Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NÁI LAI TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.6 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***********

LÊ THỊ THANH THANH

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NÁI LAI
TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS.VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: LÊ THỊ THANH THANH
Tên luận văn: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống nái tại trại heo
giống cao sản Kim Long”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và khoa
các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngày…………..
Giáo viên hướng dẫn

TS.VÕ THỊ TUYẾT

ii




LỜI CẢM TẠ
Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn
Cô Võ Thị Tuyết đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn từng bước, từng chi tiết cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y và
toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn
Ban giám đốc Trại Chăn Nuôi Heo Giống Cao Sản Kim Long.
Cùng toàn thể anh, chị kỹ thuật công nhân Trại Chăn Nuôi Heo Giống Cao
Sản Kim Long đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè và tập thể các bạn lớp Thú y 32 đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.

Chân thành cảm ơn
SV. LÊ THỊ THANH THANH

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Qua thời gian thực tập từ ngày 10/01/2011 đến 25/04/2011 tại trại heo giống
cao sản Kim Long với mục đích khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số
nhóm giống lai đang nuôi tại xí nghiệp.
Chúng tôi đã khảo sát được 245 nái với 793 ổ đẻ thuộc 8 nhóm giống YL, LY,
PD, Y(YL), Y(LY), L(YL), L(LY), P(PD) và chúng tôi ghi nhận được một số chỉ
tiêu về thành tích sinh sản trung bình của quần thể heo khảo sát như sau:
- Tuổi đẻ lứa đầu: 379 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ: 157 ngày, số lứa đẻ
nái/năm: 2,35 lứa.
- Số con đẻ ra: 12,06 con, số con còn sống: 10,86 con. Tỷ lệ sống: 90,63 %.
Trọng lượng sơ sinh: 1,49 kg/con, trọng lượng sơ sinh toàn ổ: 17,91 kg/ổ.
- Số con cai sữa: 10,45 con, số con cai sữa/nái/năm: 23,98 con.
- Trọng lượng cai sữa: 6,8 kg/con, trọng lượng cai sữa toàn ổ: 70,67 kg/ổ. Trọng
lượng cai sữa ở 21 ngày tuổi trên con: 5,61 kg/con. Trọng lượng cai sữa ở 21
ngày tuổi trên ổ: 58,36 kg/con.
Xếp hạng chung về thành tích sinh sản của nhóm giống nái dựa vào 3 chỉ tiêu:
số con còn sống điều chỉnh, số con cai sữa/nái/năm, trọng lượng cai sữa trên nái
trên năm. Kết quả xếp hạng như sau:
Hạng I

: giống L(LY),

Hạng II

: giống L(YL),

Hạng III : giống LY,
Hạng IV : giống YL,
Hạng V

: giống PD và giống Y(YL),


Hạng VI : giống Y(LY),
HạngVII : giống P(PD).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lới cảm tạ......................................................................................................................iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. x
Danh sách các bảng ...................................................................................................... xii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích- yêu cầu .................................................................................................... 1
1.2.1 Mục đích................................................................................................................ 1
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................................. 1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu về trại heo giống cao sản Kim Long ....................................................... 2
2.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................................. 2
2.1.2 Lịch sử hình thành trại .......................................................................................... 2
2.1.3 Nhiệm vụ ............................................................................................................... 2
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại .......................................................................................... 3
2.1.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 3
2.1.6 Công tác giống ...................................................................................................... 3
2.1.6.1 Nguồn gốc con giống ......................................................................................... 3

2.1.6.2 Quy trình chọn hậu bị ......................................................................................... 5
2.1.7 Chuồng trại ............................................................................................................ 6
2.1.8 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ........................................................................... 7

v


2.1.8.1 Thức ăn và nước uống ........................................................................................ 7
2.1.8.2 Chăm sóc nái mang thai ..................................................................................... 8
2.1.8.3 Chăm sóc nái đẻ và nuôi con ............................................................................. 9
2.1.8.4 Chăm sóc heo con theo mẹ ................................................................................ 9
2.1.9 Quy trình phòng và trị bệnh ................................................................................ 10
2.1.9.1 Quy trình phòng bệnh....................................................................................... 10
2.1.9.2 Các bệnh thường gặp và điều trị ...................................................................... 11
2.2 Những yếu tố cấu thành năng suất trên heo nái ..................................................... 14
2.2.1 Tuổi thành thục ................................................................................................... 14
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................... 14
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................... 14
2.2.4 Thời gian lên giống lại ........................................................................................ 15
2.2.5 Số lứa đẻ của nái trên năm .................................................................................. 16
2.2.6 Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................ 16
2.2.7 Số heo con còn sống – Tỷ lệ sống đến cai sữa .................................................... 16
2.2.8 Trọng lượng heo sơ sinh ..................................................................................... 17
2.2.9 Trọng lượng heo cai sữa (21 ngày) ..................................................................... 17
2.2.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................. 18
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái ................................ 18
2.3.1 Yếu tố di truyền ................................................................................................... 18
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh................................................................................................ 19
2.3.2.1 Tiêu khí hậu chuồng nuôi................................................................................. 19
2.3.2.2 Dinh dưỡng....................................................................................................... 20

2.3.2.3 Bệnh tật ............................................................................................................ 20
2.3.2.4 Chăm sóc quản lý ............................................................................................. 21
2.4 Các biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của nái ............................................... 21
2.5 Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lợn giống gốc (kèm theo Quyết định 1712/ QD – BNN
– CN tháng 6 – 2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam) ..................................................................................................................... 22

vi


2.6 Thành tích sinh sản của heo nái ............................................................................. 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................ 24
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................. 24
3.2 Phương pháp khảo sát ............................................................................................ 24
3.3 Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 24
3.4 Nội dung khảo sát................................................................................................... 25
3.4.1 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ ....................................................... 25
3.4.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai ......................................................... 25
3.4.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng nuôi con..................................................... 25
3.4.4 Điều chỉnh số con sơ sinh còn sống .................................................................... 26
3.4.5 Điều chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày.............................................. 26
3.4.6 Xếp hạng khả năng sinh sản của các giống nái ................................................... 27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 28
4.1 Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 28
4.2 Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ trên nái trên năm ................... 28
4.2.1 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................... 28
4.2.2 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................... 29
4.2.3 Số lứa đẻ trên nái trên năm ................................................................................. 29
4.3 Số con đẻ ra, số con còn sống, số con sống điều chỉnh, tỷ lệ sống phân tích theo

nhóm giống................................................................................................................... 30
4.3.1 Số con đẻ ra phân tích theo nhóm giống ............................................................. 30
4.3.2 Số con còn sống phân tích theo nhóm gióng ...................................................... 30
4.3.3 Số con còn sống điều chỉnh phân tích theo nhóm giống..................................... 31
4.3.4 Tỷ lệ sống phân tích theo nhóm giống ................................................................ 32
4.4 Trọng lượng sơ sinh heo con, trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo nhóm
giống ............................................................................................................................. 32
4.4.1 Trọng lượng sơ sinh heo con phân tích theo nhóm giống ................................... 32
4.4.2 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo nhóm giống ..................................... 32

vii


4.5 Số con cai sữa, trọng lượng cai sữa, trọng lượng cai sữa toàn ổ phân tích theo
nhóm giống.................................................................................................................. 33
4.5.1 Số con cai sữa phân tích theo nhóm giống.......................................................... 33
4.5.2 Trọng lượng cai sữa heo con phân tich theo nhóm giống ................................... 34
4.5.3 Trọng lượng cai sữa toàn ổ phân tích theo nhóm giống ..................................... 35
4.6 Trọng lượng cai sữa điều chỉnh về 21 ngày của heo con phân tích theo nhóm
giống ........................................................................................................................... 35
4.6.1 Trọng lượng cai sữa trên con điều chỉnh về 21 ngày phân tích theo nhóm
giống ............................................................................................................................. 35
4.6.2 Trọng lượng cai sữa toàn ổ điều chỉnh về 21 ngày phân tích theo nhóm giống . 36
4.7 Số con cai sữa/nái/năm, trọng lượng cai sữa 21 ngày trên nái trên năm phân tích
theo nhóm giống ........................................................................................................... 36
4.7.1 Số con cai sữa/nái/năm phân tích theo nhóm giống............................................ 36
4.7.2 Trọng lượng cai sữa 21 ngày trên nái trên năm phân tích theo nhóm giống ...... 38
4.8 Số con đẻ ra, số con còn sồng, số con cai sữa, tỷ lệ sống phân tích theo lứa ........ 38
4.8.1 Số con đẻ ra phân tích theo lứa ........................................................................... 38
4.8.2 Số con còn sống phân tích theo lứa ..................................................................... 39

4.8.3 Số con cai sữa phân tích theo lứa ........................................................................ 39
4.8.4 Tỷ lệ sống phân tích theo lứa .............................................................................. 39
4.9 Trọng lượng sơ sinh heo con, trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo lứa ........ 40
4.9.1 Trọng lượng sơ sinh heo con phân tích theo lứa ................................................. 40
4.9.2 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo lứa.................................................... 40
4.10 Số con đẻ ra, số con còn sống phân tích theo đực phối ....................................... 40
4.11 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng sơ sinh tòan ổ phân tích theo đực phối .......... 41
4.11.1 Trọng lượng sơ sinh heo con phân tích theo đực phối ...................................... 42
4.11.2 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo đực phối ........................................ 42
4.12 Xếp hạng các nhóm giống nái .............................................................................. 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 43
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 43

viii


5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 45
Phụ lục bảng ................................................................................................................. 47

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Y:

Yorkshire

L:


Landrace

P:

Pietrain

D:

Duroc

NSIF:

National Swine Improvement Federation (Liên
đoàn cải thiện giống heo quốc gia Mỹ

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH:

Trách Nhiệm Hữu Hạn

XN :

Xí Nghiệp

TĂHH:

Thức ăn hỗn hợp


TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam

NHTC :

Ngoại hình thể chất

X:

Trung bình

SD:

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

TLBQHC:

Trọng lượng bình quân heo con

TLHC:

Trọng lượng heo con

TDLD:

Tuổi đẻ lứa đầu

KCLD:


Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

SLD/N/N:

Số lứa đẻ trên nái trên năm

SCĐR:

Số con đẻ ra

SCS:

Số con còn sống

SCS đc:

Số con còn sống điều chỉnh

SC cai sữa:

Số con cai sữa

TLSS/con:

Trọng lượng sơ sinh heo con

TLSS/ổ:

Trọng lượng sơ sinh toàn ổ


TLCS/con:

Trọng lượng cai sữa heo con

TLCS/ổ:

Trọng lượng cai sữa toàn ổ

x


PCS21/con:

Trọng lượng cai sữa heo con điều chỉnh về 21 ngày

PCS21/ổ:

Trọng lượng cai sữa toàn ổ điều chỉnh về 21 ngày

SC cai sữa/N/N:

Số con cai sữa trên nái trên năm

PCS21/N/N:

Trọng lượng cai sữa 21 ngày trên nái trên năm

FMD:


Food and Mouth disease

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn tính đến ngày 30/04/2011 ................................................... 3
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH................................................. 7
Bảng 2.3 Định mức các loại thức ăn cho các loại heo nái ...................................... 8
Bảng 2.4 Nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn cho heo con ........................................ 10
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng của trại heo giống cao sản Kim Long ................. 12
Bảng 2.6 Bảng xét đặc điểm ngoại hình heo cái giống (theo TCVN 3667-89) ..... 15
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn xếp cấp NHTC................................................................... 16
Bảng 2.8 Ảnh hưởng của tuổi cai sữa tới thời gian lên giống lại.......................... 15
Bảng 2.9 Sự tương quan giữa trọng lượng sơ sinh và tỷ lệ sống .......................... 17
Bảng 2.10 Sự tương quan giữa số con đẻ ra với trọng lượng sơ sinh ................... 17
Bảng 2.11 Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản.................................... 18
Bảng 2.12 Nhiệt độ tối ưu đối với heo................................................................. 19
Bảng 2.13 Chỉ tiêu kỹ thuật đối với lợn giống gốc............................................... 22
Bảng 2.14 Kết quả thống kê năng suất cuối tháng 9/2005 của trại Christiansminde
Multisite ở Đan Mạch ......................................................................................... 23
Bảng 2.15 Kết quả thống kê năm 2008 của một số trại tại Brazil......................... 23
Bảng 3.1 Các nhóm giống heo khảo sát............................................................... 24
Bảng 3.2 Hệ số điều chỉnh heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa chuẩn
(NSIF, 2004) ...................................................................................................... 26
Bảng 3.3 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về ngày tuổi cai sữa
chuẩn (21 ngày) .................................................................................................. 27
Bảng 4.1 Cấu trúc quần thể khảo sát ................................................................... 28
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm phân tích theo
nhóm giống ......................................................................................................... 29

Bảng 4.3 Số con đẻ ra, số con còn sống, số con sống điều chỉnh, tỷ lệ sống phân tích
theo nhóm giống ................................................................................................. 31

xii


Bảng 4.4 Trọng lượng sơ sinh trên con, trọng lượng sơ sinh toàn ổ phân tích theo
nhóm giống...............................................................................................................33
Bảng 4.5 Số con cai sữa, trọng lượng cai sữa, trọng lượng cai sữa toàn ổ phân tích
theo nhóm giống .......................................................................................................34
Bảng 4.6 Trọng lượng cai sữa điều chỉnh về 21 ngày của heo con phân tích theo
nhóm giống...............................................................................................................36
Bảng 4.7 Số con cai sữa/nái/năm, trọng lượng cai sữa 21 ngày trên nái trên năm
phân tích theo nhóm giống ....................................................................................... 37
Bảng 4.8 Xếp hạng theo nhóm giống ....................................................................... 42

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số con đẻ ra, số con còn sống, số con cai sữa theo lứa ...........................3
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ sống theo lứa.................................................................................3
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng sơ sinh trên con, trọng lượng sơ sinh trên ổ theo lứa ..........4
Biểu đồ 4.4 Số con đẻ ra, số con còn sống theo đực phối ..........................................4
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng sơ sinh trên con, trọng lượng sơ sinh trên ổ theo đực phối .4

xiv


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập cùng thế giới, ngành chăn nuôi nước ta phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn đặc biệt là ngành chăn nuôi heo.
Trước tình hình đó ngành chăn nuôi heo muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các
nhà chăn nuôi không ngừng nâng cao chất lượng con giống, đồng thời phải áp dụng
các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất đàn heo,
mà đặc biệt là phải chú trọng về công tác giống. Qua đó ta có thể thấy được có hay
không những tiến bộ di truyền đã được thông qua công tác chọn lọc, ghép phối và
làm tươi máu đàn heo cả trại.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS.
Võ Thị Tuyết, chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG”.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát đánh giá sức sinh sản của nái thuộc nhóm giống heo đang nuôi tại trại
và các con của chúng. Từ các kết quả rút ra được những kết luận đáp ứng phần nào
cho công tác giống tại trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập, khai thác phân tích số liệu về các chỉ tiêu sinh sản của một
số nhóm giống nái hiện có trong trại.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo giống cao sản Kim Long
2.1.1 Vị trí địa lí

Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc địa phận ấp 5, xã Lai Uyên, huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Diện tích khoảng 15 ha, được xây dựng trên vùng đất cao, cách quốc lộ 13
khoảng 20m dễ vận chuyển, dân cư xung quanh thưa thớt rất thuận lợi cho việc phát
triển ngành chăn nuôi.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại heo giống cao sản Kim Long trực thuộc công ty TNHH Chăn nuôi và chế
biến thức ăn gia súc Kim Long.
Trại được xây dựng vào ngày 19/9/1999 cho đến ngày 21/1/2000 thì hoàn
thành. Năm 2005 trại mở thêm cơ sở tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương với diện tích 19ha cách tỉnh lộ DT 742 khoảng 20m. Trại thành lập với mục
đích nuôi heo theo hướng chuyên sản xuất thịt.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của trại
Chức năng: Sản xuất heo giống thuần và lai, heo thương phẩm, heo hậu bị, cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ:
Tổ giống:

Nuôi heo đực giống và khai thác tinh, pha chế tinh.
Nuôi heo nái khô và nái mang thai.

Tổ sinh sản: Nuôi heo nái đẻ, heo con theo mẹ.
Tổ thịt và cai sữa: Nuôi heo con cai sữa từ 28 ngày đến 150 ngày và nuôi
heo hậu bị cái đực dùng để thay thế.

2


2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại
Được trình bày qua sơ đồ sau:


2.1.5 Cơ cấu đàn
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn tính đến ngày 30/04/2011
Loại heo

Số lượng(con)

Heo thịt

6.025

Đực làm việc

37

Hậu bị đực

537

Hậu bị cái

1.192

Nái sinh sản

944

Heo con theo mẹ

1.842


Heo con cai sữa

3.009

Tổng số

13.586

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo giống cao sản Kim Long)

2.1.6 Công tác giống
2.1.6.1 Nguồn gốc con giống
Để đạt được thương hiệu giống cao sản như hiện nay thì việc chọn giống là
công việc trại đưa lên hàng đầu. Trại đã trải qua thời gian dài chọn lọc để có những

3


con giống tốt, ban đầu trại nhập các giống tốt từ Canada, Đan Mạch, Pháp… từ
những con giống này trại đã nhân giống để duy trì những ưu điểm mới. Trại đã tìm
những phương pháp, công thức lai hữu hiệu đạt hiệu quả kinh tế ngày một ổn định
và nâng cao phẩm chất giống.
Các giống heo hiện có của trại: Y, L, P, D và các con lai của chúng. Các công
thức lai tạo hậu bị thường áp dụng như sau:
Công thức lai YL:
(đực) Y

L (cái)


Thương phẩm YL (1/2 Y ;1/2 L)
Công thức lai LY:
Đực L

Cái Y

Thương phẩm

Cái LY (1/2 L,1/2 Y)

Đặc điểm: con lai YL hay LY đều có màu lông trắng. Nái sinh sản tốt, nuôi con
giỏi. Heo con khoẻ mạnh mau lớn.
Công thức lai PD:
(đực) P D (cái)

Thương phẩm PD (1/2 P;1/2D)
Đặc điểm: con lai PD có màu lông đen, có bông. Heo con khỏe mạnh mau lớn.
Công thức lai Y(LY):
(đực) Y

LY (cái)

Thương phẩm Y(LY) (3/4 Y ; ¼ )

4


Công thức lai Y(YL) :
(đực) Y YL (cái)


Thương phẩm Y(YL) (3/4 Y ; 1/4 L)
Đặc điểm: ngoại hình giống Yorkshire, lông trắng, tai đứng, to lớn, khung xương
vững chắc. Nái có sức sinh sản cao, nuôi con giỏi. Heo con khoẻ mạnh.
Công thức lai L(YL) :
(đực) L YL (cái)

Thương phẩm L(YL) (3/4 L ;1/4Y)
Công thức lai L(LY) :
(đực) L LY (cái)

Thương phẩm L(LY) (3/4 L ;1/4Y)
Đặc điểm : ngoại hình giống Landrace, lông trắng, tai xụ, dài đòn.
2.1.6.2 Quy trình chọn hậu bị
Trại thường xuyên cung cấp con giống cho các nhà chăn nuôi trong và ngoài
nước nên quy trình chọn heo hậu bị rất chặt chẽ. Các bước tiến hành chọn hậu bị
như sau :
+ Giai đoạn chọn heo một ngày tuổi :
Dựa vào gia phả: nguồn gốc thành tích sinh sản của ông bà cha mẹ, số con đẻ
ra còn sống trên ổ phải trên 10 con, trọng lượng sơ sinh trên 1,2kg, không dị tật,
khoẻ mạnh, lông da bóng mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, bộ

5


phận sinh dục bình thường. Những con được chọn sẽ bấm số tai để tiếp tục chọn ở
những giai đoạn sau.
+ Giai đoạn lúc cai sữa:
Tiến hành cân trọng lượng, con giống phải đạt từ 6kg trở lên. Heo con khỏe
mạnh, linh hoạt, da lông bóng mượt, ngoại hình đẹp, không bị dị tật, mông vai nở
rộng, núm vú đều nhau, bộ phận sinh dục bình thường.

+ Giai đoạn lúc 3 - 4 tháng tuổi:
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống: heo khoẻ mạnh, linh hoạt, chân
khoẻ, có ngoại hình đẹp, mông vai nở rộng, da lông bóng mượt, có 12 vú trở lên,
núm vú lộ rõ, đều nhau, bộ phận sinh dục lộ rõ, nhất là con đực hai dịch hoàn phải
to và đều. Tăng trọng trên 600 g/ngày. Độ dày mỡ lưng (quy về 100kg) từ 15 đến 20
mm.
Những heo được chọn sẽ được chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị.
+ Giai đoạn chọn heo lúc 6 tháng tuổi :
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống, không mắc bệnh truyền nhiễm hay
mãn tính, trọng lượng trên 120 kg có biểu hiện lên giống lần đầu, con đực biểu hiện
tính hăng, nhảy chồm lên con khác.
Những heo được chọn sẽ được lập phiếu theo dõi, dùng để bán cho người chăn
nuôi hay để thay đàn, những con không đạt sẽ để bán thịt.
2.1.7 Chuồng trại
Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tránh được gió lạnh thổi
vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng, nắng Tây
buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. Trại được xây dựng theo mô hình khép kín với
trang thiết bị hiện đại, ở đầu mỗi chuồng đều có hệ thống phun sương và quạt hút
gió đặt ở cuối chuồng để điều hoà nhiệt độ.
Trại được xây dựng theo kiểu 2 mái che, lợp bằng tole lạnh, toàn bộ chuồng
đều có bạt che phủ 2 bên, trại được xây dựng chủ yếu là chuồng sàn, cách mặt đất
1m và có hệ thống thoát nước ở giữa, cửa chuồng làm bằng song sắt và có lối đi

6


giữa 2 chuồng, giúp công nhân dễ chăm sóc, vận chuyển di dời heo, cho ăn và điều
trị.
Mỗi ô đều có núm uống tự động. Tổng cộng có 20 dãy chuồng.
+ Dãy chuồng cá thể: Dùng để nuôi heo thí nghiệm và heo hậu bị đực tập nhảy

giá. Đầu mỗi ô chuồng có máng ăn bằng inox.
+ Dãy chuồng cách ly (nằm riêng lẻ): Dành cho nuôi heo hậu bị đực chờ bán.
Mỗi ô chuồng có máng ăn bằng inox.
+ Dãy T13, T14, T15, T16 : Dùng để nuôi heo thịt và heo hậu bị dạng nuôi nhóm.
giữa vách ngăn của 2 ô chuồng có bồn thức ăn tự động (2 ô/bồn).
+ Dãy CS1, CS2, CS3, CS4, CS5, CS6. Dãy CS1, CS2 mỗi dãy có 32 ô. Dãy CS3,
CS4, CS5 mỗi dãy có 40 ô, mỗi ô đều có máng ăn tự động (1 ô/bồn). Riêng CS6
dùng để nuôi heo đực hậu bị tập nhảy giá.
2.1.8 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
2.1.8.1 Thức ăn và nước uống.
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sức
sinh trưởng của đàn heo, ăn không tốt thì heo không đạt sinh trưởng tối đa mà còn
có thể làm cho heo nhiễm bệnh như: tiêu chảy, suy dinh dưỡng, kí sinh trùng...
Hiện nay trại sử dụng thức ăn do công ty chế biến thức ăn gia súc Kim Long
sản xuất với Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH.
Loại cám

TPDD
NLTĐ

Protein



Calci

Phospho

Nacl


Ẩm độ

(Kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

351A

3000

19

3

0,7

0,7

0,5


14

351B

3000

19

5

0,7

0,6

0,5

14

Số 6

3000

16

6

1

0,6


0,5

14

Số 7

2900

14

6

1

0,6

0,5

14

Số 10A

2975

14

6,5

1


0,4

0,5

14

Số 10B

3047

18

5,8

1

0,4

0,5

14

(Nguồn : phòng kỹ thuật trại heo giống cao sản Kim Long)

7


Nước uống: Nước uống là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng, cũng như con
người các giống vật ni cần có nguồn nước sạch và mát. Ở đây, trại sử dụng nguồn

nước ngầm từ giếng khoan khoảng 100m chứa trong bồn chứa lớn. Nước từ bồn
chứa theo đường ống đến các dãy chuồng, đến từng ơ chuồng và từng núm uống tự
động. Ln đảm bảo đủ nước uống, tắm heo và vệ sinh chuồng trại.
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo

Loại thức ăn

Mức ăn (Kg)

Heo tập ăn

351 đặc biệt ( hay Vitalac)

Rất ít

Heo cai sữa

351

0,5 – 0,8

Heo 30-60 kg

Số 6

1 - 1,5

Hậu bò cái – Nái khô


Số 7 hoặc 10A

2 – 2,2

Nọc – Hậu bò đực

Số 10B hoặc số 6

2,5

Nái nuôi con

Số 10B

3,5 – 5

Nái mang thai

Số 10A (10B)

2,2 – 3

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo giống cao sản Kim Long)

2.1.8.2 Chăm sóc nái mang thai
Thức ăn trong giai đoạn này là cám có 12% protein. Số lần cho ăn 2 lần/ngày.
Mỗi ngày hai lần sáng chiều, mỗi lần 10 – 15 phút cho đực thí tình đi ngang
các chuồng có nái mang thai để kịp thời phát hiện những nái khơng đậu thai đưa về
phối lại. Đồng thời phát hiện những vấn đề khơng bình thường trong lúc mang thai.
Khi rút nái ra khỏi chuồng, điều chỉnh lượng thức ăn trong ơ chuồng để những

nái còn lại khơng ăn dư hoặc thiếu khẩu phần.
Nái mang thai chịu đựng nhiệt độ cao của mơi trường rất kém do đó phải làm
giảm stress nhiệt cho nái. Khơng nên để nhiệt độ chuồng ni vượt q ngưỡng
300C .
Nái được tắm 2 lần/ngày và trước khi chuyển bầu chờ đẻ nái được tắm sạch
giúp nái giảm stress do di chuyển và khơng mang mầm bệnh qua chuồng đẻ.

8


2.1.8.3 Chăm sóc nái đẻ và nuôi con
Trước khi đẻ khoảng 1 - 2 tuần nái được chuyển từ tổ giống lên tổ nái đẻ kèm
với phiếu nái nhằm cho nái làm quen với chuồng đẻ và tiện theo dõi chăm sóc. Nái
được nuôi trong chuồng sàn, được vệ sinh sát trùng rất kỹ lưỡng, và để trống 3 - 5
ngày trước khi chuyển nái.
Trong thời gian này người chăm sóc tắm mát cho nái 2 - 3 lần/ngày tùy theo
thời tiết, dọn vệ sinh tạo cho nái thói quen ở sạch và quen với người chăm sóc. Nái
vẫn được cho ăn như lúc ở dưới chuồng bầu. Trước khi đẻ 3 ngày thì cho ăn 2 - 2,2
kg/lần, mỗi ngày 2 lần cho đến ngày đẻ thì ngừng ăn. Thường xuyên sờ nắn và thăm
bầu vú để kích thích và biết được thời điểm nái đẻ. Khi nái có dấu hiệu sắp sinh thì
chuẩn bị các dụng cụ sau: khăn lau, tắm nhựa lót cho con nằm, đèn úm, cân, kiềm
bấm răng, bột Mistral, phiếu ghi giới tính và trọng lượng heo con. Chuẩn bị
Oxytoxin, bao tay, thuốc bôi trơn Lu-OK phòng trường hợp heo đẻ khó phải can
thiệp ngay.
Trong khi đẻ tránh gây stress cho nái, giữ yên tĩnh. Thời gian đẻ trung bình
của nái từ 2,5 – 3 giờ, tức khoảng 15 - 20 phút sinh một con. Trường hợp nái đẻ
chậm thì tiêm 3 – 4cc Oxytoxin, sau đó theo dõi nếu nái vẫn đẻ chậm thì cần thăm
dò cổ tử cung. Nếu gặp trường hợp thai to, thai ngược thì mau chóng móc heo ra
ngoài. Luôn quan sát số heo con đẻ ra và số nhau để tránh bị sót nhau. Tất cả nhau
được dọn sạch ra ngoài.

Ngay sau khi nái đẻ xong thì tiêm tĩnh mạch 0,5cc Oxytoxin + 40cc Cevit +
60cc Caxi. Cho nái uống đủ nước sạch và ăn theo đúng khẩu phần quy định. Khi nái
đứng ăn ta dùng xẻng xúc phân ra ngoài và đổ đúng nơi quy định. Dùng nước sạch
chà rửa phần mông cho nái, nhưng tránh làm ướt heo con dễ dẫn đến tiêu chảy.
Nái được theo dõi nhiệt độ 3 ngày tiên tiếp, mỗi ngày lấy nhiệt độ 2 lần sáng
chiều. Thụt rửa tử cung và đặt thuốc Midal cho đến khi nái hết viêm.
2.1.8.4 Chăm sóc heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được phủ lớp bột Mistral từ cổ trở xuống. Lớp bột này
không những nhanh chóng làm khô, giữ ấm mà còn có tác dụng cầm máu và sát

9


trùng rốn heo con. Heo con được cân trọng lượng, bấm răng, bấm tai, cắt đuôi, phân
biệt giới tính ghi vào phiếu và bú sữa đầu.
Bảng 2.4 Nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn cho heo con
Loại heo

Nhiệt độ

Heo con 1 tuần tuổi

340C

Heo con 2 tuần tuổi

320C

Heo con 3 tuần tuổi


300C

Heo con 4 tuần tuổi

280C
(Nguồn: phòng kỹ thuật trại heo giống cao sản Kim Long)

Trong trường hợp nái đẻ quá nhiều hoặc quá ít so với số vú hay nái mất sữa thì
heo con sẽ được ghép bầy để đạt được sự đồng đều về trọng lượng. Khi heo được 7
- 10 ngày tuổi thì thiến heo đực không chọn làm hậu bị.
Heo đẻ được 3 ngày tuổi thì tiêm sắt lần một và cho uống ngừa cầu trùng
Toltraril-s® 5% một lần duy nhất, tiêm sắt lập lại lần hai vào ngày thứ 10.
Heo sau 3 ngày thì cho uống dung dịch gồm vitamin ADE + vitamin C +
Biotic, thay máng nước uống cho heo con mỗi ngày 2 lần sáng chiều. Đối với những
bầy chậm lớn hoặc mẹ ít sữa, cho uống thêm sữa bột hòa tan. Khi heo khoảng 1
tuần tuổi thì bắt đầu tập ăn, thức ăn là cám Vitalac, ban đầu cho ăn cám khô sau khi
quen dần thì ta đổi sang cám ướt. Mỗi buổi sáng phải chà rửa sạch sẽ máng ăn và
máng uống cho heo con.
Mỗi ngày 2 lần sáng chiều nhân viên kỹ thuật sẽ đi theo dõi tình hình sức khỏe
heo con để phát hiện những heo con bị tiêu chảy, viêm khớp, ho … nhanh chóng
điều trị không gây thiệt hại về sau.
2.1.9 Quy trình phòng và trị bệnh
2.1.9.1 Quy trình phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại
Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng trại được rửa sạch bằng vòi xịt có áp lực cao
qua nhiều lượt cho sạch hết phân sát trùng bằng NaOH 5%.

10



Sau đó sát trùng nhiệt bằng cách khè lửa, tiếp theo là rắc vôi rồi để trống 2 – 3 ngày
mới đưa heo vào.
Mỗi ngày hai lần phun thuốc sát trùng trong trại và ngoài các lối đi, phát
hoang bụi rậm, khai thông cống rãnh, diệt chuột theo định kỳ.
- Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân trước khi vào công ty phải đi qua hố sát trùng và rửa tay ở cổng ra
vào, sau đó mặc đồ bảo hộ lao động đi qua đèn cực tím có hố sát trùng phía dưới
mới vào khu chăn nuôi. Phải đi qua chậu sát trùng ở đầu mỗi trại mới vô trại bắt đầu
công việc và không tự ý đi lại giữa các trại.
Xe ra vào trại được nhân viên bảo vệ phun thuốc sát trùng. Khách tham quan
được mang ủng, đồ bảo hộ và cũng qua các bước sát trùng như công nhân mới vào
trại.
- Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng các bệnh là biện pháp bắt buộc và hữu hiệu để phòng
chống các bệnh cho từng lứa tuổi của heo được trình qua Bảng 2.5
2.1.9.2 Các bệnh thường gặp và cách điều trị
Heo được theo dõi hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời. Trong thời gian
thực tập chúng tôi ghi nhận có một số bệnh như : viêm tử cung, tiêu chảy, hô hấp,
nổi ghẻ, sốt, viêm khớp…
Các loại thuốc sử dụng tại trại trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Viêm tử cung
* Biểu hiện: Chảy các chất tiết vật rất hôi thối, chất dịch màu trắng, xám có lẫn
máu, thân nhiệt tăng cao.
* Điều trị:
- Bio – Anazin: heo con 1ml/7kg thể trọng, heo lớn 1ml/10 kg thể trọng, tiêm
bắp ngày 2 lần.
( Thành phần trong 100ml chứa Dipyrone 20g).
- MD- Midal: 1 viên/con/ngày, đặt sâu vào tử cung, trong 3 – 4 ngày liên tiếp.
( Thành phần trong 1 viên: Sulfamethoxazole 2400mg; Trimethoprime 480mg)


11


×