Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT PHÒNG KHÁM THÚ Y THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.31 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG
TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT
PHÒNG KHÁM THÚ Y THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THUÝ NHUNG
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN THỊ THUÝ NHUNG

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG
TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT
PHÒNG KHÁM THÚ Y THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 08/ 2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ THUÝ NHUNG
Tên luận văn: “Khảo sát các biểu hiện bất thường trên đường tiêu hóa
của chó đến khám và điều trị tại Phòng Khám Thú Y thuộc tỉnh Bình Dương”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y.

Ngày 25 tháng 08 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

ii


LỜI CẢM TẠ
• Thành kính ghi ơn:
Con xin mãi ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ và gia đình đã hết lòng yêu
thương, chăm sóc, nâng đỡ và động viên con để con có được ngày hôm nay.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, toàn thể Quý Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
• Lòng biết ơn sâu sắc đến:

Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Năm đã hết lòng chỉ dạy, động viên tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
• Chân thành cảm ơn
BSTY. Phạm Quốc Phong cùng các anh chị đã và đang công tác tại phòng
khám đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn và gởi lời chúc tốt đẹp đến toàn thể các bạn trong và
ngoài lớp DH06TY các bạn đã cùng chia sẻ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát các biểu hiện bất thường trên đường tiêu hóa của chó
đến khám và điều trị tại một Phòng Khám Thú Y thuộc tỉnh Bình Dương”.
Trong thời gian thực tập từ 05/01/2011 đến 18/06/2011, chúng tôi tiến hành
tiếp nhận 1066 trường hợp chó đem đến khám và điều trị tại phòng khám. Qua chẩn
đoán lâm sàng chúng tôi ghi nhận có 689 trường hợp chó biểu hiện bất thường trên
đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ 64,63 %.
Kết quả khảo sát trên 689 trường hợp chó có biểu hiện bất thường trên đường
tiêu hóa chúng tôi ghi nhận được:
- Về nghi bệnh chúng tôi chia làm 8 nhóm nghi bệnh chính với tỷ lệ như sau:
nghi bệnh do Carré 14,08 %; nghi bệnh do Parvovirus 46,88 %; nghi bệnh do
Leptospira 1,31 %; nghi bệnh do vi khuẩn 24,24 %; nghi bệnh do ký sinh trùng 6,82
%; ngộ độc 1,31 %; táo bón 0,58 %; nghi bệnh do nguyên nhân khác 4,79 %.
- Tần suất các biểu hiện: chỉ có ói 28,01 %; chỉ tiêu chảy 25,54 %; ói + tiêu
chảy 45,86 %; táo bón 0,59 %.
- Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun: có tiêm phòng 16,25 %; không tiêm phòng
92,45 %; có tẩy giun 42,13 %; không tẩy giun 76,85 %.

- Biểu hiện bệnh theo tuổi: dưới 1,5 tháng 59,14 %; từ 1,5 – 6 tháng 85,39 %;
từ 6 – 12 tháng 42,13 % và trên 12 tháng 42,13 %.
- Biểu hiện bệnh theo giống: chó nội 72,74 % và chó ngoại 51,26 %.
- Biểu hiện bệnh theo giới tính: chó đực 65,14 % và chó cái 64,18 %.
- Hiệu quả điều trị: tỷ lệ chó khỏi bệnh có biểu hiện bất thường trên đường
tiêu hóa là 64,73 %. Trong đó: nghi do Carré 53,61 %; nghi do Parvovirus 58,51 %;
nghi do Leptospira 0 %; nghi do vi khuẩn 74,85 %; nghi do ký sinh trùng 95,74 %;
ngộ độc 66,67 %; táo bón 100 %; nguyên nhân khác 75,76 %.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn ................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................x
Danh sách các bảng .............................................................................................. xi
Danh sách các hình .............................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .................................................................................................1

1.2

Mục đích và yêu cầu .................................................................................2


1.2.1

Mục đích ............................................................................................2

1.2.2

Yêu cầu ..............................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................3
2.1

Một số đặc điểm sinh lý của chó ..............................................................3

2.1.1

Thân nhiệt ..........................................................................................3

2.1.2

Nhịp thở .............................................................................................3

2.1.3

Nhịp tim.............................................................................................3

2.1.4

Tuổi thành thục sinh dục ...................................................................3


2.1.5

Chu kỳ lên giống và thời gian mang thai ..........................................4

v


2.1.6
2.2

Số con trong một lứa .........................................................................4

Các phương pháp cầm cột ........................................................................4

2.2.1

Buộc mõm .........................................................................................4

2.2.2

Buộc chân để truyền dịch ..................................................................5

2.2.3

Buộc chó trên bàn mổ........................................................................5

2.2.4

Túm gáy.............................................................................................6


2.2.5

Banh miệng .......................................................................................6

2.2.6

Vòng đeo cổ ......................................................................................7

2.3

Đặc điểm của ói mửa và tiêu chảy ............................................................7

2.3.1

Ói mửa ...............................................................................................7

2.3.1.1 Ói mửa do phản xạ .......................................................................8
2.3.1.2 Ói mửa do trung khu ói bị kích thích ...........................................8
2.3.2

Tiêu chảy ...........................................................................................8

2.3.2.1 Số lượng phân ..............................................................................9
2.3.2.2 Độ cứng ........................................................................................9
2.3.2.3 Màu sắc ........................................................................................9
2.3.2.4 Mùi phân ......................................................................................9
2.3.2.5 Các nguyên nhân gây tiêu chảy .................................................10
2.4

Một số bệnh tác động lên hệ tiêu hóa của chó ........................................10


2.4.1

Bệnh Carré.......................................................................................10

2.4.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh....................................................10
2.4.1.2 Triệu chứng và bệnh tích ...........................................................11
2.4.1.3 Chẩn đoán ..................................................................................13

vi


2.4.2

Bệnh do Parvovirus .........................................................................14

2.4.2.1 Dịch tể học .................................................................................14
2.4.2.2 Sinh bệnh học .............................................................................15
2.4.2.3 Triệu chứng ................................................................................15
2.4.2.4 Bệnh tích ....................................................................................16
2.4.2.5 Chẩn đoán ..................................................................................16
2.4.3

Bệnh do Leptospira .........................................................................17

2.4.3.1 Triệu chứng ................................................................................17
2.4.3.2 Bệnh tích ....................................................................................18
2.4.3.3 Chẩn đoán ..................................................................................18
2.4.4


Ký sinh trùng ...................................................................................19

2.4.4.1 Giun móc ....................................................................................19
2.4.4.2 Giun đũa .....................................................................................20
2.4.4.3 Giun tóc ......................................................................................21
2.4.4.4 Sán dây .......................................................................................22
2.4.5

Bệnh do vi khuẩn.............................................................................23

2.4.5.1 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella ...........................................23
2.4.5.2 Bệnh do nhiễm Escherichia coli ................................................23
2.4.6

Táo bón ............................................................................................24

2.4.7

Ngộ độc ...........................................................................................24

2.5

Các liệu pháp điều trị ..............................................................................25

2.5.1

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh ...............................................25

2.5.2


Điều trị theo cơ chế sinh bệnh .........................................................26

vii


2.5.3

Điều trị theo triệu chứng .................................................................26

2.5.4

Liệu pháp hỗ trợ ..............................................................................26

2.6

Một số công trình nghiên cứu bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa27

Chương 3 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................28
3.1

Thời gian và địa điểm khảo sát ...............................................................28

3.2

Đối tượng khảo sát ..................................................................................28

3.3

Dụng cụ khảo sát ....................................................................................28


3.4

Nội dung khảo sát ...................................................................................29

3.5

Phương pháp khảo sát .............................................................................29

3.5.1

Lập bệnh án và khám lâm sàng .......................................................29

3.5.2

Chẩn đoán lâm sàng ........................................................................30

3.5.3

Theo dõi cách điều trị và hiệu quả điều trị ......................................31

3.6

Các chỉ tiêu khảo sát ...............................................................................31

3.7

Các công thức tính ..................................................................................32

3.8


Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................32

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................33
4.1

Tỷ lệ chó có triệu chứng bất thường trên đường tiêu hóa ......................33

4.2

Phân loại theo các nhóm nghi bệnh thường gặp.....................................34

4.3

Tần suất các biểu hiện bệnh thường gặp ................................................41

4.3.1

Tần suất biểu hiện các dạng phân ...................................................42

4.3.2

Tần suất biểu hiện các dạng ói mửa ................................................43

4.4

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến biểu hiện bệnh đường tiêu hóa ..........44

4.4.1

Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun định kỳ ...........................................44


viii


4.4.2

Biểu hiện bệnh theo tuổi .................................................................45

4.4.3

Giống ...............................................................................................46

4.4.4

Giới tính ..........................................................................................47

4.5

Hiệu quả điều trị .....................................................................................48

Chương 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ .....................................................................54
5.1

Kết luận ...................................................................................................54

5.2

Đề nghị....................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................55

PHỤ LỤC.............................................................................................................60

ix


CÁC TỪ VIẾT TẮT

ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
MAT: Microscopic Agglutination Test
I.V (intravenous): tiêm tĩnh mạch
I.M (intramuscular): tiêm bắp
S.C (subcutaneous): tiêm dưới da
P.O : đường uống

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó có triệu chứng bất thường trên đường tiêu hóa.....................33
Bảng 4.2 Phân loại theo nhóm nghi bệnh thường gặp .........................................34
Bảng 4.3 Tần suất các biểu hiện bệnh thường gặp ...............................................41
Bảng 4.4 Tần suất biểu hiện các dạng phân .........................................................42
Bảng 4.5 Tần suất biểu hiện các dạng ói mửa ......................................................43
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của tiêm phòng và tẩy giun định kỳ lên biểu hiện bệnh ....44
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo tuổi ................................45
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo giống .............................46
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giới tính................................47
Bảng 4.10 Hiệu quả điều trị bệnh trên đường tiêu hóa ........................................48


xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2.1 Buộc chân để truyền dịch ........................................................................5
Hình 2.2 Túm gáy ..................................................................................................6
Hình 2.3 Banh miệng cho uống thuốc....................................................................6
Hình 2.4 Chó đeo vòng Elizabeth ..........................................................................7
Hình 4.1 Chó bị nổi mụn mủ ở bụng trong nghi bệnh do Carré ..........................35
Hình 4.2 chó nghi bệnh Carré: sừng hoá gương mũi, có dấu hiệu thần kinh ......36
Hình 4.3 Chó tiêu chảy ra máu trong nghi bệnh do Parvovirus ..........................36
Hình 4.4 Hạch màng treo ruột xuất huyết, viêm cơ tim nghi do Parvovirus.......37
Hình 4.5 Chó bị vàng niêm mạc nghi do Leptospira ...........................................38
Hình 4.6 Phân có lẫn dịch nhầy ...........................................................................38
Hình 4.7 Giun đũa trong ruột chó ........................................................................39
Hình 4.8 Chó ủ rũ, ói do bị ngộ độc .....................................................................40
Hình 4.9 Chó vừa ói vừa tiêu chảy ra máu ..........................................................42
Hình 4.10 Ói ra nước lẫn thức ăn .........................................................................44
Hình 4.11 Chó khoẻ sau khi điều trị bệnh nghi do Parvovirus............................50

xii


1 Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa con người đã biết bắt những con chó hoang về nuôi và thuần hóa

chúng theo những hướng khác nhau để phục vụ nhu cầu săn bắn, giữ nhà, chăn thả
gia súc,…. Lâu dần việc nuôi chó đã trở thành thói quen, là nhu cầu không thể thiếu
đối với một số người. Không những vậy, chúng đã trở thành người bạn thân thiết,
một thành viên không thể thiếu trong gia đình.
Ở Việt Nam, ngày càng nhiều giống chó ngoại được nhập về nhằm đáp ứng
thị hiếu của mọi người trong đó có những giống chó đắt tiền, quý hiếm do đó việc
chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh cũng được người chăn nuôi quan tâm, dù
vậy nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra trên những chú chó cưng làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe và tính mạng của chúng.
Có rất nhiều bệnh xảy ra trên chó, trong đó bệnh có triệu chứng trên đường
tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao. Những bệnh này là một trong những nguyên nhân chính
gây tử vong trên chó nuôi.
Nhằm tìm hiểu tình hình bệnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
trên đường tiêu hóa để tìm ra phương thức phòng bệnh hiệu quả hơn. Được sự
chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các biểu hiện bất
thường trên đường tiêu hóa của chó đến khám và điều trị tại một Phòng Khám Thú
Y thuộc tỉnh Bình Dương”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trên chó, giúp củng cố kiến thức
trong thực tế, nâng cao kỹ năng chẩn đoán góp phần hỗ trợ cho công tác phòng và
điều trị có hiệu quả hơn.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát các nghi bệnh có biểu hiện trên hệ tiêu hóa trên chó được đưa đến

khám và điều trị tại phòng khám.
Ghi nhận cách điều trị và hiệu quả sau khi điều trị.

2


2 Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1 Thân nhiệt
Chó trưởng thành: 380C - 390C.
Chó con nhiệt độ không ổn định, có thể thấp hơn mức bình thường và sẽ ổn
định lại trong vòng một tuần sau khi sinh.
2.1.2 Nhịp thở
Chó trưởng thành: 10 - 40 lần/phút.
Chó con: 15 - 35 lần/phút.
Tần số hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái sinh lý, nhiệt độ
môi trường, khí hậu thời tiết, tình trạng sức khỏe, hoạt động của chó,….
2.1.3 Nhịp tim
Chó trưởng thành: 60 - 160 lần/phút.
Chó con: 200 - 220 lần/phút.
Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hay bệnh lý của
tim trong cơ thể.
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục
Chó đực: 7 - 10 tháng tuổi, chó cái: 9 - 10 tháng tuổi.

3


Tuổi thành thục được xác định bởi lần lên giống đầu tiên, tùy theo giống mà

chó có tuổi thành thục không giống nhau (thường xuất hiện sớm ở những giống chó
có tầm vóc nhỏ và muộn hơn ở những giống chó có tầm vóc lớn). Ngoài ra tuổi
thành thục còn thay đổi theo mức dinh dưỡng, yếu tố di truyền, khí hậu và nhiều
yếu tố khác....
2.1.5 Chu kỳ lên giống và thời gian mang thai
Tùy theo tuổi, giống, chế độ dinh dưỡng mà chó có chu kỳ lên giống khác
nhau. Chó bắt đầu lên giống vào khoảng 6 đến 8 tháng tuổi, trung bình mỗi năm lên
giống 2 lần.
Thời gian động dục trung bình 12 - 21 ngày, thời điểm phối giống tốt nhất là
ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên.
Thời gian mang thai từ 57 - 63 ngày.
Trên chó thường có hiện tượng mang thai giả.
2.1.6 Số con trong một lứa
Trung bình: 3 - 12 con/lứa.
Tuổi cai sữa: từ 8 - 9 tuần tuổi.
2.2 Các phương pháp cầm cột
Sự cầm cột là phương pháp cố định hay khống chế chó nhằm tạo sự thuận lợi
trong việc khám, chẩn đoán và điều trị. Tùy theo mục đích và vị trí cần thao tác mà
ta có các biện pháp cầm cột khác nhau.
2.2.1 Buộc mõm
Dùng khớp mõm hay một sợi dây vải mềm với một nút giữ chặt được cho
vào mõm chó, đặt nút cột ở trên mũi. Tiếp theo đưa hai đầu dây xuống hàm dưới và
làm thêm một nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa hai đầu của sợi dây lên cổ và
làm nút để cố định ở ngay sau tai.

4


Đối với những chó có mõm ngắn, để giảm sự chèn ép của vòng cột ngang
qua mũi, người ta thực hiện như sau: sau khi đã buộc mõm xong như vừa mô tả ở

trên, chúng ta dùng phần cuối của sợi dây đưa xuống vòng dây trên mũi rồi cột nút
với sợi dây còn lại.
2.2.2 Buộc chân để truyền dịch

Hình 2.1 Buộc chân để truyền dịch
Dùng một vòng dây cột vào cổ chân trước của chó đầu kia cột cố định vào
bàn. Có thể dùng để truyền dịch hoặc tiêm tĩnh mạch.
2.2.3 Buộc chó trên bàn mổ
Cách buộc chân: đối với chân trước, vòng đầu tiên của sợi dây được buộc
vào trên khớp cùi trỏ, đưa dây xuống phía dưới làm một vòng thứ hai ngay tại khớp
cổ tay rồi mới cột dây vào bàn mổ. Đối với chân sau, vòng dây đầu tiên được buộc
trên khớp nhượng, vòng thứ hai tại khớp cổ chân và phần cuối sợi dây được cố định
vào bàn mổ.
Buộc chó nằm ngửa: áp dụng cho phẫu thuật: mổ bụng, thiến, cắt bỏ nhũ
tuyến,….
Buộc chó nằm nghiêng một bên: giải phẫu tai, mắt, thận, ngực, lách,….
Buộc chó nằm sấp: áp dụng trong phẫu thuật đầu, vùng hậu môn, vùng âm
đạo.

5


2.2.4 Túm gáy
Dùng tay túm lấy hai tai cùng phần da sau gáy. Phương pháp này giúp ta
khống chế những con chó hung dữ, khó tính giúp dễ dàng khám và điều trị bệnh. Có
thể dùng để cho chó lớn uống thuốc.

Hình 2.2 Túm gáy
2.2.5


Banh miệng

Hình 2.3 Banh miệng cho uống thuốc
Đối với những con chó con có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt
phần da hai bên hàm chó để banh miệng với mục đích cho chó uống thuốc.
Dụng cụ banh miệng được áp dụng trong trường hợp để khám vùng miệng
hoặc gắp xương trong trường hợp chó bị hóc xương. Thông thường chó hay kháng

6


cự khi mở miệng ra để đưa dụng cụ banh miệng vào. Vì thế việc dùng thuốc an thần
hoặc thuốc mê là điều cần thiết. Trong trường hợp không có dụng cụ banh miệng,
chúng ta có thể dùng cây ben lớn để thay thế hoặc dùng hai vòng dây cột vào hàm
trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng thú ra.
2.2.6 Vòng đeo cổ

Hình 2.4 Chó đeo vòng Elizabeth
Vòng đeo cổ được áp dụng để ngăn ngừa chó liếm vào lông hoặc vết thương
trên cơ thể, nhất là khi mắc những bệnh cần bôi thuốc lên da. Vòng Elizabeth được
cố định bằng cách cột chặt vào vòng cổ. Có thể làm bằng tấm bìa cứng, ở giữa cắt
một vòng tròn bằng với kích thước của cổ chó. Buộc dây vòng quanh một chân
trước và cố định hai vòng dây trên tấm bìa.
2.3 Đặc điểm của ói mửa và tiêu chảy
2.3.1 Ói mửa
Đây là hiện tượng thức ăn, dịch tiết đường tiêu hóa,… từ dạ dày, thực quản
trào ngược lên miệng ra ngoài, hiện tượng này xảy ra mạnh và đột ngột. Nó bảo vệ
cơ thể khỏi bị ngộ độc bởi thức ăn. Điều hòa hoạt động này do trung khu ói nằm ở
hành não. Ói mửa có thể do phản xạ hay trung khu ói bị kích thích.


7


2.3.1.1 Ói mửa do phản xạ
Do ngoại vật kích thích vào vòm khẩu cái, cuống lưỡi, ở hầu hoặc do dạ dày
bị chướng hơi, viêm loét hay ký sinh trùng kích thích ói, ruột biến vị, viêm màng
bụng, bệnh ở tử cung cũng có thể gây ói.
2.3.1.2 Ói mửa do trung khu ói bị kích thích
Gặp trong các bệnh: viêm hành tủy, viêm màng não, u não, độc tố vi trùng
trong các bệnh truyền nhiễm hay trúng độc khác.
Đặc điểm: sau khi ói hết thức ăn trong dạ dày thì vẫn tiếp tục ói khô.
Dựa vào số lần ói mửa, thời điểm xuất hiện, tính chất, mùi và thành phần
dịch ói mà có thể đoán được tác nhân gây bệnh:
+ Nếu ói một lần thú vẫn ăn bình thường và sau đó không nôn nữa là do thú
ăn quá nhiều, ngoại vật kích thích lên vòm khẩu cái, cuống lưỡi, hầu,….
+ Ói vài lần trong ngày là do những nguyên nhân gây kích thích lâu (các
bệnh gây trúng độc).
+ Sau khi ăn mà ói ngay thường là do các bệnh về dạ dày.
+ Sau khi ăn một thời gian mới ói có thể là do bệnh tắc ruột. Nếu ruột non bị
tắc thì dịch ói kiềm tính. Dịch ói lẫn máu thì do dạ dày xuất huyết, loét dạ dày,….
Ruột non bị tắc thì dịch ói lẫn máu, màu vàng hay màu đục. Ruột già bị tắc thì dịch
ói lẫn phân, mùi thối (Nguyễn Văn Phát, 2006).
2.3.2 Tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi tiêu nhiều lần, trong phân chứa nhiều nước do
ruột tăng cường nhu động và tiết dịch, xảy ra nhanh và thú khó kiểm soát được.
Quan sát số lượng phân, độ cứng, màu sắc, mùi phân có thể đoán được các tác nhân
gây tiêu chảy.

8



2.3.2.1 Số lượng phân
Nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng thức ăn, loại thức ăn, chất lượng thức
ăn, yếu tố gây bệnh... Thông thường khi thú tiêu chảy thì lượng phân nhiều, gia súc
bị bón thì phân khô, lượng ít, nếu ruột bị tắc gia súc không đi ngoài. Trong hầu hết
các bệnh sốt cao đều gây bón, lượng phân ít.
2.3.2.2 Độ cứng
Do chất lượng thức ăn, tỷ lệ nước và chức năng tiêu hóa quyết định: phân
nhão hơn bình thường là do nhu động ruột tăng, lượng nước trong phân nhiều, phân
khô và cứng hơn bình thường do nhu động ruột giảm: bón, liệt ruột, viêm ruột cata
mãn tính.
2.3.2.3 Màu sắc
Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, tuổi gia súc….
+ Phân có lẫn máu đỏ tươi: do đoạn ruột già chảy máu.
+ Phân có lẫn máu đỏ thẫm: do đoạn ruột non chảy máu.
+ Phân bón thì màu đen hơn bình thường.
Ngoài ra, còn có dạng phân có lẫn niêm mạc đường tiêu hóa do niêm mạc bị
bong tróc, viêm, tổn thương,…. Một số thuốc chữa bệnh có thể làm thay đổi màu
phân.
2.3.2.4 Mùi phân
Phân loài ăn thịt mùi thối hơn loài ăn cỏ.
Phân lỏng thối là triệu chứng viêm ruột nặng.
Các chất lạ trong phân như niêm dịch, màng giả mủ máu… là dấu hiệu bệnh
có thể do loét hay ổ mủ ở thành niêm mạc ruột gây ra.

9


2.3.2.5 Các nguyên nhân gây tiêu chảy
Thay đổi thức ăn, môi trường sống đột ngột: cai sữa, đổi chỗ ở,….

Do vi sinh vật: bệnh Carré, Parvovirus, Leptospira, Salmonella, Escherichia
coli,….
Nơi ở kém vệ sinh: chuồng dơ, thả rong chó đi bới rác, thức ăn bẩn,….
Thức ăn kém phẩm chất: ôi thiu, lên men, thức ăn có chứa chất độc,....
2.4 Một số bệnh tác động lên hệ tiêu hóa của chó
2.4.1 Bệnh Carré
Theo Trần Thanh Phong (1996), Carré là một bệnh lây lan và gây chết với tử
số cao trên thú ăn thịt đặc biệt là loài chó nhất là chó non, đây là bệnh truyền nhiễm
gây ra do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus.
Trên chó non , bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha

,

viêm phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn mủ ở vùng da ít lông ,… thường xuất hiện
triệu chứng t hần kinh ở giai đoạn cuối . Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát
các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa,....
2.4.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
Dịch tễ học
Loài thú mắc bệnh : tất cả giống chó đều cảm thụ . Trong tự nhiên , bệnh hầu
hết xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi, đặc biệt mẫn cảm là chó 3 - 4 tháng tuổi. Có lẽ
do được miễn dịch thụ động qua sữa đầu nên những chó con đang bú sữa mẹ ít mắc
bệnh hơn.
Theo Nguyễn Như Pho (2003), bệnh thường xảy ra ở chó 3 - 4 tháng tuổi với
thể cấp tính hay bán cấp tính. Ở chó lớn hơn 2 năm tuổi virus gây thể viêm não.
Chất chứa căn bệnh : chó bệnh bài thải virus qua dịch tiết ở mũi , nước mắt,
nước bọt, nước tiểu, phân,....

10



+ Thông thường vào ngày thứ bảy sau khi cảm nhiễm , virus được chó bệnh
thải ra ngoài cơ thể (Trần Thanh Phong, 1996).
+ Trên chó mắc bệnh , virus có thể tiếp tục bài thải trong vòng

90 ngày

(Nguyễn Như Pho, 2003).
- Đường xâm nhập : chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí
dung hay giọt nước nhỏ . Ngoài ra, mầm bệnh còn xâm nhập qua đường tiêu hóa .
Theo Trần Thanh Phong (1996), việc truyền bệnh qua nhau thai đã được ghi nhận.
- Phương thức lây lan
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung.
+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, phân, nước tiểu,... nhưng hiếm khi xảy
ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài.
Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhiễm bằng đường k hí dung, virus sẽ nhân lên đầu tiên t rong
đại thực bào, những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch bạch huyết vệ
tinh.
Sau 6 - 9 ngày cảm nhiễm , virus vào máu tấn công đến cơ quan lympho
(lách, hung tuyến, hạch bạch huy ết, tủy xương) rồi đến cơ quan khác và những tế
bào biểu mô.
Trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, nếu kháng thể trung hòa được sản xuất thì
biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú . Nếu
không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan , nhất là não, gây ra những biểu
hiện lâm sàng và gây chết.
2.4.1.2 Triệu chứng và bệnh tích
+Triệu chứng
Cơn sốt thường xảy ra sau 3 - 6 ngày sau khi nhiễm bệnh, với những triệu
chứng như: viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi (lúc đầu chảy nhiều dịch lỏng về


11


sau đặc dần rồi có mủ),…. Ngay lúc này, bạch cầu bắt đầu giảm, đặc biệt là bạch
cầu lympho. Những dấu hiệu này có thể không được chú ý trong bệnh Carré.
Thể cấp tính: biểu hiện sốt hai pha:
Chó bắt đầu sốt 400C - 40,50C vào ngày thứ ba đến thứ sáu sau khi cảm
nhiễm và kéo dài trong 2 ngày, chó ủ rũ, bỏ ăn.
Đợt sốt thứ nhất giảm dần sau vài ngày trước khi cơn sốt thứ hai xảy ra, kéo
dài cho đến chết với diễn tiến bệnh trầm trọng. Sự giảm thiểu bạch cầu, đặc biệt là
bạch cầu lympho đi cùng với biểu hiện lâm sàng như: xáo trộn hô hấp (thở khò khè,
âm rale ướt, khóe mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi,…), xáo trộn tiêu
hóa (đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc niêm mạc ruột bị bong tróc ) hoặc
những biểu hiện viêm não (co giật, bại liệt), nổi những mụn mủ ở da , sừng hóa gan
bàn chân và biểu mô của gương mũi cũng bị tương tự (Trần Thanh Phong, 1996).
Thể bán cấp tính
Có biểu hiện hô hấp và tiêu h óa có thể thầ m lặng thường kéo dài 2 - 3 tuần,
trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh , thường xuất hiện trên những chó có
chứng sừng hóa da gan bàn chân (Trần Thanh Phong, 1996). Triệu chứng thần kinh,
bao gồm: chó liệt, loạng choạng, đi không định hướng, rên la, sùi bọt mép, nhai giả,
co giật run rẩy và hôn mê, sau một thời gian ngắn thì chết.
Một con chó có thể có tất cả các triệu chứng trên hay một vài trong số đó

.

Quá trình bệnh có thể ngắn 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài vài tuần hay vài
tháng. Sự hồi phục thường xảy ra rất chậm.
+Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh (Trần Thanh Phong,

1996). Sự teo hung tuyến thường thấy khi khámtử. Mõm và gan bàn chân có thể sừng
hóa.Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng , có thể thấy viêm phế quản - phổi, viêm
ruột, mụn mủ ở da,....

12


×