4 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 22
3.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 22
3.5.1 Bố trí lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm .......................................................22
3.5.2 Cách lấy mẫu ....................................................................................................22
3.5.3 Phát hiện kháng thể chống virus cúm heo subtype H1N1 hoặc H3N2 bằng kỹ

thuật ELISA gián tiếp................................................................................................23
3.5.3.1 Nguyên tắc và cơ chế phản ứng của kĩ thuật ELISA gián tiếp phát hiện
kháng thể kháng virus cúm heo subtype H1N1 và H3N2 .........................................23
3.5.3.2 Quy trình xét nghiệm ....................................................................................25
3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi, cách tính và công thức tính ...........................................28
3.5.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................28
3.5.4.2 Cách tính kết quả ...........................................................................................28
3.5.4.3 Công thức tính tỷ lệ .......................................................................................29
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................30
4.1 Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 ở hai huyện Củ Chi
và Hóc Môn........................................................................................................................ 30
4.2 Tỷ lệ nhiễm virus cúm heo subtype H1N1 và subtype H3N2 trên heo nái và heo
nọc ở Củ Chi và Hóc Môn. .............................................................................................. 33
4.3 Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 tại các trại nhỏ và
trại lớn ở Củ Chi và Hóc Môn. ........................................................................................ 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................41
5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 41
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43
PHỤ LỤC .................................................................................................................46

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ELISA:

Enzyme – Linked Immunosorbent Assay


EIA:

Enzyme Immuno Assay

HA:

Haemagglutinin

HI:

Hemagglutination Inhibition

HRPO:

Horseradish Peroxidase

M:

Matrix

NA:

Neuraminidase

NS:

Non – Structure

Nc:


Negative Control

NP:

Nucleoprotein

OD:

Optical Density

PA:

Polymerases

Pc:

Positive Control

PCR:

Polymerase Chain Reaction

RNPs:

Ribonuclear Protein

SI:

Swine Influenza


S/P:

Sample to Positive ratio

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các đoạn gen của virus cúm type A và vai trò sinh học của protein. .........6
Bảng 2.2 Các phân type chính của virus cúm type A gây bệnh trên người và động
vật ................................................................................................................................7
Bảng 2.3 Phân bố chủng virus cúm A phổ biến gây nhiễm trên heo. ........................9
Bảng 3.1 Mẫu huyết thanh heo cần cho khảo sát bệnh cúm subtype H1N1 và H3N2.
...................................................................................................................................22
Bảng 3.2 Sơ đồ vị trí thực hiện trên đĩa 96 giếng .....................................................25
Bảng 4.1 Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 và subtype H3N2 ở hai huyện
Củ Chi và Hóc Môn. .................................................................................................30
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm virus cúm heo subtype H1N1 trên heo nái và heo nọc. ........33
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm virus cúm heo subtype H3N2 trên heo nái và heo nọc. ........35
Bảng 4.4 Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H1N1 trong các trại nhỏ và trại lớn. 37
Bảng 4.5 Tỷ lệ heo nhiễm virus cúm subtype H3N2 trong các trại nhỏ và trại lớn. 39

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình
Hình 2.1 Cấu trúc của virus cúm A. ...........................................................................5
Hình 3.1 Kết quả phản ứng qua sự đổi màu trên vỉ ELISA .....................................23

Hình 3.2 Cơ chế phản ứng ELISA gián tiếp phát hiện kháng thể kháng virus cúm
heo subtype H1N1 hoặc subtype H3N2. ...................................................................24
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1 Quy trình phát hiện kháng thể chống virus cúm heo subtype H1N1 hoặc
subtype H3N2............................................................................................................27

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, thương mại…được xếp
vào loại lớn nhất cả nước. Thành phố hiện có trên tám triệu dân. Mức tiêu thụ thịt
heo trên toàn thành phố là 570 tấn/ngày, không bao gồm các loại thịt khác (Báo cáo
thường niên của Chi cục Thú y Thành phố 2005). Heo được nuôi chủ yếu ở các
vùng ven hoặc ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn,… với quy mô từ nhỏ cho đến
lớn. Dù ở cấp độ chăn nuôi nào thì tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống
bệnh cho đàn gia súc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hơn nữa, thành phố
Hồ Chí Minh là nơi quá cảnh và tiêu thụ phần lớn sản phẩm động vật từ các tỉnh
chuyển về, vì thế nguy cơ xuất hiện nhiều chứng bệnh trên heo là điều không thể
tránh khỏi và có thể gây thiệt hại không nhỏ cho các trại heo.
Mặc dù đã có nhiều bệnh được nghiên cứu và phòng chống khá hiệu quả
nhưng vẫn còn nhiều bệnh đang bỏ ngỏ, trong đó có bệnh cúm heo (swine
influenza: SI). Bệnh cúm heo xảy ra trên heo và còn có thể gây bệnh trên người. Có
nhiều subtype gây bệnh trên heo nhưng chiếm ưu thế và lưu hành rộng rãi nhiều nơi
trên thế giới đó là subtype H1N1 và subtype H3N2. Cúm H1N1 đã từng làm chết 20
- 40 triệu người ở Tây Ban Nha năm 1918 (Brown, 2003). Virus cúm heo H3N2 có
nguồn gốc từ virus cúm người đã gây ra đại dịch cúm Hồng Kông năm 1968 - 1969
gây tử vong 750 nghìn người. Các vụ dịch trên heo xảy ra quanh năm, với tỷ lệ mắc

tăng vào mùa thu và mùa đông tại các vùng khí hậu ôn hòa. Bệnh làm cho đàn heo
giảm sức đề kháng nên tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác xâm nhập và phát
triển.
1


Nhằm hiểu biết những kiến thức thực tế, được sự đồng ý của Khoa Chăn
nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Trạm Chẩn đoán Xét
nghiệm thuộc Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Anh
Phụng, ThS. Huỳnh Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 và subtype
H3N2 ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 và
H3N2 để đánh giá tỷ lệ heo nhiễm virus cúm heo ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn
nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác phòng bệnh cúm trên heo.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập mẫu máu trên heo nái và heo nọc để ghi nhận heo có kháng thể
kháng virus cúm heo subtype H1N1 và H3N2 bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp.
- Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố: khu vực, quy mô chăn
nuôi và hạng heo lên tỷ lệ nhiễm bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH CÚM HEO
2.1.1 Đặc điểm chung

Cúm heo (SI: swine influenza) là một bệnh hô hấp cấp tính ở heo có tính lây
truyền cao và phân bố toàn cầu do một loại virus cúm A của heo gây ra. Tỷ lệ mắc
thường cao, tỷ lệ tử vong thấp (1 – 4%). Mặc dù tỷ lệ tử vong thường là thấp nhưng
bệnh làm heo giảm cân và tăng trưởng kém, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn
nuôi.
Các virus cúm heo hầu hết thuộc subtype H1N1 nhưng cũng có những
subtype khác lưu hành ở heo như H1N2, H3N1, H3N2. Heo cũng có thể bị nhiễm
các virus cúm gà, virus cúm theo mùa của người. Virus cúm heo H3N2 được coi là
bắt nguồn từ người. Đôi khi ở cùng một thời điểm heo có thể bị nhiễm đồng thời hai
hoặc nhiều subtype virus. Điều này có thể dẫn đến việc một virus cúm chứa các gen
của nhiều nguồn, gọi là virus “tái tổ hợp”. Mặc dù bình thường các virus cúm heo là
những chủng chỉ gây bệnh đặc hiệu cho heo, nhưng đôi khi chúng có thể vượt qua
hàng rào về chủng loại và gây bệnh cho người.
2.1.2 Lịch sử
Cúm heo lần đầu tiên phát hiện ở Mỹ , Hungary và Trung Quốc năm 1918
trùng hợp với đại dịch ở Tây Ban Nha gây chết hơn 20 triệu người trên thế giới
(Beveridge, 1977; Chun, 1919; Koen, 1919; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm,
2007). Theo Dorset và công sự (1922) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm , 2007)
bác sỹ thú y Koen và một số bác sĩ thú y vùng Trung Bắc nước Mỹ thấy triệu chứng
về bệnh tích trên đường hô hấp ở người bệnh và heo bệnh rất giống nhau nên họ đặt
tên là bệnh cúm. Đến năm 1930 thì virus mới được phân lập tại Mỹ ( Shope, 1931).

3


Sau đại dịch năm 1918 cúm heo cổ điển đã trở thành dịch ở Mỹ , những nơi
khác trên thế giới chỉ có một báo cáo các đợt dịch rải rác . Mãi đến năm 1976, virus
này được phân lập trên một ổ dịch ở miền Bắc nước Ý

. Cho đến năm 1979, bệnh


cúm do virus này được báo cáo ở Bỉ và ở Pháp . Bệnh truyền nhanh chóng sang các
quốc gia khác và được báo cáo ở Hà Lan , Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh Quốc
và trở thành dịch bệnh ở Châu  u (HinShaw và cộng sự, 1978; do Brown trích dẫn,
2003), ở Châu Úc và một số quốc gia ở Châu Á (Trần Thanh Phong, 1996).
Theo Laval (2005), dịch cúm Tây Ban Nha

1918 do virus cúm subtype

H1N1 gây ra, dịch cúm Châu Á năm 1957 do subtype H1N2, dịch cúm Hồng Kông
1968 do subtype H 3N2 gây ra . Virus cúm heo và virus cúm người năm

1918 có

cùng cấu trúc kháng nguyên H1 (hemagglutinine) (Lê Anh Phụng và Trần Thị Bích
Liên, 1999).
Hiện nay bệnh cúm trên heo là một bệnh mang tính chất mùa vụ

, xảy ra ở

các vùng chăn nuôi heo tập trung có mật độ nuôi cao , đây là một trong nhữ ng bệnh
đường hô hấp heo phổ biến nhất , được ghi nhận trên nhiều quốc gia , gây thiệt hại
kinh tế rất lớn cho các nhà chăn nuôi heo và làm tăng tiêu tốn thức ăn

, giảm tăng

trọng và kéo dài thời gian nuôi thịt (Brown, 2003).
2.2 CĂN BỆNH
2.2.1 Phân loại
Shope (1931) đã chứng minh bệnh cúm heo gây ra bởi virus thuộc nhóm

ARN họ Orthomyxomiridae, giống Influenzavirus. Có 3 type virus cúm : type A ,
type B , type C . Sự phân biệt các type dựa trên bản chất kháng nguyên c

ủa

nucleoprotein (NP) và kháng nguyên khung M (matrix antigen).
+ Type A: gây bệnh ở người, heo, ngựa và tất cả các loại gia cầm như gà , gà
tây, vịt, ngan, ngỗng và một số loài chim hoang dã.
+ Type B và C: chỉ gây bệnh ở người

4


2.2.2 Hình dạng và cấu trúc

Hình 2.1 Cấu trúc của virus cúm A.
(Nguồn: www.impeqn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1101&ID=3333)

Các protein haemagglutinin (H) và neuraminidase (N) hiện diện trên bề mặt
của thể virus. Bộ gen RNA được thể hiện bằng các “lò xo đỏ” bên trong thể virus và
liên kết với các ribonuclear protein (RNPs)
Trên bề mặt có các gai lồi

10 – 12mm, là 2 loại glycoprotein khác nhau :

hemagglutinine (H) có dạng que và neuraminidase

(N) có dạng hình nấm . Các

glycoprotein H và N này có đầu kỵ nước móc vào vỏ lipid. H đóng vai trò gắn virus

vào các thụ thể trên bề mặt tế bào và làm tan màng tế bào của vật chủ để xâm nhập.
Còn N thì được cho rằng có vai trò thủy phân thụ thể của tế bào để được giải phó ng
các virus thế hệ con cháu ra khỏi các tế bào của vật chủ . Cho đến hiện tại, người ta
biết có đến 16 subtype của H (H1 đến H16) và 9 subtype của N (N1 đến N9) (Laval,
2005). Vì thế mỗi subype được định danh dựa theo bản chấ t của 2 kháng nguyên H
và N, ví dụ: H1N1, H3N2.

5


Bảng 2.1 Các đoạn gen của virus cúm type A và vai trò sinh học của protein.
Đoạn

Protein được mã hóa

Số acid amin

Vai trò sinh hoc

PB2

759

Tiểu đơn vị polymerase: hoạt

gen
1

tính endonuclease
2


PB1

757

Tiểu đơn vị xúc tác
polymerase

3

PA

716

Tiểu đơn vị polymerase hoạt
động tổng hợp RNA virus

4

HA

566

Hemagglutinine: Kết bám lên
thụ thể tế bào và làm tan
màng tế bào

5

NP


498

Nucleoprotein: liên kết với
ARN virus tạo phức hợp
ribonucleoprotein

6

NA

454

Neuraminidase: thủy phân thụ
thể khi hạt virus chui ra khỏi
tế bào, giải phóng hạt virus

7

M1

252

Protein khung

M2

97

Kênh ion

Protein không cấu trúc 1 (non

NS1

97

– structural protein), ức chế
đáp ứng với interferon
Protein không cấu trúc 2,

8
NS2

121

tham gia trong việc bài xuất
phức hợp RNP ra ngoài nhân

(Laval, 2005)

6


Bảng 2.2 Các phân type chính của virus cúm type A gây bệnh trên người và động
vật
Loài

Các subtype virus A

Người


H1N1, H1N2, H2N1, H2N2, H3N1, H3N2

Heo

H1N1, H1N2, H3N2

Ngựa

H3N8, H7N7

Gia cầm

H5N1, H7N1

(Laval, 2005)
2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy
Scott (1938) nuôi cấy virus trên phôi gà và đã cấy truyền 32 đời trên màng
nhung niệu, sau lần cấy truyền thứ 58, virus cấy truyền trên phôi gà không gây
nhiễm động vật (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Virus cúm nhân lên trong môi trường tế bào thận lợn một lớp, trong môi
trường phổi (tách ra bằng tác động của trypsin catalasae).
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh trên lợn con, chuột bạch.
2.2.4 Sức đề kháng
Virus cúm nhạy cảm với nhiệt độ (560C trong 30 phút), acid (pH = 3) và các
loại dung môi lipid , vì thế khá nhạy cảm với chất tẩy rửa và chất sát trùng

. Tuy

nhiên, chúng có thể tồn tại trong nước hơn 60 ngày (Stallknecht và cộng sự , 1990;

dẫn bởi Laval, 2005) và có thể phân lập từ nước ao hồ bị nhiễm virus tự nhiên (Ito
và cộng sự, 1995; trích dẫn bởi Laval, 2005)
2.3 DỊCH TỄ HỌC
2.3.1 Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên nhất là heo con (mới đẻ, còn bú) thường mắc bệnh. Heo lớn
hơn 7 tháng tuổi thường ít mắc bệnh hay nhiễm nhẹ.
Nhiều tác giả ở Châu Âu như Hinshaw và cộng sự (1978), Michel (1979) khi
xét nghiệm huyết thanh heo sinh sản và heo nuôi vỗ béo đã phát hiện sự cảm nhiễm
của virus cúm người trong các trại chăn nuôi (Trần Thanh Phong, 1996).
7


2.3.2 Các chủng virus cúm trên heo
Virus cúm A subtype H 1N1 và subtype H3N2 đã được báo cáo là gây bệnh
rộng rãi trên heo và thường có biểu hiện lâm sàng, bệnh mang tính thời vụ (bệnh địa
phương) xảy ra ở tất cả các vùng chăn nuôi heo tập trung có mật độ nuôi cao . Ơ Bỉ,
xét nghiệm huyết thanh học trên heo thịt có tỉ lệ huyết thanh dương tính với 2 chủng
H1N1 và H 3N2 lần lượt là 90% và 57%, 60% và 30% ở Hà Lan , 73% và 62% ở
Nhật, 55% và 51% ở Đức (Easterday và Van Reeth , 1999). Những dòng Virus này
bao gồm dòng H1N1 cổ điển, “avian – like” H1N1 và “human” – and “avian – like”
H3N2. Mặc dù chúng thường là dịch địa phương, nhưng dịch vùng có thể xuất hiện
khi bệnh xảy ra trên những đàn heo không có miễn dịch hoặc từ sự thay đổi của môi
trường chăn nuôi , sự nhiễm vi khuẩn , virus và nhiệt độ lạnh . Điều tra huyế t thanh
học ở Anh Quốc cho thấy hơn 50% heo trưởng thành nhiễm một hoặc nhiều virus
cúm type A trong suốt quá trình sống , khoảng 14% heo bị nhiễm với cả 2 dòng
virus trên người và trên heo (Brown và cộng sự , 1995; trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Thu Năm, 2007).

8



Bảng 2.3 Phân bố chủng virus cúm A phổ biến gây nhiễm trên heo.
Chủng

Khu vực

Ghi chú

Bắc Mỹ

Dòng virus lần đầu tiên được phân lập ở Bắc Mỹ năm 1930

Châu Âu
H1N1

Châu Á
Nam Mỹ
Châu Âu

“Avian – like” virus phân lập đầu tiên 1979

Châu Á

“Avian – like” virus phân lập đầu tiên 1993

Châu Âu

“Human – like” virus phân lập đầu tiên 1970 Châu Á

Châu Á

H3N2

Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Phi

H1N2

Châu Á

“Avian – like” virus phân lập đầu tiên 1978

Châu Âu

Classical/ “human – like” tái sắp xếp ở Nhật Bản

Châu Á

Human/ “human – like” tái sắp xếp ở Anh Quốc

(Brown, 2003)
2.3.2.1 Dòng H1N1 cổ điển (trích dẫn của Brown, 2003)
Sau khi bệnh cúm trên heo được thông báo cùng vớ i đại dịch trên người năm
1918, cúm heo nổ dịch hằng năm vào những tháng mùa đông ở miền bắc và miền
đông nước Mỹ trong một thời gian dài sau khi xuất hiện lần đầu tiên

. Tuy nhiên

dòng virus này hoặc kháng thể chống lại chún g được tìm thấy nhiều nơi trên thế
giới bao gồm Canada (Morin và cộng sự , 1981), Brazil (Cunha và cộng sự , 1978),

Hồng Kông (Yip, 1976), Nhật Bản (Yamane và cộng sự , 1978); Ấn Độ (Das và
cộng sự, 1981), Trung Quốc, Đài Loan (Shotridge và Webster, 1979); Kenya (Scott,
1957) và Iran (Samadieh và Shakeri , 1976) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm,
2007).
Ở Châu Âu việc phân lập virus được thực hiện ở Anh Quốc và
Czechoslovakia, trong khi việc phát hiện kháng thể chống lại virus cúm H 1N1 trên
9


heo được thực hiện ở Cộng Hòa Liên Bang Đức . Sau các sự kiện này , virus có vẻ
như không xuất hiện ở vùng này và không có dấu hiệu của bệnh ở Châu Âu gần 20
năm, mãi đến năm 1976 virus được phân lập t rên một ổ dịch ở miền bắc nước Ý ,
cho đến năm 1979, bệnh được báo cáo ở Bỉ vá Pháp. Bệnh truyền nhanh chóng sang
các quốc gia Châu Âu khác và được báo cáo ở Hà Lan , Đức, Đan Mạch, Thụy Điển
và Anh Quốc . Virus này gây dị ch bệnh trên heo khắp Châu Âu với tỷ

lệ huyết

thanh dương tính là 20 – 25 % (Zhang và cộng sự , 1978; trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Thu Năm, 2007) và khoảng 45% trên heo giống (Easterday, 1980; trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Thu Năm, 2007). Riêng ở miề n Bắc nước Mỹ , tỷ lệ này lên đến 51%
(Champer và cộng sự, 1991; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
2.3.2.2 “Human – like” virus
Heo bị nhiễm virus có nguồn gốc từ người cũng xảy ra trong tự nhiên. Chủng
H3N2 và kháng thể cũng được phát hiện trên heo ở nhiều nơi trên thế giới . Từ năm
1984 có những dịch cúm do dòng H 3N2 có kháng nguyên tương tự như ở dòng
virus gây bệnh trên người những năm 1970 và lưu hành khắp Châu Âu (Aymard và
cộng sự, 1985; Haesebrouck và cộng sự, 1985; Prichard và cộng sự, 1987; trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007). Virus cúm H1N1 trên người cũng gây nhiễm cho
heo ( Kundin và Easterday , 1972; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).

Những xét nghiệm về huyết th anh học và phân lập virus ở nhiều nơi trên thế giới
cho thấy dòng virus H1N1 trên người thực sự truyền lây sang heo (Roberts và cộng
sự, 1987; Brown và cộng sự, 1995; trích dẫn từ Brown, 2003)
2.3.2.3 “ Avian – like” virus
Từ năm 1979 dòng virus H 1N1 trên heo ở Châu Âu chủ yếu là avian – like
H1N1 virus. Chúng có cấu trúc kháng nguyên và bộ gen khác biệt với dòng họ virus
cúm heo cổ điển H 1N1 ở Bắc Mỹ nhưng chúng lại có quan hệ gần gũi với dòng
virus H1N1 được phân lập trên vịt . Gần đây một thông báo virus từ chim truyền
sang người xảy ra ở Miền Nam Trung Quốc , những virus này đã được phát hiện
trên heo ở miền Tây Nam Châu Á năm 1993. Ngoài ra, một vài dòng virus H 3N2
phân lập từ heo Châu Á từ năm 1970 cũng có nguồn gốc từ gia cầm và chúng đã
10


từng gây bệnh trên vịt , mặc dù vai trò của chúng trong việc gây bệnh hô hấp trên
heo chưa được chứng minh.
2.3.3 Sự truyền lây giữa các loài
Virus cúm type A có thể truyền lây qua nhiều loài trong tự nhiên như người ,
động vật hữu nhũ bao gồm cả động vật hữu nhũ dưới nước và chim . Như thế, heo
cũng là một trong những động vật truyền lây trong tự nhiên.
2.3.3.1 Sự truyền lây từ heo sang heo
Heo bệnh bài thải virus qua đường thở , phân, niêm mạc và tiếp tục bài thải
trong vòng 2 – 4 tuần sau khi khỏi bệnh (Laval, 2005). Blaskovic và cộng sự (1970)
(trích dẫn từ Brown , 2003) cho rằng heo nhiễm chủng H 1N1 có thể bài thải virus
kéo dài hơn 4 tháng.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe . Bệnh
xảy ra trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém

, khẩu phần thức ăn thiếu dinh


dưỡng, chuồng trại ẩm ướt dễ t ạo điều kiện cho dịch bệnh bộc phát (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978). Ngoài ra bệnh còn lây lan gián tiếp qua dụng cụ bị nhiễm

, chim

hoang. Gió có thể mang virus đi xa đến 3 km.
2.3.3.2 Việc truyền lây giữa heo và người
Đã có nhiều tiên đoán từ đại dịch năm 1918 là có sự truyền dịch từ heo sang
người nhưng điều này không được chứng minh . Mãi đến năm 1976 mới có bằng
chứng cụ thể về việc truyền lây này . Vào năm 1976, sau khi một trận dịch cúm địa
phương trên heo nổ ra, virus phân lập từ heo và những người tiếp xúc đều có kháng
nguyên và cấu trúc bộ gen của chủng virus cúm heo H 1N1 (Hinshaw và cộng sự ,
1978; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007). Những người làm việc với gia
cầm và lợn, đặc biệt là những người tiếp xúc với cường độ cao có nguy cơ nhiễm
virus cúm lưu hành ở động vật cao.
Heo nhiễm virus chủng H 3N2 có nguồn gốc từ người cũng đã được chứng
minh. Chủng H 3N2 giống như chủng A /Hongkong/68 virus đã được phâ n lập từ
heo ở Đài Loan (Kundin, 1970; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007). Sau đó
một vài dòng biến chủng của virus H 3N2 trên người đã truyền lây sang heo . Những
11


dòng gây bệnh dịch trên người tiếp tục được phân lập trên heo sau nhiều năm không
còn thấy xuất hiện và là nguyên nhân đáng lo ngại gây bệnh dịch ở Mỹ
(Haesebrouck và cộng sự, 1985; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
2.3.3.3 Sự truyền lây giữa heo và loài cầm
Đã có báo cáo là virus H1N1 gây bệnh cúm trên heo truyền lây sang gà tây ở
vùng Bắc Mỹ (Mohan và cộng sự, 1981; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
Một số trường hợp gà tây có biểu hiện bệnh ngay sau khi tiếp xúc heo bị nhiễm
bệnh cúm, kiểm tra huyết thanh học cho thấy phát hiện kháng thể chống lại virus

cúm H1 ở cả heo và gà tây . Hinshaw và cộng sự báo cáo là đã phân lập được virus
H1N1 trên gà tây và sau đó chúng truyền sang những kỹ thuật viên phòng xét
nghiệm, gây sốt và bệnh trên đường hô hấp . Ở Châu Âu virus H 1N1 trên gia cầm
truyền lây sang heo tạo thành một dòng mới sau đó truyền lây sang gà tây thiệt hại
nặng nề kinh tế (Ludwig và cộng sự , 1994; Wood và cộng sự , 1997) ( trích bởi
Brown, 2003).
2.3.4 Cách sinh bệnh
H là protein của virus để nhận biết các thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ
chuyên biệt . Khi xâm nhiễm , H gắn kết với sialic acid của màng bào tương

. Các

dòng virus khác nhau sẽ sử dụng phân t ử sialic acid ở liên kết α – 2,3 của galactose
hiện diện trên bề mặt của tế bào biểu mô khí quản và ruột

. Ở người, virus có khả

năng gắn kết tế bào tương tự nhưng ở liên kết α – 2,6 của galactose. Loài heo đặc
biệt hơn, có cả hai dạng thụ thể nói trên, điều này làm cho heo mẫn cảm với cả virus
cúm gia cầm , cúm người và hiển nhiên là cả cúm heo , vì thế cần phải hết sức thận
trọng với các trường hợp cúm heo . Ở heo có khả năng các chủng vi rus cúm tái tổ
hợp tạo dòng mới với động lực cao trên người và lây lan mạnh (Brown, 2003).
Để virus có thể xâm nhập vào trong tế bào vật chủ thì H phải được cắt bởi
protease của tế bào , nếu không các hạt virus không thể l ây nhiễm và chu trình lây
nhiễm của virus sẽ dừng lại. Ở những virus độc lực thấp , H của virus chỉ bị cắt giới
hạn ở một số tế bào biểu mô đường hô hấp và tiêu hóa , ngược lại, các chủng có độc
lực cao có thể bị cắt bởi protease của tế bào ở nhiều loại mô và như vậy virus có thể
12



khuếch tán nhân lên trong khắp cơ thể . Ngoài ra , động lực còn phụ thuộc vào số
acid amin kiềm tại vị trí cắt , số acid amin kiềm tại vị cắt càng nhiều thì độ c lực của
virus càng cao (Laval, 2005).
Sự nhiễm virus cúm trên heo thường giới hạn ở đường hô hấp , nhiễm trùng
huyết thường ít gặp. Brown và cộng sự , 1993 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm,
2007) báo cáo là phân lập virus trong m áu từ ngày 1 và ngày thứ 3 sau khi nhiễm
bệnh. Tuy nhiên, virus chỉ có thể phân lập trong vòng 1 ngày sau khi gây nhiễm và
số lượng virus trong huyết thanh rất thấp . Virus nhân lên ở niêm mạc mũi , hạch
amidan, khí quản , phổi và hạch lâm ba khí quản phổi , phổi được xem như là cơ
quan đích chủ yếu của bệnh cúm.
Sử dụng kỹ thuật ELISA có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu chống bệnh
cúm trong huyết thanh ở ngày thứ 3 và ở dịch mũi trong ngày thứ 4 sau khi nhiễm.
2.3.5 Chất chứa căn bệnh
Phổi, hạch phổi, chất dịch đường hô hấp chứa virus, virus tồn tại trên heo
bệnh cũng như heo khỏi bệnh mang trùng.
Nguồn chứa virus ngoài tự nhiên virus cúm - ấu trùng giun phổi – giun đất.
Heo khỏi bệnh vẫn là vật mang trùng và tiếp tục bài trùng trong vài tháng (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.4 TRIỆU CHỨNG – BỆNH TÍCH
2.4.1 Triệu chứng
Bệnh xảy ra đột ngột sau 1 – 3 ngày nung bệnh , hầu hết heo trong đàn có
triệu chứng bệnh cùng một lúc. Heo bỏ ăn, lừ đừ, mệt mỏi, tụ lại và nằm chồng chất
lên nhau. Chúng không di chuyển mặc dù bị kích thích hoặc thậm chí bị đánh mạnh.
Thông thường chúng há mồm gắng sức thở

(thể thở bụng ), co giật đặc biệt khi

chúng cố gắng di chuyển. Khi cố gắng di chuyển có thể làm cho cơn ho bộc phát dữ
dội, sốt cao từ 40,50C – 41,70C. Viêm kết mặc mắt, viêm mũi có tiết dịch và hắt hơi,
heo giảm trọng lượng và yếu ớt . Tỷ lệ bệnh cao (gần 100%) nhưng tỷ lệ chết thấp

trừ khi có bệnh kế phát và hoặc khi heo còn quá nhỏ

. Thường chúng bắt đầu hồi

phục sau 5 – 7 ngày và cũng đột ngột như khi phát bệnh (Dorset và cộng sự , 1922;
13


Shope, 1931; trích dẫn bởi Easterday và Van Reeth , 1999). Bệnh cúm cấp tính như
diễn tả trên đây thì giới hạn ở những heo nhạy cảm và không có kháng thể.
Một số chuyển sang thể mãn tính với triệu chứng ho kéo dài , thở khó, sinh
trưởng chậm, da nở và có vẩy đen , sức khỏe rất khó hồi phục. Nếu có vi khuẩn kết
hợp tác động vào thì viêm khớp , sưng đầu gối , nổi mụn mủ trên da , dẫn đến heo
giảm trọng lượng và yếu ớt.
Đôi khi có rối loạn tiêu hóa, có lúc đi phân lỏng hoặc có lúc táo bón.
Ngoài những ca bệnh cấp tính , sự nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng
thường xuyên xảy ra . Điều này được chứng minh khi những heo nuôi trong giai
đoạn vỗ béo không có dấu hiệu bệnh hô hấp lại có tỉ lệ huyết thanh dương tính cao.
2.4.2 Bệnh tích
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể
Bệnh tích trong bệnh cúm heo thường giới hạn trong thùy đỉnh và thùy tim
của phổi. Thông thường sẽ có một đường ngăn cách giữa mô phổi lành và mô phổi
bệnh. Vùng mô phổi bệnh bị sậm màu và cứng , một vài thùy nhỏ bị thủy thủng .
Đường dẫn khí có thể bị lấp đầy bởi máu khối , dịch có chứa fibri n kết hợp với sự
tăng sinh các khí quản và các hạch lympho . Trong những ca bệnh nặng , có thể gây
viêm phổi có sợi huyết . Tuy nhiên bệnh tích xảy ra trong tự nhiên thường phức tạp
hoặc bị che đậy bởi các yếu tố phụ nhiễm , đặc biệt là nhiễm khuẩn (Shope, 1931;
Nayak và cộng sự, 1965; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
Nhiều bệnh tích khác nhau được quan sát ở những dòng virus khác nhau lưu
hành ở Anh Quốc . Các dòng H1N1 và H3N2 lưu hành từ năm 1986 tạo rất ít bệnh

tích đại thể , gây viêm phổi nhẹ ở thể bệnh tự nhiên và trong thực nghiệm

. Điều

đáng lo ngại là những chủng H 1N1 biến chủng gần đây tạo bệnh tích đại thể điển
hình và bệnh tích vi thể nặng nề hơn bao gổm hoại tử nặng biểu mô khí quản , phế
nang chứa dịch với nhiều bạch cầu trung tính . Những bệnh tích này cũng được thấy
trong gây bệnh thực nghiệm . Đây cũng là một trong những dấu hiệu về sự gia tăng
độc lực của chủng H1N1.

14


×