Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNGCỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN LUYỆN CHĂN NUÔI BÌNH THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.15 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY
TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN
LUYỆN CHĂN NUÔI BÌNH THẮNG
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THÙY TRANG
Ngành

: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Lớp

: DH07TA

Niên khóa

: 2007 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y


***********

NGUYỄN THÙY TRANG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY
TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN
LUYỆN CHĂN NUÔI BÌNH THẮNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi chuyên
ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thùy Trang
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con cai
sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại Trung Tâm Nghiên
Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…………...

Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Văn Chính


ii


LỜI CẢM ƠN

* Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Di Truyền Giống
Động Vật đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban Giám Đốc cùng toàn thể anh chị em công nhân Trung tâm Nghiên Cứu
và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
* Thành thật cảm ơn
Tiến sĩ Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
* Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy
sinh để con có được ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thùy Trang

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian khảo sát từ 23/04/2011 đến 20/06/2011 trên heo con giai đoạn
21 – 60 ngày tuổi thuộc 6 nhóm giống: 100% LL, 50% L + 50% Y, 75% D + 25%
P, 50% P + 50% D, 75% P + 25% D, 75% L + 25% Y tại Trung Tâm Nghiên Cứu
và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng. Một số kết quả được ghi nhận sau:

Trọng lượng nhập thực tế là 6,88 kg/con, cao nhất là nhóm giống 100% LL
(7,19 kg/con).
Trọng lượng xuất thực tế là 17,61 kg/con, cao nhất là nhóm giống 100% LL
(18,25 kg/con).
Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi là 5,63 kg/con, cao nhất là
nhóm giống 100% LL (5,9 kg/con).
Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi là 17,61 kg/con, cao nhất là
nhóm giống 75% D + 25% P với 18,31 kg/con.
Tăng trọng ngày thực tế là 327,93 g/con/ngày, cao nhất ở nhóm 75% D +
25% P với 346,1 g/con/ngày.
Tăng trọng ngày hiệu chỉnh là 366,56 g/con/ngày, cao nhất ở nhóm giống
75% D + 25% P với 405,4 g/con/ngày
Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số biến chuyển thức ăn tương ứng là 0,4 kg
thức ăn/con/ngày và 1,22 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Tỷ lệ nuôi sống tính chung cho 6 nhóm giống là 98,74 %.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ heo con có triệu chứng ho và tỷ lệ heo con có
triệu chứng viêm khớp của các heo con tính chung cho 6 nhóm giống khảo sát
tương ứng là 1,43 %, 2,51 %, 0,63 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ ix

Danh sách các bảng .................................................................................................. x
Danh sách các sơ đồ ................................................................................................. xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 1
1.2.1. Mục đích .......................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng .... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành trại ................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ..................................................................................... 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý ................................................................................ 4
2.1.5 Cơ cấu đàn ........................................................................................................ 5
2.1.6 Công tác giống và các bước chọn giống .......................................................... 5
2.1.6.1 Công tác giống ............................................................................................... 5
2.1.6.2 Các bước chọn giống...................................................................................... 5
2.2 Đặc điểm các giống heo ở trung tâm ................................................................... 6
2.2.1 Giống heo Yorkshire ......................................................................................... 6
2.2.2 Giống heo Landrace ......................................................................................... 6

v


2.2.3 Giống heo Duroc ............................................................................................... 6
2.2.4 Giống heo Pietrain............................................................................................. 7
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ...................................................................... 7
2.3.1 Hệ thống chuồng trại ......................................................................................... 7
2.3.1.1 Đặc điểm chung.............................................................................................. 7
2.3.1.2 Chuồng đực khai thác tinh ............................................................................. 8

2.3.1.3 Chuồng heo hậu bị kiểm tra ........................................................................... 8
2.3.1.4 Chuồng heo hậu bị ......................................................................................... 8
2.3.1.5 Chuồng nuôi nái khô, chửa ........................................................................ 8
2.3.1.6 Chuồng nái nuôi con ...................................................................................... 8
2.3.1.7 Chuồng nuôi heo con cai sữa ........................................................................ 9
2.3.2 Thức ăn .............................................................................................................. 9
2.3.3 Nguồn nước sử dụng ....................................................................................... 10
2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo ............................................. 10
2.3.4.1 Quy trình vệ sinh thú y ............................................................................... 10
2.3.4.2 Quy trình tiêm phòng ................................................................................... 13
2.3.5 Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................. 14
2.3.5.1 Heo nái hậu bị .............................................................................................. 14
2.3.5.2 Heo nái mang thai ........................................................................................ 14
2.3.5.3 Heo nái đẻ và nuôi con ................................................................................. 14
2.3.5.4 Heo con theo mẹ........................................................................................... 15
2.3.5.5 Heo cai sữa ................................................................................................... 15
2.3.5.6 Heo đực giống .............................................................................................. 16
2.4 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 16
2.4.1 Đặc điểm sinh lý heo con ................................................................................ 16
2.4.2 Sinh trưởng và phát dục .................................................................................. 17
2.4.2.1 Sinh trưởng ................................................................................................... 17
2.4.2.2 Sự phát dục ................................................................................................... 17
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục ...................................... 18

vi


2.4.3.1 Yếu tố di truyền............................................................................................ 18
2.4.3.2 Yếu tố ngoại cảnh......................................................................................... 18
2.4.4 Các bệnh thường gặp trên heo con sau cai sữa ............................................... 19

2.4.4.1 Bệnh viêm phổi ............................................................................................ 19
2.4.4.2 Bệnh tiêu chảy .............................................................................................. 21
2.4.4.3 Bệnh viêm khớp ........................................................................................... 22
2.4.4.4 Phương pháp nhân giống lai ........................................................................ 23
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................ 25
3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................... 25
3.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát ................................................................... 25
3.2.1 Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 25
3.2.2 Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 25
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................... 25
3.3.1 Các chỉ tiêu về sức sinh trưởng ....................................................................... 25
3.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn....................................................... 27
3.3.3 Các chỉ tiêu về sức sống .................................................................................. 27
3.3.4 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống ................................................. 28
3.4 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 29
4.1 Trọng lượng nhập và trọng lượng xuất .............................................................. 29
4.1.1 Trọng lượng nhập thực tế theo nhóm giống.................................................... 29
4.1.2 Trọng lượng xuất thực tế theo nhóm giống.................................................... 30
4.2 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh về
60 ngày tuổi theo nhóm giống.................................................................................. 31
4.2.1 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo nhóm giống .................... 31
4.2.2 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo nhóm giống ..................... 32
4.3 Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống ............ 33
4.3.1 Tăng trọng ngày thực tế theo nhóm giống ...................................................... 33
4.3.2 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống ................................................ 34

vii



4.4 Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn .................................................. 35
4.5 Tỷ lệ nuôi sống đến lúc xuất .............................................................................. 36
4.6 Tỷ lệ bệnh .......................................................................................................... 37
4.6.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................. 37
4.6.2 Tỷ lệ heo có triệu chứng ho............................................................................. 39
4.6.3 Tỷ lệ heo có triệu chứng viêm khớp ............................................................... 40
4.7 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống .................................................... 41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 43
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 43
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 45
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 47

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSTK

: Tham số thống kê

n

: Số con

X

: Giá trị trung bình

SD


: Độ lệch chuẩn

CV%

: Hệ số biến dị.

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

NSIF

: Liên đoàn cải thiện giống heo quốc gia của Mỹ

TLNTT

: Trọng lượng lúc nhập thực tế

TLNHC 21

: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi

TLXTT

: Trọng lượng lúc xuất thực tế

TLXHC 60

: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi


NTTT

: Ngày tuổi thực tế lúc xuất

TTNTT

: Tăng trọng ngày thực tế

TTNHC 60

: Tăng trọng ngày hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

LTĂTT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

HSBCTĂ

: Hệ số biến chuyển thức ăn

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn .......................................................................................................5
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Vitalac .......................................................... 9
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn được sử dụng ........................ 10
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ và heo con cai sữa ............. 13

Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho nái kiểm định và sinh sản .............................. 13
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ....................................................... 14
Bảng 2.6 Cách chuyển đổi thức ăn cho heo con cai sữa ......................................... 16
Bảng 2.8 Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm phổi ................................................ 21
Bảng 2.9 Một số loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy ................................................. 22
Bảng 2.10 Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp ............................................. 23
Bảng 2.11 Sơ đồ lai kinh tế 2 giống ......................................................................... 24
Bảng 3.1 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi.......... 26
Bảng 4.1 Trọng lượng nhập thực tế theo nhóm giống ............................................. 29
Bảng 4.2 Trọng lượng xuất thực tế theo nhóm giống .............................................. 30
Bảng 4.3 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo nhóm giống ............ 31
Bảng 4.4 Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo nhóm giống .............. 33
Bảng 4.5 Tăng trọng ngày thực tế theo nhóm giống ................................................ 34
Bảng 4.6 Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo nhóm giống .......................................... 35
Bảng 4.7 Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển biến thức ăn ........................................ 36
Bảng 4.8 Tỷ lệ nuôi sống đến lúc 60 ngày tuổi........................................................ 37
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................... 38
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo ho ............................................................................................ 39
Bảng 4.11 Tỷ lệ heo có triệu chứng viêm khớp ....................................................... 40
Bảng 4.12 Đánh giá sức sinh trưởng và sức sống của heo con ................................ 42

x


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................................... 4

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi heo cần phải có đàn heo
giống tốt phù hợp với mục tiêu sản xuất của nhà chăn nuôi. Do đó việc chọn nhóm
giống nào, để có được đàn heo có sức tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khả
năng kháng bệnh tốt và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh luôn là một vấn đề quan
trọng mà các nhà công tác giống luôn hướng đến.
Trong chăn nuôi thì con giống được xem là tốt thì phải có khả năng sinh
trưởng tốt, có sức sống cao và sức đề kháng tốt đối với một số bệnh. Việc kiểm tra
khả năng sinh trưởng và sức sống theo từng giai đoạn tuổi được xem là vấn đề quan
trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là giai đoạn nuôi heo sau khi cai sữa. Do đó việc
kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức sống của heo con cai sữa giúp chúng ta có thể
đánh giá và chọn các công thức phối giống hợp lý.
Từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Di Truyền Giống Động
Vật, khoa Chăn Nuôi -Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban
giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng, cùng với
sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát khả
năng sinh trưởng và sức sống của heo con cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi
thuộc một số nhóm giống tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn
Nuôi Bình Thắng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích

1


Khảo sát sức sinh trưởng, sức sống, khả năng sử dụng thức ăn và một số
bệnh thường gặp trên heo con giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi của từng nhóm giống để
có thể tạo ra được những nhóm giống tốt phục vụ sản xuất.

1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, sức sống, một số
triệu chứng của các bệnh thường gặp và khả năng sử dụng thức ăn của các nhóm
giống heo giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình
Thắng
2.1.1 Vị trí địa lý
Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng nằm tại ấp
Bình Thắng, Xã Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Trung Tâm nằm gần xa
lộ Hà Nội, có vị trị thuận lợi cho việc vận chuyển và phát triển trong ngành chăn
nuôi, giáp ranh với Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng là đơn vị
thuộc Viện Khoa Kọc Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, trực thuộc Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, được thành lập ngày 22/3/1985.
Tên đơn vị: Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng
Trụ sở chính: Ấp Bình Thắng, Xã Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Diện tích: 12 hecta bao gồm 2 trại
Trung tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng tại Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương.
Trại giống và kiểm tra năng suất tại Xã Bình Minh, Huyện Trảng Bom, Tỉnh
Đồng Nai.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng

Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các tỉnh ở phía Nam.
Nhiệm vụ

3


Thu thập, nuôi giữ, chọn lọc, lai tạo, nhân giống, đánh giá và cung cấp con
giống cho sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Tổ chức nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi heo, thỏ và gia cầm bao gồm: giống,
dinh dưỡng, chuồng trại, quản lý, chế biến sản phẩm, quản lý môi trường trong chăn
nuôi.
Xây dựng các mô hình chăn nuôi có kỹ thuật, có hiệu quả, chuyển giao các
kết quả nghiên cứu khoa học về công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi heo, gà, thỏ.
Thực hiện công tác huấn luyện, phổ biến về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia
cầm, sản xuất kinh doanh giống và vận chuyển sản phẩm chăn nuôi.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

4


2.1.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn của Trung Tâm tính đến ngày 20/06/2011, được trình bày qua
Bảng 2.1
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của Trung Tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi
Bình Thắng
Loại heo


số lượng(con)

Tổng số heo

988

Nái sinh sản

139

Nái hậu bị

44

Đực giống

5

Đực hậu bị

28

Heo con theo mẹ

153

Heo cai sữa

360


Heo thịt

259

2.1.6 Công tác giống và các bước chọn giống
2.1.6.1 Công tác giống
Trung tâm Nghiên Cứu và Huấn Luyện Chăn Nuôi Bình Thắng cung cấp con
giống tốt, heo thịt cho các cơ sở chăn nuôi nên vấn đề công tác giống được thực
hiện thường xuyên và chặt chẽ. Mỗi cá thể đều có gia phả tới đời ông bà, nhóm máu
phân chia rõ ràng và chính xác.
Khi chọn làm giống hậu bị thì Trung Tâm xem gia phả, ngoại hình của chúng
như dựa vào thành tích sinh sản, sức sinh trưởng của những con tổ tiên (bố mẹ, ông
bà). Đồng thời thường xuyên chọn lọc duy trì những cá thể tốt.
2.1.6.2 Các bước chọn giống
Chọn heo sơ sinh: từ quần thể cha mẹ có thành tích cao, có ngoại hình cân
đối, đẹp, không bệnh tật. Sau đó bấm số tai, ghi vào sổ.

5


Chọn heo lúc cai sữa: tiếp tục theo dõi những con đã được chọn trong giai
đoạn heo sơ sinh, lấy những con cân đối, có khối lượng trung bình, ngoại hình đẹp,
không bệnh tật.
Chọn heo giai đoạn chuyển đàn (60 - 70 ngày tuổi): chọn theo ngoại hình,
loại bỏ những con còi cọc, chọn những con có ngoại hình đẹp, thân hình tròn, chắc,
lông da bóng mượt, không dị tật, heo cái có từ 12 vú trở lên, các núm vú lộ rõ và
cách đều nhau, heo đực có dịch hoàn to và đều.
Chọn heo giai đoạn 30 – 60 kg: chọn theo ngoại hình, loại dần những con
xấu.
Chọn heo giai đoạn 90 - 100 kg: tiến hành nuôi nhốt cá thể những con được

chọn và khi đạt trọng lượng > 110 kg thì tiến hành phối giống.
2.2 Đặc điểm của các giống heo công nghiệp
2.2.1 Giống heo Yorkshire
Nguồn gốc: từ Anh
Đặc điểm: lông trắng tuyền, tai to, đứng thẳng, lưng thẳng, bụng thon, nhìn
ngang giống hình chữ nhật, cân đối, mõm ngắn, ngực sâu. Bốn chân to, chắc chắn,
mông đùi to, nở nang, sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi, đẻ sai, khả năng thích nghi
cao với điều kiện môi trường. Heo 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 90 – 100 kg, trưởng
thành đạt 260 – 300 kg. Heo nái đẻ 1,8 - 2,2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 9 - 10 con.
2.2.2 Giống heo Landrace
Nguồn gốc: từ Đan Mạch
Đặc điểm: lông trắng, đầu nhỏ, cổ dài, tai lớn và xụ che mắt, lưng thẳng,
mông đùi to, dài đòn, mõm dài nhìn ngang giống hình tam giác rộng về phía sau,
chân nhỏ, đi trên ngón, sinh sản tốt, nái nuôi con giỏi, tốt sữa, tỷ lệ nạc cao (56 - 67
%), khả năng thích nghi kém hơn một số giống khác. Heo 6 tháng tuổi đạt trọng
lượng 90 – 100 kg, trưởng thành đạt 200 – 250 kg, Heo nái đẻ 1,8 - 2,2 lứa/năm.
2.2.3 Giống heo Duroc
Nguồn gốc: từ vùng Đông Bắc nước Mỹ
Đặc điểm: lông màu nâu nhạt hay đỏ sậm, mông phát triển, bốn chân to chắc,
thân hình vững chắc, các móng chân có màu đen, tai to ngắn, một nữa phía đầu tai

6


cụp về phía trước, đầu to, mõm thẳng, lưng hơi cong, bụng thon, là giống heo
hướng nạc, sinh trưởng nhanh, sức đề kháng cao, chịu được các điều kiện bất lợi
của môi trường. Heo 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 100 kg, heo trưởng thành
đạt 200 – 250 kg. Heo nái đẻ 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 7 - 9 con.
2.2.4 Giống heo Pietrain
Nguồn gốc: xuất hiện ở Bỉ vào năm 1920

Đặc điểm: lông da màu trắng đen xen lẩn nhau, đầu to, mõm thẳng, bốn chân
ngắn, tai thẳng đứng, mông nở, lưng rộng, là giống heo cho nhiều nạc với tỷ lệ cao
(68 %) nhưng tăng trọng chậm, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường kém.
Heo 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 80 kg, trưởng thành đạt 200 – 250 kg, Heo nái đẻ
1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 7 - 9 con.
Ngoài ra còn có các nhóm giống lai được tạo ra giữa các giống Yorkshire,
Landrace, Duroc và Pietrain … với nhau để nuôi.
Landrace x Yorkshire (50% L + 50% Y): với cha là Landrace và mẹ là
Yorkshire.
Pietrain x Duroc (50% P + 50% D): với cha là Pietrain và mẹ là Duroc.
Landrace x (Landrace x Yorkshire) (75% L + 25% Y): với cha là Landrace
và mẹ là (Landrace x Yorkshire).
(Pietrain x Duroc) x Duroc (75% D + 25% P): với cha là (Pietrain x Duroc)
và mẹ là Duroc.
(Pietrain x Duroc) x Pietrain (75% P + 25% D) với cha là (Pietrain x Duroc)
và mẹ là Pietrain.
(Landrace x Yorkshire) x Landrace (75% L + 25% Y) với cha là (Landrace x
Yorkshire) và mẹ là Landrace.
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng
2.3.1 Hệ thống chuồng trại
2.3.1.1 Đặc điểm chung
Chuồng được xây theo hướng Bắc Nam kiểu 2 mái, tuy nhiên do nằm theo
hướng này nên không hứng được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng cũng như ánh

7


sáng dịu vào buổi chiều. Chuồng được lợp bằng tôn kẽm, có hệ thống núm cắn tự
động sát máng ăn.
2.3.1.2 Chuồng đực khai thác tinh

Chuồng nuôi đực khai thác tinh có 36 ô, mỗi ô có kích thước 2,8 m x 2 m x
1,3 m, nền bằng xi măng với độ dốc 4 %, vách bằng song sắt. Đực khai thác được
nuôi trong chuồng nền kín, có hệ thống làm mát nên nhiệt độ khá ổn định. Mỗi ô có
máng ăn, máng uống riêng biệt, mái lợp bằng tôn kẽm.
2.3.1.3 Chuồng heo hậu bị kiểm tra
Nền bằng xi măng với độ dốc 4%, vách làm bằng song sắt, mái lợp hai nóc
đôi bằng tôn kẽm, có hệ thống phun sương trên nóc và hệ thống làm mát khi trời
nắng nóng. Mỗi ô nhốt 1 con, kích thước mỗi ô là 2 m x 0,55 m x 0,9 m, có máng
ăn và hệ thống núm cắn tự động riêng biệt.
2.3.1.4 Chuồng heo hậu bị
Khu nuôi heo hậu bị cái: có 10 ô, chuồng lồng bằng thép ống kích thước 2,2
m x 1,55 m x 0,9 m, máng ăn cá thể bằng sành và núm cắn tự động.
Khu nuôi heo thịt từ 60 - 150 ngày: có 10 ô, mỗi ô nuôi từ 10 - 14 con. Làm
bằng những thanh thép ống chia thành 5 ô ở mỗi dãy, kích thước mỗi ô 3,8 m x 3,4
m x 0,9 m, máng ăn bán tự động và núm cắn tự động.
2.3.1.5 Chuồng nuôi nái khô, chửa
Có 44 ô, nền xi măng, có chổ thoát phân và nước, chuồng bằng song sắt với
kích thước 2,2 m x 0,8 m x 0,9 m. Máng ăn nhựa hoặc inoc và núm cắn tự động
riêng biệt. Có 2 ô dành riêng cho nái cai sữa chờ phối với kích thước 2,5 m x 2,5 m
x 1,5 m, làm bằng các thanh thép lớn, máng ăn dài bằng nhôm và núm cắn tự động.
Có 1 ô heo nọc có kích thước 2,5 m x 2,5 m x 1,5 m, làm bằng các thanh thép lớn,
máng ăn dài bằng nhôm và máng uống là núm cắn tự động.
2.3.1.6 Chuồng nuôi nái nuôi con
Có 14 ô, chuồng sàn làm bằng tấm nhựa hoặc thép, cách mặt đất 0,5 m, kích
thước mỗi ô 2,5 m x 1,8 m x 0,6 m, máng ăn và núm cắn tự động riêng cho heo mẹ,

8


có ổ úm gắn bóng đèn 100W sưởi ấm heo con, máng ăn tròn bằng nhựa hoặc sắt có

thể di động được, núm cắn tự động.
2.3.1.7 Chuồng nuôi heo con cai sữa
Có 14 ô, chia làm 3 dãy, giữa các dãy có lối đi rộng 1 m, mỗi ô nhốt từ 10 14 heo con, ô sàn bằng nhựa, thành bằng loại nhựa đặc biệt cách mặt đất 0,5 m, kích
thước mỗi ô 3,5 m x 1,2 m x 0,8 m, máng ăn bán tự động và núm cắn tự động.
Khu nuôi heo hậu bị cái: Chuồng lồng bằng thép ống kích thước 2,2 m x
1,55 m x 0,8 m.
Khu nuôi heo thịt từ 60 - 150 ngày, làm bằng những thanh thép ống chia
thành 5 ô ở mỗi dãy, kích thước mỗi ô 3,8 m x 3,4 m x 0,9 m, máng ăn bán tự động
và núm cắn tự động. Có 10 ô, mỗi ô nuôi từ 10 - 14 con.
2.3.2 Thức ăn
Thức ăn nuôi heo chủ yếu của Trung Tâm được nhập từ Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Thức Ăn Gia Súc Lái Thiêu, riêng thức ăn cho heo cai sữa trong
tuần lễ đầu là vitalac được nhập từ Công Ty Vitalac ASIA Pháp.
Thức ăn hỗn hợp dạng viên 8: dùng cho heo hậu bị, nái mang thai.
Thức ăn hỗn hợp dạng viên 26: dùng cho heo từ 15 – 30 kg.
Thức ăn hỗn hợp dạng viên 9: dùng cho nái nuôi con.
Thức ăn hỗn hợp dạng viên 27: dùng cho heo từ 30 - 60 kg.
Thức ăn hỗn hợp dạng viên A20: dùng cho heo từ 8 – 15 kg.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Vitalac/kg thức ăn
Vitamin A

Vitamin D3

Vitamin E

Protein



lysine


20000 UI

3000 UI

150 mg

19,5 %

2,6 %

1,55 %

9


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn được sử dụng
Loại thức ăn

Thành phần
Độ ẩm
(%)

NLTĐ

Protein



Canxi


Phốtpho

Muối

(Kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

Thức ăn số 8

14

2800

14

8

0,7 - 1,4

0,7


0,2 - 1

Thức ăn số 26

14

3100

17

6

0,7 - 1,4

0,5

0,2 - 1

Thức ăn số 9

14

3000

16

8

0,7 - 1,4


0,7

0,2 - 1

Thức ăn số 27

14

3000

15

0,7

0,7 - 1,4

0,5

0,2 - 1

Thức ăn số 20

14

3330

19

5


0,7 - 1,4

0,5

0,2 - 1

NLTĐ: năng lượng trao đổi
2.3.3 Nguồn nước sử dụng
Nguồn nước uống được bơm từ giếng khoan dự trữ trong bồn chứa rồi dẫn đến các
dãy chuồng và đến các núm uống tự động của mỗi ô.
Nước rửa chuồng được bơm lên từ các giếng khoan tại Trung Tâm.
2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo
2.3.4.1 Quy trình vệ sinh thú
Nhà phòng hộ thú y
Hàng ngày trại phân công người trực làm vệ sinh phòng tắm sát trùng, nước
nóng lạnh và phòng thay áo quần. Thay nước ở hố sát trùng 1 lần/ngày. Áo quần,
nón bảo hộ, giày dép, ủng, cá nhân phải tự sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ sau khi sử
dụng. Mọi người phải tắm nước sát trùng, mặc bảo hộ và ủng trước khi vào trại.
Khách thăm, công nhân xây dựng vào trại phải được Ban giám đốc, Ban quản lý
trại đồng ý và tuân theo nội quy của trại. Mọi cá nhân không được tự ý đưa người lạ
vào trại.
Tại khu chuồng nuôi
Trước khi ra vào chuồng nuôi phải nhúng ủng vào chậu sát trùng đầu
chuồng. Cán bộ kỹ thuật phụ trách và công nhân chăn nuôi không cho người không

10


phận sự vào khu vực do mình phụ trách và chỉ đến khu vực khác khi được Ban giám

đốc và Ban quản lý trại cho phép. Cán bộ được cử làm thí nghiệm khi thực hiện
công việc tại khu chuồng nuôi phải thông qua Ban quản lý trại.
Khu nhà điều hành
Có người hàng ngày quét dọn sạch sẽ cổng ra vào và các lối đi của nhà điều
hành. Các phương tiện đi lại và vật dụng xây dựng, sản xuất vào cổng phải được
phun xịt sát trùng kỹ. Phun xịt sát trùng xung quanh khu vực 2 lần/tháng (trừ khi
mưa ướt).Trường hợp có dịch xảy ra thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc và
Ban quản lý trại.
Tường rào quanh trại
Công nhân phát quang và vệ sinh cây cỏ sạch sẽ tất cả tường rào xung
quanh trại, đồng thời kiểm tra không để thú và vật nuôi bên ngoài vào trại. Phun xịt
sát trùng xung quanh khu vực 2 lần/tháng (trừ khi mưa ướt).
Tại cổng ra vào và khu cân xuất sản phẩm
Hàng ngày người trực (bảo vệ) phải vệ sinh, quét dọn vào đầu buổi sáng,
thay nước ở hố sát trùng. Phun xịt sát trùng phương tiện chuyển gia súc trước sau
cân xuất. Vệ sinh, quét dọn, sạch sẽ sau khi cân xuất sản phẩm.
Các đường đi trong khu vực trại
Toàn trại thực hiện tổng vệ sinh sạch sẽ tất cả các đường đi trong khu vực trại vào
chiều thứ 5 hàng tuần. Cử người cắt cỏ 2 bên, cách lối đi tối thiểu 1 m, nạo vét, khai
thông toàn bộ cống rãnh thoát phân, nước thải chảy về Biogas 1 lần/3 tháng. Phun
xịt sát trùng toàn bộ đường đi và xung quanh khu chuồng 2 lần/tháng.
Xung quanh khu chuồng
Công nhân phải quét dọn vệ sinh xung quanh hành lang và khu chuồng mà
mình phụ trách. Phun xịt sát trùng 2 lần/tháng. Nạo vét rãnh thoát nước vệ sinh
thường xuyên, cắt cỏ sạch sẽ xung quanh hành lang chuồng tối thiểu 2 m.
Lò thiêu và chuồng cách ly

11



Đây phải là nơi được giữ vệ sinh tiêu độc tốt nhất. Công nhân làm việc ở đây
không được đi lại với các chuồng khác. Phải phun xịt sát trùng khu vực lò thiêu và
chuồng cách ly mỗi ngày. Công nhân phải đưa nhau heo và xác heo chết đến đúng
nơi quy định để bàn giao thiêu hủy.
Trong chuồng nuôi
Hố sát trùng đầu chuồng phải đảm bảo thay mới vào đầu buổi sáng mỗi
ngày. Quét mạng nhện 1 lần/tháng, vệ sinh lối đi mỗi ngày, lau chùi thẻ heo 1
lần/tuần. Quét vôi tất cả các lối đi 2 lần/tháng. Máng ăn, uống phải vệ sinh sạch sẽ
trước khi cho heo ăn. Heo chết phải đưa ra khỏi chuồng ngay và nhau heo chuyển
về lò thiêu đốt kịp thời. (Nếu heo chết và đẻ vào ban đêm thì phải đưa ra khỏi
chuồng, chuyển về lò thiêu đốt trước 7 giờ 30).
Phun xịt sát trùng 2 lần/tuần (sau khi dọn và rửa chuồng sạch sẽ, để khô ráo
từ 1 – 2 giờ, trường hợp dịch bệnh sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc và
Ban quản lý trại). Tổng vệ sinh bằng cách dùng xà phòng, bàn chải lau chùi để cọ
rửa chuồng, máng ăn uống, phun xịt gầm chuồng sạch sẽ ngay sau khi chuyển heo
đi (tường xây phải quét nước vôi lên thành chuồng).
Đối với chuồng nái đẻ và cai sữa
Hàng ngày thu dọn phân khô trong chuồng nuôi, lau chùi, cọ rửa máng ăn
,khung chuồng 2 lần/tuần. Phun xịt sạch sẽ dưới gầm chuồng 1 – 2 lần/tuần (vào lúc
nắng ấm sau 10 giờ và trước 15 giờ).
Đối với chuồng heo nuôi cá thể, đực giống
Hàng ngày phải thu dọn phân khô trong chuồng, tắm sạch cho heo 2 lần/tuần
vào buổi sáng (sau 9 giờ) và có thể tắm mát cho heo vào thời điểm nắng nóng (to >
32oC).
Đối với chuồng heo quần thể
Tắm sạch cho heo 3 lần/tuần vào thời điểm nắng ấm (to > 32oC) vào thời
điểm (sau 9 giờ và trước 15 giờ). Đảm bảo vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, định kỳ
cọ rửa máng ăn sạch sẽ 1 lần/tuần.

12



2.3.4.2 Quy trình tiêm phòng cho đàn heo của Trung Tâm
Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ và heo cai sữa, được trình bày
qua Bảng 2.4
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ và heo cai sữa
Vaccine phòng bệnh

Ngày tuổi chích

Mycoplasma

7 và 14

Dịch tả

21

Lỡ Mồm Long Móng

35

Dịch tả + Phó thương hàn

45

Lỡ Mồm Long Móng

55


Quy trình tiêm phòng cho heo nái sinh sản, được trình bày qua Bảng 2.5
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho heo nái sinh sản
Vaccine phòng bệnh

Ngày tuổi thai chích

Dịch tả + Phó thương hàn

70

Lỡ Mồm Long Móng + Tụ huyết trùng

84

Giả dại

Sau đẻ 10 – 14 ngày

Parvovirus

Sau đẻ 14 – 21 ngày

Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị, được trình bày qua Bảng 2.6

13


×