Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRY STAR VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG ĐẾN SỨC SỐNG, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.83 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRY STAR VÀ CHẾ PHẨM
TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG ĐẾN SỨC SỐNG, TỐC ĐỘ
SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN ĐỨC TOẢN

Lớp:

DH07CN

Ngành:

Chăn nuôi

Niên khóa:

2007 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

NGUYỄN ĐỨC TOẢN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRY STAR VÀ CHẾ
PHẨM TỰ NHIÊN TỎI – NGHỆ - GỪNG ĐẾN SỨC
SỐNG, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT
QUẦY THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM MINH THUẬN
TS. HỒ THỊ KIM HOA

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Đức Toản
Tên đề tài tốt nghiệp: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR
VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG ĐẾN SỨC SỐNG, TỐC
ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT GÀ LƯƠNG
PHƯỢNG”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận
xét của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày............................

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Lâm Minh Thuận

ii


LỜI CẢM TẠ

Trước hết con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến người những người thân trong
gia đình và quan trọng nhất cuộc đời con đó là mẹ, người đã luôn chăm sóc, động
viên con trong những lúc buồn cũng như những lúc vui.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô, đã giảng dạy dìu
dắt tôi trong suốt quãng đường đại học tại trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lâm
Minh Thuận và TS. Hồ Thị Kim Hoa, cám ơn các cô đã tận tình giảng giải, hướng
dẫn cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Em xin gửi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm khu trại thực nghiệm tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè đã cùng chia sẻ khó khăn,
niềm vui nỗi buồn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quãng đường đại học.
Xin trân trọng cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn Đức Toản

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả của PoultryStar và Chế Phẩm Tự Nhiên Tỏi

- Nghệ - Gừng đến Sức Sống, Tốc Độ Sinh Trưởng và Phẩm Chất Quầy Thịt
Gà Lương Phượng” được thực hiện trong 10 tuần, bắt đầu từ ngày 29/07/2010 và
kết thúc ngày 06/10/2010, tại trại Thực Nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM (khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với
đơn vị thí nghiệm (4 lô, 3 lần lặp lại ). Thí nghiệm khảo sát trên

12

600 gà Lương

Phượng ở 1 ngày tuổi , được phân phối ngẫu nhiên vào 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi
đơn vị 50 con. Lô I sử dụng cám hỗn hợp Con Cò, lô II bổ sung PoultryStar qua
nước uống qua từng giai đoạn, lô III được bổ sung PoultryStar vào thức ăn trong
suốt qua trình, lô IV bổ sung chế phẩm tự nhiên Tỏi – Nghệ - Gừng.
Qua 10 tuần khảo sát chúng tôi có một vài ghi nhận sau:
TLBQ của các lô I; II; III và IV lần lượt là: 1679,1; 1728,3; 1774,2 và
1705,4g
TTTĐ của các lô I; II; III; IV lần lượt là: 23,5; 24,2; 24,8 và 23,8g/con/ngày.
TĂTT TB của các lô I; II; III; IV lần lượt là 69; 69,5; 68,85 và 68,8/con/ngày.
HSCBTĂ của các lô I; II; III và IV lần lượt là 2,85; 2,67 và 2,81 kgTA/kg
TT.
Tỷ lệ quầy thịt của các lô I; II; III và IV lần lượt là 65,1; 65,16; 67,36 và
65,18%.
Tỷ lệ đùi của các lô I; II; III và IV lần lượt là: 22,03; 21,67; 20,31 và 21,88%
Tỷ lệ ức của các lô I; II; III và IV lần lượt là: 17,12; 17,08; 17,49 và 18,04%
Tỷ lệ lòng của các lô I; II; III và IV lần lượt là: 4,81; 4,95; 4,58 và 6,18 %.
Tỷ lệ nuôi sống của các lô I; II; III và IV lần lượt là 80%; 65,33%; 74% và
73,33%
Chỉ tiêu HQKT cao nhất tại lô III với 94,6% và thấp nhất là lô IV với 104,3%

so với lô I.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................... x
Chương 1 ...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................. 2
Chương 2 ..................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về gà Lương Phượng ............................................................................... 3
2.2 Một số đặc điểm cơ bản của nghành chăn nuôi gia cầm .......................................... 3
2.2.1 Tốc độ sinh sản nhanh ........................................................................................... 3
2.2.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh ..................................................................................... 4
2.2.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn cao......................................................................... 4
2.2.4 Sản phẩm có giá trị cao ......................................................................................... 4
2.2.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng cao .......................................... 5
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt ................................................. 5
2.3.1 Giống ..................................................................................................................... 5
2.3.2 Dinh dưỡng ........................................................................................................... 5
2.3.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ........................................................................... 6

2.3.3.1 Nhiệt độ .............................................................................................................. 6
2.3.3.2 Ẩm độ ................................................................................................................. 6
2.3.3.3 Sự thông thoáng ............................................................................................... 6
2.4 Hiện trạng sử dụng kháng sinh và xu hướng chăn nuôi gia cầm hiện nay .............. 7

v


2.4.1 Kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ......................... 7
2.4.1.1 Nguồn gốc kháng sinh ........................................................................................ 7
2.4.1.2 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ......................... 7
2.4.1.3 Tác hại của việc sử dụng kháng sinh................................................................ 7
2.4.2 Xu hướng chăn nuôi hiện nay : ............................................................................. 8
2.5 Khái niệm về probiotic và prebiotic ......................................................................... 8
2.5.1 Probiotic ................................................................................................................ 8
2.5.2 Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic ............................................................ 8
2.5.2.1 Vai trò của probiotic .......................................................................................... 9
2.5.2.2. Cơ chế tác động của probiotic ........................................................................... 9
2.5.3 Prebiotic .............................................................................................................. 10
2.5.3.1 Khái niệm prebiotic .......................................................................................... 10
2.5.3.2 Chức năng của prebiotic. ................................................................................ 12
2.5.4 Giới thiệu về các chế phẩm Biomin ® PoultryStar ............................................... 13
2.6 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên (Tỏi – Nghệ – Gừng) ......................................... 14
2.6.1 Sơ lược về Củ tỏi ( garlic) ................................................................................... 14
2.6.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm .................................................................................... 14
2.6.1.2 Thành phần hóa học ....................................................................................... 15
2.6.1.3 Tác dụng của tỏi ........................................................................................... 15
2.6.2 Sơ lược về Củ Nghệ ........................................................................................ 16
2.6.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của Nghệ (Turmeric) ......................................... 16
2.6.2.2 Thành phần của Nghệ .................................................................................. 16

2.6.2.3 Tác dụng của nghệ ....................................................................................... 16
2.6.3 Sơ lược về Củ Gừng . ....................................................................................... 17
2.6.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm :.................................................................................. 17
2.6.3.2 Thành phần hóa học của gừng: ........................................................................ 17
2.6.3.3 Tác dụng của gừng : ....................................................................................... 18
Chương 3 .................................................................................................... 19
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................... 19

vi


3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm .................................. 19
3.1.1 Nội dung ............................................................................................................ 19
3.1.2 Thời gian và địa điểm tiến hành .................................................................... 19
3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................. 19
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ...................................................................................... 19
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................................... 19
3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ........................................................................ 20
3.3.1 Con giống ............................................................................................................ 20
3.3.2 Thức ăn và nước uống ......................................................................................... 21
3.3.3 Chuồng trại .......................................................................................................... 22
3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm ........................................................ 22
3.3.4.1 Máng ăn, máng uống ........................................................................................ 22
3.3.4.3 Thiết bị chiếu sáng và sưởi ấm ........................................................................ 23
3.3.4.4 Các dụng cụ khác ............................................................................................. 23
3.3.5 Chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................................... 23
3.3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị ........................................................................................... 23
3.3.5.2 Giai đoạn úm ( 0 - 4 tuần tuổi) ......................................................................... 23
3.3.5.3 Giai đoạn từ 5 – 10 tuần tuổi :.......................................................................... 24
3.3.6 Vệ sinh và phòng bệnh ........................................................................................ 24

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 25
3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................. 25
3.4.1.1 Trọng lượng bình quân ..................................................................................... 25
3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ......................................................................................... 25
3.4.2 Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ........................................................................... 25
3.4.2.1 Tiêu thụ thức ăn (TTTA).................................................................................. 25
3.4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ............................................................ 25
3.4.3 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ................................................................................ 25
3.4.3.1 Trọng lượng sống ............................................................................................. 25
3.4.3.2 Tỷ lệ quầy thịt (%) ........................................................................................... 26

vii


3.4.3.3 Tỷ lệ ức (%) ..................................................................................................... 26
3.4.3.4 Tỷ lệ đùi (%) .................................................................................................... 26
3.4.3.5 Màu chân, màu da ............................................................................................ 26
3.4.3.6 Tỷ lệ lòng (gan, tim, dạ dày) ............................................................................ 26
3.4.4 Chỉ tiêu về sức sống ............................................................................................ 26
3.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 26
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 26
Chương 4 .................................................................................................... 27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 27
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................ 27
4.1.1 Trọng lượng bình quân ................................................................................... 27
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................................ 29
4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................. 32
4.3 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ............................................................................... 34
4.3.1 Tỉ lệ quầy thịt, ức, đùi, lòng .......................................................................... 34
4.3.2 Đánh giá màu vàng chân, vàng da ................................................................. 35

4.4 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................... 36
4.5 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 38
Chương 5 .................................................................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 39
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................... 44

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADF

Acid Detergent Fiber

CP

Chế phẩm

CPTA

Chi phí thức ăn

FAO

Food and Agriculture Organization


FCR

Feed Conversation Ratio

FOS

Fructooligosaccharide

GOS

Glucoolicosaccharide

HSCBTĂ

Hệ số chuyển biến thức ăn

MOS

Mannooligosaccharide

NDF

Neutral Detergent Fiber

T–N-G

Tỏi - Nghệ - Gừng

TA


Thức ăn

TLBQ

Trọng lượng bình quân

TpHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Tăng trọng

TTTA

Tiêu thụ thức ăn

WHO

World Health Organization

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành Phần Hóa Học của Tỏi ..........................................................................15
Bảng 3.1 Sơ Đồ Bố Trí Thí Nghiệm ...............................................................................20
Bảng 3.2 Trọng Lượng Bình Quân của Gà Bắt Đầu Thí Nghiệm (g/con) ......................21
Bảng 3.3 Thành Phần Dinh Dưỡng cám C225 và C235 .................................................21

Bảng 3.4 Lịch Phòng Bệnh ..............................................................................................24
Bảng 4.1 Trọng Lượng Bình Quân của Gà Qua Các Giai Đoạn (g/con) ........................27
Bảng 4.2 Tăng Trọng Tuyệt Đối qua các Tuần Tuổi (g/con/ngày) .................................29
Bảng 4.3 Lượng Thức Ăn Tiêu Thụ Hằng Ngày.............................................................31
Bảng 4.4 Hệ Số Chuyển Biến Thức Ăn ..........................................................................33
Bảng 4.5 Tỷ lệ quầy thịt, ức, đùi, lòng (%) .....................................................................35
Bảng 4.6 Tỷ Lệ Nuôi Sống Qua Các Tuần Tuổi (%) ......................................................36
Bảng 4.7 Chi Phí Thức Ăn cho 1kg Tăng Trọng ............................................................38

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là nghành chăn nuôi truyền thống của Việt Nam . Với các
ưu điểm như : tăng trọng nhanh , hệ số chuyển biến thức ăn thấp

, thời gian nuôi

ngắn, tạo ra sản phẩm có giá trị cao…nên hiện nay chăn nuôi gia cầ m là một trong
những nghành kinh tế phát triển nhanh nhất.
Trước đây , vì mục tiêu tăng năng suất trong chăn nuôi, người ta sử dụng
kháng sinh và hormon như là chất kích thích tăng trọng, giảm thấp tiêu hao thức ăn,
tăng lợi nhuận. Điều đó đã gây ra hậu quả rất xấu cho con người như tồn dư kháng
sinh trong thực phẩm , hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc... Vì vậy, vấn đề tạo ra sản
phẩm sạch, an toàn với sức khỏe con người là rất cấp thiết.
Đồng thời , khi kinh tế ngày càng phá t triển , đời sống xã hội không ngừng
được cải thiện và nhu cầu không ngừng được nâng cao thì con người ta thường

chuyển từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp

, an toàn vệ sinh thực phẩm ngày

càng được quan tâm.
Từ thực tế đó , những mô hình chăn nuôi “an toàn sinh học” và những chế
phẩm sinh học thay thế kháng sinh , hormon, các chất kích thích sinh trưởng như các
chế phẩm thảo dược , kháng sinh tự nhiên , probiotic, acid hữu cơ đã và đang được
nghiên cứu và ứng dụng vào chăn nuôi gia cầm.
Nhận thấy thực trạng này cùng với sự đồng ý của của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, Trường đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Minh
Thuận và TS. Hồ Thị Kim Hoa chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả của
PoultryStar và Chế Phẩm Tự Nhiên Tỏi - Nghệ - Gừng đến Sức Sống, Tốc Độ

1


Sinh Trưởng và Phẩm Chất Quầy Thịt Gà Lương Phượng”.

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Thay thế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà bằng chế phẩm
probiotic, prebiotic và chế phẩm tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm gà thịt sạch , an toàn
sinh học, không tồn dư kháng sinh.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến: tăng trưởng, khả năng chuyển
hóa thức ăn , nhiệt độ và ẩm độ , tình trạng phân , sức sống, năng suất, phẩm chất
quầy thịt và hiệu quả kinh tế của gà ở các lô thí nghiệm.

2



Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn được gọi là gà Lương Phượng hoa
thả vườn năng suất cao được nhập vào nước ta từ Trung Quốc từ năm
Lương Phượng được tạo ra bởi Xí nghiệp giống Nam Ninh

, là giống gà
1997. Gà

– Quảng Tây – Trung

Quốc bằng cách lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc và giống gà nhập nội.
Gà Lương Phượng có tầm vóc và ngoại hình gần giống với gà địa
phương ở Việt Nam .Gà có lông màu đa dạng : màu vàng, vàng sẫm, lốm đốm
hoa hoặc cú sẫm, mào đơn dựng đứng, gà mái có màu đốm đen , cánh sẽ là chủ
yếu.
Gà có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, ở 11 tuần tuổi gà trống đạt
1900g, gà mái đạt 1300g, hệ số chuyển biến thức ăn khoảng 2,4 – 2,6 kg cho
1 kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống khá cao đạt 95 %, khả năng kháng bệnh tốt
(Viện chăn nuôi, 2002). Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 140 – 150 ngày. Sản lượng
trứng đạt 156 - 160 trứng/năm với tiêu tốn cho 10 trứng là 3,3kg thức ăn
(Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm tập 2, 2002).
Gà Lương Phượng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta nên hiện
nay được chọn nuôi nhiều nhất, được nuôi ở cả miền bắc và miền nam.

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm

2.2.1 Tốc độ sinh sản nhanh
Sức đẻ trứng của gà mái thật đáng kinh ngạ c vì một con gà mái nặng 1.8kg
trong một năm có thể đẻ đến 290 đến 310 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần
trọng lượng cơ thể của gà mái . Với tốc độ sinh sản như vậy , một gà mái hướng

3


trứng có thể cho ra đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm (gà trống con bị loại
bỏ). Một gà mái hướng thịt có thể sản xuất ra 150 đến 170 gà con trong một năm để
nuôi thịt. Tốc độ sinh sản cao cho khả năng tăng đàn nhanh . Có thể áp dụng chọn
lọc với cường độ cao trong công tác giống để tiến bộ di truyền thể hiện nhanh , từ đó
nhanh chóng xuất hiện những tổ hợp giống cao sản.
2.2.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh
Một số loài gia cầm có tốc độ tăng trưởng rất cao trong 2 tháng đầu, đó chính
là sức sản xuất thịt của gia cầm . Gà con hướng thịt ở 1 ngày tuổi nặng 40g, sau 6
đến 7 tuần nuôi, trọng lượng cơ thể đạt 1,8 đến 2,3 kg. Vịt siêu thịt nặng 70g lúc 1
ngày tuổi và đạt 3,2kg lúc 8 tuần tuổi (Lâm Minh Thuận, 2004).
Tốc độ tăng trọng nhanh cho khả năng rút ngắn thời gian nuôi

, tăng vòng

quay của vốn và từ đó lợi nhuận thu được cao.
2.2.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn cao
Trong chăn nuôi , lượng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg sản phẩm sẽ quyết
định giá thành sản phẩm và lợi nhuận . Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt
hơn các thú khác . Ở gia cầm , để sản xuất ra 1kg trứng cần 2,4 đến 2,5kg thức ăn
hoặc sản xuất ra 1kg thịt cần 2,0 đến 2,2kg thức ăn. Trong khi đó, nuôi heo thịt tiêu
tốn 3,5kg thức ăn/kg tăng trọng (Lâm Minh Thuận, 2004 ).
Ngoài ra, khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng rất cao trong thức ăn vào

thịt và trứng của gia cầm, đặc biệt là gà đẻ trứng.
2.2.4 Sản phẩm có giá trị cao
Ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 2 sản phẩm chính là thịt và trứ ng, đó là 2
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao của loài người . Thịt gia cầm nói chung đều có
hàm lượng protein cao , hàm lượng chất béo thấp , dễ chế biến nên đươc ưa chuộng .
Trứng gà, vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡ ng cao, dễ tiêu hóa và đặc biệt rất tốt
cho cơ thể đang phát triển , hồi phục sức khỏe sau khi bệnh , cơ thể lao động trí óc
căng thẳng. Do khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng thành trứng rất cao nên ta có
thể nói trứng là sản phẩm sinh học tự nhiên hoàn hảo nhất mà chúng ta có được .
Lông gia cầm cũng được sử dụng làm len mềm với tính năng nhẹ và giữ

4


nhiệt tốt. Lông thô làm bột lông vũ . Phân gia cầm dùng làm thức ăn cho cá , heo và
bò thịt, nguyên liệu cho hầm ủ khí sinh học làm nhiên liệu chạy nhà máy nhiệt điện .
Phân gia cầm còn được sử dụng làm phân bón và là môi trường tốt để nuôi
cấy vi sinh vật . Những tiến bộ của kỹ thuật , công nghệ giúp tận dụng tốt lông và
phân gia cầm tạo ra những sản phẩm có giá trị ngày càng cao .
2.2.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng cao
Trong chăn nuôi gà công nghiệp , 95% thao tác trong chăn nuôi đã được cơ
giới hóa và tự động hóa ng ày càng cao như cho ăn , cho uống, dọn phân. Khả năng
cơ giới hóa đã nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động của con người,
từ đó làm giảm giá thành sản phẩm . Một công nhân có thể nuôi với số lượng gà đẻ
hoặc gà thịt một cách dễ dàn g nhờ có các hệ thống nuôi gà đẻ, gà thịt tự động nên
trứng gà , thịt gà được sản xuất ngày càng nhiều với giá thành rẻ so với

các sản

phẩm chăn nuôi khác (Lâm Minh Thuận, 2004 ).

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.3.1 Giống
Trong chăn nuôi nói chung và trong nghành chăn nuôi gia cầm nói riêng

,

giống là yếu tố quyết định đến năng suất sản xuất của vật nuôi cũng như lợi nhuận
của nhà chăn nuôi.
Một con giống tốt sẽ cho ra một

sản phẩm tốt , vì vậy công tác chọn giống

trong chăn nuôi rất quan trọng. Những con giống tốt phải có các đặc điểm như : tăng
trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp, khỏe mạnh , kháng bệnh tốt, chất
lượng thịt thơm ngon, đảm bảo nguồn gốc cha mẹ.
2.3.2 Dinh dưỡng
Vật nuôi được nuôi dưỡng tốt , khẩu phần ăn thích hợp , đầy đủ chất dinh
dưỡng sẽ phát huy hết tiềm năng di truyền . Từ đó nâng cao sức sản xuất của v ật
nuôi và lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
Thức ăn của vật nuôi phải đảm bảo:
-

Mức năng lượng trao đổi phù hợp.

-

Đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng như protein , lipid, glucid…các

5



khoáng chất vi lượng và đa lượng.
-

Cung cấp đầy đủ nước cho nhu cầu vật nuôi.

Ngoài ra , thức ăn cho vật nuôi còn phải đảm bảo vệ sinh

, không bị nhiễm

độc tố, có tính ngon miệng.
2.3.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
2.3.3.1 Nhiệt độ
Gia cầm thuộc loài máu nóng có khả n ăng giữ thân nhiệt ổn định trong giới
hạn nhất định của môi trường . Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 đến 250C
là thích hợp cho quá trình trao đổi chất , sự sinh nhiệt và thải nhiệt nên thân nhiệt ổn
định. Khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh ngoài giới hạn trên , thân nhiệt của gia
cầm dễ thay đổi hơn so với loài có vú.
Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì quá trình sinh nhiệt gia tăng và quá trình
thải nhiệt xảy ra thuận lợi, nhiệt thải ra nhiều dẫn đến gia cầm ăn nhiều hơn để cung
cấp thêm năng lượng duy trì thân nhiệt. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp
mặc dù năng suất không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn tăng.
Nếu nhiệt độ môi trường cao kết hợp với ẩm độ cao thì quá trình điều hòa
thân nhiệt gặp khó khăn, ẩm độ cao cản trở sự bốc hơi nước theo đường hô hấp, dẫn
đến thân nhiệt gà tăng gây rối loạn sinh lý làm cho gà chết.
Gia cầm mới nở có thân nhiệt khoảng 38 – 39 OC, thân nhiệt tăng dần hàng
ngày cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định trong khoảng 40,6 – 41,7 OC (Lâm Minh
Thuận, 2004).
2.3.3.2 Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng bởi ẩm độ môi trường xung quanh


,

nước trong phân bốc hơi và hơi nước từ đường hô hấp . Ẩm độ cao sẽ gây khó thoát
nhiệt nếu thời tiết nắng nóng , sự bốc hơi của mà ng nhầy đường hô hấp gặp khó
khăn. Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi thích hợp cho sự phát triển tốt nhấ t của
gia cầm là 65 – 70 % (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3.3.3 Sự thông thoáng
Môi trường không khí bên trong chuồng nuôi gia cầm luôn luôn biến độ

6

ng.


Do quá trình hô hấp của gia cầm cùng với sự phân hủy phân và chất độn chuồng đã
sinh ra rất nhiều khí độc như khí carbonic , amoniac, methan, hydrosulfit…Vì vậy
việc thông thoáng trao đổi không khí trong chuồng nuôi là rất q

uan trọng . Không

khí trong lành cần liên tục thay thế không khí cũ trong chuồng nuôi .
2.4 Hiện trạng sử dụng kháng sinh và xu hướng chăn nuôi gia cầm hiện nay
2.4.1 Kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
2.4.1.1 Nguồn gốc kháng sinh
Kháng sinh (antibiotic) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống (nấm
men, nấm mốc, vi khuẩn và một số loài thực vật) có đặc tính diệt vi khuẩn hoặc kìm
hãm sự phát triển của chúng (Ensminger, 1990).
Năm 1909 nhà vật lý học người Đức Paul Ehrlich đã tạo ra một chất và đặt
tên là Salvarsan dùng điều trị bệnh giang mai rất có hiệu quả. Năm 1928 Alexander

Fleming - một nhà vi trùng học người Anh phát hiện ra penicillin. Bốn năm sau
(1932) Gerhard Domagk (nhà vật lý học người Đức) phát hiện ra sulfanilamide.
Năm 1944 Wakeman tìm ra streptomycine (wikipedia.com).
2.4.1.2 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
-

Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm.

-

Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với

sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn.
-

Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm

cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
-

Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vi trùng.

-

Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

2.4.1.3 Tác hại của việc sử dụng kháng sinh
-

-


Ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản phẩm:


Phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh.



Gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh.

Ảnh hưởng muộn hơn khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh:


Tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc . Do đó gây khó khăn cho công tác

7


điều trị nhiễm khuẩn, gây tốn kém về mặt kinh tế.


Làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tạo ra con giống yếu ớt,

phụ thuộc vào kháng sinh.


Một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

2.4.2 Xu hướng chăn nuôi hiện nay :
Để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi


, xu hướng hiện nay

trong chăn nuôi là áp dụng các biện pháp sau:
-

Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn.

-

Bổ sung enzyme vào thức ăn

-

Sử dụng các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic).

-

Bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể.

-

Sử dụng các chế phẩm từ thảo dược như bột Tỏi, Nghệ, Gừng…

2.5 Khái niệm về probiotic và prebiotic
2.5.1 Probiotic
Theo bộ môn vi sinh vật , Đại học quốc gia Singapore thì “probiotic” có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “prolife” có nghĩa là tiền sự sống . Thuật ngữ probiotic
được Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật
và những chất làm cân bằng hệ vi sinh đường vật ruột” (Fuller, 1989). Từ đó đến

nay thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh
vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nước
uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ.
Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ bản chất
của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: (1) theo Fuller
(1989), probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải thiện cân
bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng có lợi cho vật chủ”; (2) theo tổ
chức Y tế thế giới (WHO, 2001), probiotic là “các vi sinh vật sống khi đưa vào cơ
thể theo đường tiêu hoá với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khoẻ tốt cho vật chủ”.
2.5.2 Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic

8


2.5.2.1 Vai trò của probiotic
Từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng như chất kích thích sinh trưởng trong thức
ăn chăn nuôi ở một số nước thuộc Khối liên minh châu Âu (bắt đầu là Thụy Điển
vào năm 1986) thì probiotic được coi là một trong những nguồn thay thế có triển
vọng nhất vì có nhiều đặc tính ưu việt. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả, Patterson (2003) đã tổng kết các ảnh hưởng có lợi của probiotic đối với đời
sống động vật thể hiện ở các khía cạnh sau:
-

Thay đổi cấu trúc quần thể vi sinh vật đường ruột theo chiều hướng có

lợi cho vật chủ.
-

Tăng cường khả năng miễn dịch.


-

Giảm phản ứng viêm.

-

Ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

-

Tăng sản xuất các axit béo bay hơi.

-

Tăng cường quá trình sinh tổng hợp các vitamin nhóm B.

-

Tăng hấp thu chất khoáng.

-

Làm giảm cholesterol huyết thanh.

-

Làm tăng năng suất vật nuôi.

-


Giảm hàm lượng amoniac và urê trong chất thải.

Ngoài ra probiotic còn rất an toàn với động vật và thân thiện với môi trường.
Vì là chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích, việc sử dụng probiotic sẽ không tạo ra
các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
2.5.2.2. Cơ chế tác động của probiotic
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về cơ chế tác động, nhưng phần lớn
các tài liệu về probiotic đề cập đến ba khía cạnh sau (Steiner, 2006):


Cạnh tranh loại trừ



Đối kháng vi khuẩn



Điều chỉnh miễn dịch

Cạnh tranh loại trừ là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình của các vi sinh
vật. Hình thức cạnh tranh loại trừ thường thấy ở các vi sinh đường vật ruột là cạnh

9


tranh vị trí bám dính. Các vi sinh vật probiotic cư ngụ và nhân lên trong ruột, khóa
chặt các vị trí thụ cảm và ngăn cản sự bám dính của các vi sinh vật khác như E. coli,
Salmonella... Một số nấm men probiotic (Saccharomyces cereviese; S.boulardii)

không chỉ tranh vị trí bám dính của các vi khuẩn khác mà còn gắn kết các vi khuẩn
có roi (phần lớn là những vi khuẩn có hại) thông qua các cơ quan thụ cảm mannose
và đẩy chúng ra khỏi vị trí bám dính ở niêm mạc ruột (Czerucka và Rampal, 2002).
Tuy nhiên, cạnh tranh dinh dưỡng là phương thức cạnh tranh khốc liệt nhất vì sự
sinh sôi với số lượng lớn của một loài vi sinh vật nào đó là một đe dọa nghiêm trọng
đối với các loài khác về nguồn cơ chất cho phát triển.
Ngoài cạnh tranh về chất d inh dưỡng, các vi khuẩn còn cạnh trạnh chất hoá
học: Tất cả các vi khuẩn đều cần Fe để sinh trưởng và phát triển. Probiotic có thể
sinh ra kelat sắt (siderophores) và hoà tan sắt kết tủa để sử dụng, trong khi các vi
khuẩn có hại không có chức năng này.
Đồng thời với cạnh tranh loại trừ, các vi sinh vật probiotic còn sản sinh các
chất kìm hãm vi khuẩn như lactoferrin, lysozym, hydrogen peroxide cũng như một
số axit hữu cơ khác. Các chất này gây tác động bất lợi lên vi khuẩn có hại chủ yếu
là do sự giảm thấp pH trong ruột (Conway, 1996).
Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở động vật có vú. Giữa hệ vi sinh đường
vật ruột và hệ thống miễn dịch có mối tương tác đặc thù. Năng lực miễn dịch thể
dịch và miễn dịch tế bào của hệ thống miễn dịch đường ruột bị ảnh hưởng rất lớn
bởi sự cân bằng của hệ vi sinh đường vật ruột (Cebra, 1999). Thông qua tương tác
với hệ thống miễn dịch ruột, các probiotic có thể điều chỉnh cả miễn dịch thụ động
và chủ động hoặc cả hai. Tác động điều chỉnh miễn dịch đặc hiệu của probiotic phụ
thuộc vào chủng giống hoặc các loài vi khuẩn probiotic (Dugas và ctv, 1999). Tuy
nhiên, cơ chế tác động của probiotic đối với việc nâng cao chức năng miễn dịch vẫn
còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
2.5.3 Prebiotic
2.5.3.1 Khái niệm prebiotic
Bên cạnh thuật ngữ Probiotic, một thuật ngữ khác cũng hay được nhắc đến

10



đó là Prebiotic . Prebiotic được coi là chiến lược thứ ba để cải thiện cân bằng hệ vi
sinh vật đường ruột sau bổ sung kháng sinh và Probiotic.
Prebiotic có ảnh hưởng tích cực tới cơ thể vật chủ bằng cách kích thích sự
phát triển và tăng cường hoạt động của một số loại vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu
hóa của vật chủ hay nói một cách đơn giản, dễ hiểu Prebiotic chính là thức ăn cho vi
sinh vật có lợi trong ruột.


Các chất được sử dụng làm Prebiotic:

Prebiotic chủ yếu là các oligosaccarit, phần lớn kích thích sự phát triển của
vi khuẩn Bifidobacterium, Lactobacillus (biến đổi sự cân bằng hệ vi sinh vật ở ruột
một cách thuận lợi , ức chế sự phát triển của những vi sinh vật có hại , thúc đẩy việc
tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Lactobacillus và Bifidobacterium duy trì sự cân
bằng khỏe mạnh của hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách sản xuất ra các hợp chất
hữu cơ như axit lactic, axit acetic… làm tăng tính axit trong ruột và ức chế sự sinh
sản của các vi khuẩn có hại).



Dưới đây là một số oligosaccarit với các vai trò cụ thể:



Fructo –oligosaccarit (FOS):

FOS là một chuỗi oligosaccarit ngắn bao gồm các phân tử D – fructose và Dglucose dài từ 3 đến 5 monosaccarit. Oligofructose (một FOS hỗn hợp) là sản phẩm
thủy phân bởi enzyme từ inulin bao gồm hỗn hợp các chuỗi có đầu fructose và
glucose, độ dài chuỗi gồm từ 2 đến 7 đơn vị được tìm thấy trong actiso, hành củ, tỏi
tây, một số loại ngũ cốc và mật ong. Vì FOS có các phân tử đường trong cấu trúc

nên chúng có vị ngọt dịu.
FOS có khả năng chống chịu, không bị tiêu hóa ở dạ dày trên, do đó có khả
năng kích thích sự phát triển của chủng Lactobacillus và Bifidobacterium ở ruột già
nhưng không kích thích các mầm bệnh. FOS làm tăng khả năng hấp thụ Canxi và
Magie đồng thời làm giảm triglycerit.



Galacto – oligosaccarit (GOS):

GOS là một chuỗi ngắn bao gồm 3 – 10 phân tử glucose và galactose liên kết
với nhau bởi liên kết glucozit. GOS là chất có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên

11


hoặc có thể tổng hợp nhân tạo từ lactose nhờ enzyme β – galactozidaza. GOS cũng
là một Prebiotic được ứng dụng rộng rãi vì có khả năng kích thích hoạt động của
các vsv có lợi trong hệ tiêu hóa, kích thích việc sản xuất các axit béo ngắn mạch,
làm tăng khả năng hấp thụ Ca và Mg… từ đó năng cao sức khỏe con người và vật
nuôi.



Inulin:

Inulin là một chuỗi oligosaccarit dài goomg các gốc fructose được nối với
nhau bởi liên kết β – 2,1 – glucozit và glucose ở tận cùng, thuộc vào lớp
cacbonhydrat gọi là fructan. Các loại thực vật có khả năng tạo inulin được tìm thấy
trong một vài họ một lá mầm và hai lá mầm như họ thủy tiên…, rau diếp xoăn,

hành, tỏi, măng tây, chuối….



Xylo – oligosaccarit:

Tạo thành bởi các oligosaccarit chứa xylose liên kết với nhau bởi liên kết β.
Xylo – oligosaccarit có mức độ polymer hóa từ 2 -4, là sản phẩm của quá trình thủy
phân xylan bởi enzyme. Chúng không bị tiêu hóa ở ruột non và có tác dụng kích
thích sự phát triển của loài Bifidobacterium trong ruột già, có khả năng làm tăng
nồng độ đường trong máu, tăng cường trao đổi chất béo, tăng khả năng hấp thụ
khoáng và vitamin B đồng thời làm giảm khả năng nhiễm trùng ruột.

2.5.3.2 Chức năng của prebiotic.
-

Là nguồn cơ chất cho sự tăng trưởng và phát tr iển của vi sinh vật có lợi :

Prebiotic ít bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non và trở thành nguồn thức ăn cho vi sinh
vật có lợi của ruột già do đó Prebiotic kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn hữu
ích đã hiện diện trong đường ruột.
-

Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột: Khi tập đoàn các vi khuẩn

hữu ích sống trong đường ruột như bifidobacteria và lactobacillus phát triển thì sẽ
ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli,
Campylobacter, và Salmonella spp…
-


Prebiotic đóng vai trò như một cái bẫy đối với vi khuẩn gây hại: Nhiều vi

khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể (receptor) oligosaccharide trong ruột để

12


liên kết với bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về dạ dày. Các prebiotic có
thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó, các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với
prebiotic thay vì niêm mạc ruột.
-

Giảm cholesterol trong máu: Prebiotics có thể gián tiếp ảnh hưởng đến mức

cholesterol trong máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic.
2.5.4 Giới thiệu về các chế phẩm Biomin ® PoultryStar


Thành phần PoultryStar

PoultryStar là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật sống hữu hiệu (Probiotic)
và chất tiền sinh (prebiotic).
Probiotic gồm các chủng: Enterococcus sp, Pediococcus sp, Bifidobacterium
sp, Lactobacillus sp. Các chủng này đã được phân lập từ ruột của gà khoẻ mạnh, có
chức năng duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột trước những tác động
của điều kiện môi trường. Có tác dụng bảo vệ gia cầm mới nở và gà con chống lại
tác động của các vi khuẩn gây bệnh.
Prebiotic là fructo – oligosaccharide. Với chức năng thúc đẩy tăng trưởng và
như là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho các vi khuẩn hữu ích: Bifidobacterium,
Lactobacillus, ...trong đường ruột.



Dòng sản phẩm:

®
PoultryStar sol là sản phẩm để hòa tan vào nước uống và các ứng dụng

phun.
Liều bổ sung: 20 g/1000 con/ngày.
®

PoultryStar me là sản phẩm dùng để trộn vào thức ăn. Sở dĩ sản phẩm này
có thể trộn vào thức ăn là nhờ công nghệ gia nhiệt cho vi khuẩn.
Liều bổ sung: 500 g/tấn thức ăn.


Khuyến cáo:

Sử dụng cho gia cầm mới nở vì gia cầm 1 ngày tuổi còn thiếu vi sinh vật có
lợi trong đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ xâm nhập của mầm bệnh.
Sử dụng sau khi điều trị bằng kháng sinh: sau khi dùng kháng sinh hệ vi sinh
vật đường ruột bị biến đổi. Vì vậy PoultryStar là giải pháp tối ưu để tái thiết lập sự
13


ổn định của hệ vi sinh vật đường ruột.
Sử dụng trong các trường hợp stress: các yếu tố stress (thay đổi thức ăn,
nhiệt độ, ẩm độ, chủng ngừa, mật độ nuôi, vận chuyển, ...) tác động tiêu cực lên môi
trường đường ruột nên làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến các triệu
chứng loạn khuẩn, tiêu chảy.

(Nguồn: Công ty Biomin (59 Xuân Thủy, p. Thảo Điền, q.2, TP.HCM).

2.6 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên (Tỏi – Nghệ – Gừng)
Nguyên liệu chính: củ Tỏi, củ Nghệ, củ Gừng tươi.
Quy trình chế biến : rửa sạch nguyên liệu bằng nước sạch. Sau đó phối trộn
với nhau và cho vào máy xay nhuyễn , sau đó để khô ở nhiệt độ phòng khoảng 10 12 giờ (ẩm độ đạt dưới 50%). Sau đó đưa vào máy sấy ở 37-38oC cho đến khi đạt
yêu cầu (ẩm độ ≤ 14%). Cuối cùng xay mịn để cho ra thành phẩm pha trộn vào thức
ăn.
Liều lượng: 5kg chế phẩm T - N - G / 1 tấn thức ăn.
Điều kiện bảo quản: khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng
mặt trời.
2.6.1 Sơ lược về Củ tỏi (Garlic)
2.6.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm
Tên khoa học: Allium sativum.
Tỏi còn có tên khác là: Đại Toán
Thuộc họ: hành tỏi (Liliacea)
Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á.
Tỏi có thân cỏ , có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng nhìn
chung tỏi đều có thân hình trụ , có nhiều rễ hình trụ , lá cứng hình dài thẳng , phần
lớn có màu trắng đến hơi tía tùy loại . Ở mỗi kẻ lá dưới gốc có một chồi nhỏ , sau
phát triển thành một tép tỏi . Mỗi tép đều có một lớp vỏ bọc phía ngoài , các tép nằm
chung trong một các bao do các bẹ lá trước tạo ra thành một củ tỏi

. Một củ tỏi

thường có 4-20 tép.
Tỏi là một loại gia vị được sử dụng từ rất lâu đời , đồng thời nó còn là một vị

14



×