Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA DDGS LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 45 – 65 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.13 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA DDGS LÊN KHẢ NĂNG
TĂNG TRỌNG CỦA HEO CON CAI SỮA
GIAI ĐOẠN 45 – 65 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hoa
Lớp: DH07TA
Nghành: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

PHẠM THỊ HOA

ẢNH HƯỞNG CỦA DDGS LÊN KHẢ NĂNG
TĂNG TRỌNG CỦA HEO CON CAI SỮA
GIAI ĐOẠN 45 – 65 NGÀY TUỔI
Khóa luận được duyệt để cấp bằng kỹ sư chăn nuôi, chuyên ngành thức ăn

Giáo viên hướng dẫn


TH.S NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Phạm Thị Hoa
Tên luận văn: “ẢNH HƯỞNG CỦA DDGS LÊN KHẢ NĂNG TĂNG
TRỌNG CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 45 – 65 NGÀY TUỔI”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …………………….
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú Y.
 Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan.
 Cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn:
 Chú Quang, cô Nhung, anh Tới
 Cùng toàn thể anh em công nhân ở trại chăn nuôi VBQ đã hết lòng giúp đỡ, tạo

điều kiện cho tôi học hỏi và thực hành trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Nhóm sinh viên cùng thực tập ở trại VBQ.
 Toàn thể các bạn lớp thức ăn 33.
Đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui, khó khăn trong suốt thời gian học vừa qua, đã hết
lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Phạm Thị Hoa

iii


TÓM TẮT
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của DDGS lên khả năng tăng trọng của heo con cai sữa
giai đoạn 45 – 65 ngày tuổi”, được tiến hành tại trại chăn nuôi heo tư nhân VBQ từ
ngày 18/03/2011 đến ngày 24/4/2011.
Thí nghiệm được thực hiện trên 32 heo, được chia làm 2 lô: lô 1 không bổ sung
DDGS; lô 2 bổ sung 15% DDGS. Heo thí nghiệm ăn thức ăn do trại tự trộn.
Sau thời gian thí nghiệm chúng tôi có những kết luận sau:
- Nhiệt độ trung bình các tháng: tháng 3 là 30,440C, tháng 4 là 30,190C. So với
nhiệt độ thích hợp của heo thì khá cao.
- Trọng lượng bình quân lúc cuối thí nghiệm ở lô 1 là 20,28 kg/con và lô 2 là
21,15 kg/con.
- Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm ở lô 1 là 8,25 kg/con và lô 2 là 9,11
kg/con.
- Tăng trọng ngày của heo thí nghiệm của lô 1 là 412,50 g/con/ngày; lô 2 là
455,63 g/con/ngày.
- Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình mỗi ngày của heo thí nghiệm ở lô 1 là 0,83
kg/con/ngày và lô 2 là 0,86 kg/con/ngày.
- Hệ số chuyển biến thức ăn của lô 1 là 2,06 kgTĂ/kgTT và lô 2 là 1,94
kgTĂ/kgTT.
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô 1 và lô 2 lần lượt là 3,13% và 2,50%.

- Tỷ lệ ngày con có triệu chứng ho ở lô 1 là 0,94%, còn ở lô 2 chúng tôi không
ghi nhận được trường hợp con có triệu chứng ho.
- Hiệu quả kinh tế: chi phí cho 1 kg tăng trọng ở lô 1 là 19.238 đồng và lô 2 là
17.485 đồng. Như vậy, việc bổ sung DDGS vào thức ăn đã làm giảm 9,11% chi phí
cho 1 kg tăng trọng.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. iii
TÓM TẮT .......................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh lý heo cai sữa...................................................................................... 3
2.2 Giới thiệu sơ lược về DDGS ...................................................................................... 5
2.2.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................... 5
2.2.2 Đặc điểm và quy trình sản xuất ............................................................................... 6
2.2.2.1 Đặc điểm .............................................................................................................. 6

2.2.2.2 Quy trình sản xuất ................................................................................................ 7
2.3 Tổng quan về trại chăn nuôi VBQ ............................................................................. 9
2.3.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................. 9
2.3.2 Mục tiêu của trại.................................................................................................... 10

v


2.3.3 Chuồng trại ............................................................................................................ 10
2.3.3.1 Dãy chuồng nái ................................................................................................. 10
2.3.3.2 Dãy chuồng heo cai sữa ..................................................................................... 10
2.3.3.3 Dãy chuồng nuôi thịt .......................................................................................... 11
2.3.3.4 Dãy chuồng cách ly ............................................................................................ 11
2.3.4 Thức ăn và nước uống ........................................................................................... 11
2.3.5 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 11
2.3.5.1 Cơ cấu nhân sự ................................................................................................... 11
2.3.5.2 Cơ cấu đàn .......................................................................................................... 11
2.3.6 Qui trình tiêm phòng ............................................................................................. 11
2.3.7 Qui trình vệ sinh phòng bệnh ................................................................................ 13
2.3.8 Xử lý chất thải ....................................................................................................... 13
2.4 Một số công trình nghiên cứu về DDGS .................................................................. 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 17
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................... 17
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................................ 17
3.2 Phương pháp thí nghiệm .......................................................................................... 17
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................ 17
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 17
3.3 Điều kiện thí nghiệm ................................................................................................ 18
3.3.1 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................... 18

3.3.2 Chuồng trại ............................................................................................................ 18
3.3.3 Chăm sóc, quản lý ................................................................................................. 19
3.3.4 Phòng và trị bệnh .................................................................................................. 19
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................ 19
3.4.1 Nhiệt độ ................................................................................................................. 19

vi


3.4.2 Khả năng tăng trọng của heo ................................................................................. 19
3.4.2.1 Trọng lượng bình quân ....................................................................................... 20
3.4.2.2 Tăng trọng bình quân ......................................................................................... 20
3.4.2.3 Tăng trọng ngày ................................................................................................ 20
3.4.3 Khả năng tiêu thụ thức ăn ..................................................................................... 20
3.4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ ....................................................................................... 20
3.4.3.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ................................................................................ 20
3.4.4 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ....................................................................................... 20
3.4.5 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng ho ......................................................................... 20
3.4.6 Tình trạng tổng quá ............................................................................................... 20
3.4.7 Tính hiệu quả kinh tế............................................................................................. 20
3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 22
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ............................................................................................... 22
4.2 Khả năng tăng trọng của heo .................................................................................... 23
4.2.1 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm .......................................................... 23
4.2.2 Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm .............................................................. 24
4.2.2.1 Tăng trọng bình quân ......................................................................................... 24
4.2.2.2 Tăng trọng ngày ................................................................................................. 25
4.3 Khả năng tiêu thụ thức ăn ........................................................................................ 26
4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ .......................................................................................... 26

4.3.2 Hệ số chuyển biến thức ăn .................................................................................... 27
4.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................................... 28
4.5 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng ho ............................................................................. 29
4.6 Tình trạng tổng quát ................................................................................................. 30
4.7 Tính hiệu quả kinh tế................................................................................................ 30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 32

vii


5.1 Kết luận .................................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 34
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 36

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APP

: Actinobacllus pleuropneumoniae (viêm màng phổi)

DDGS

: Distillers dried grains with solubles

F


: Trắc nghiệm F

FMD

: Foot and mouth disease (long móng lở mồm)

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

LMLM

: Long móng lở mồm

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

ns

: Non - Significant



: Thức ăn

TĂBQ

: Thức ăn bình quân


TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TLBQ c

: Trọng lượng bình quân lúc cuối thí nghiệm

TLBQ đ

: Trọng lượng bình quân lúc đầu thí nghiệm

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTN

: Tăng trọng ngày

VCK


: Vật chất khô

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức tăng trưởng của heo cai sữa có trọng lượng 6 – 20 kg ......................... 4
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo từ 10 – 20 kg...................................................... 4
Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 25 kg .................................. 5
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của DDGS .............................................................. 7
Bảng 2.5 Lịch tiêm phòng heo con từ 14 – 70 ngày tuổi ........................................... 12
Bảng 2.6 Lịch tiêm phòng heo nái hậu bị................................................................... 12
Bảng 2.7 Lịch tiêm phòng heo nái mang thai............................................................. 12
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 17
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ........................................... 18
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình qua các tháng .............................................................. 23
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân của heo thí nghiệm ................................................ 23
Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm .................................................. 24
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của các lô thí nghiệm............................................. 27
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm ....................................... 28
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của các lô thí nghiệm .......................................... 29
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 31

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tăng trọng ngày của heo thí nghiệm ...................................................... 25
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng ho ........................................................... 29

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, thế giới đang trên đà phát triển và hội nhập, Việt Nam
cũng hoà vào xu thế đó. Để bắt nhịp được thì các ngành, nghề, dịch vụ trong nước
cũng phải phát triển, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế ở một số nước trên thế giới xảy ra triền
miên, giá cả leo thang, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao… đòi hỏi các
nhà kinh doanh phải đưa ra nhiều giải pháp đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả cao.
Ngành chăn nuôi heo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp
sản phẩm thịt cho người tiêu dùng. Để đảm bảo nhu cầu cả về số lượng lẫn chất
lượng thịt thì người chăn nuôi đã tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất như:
đầu tư vào công tác giống, chăm sóc, quản lý, chuồng trại, thức ăn… trong đó, thức
ăn là quan trọng nhất chiếm 60 – 70% giá thành sản phẩm.
Hiện nay, nền công nghiệp sản xuất etanol và nhiên liệu sinh học khác đã,
đang phát triển nhanh chóng và có thể còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất etanol công nghiệp tại các nhà máy sản xuất
etanol là DDGS (Distillers dried grains with solubles) đây là nguồn nguyên liệu
mới để thay thế bắp và thay thế một phần khô đậu nành trong khẩu phần thức ăn
chăn nuôi.
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi - Thú Y
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa,
cùng với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Kim Loan, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Ảnh hưởng của DDGS lên khả năng tăng trọng của heo con cai
sữa giai đoạn 45 – 65 ngày tuổi”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả khi bổ sung DDGS vào khẩu phần heo con cai sữa giai
đoạn 45 – 65 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu như: khả năng tăng trọng, chỉ số chuyển biến thức
ăn và tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ ngày con bệnh… trên heo giai đoạn từ 45 – 65 ngày
tuổi.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa khẩu phần có DDGS và khẩu phần không có
DDGS.
Số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý heo cai sữa
Heo cai sữa có đặc điểm tăng trưởng nhanh, các cơ quan, hệ thống tiêu hóa
bắt đầu hoàn thiện dần, heo đã có khả năng thích ứng với ngoại cảnh, bộ máy tiêu
hóa đã có một số lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn hỗn hợp nhờ quá trình
tập ăn khi còn theo mẹ.
Tuy nhiên, khi bắt đầu cai sữa nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh và các kháng
thể từ sữa mẹ đã bị cắt đứt, cộng với sự thay đổi điều kiện sống nên trong thời gian
đầu, heo dễ bị chết, tỷ lệ còi cọc cao, tiêu chảy mạnh, bệnh về đường hô hấp cao.
Do đó, thời gian này cần phải có sự chăm sóc chu đáo, chuồng trại phải đảm bảo đủ
ấm, khô ráo và thông thoáng, nước uống sạch sẽ, thức ăn cho heo đòi hỏi phải dễ
tiêu, chất lượng cao.
Khi heo đạt trọng lượng khoảng 12 kg (khoảng 45 ngày tuổi), lúc này heo đã
được cai sữa khoảng 17 ngày và được chích ngừa đầy đủ. Đối với môi trường heo
đã thích nghi hơn, các cơ quan đã hoàn thiện chức năng hơn. Tuy nhiên, bộ máy hô

hấp, tiêu hóa vẫn còn yếu với khả năng chống đỡ bệnh tật. Sự thay đổi về thời tiết
khí hậu, những biến đổi về khẩu phần, dễ gây bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa, các
vi sinh vật cơ hội dễ xâm nhập gây bệnh cho heo.
Ở giai đoạn này, hệ thống enzyme tiêu hóa của heo tương đối đầy đủ nhưng
hoạt động yếu, điển hình như heo từ 18 – 23 kg thể trọng, ruột non có các men tiêu
hóa có thể tiêu hóa được tinh bột, ngũ cốc. Tuy nhiên, các men đó không phá vỡ
được thành tinh bột sống. Công tác vệ sinh, chăm sóc nhất là thức ăn ở giai đoạn
này phải là chất dễ tiêu, ổn định, không ẩm mốc và phải cung cấp bổ sung thêm các
nguồn enzyme tiêu hóa hỗ trợ cho heo tận dụng hết thức ăn ăn vào, kích thích tính

3


ngon miệng của heo làm heo ăn nhiều, tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh tạo tiền đề
cho sự phát triển giai đoạn sau này.
Mức tăng trưởng của heo con cai sữa có trọng lượng trong khoảng 6 – 20 kg
được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Mức tăng trưởng của heo cai sữa có trọng lượng 6 – 20 kg
Chỉ tiêu

Khá

Tốt

Tốt nhất

Tăng trọng bình quân (g/con/ngày)

340


455

545

Lượng TĂBQ (g/con/ngày)

705

770

770

Hệ số tiêu tốn TĂ (kgTĂ/kgTT)

2,00

1,70

1,40

Tỷ lệ chết (%)

2,50

1,50

0,50

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Theo tiêu chuẩn VN – TCVN 1547 – 1994: Nhu cầu dinh dưỡng của heo từ

10 – 20 kg.
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo từ 10 – 20 kg
Chỉ tiêu

Heo nội

Heo lai

Heo ngoại

NLTĐ(Kcal/kg)

3000

3200

3200

Protein thô (%)

15

17

19

Xơ thô (%)

<5


<5

<5

Ca (%)

0,60

0,70

0,80

P (%)

0,40

0,50

0,60

Lysine (%)

0,90

1,00

1,10

Methionine (%)


0,40

0,50

0,60

Muối (NaCl: %)

< 0,50

< 0,50

< 0,50

(Nguồn: Viện Chăn nuôi Quốc gia, 1995).
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004, thì nhu cầu dinh dưỡng của heo
giai đoạn từ 10 – 25 kg như sau:

4


Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 25 kg
Nhu cầu dinh dưỡng (%)

Heo 10 – 25 kg

Protein tiêu hoá

17


Bột đường

56 – 62



3–7

Ca

1 – 1,60

P

0,80 – 1,20

2.2 Giới thiệu sơ lược về DDGS
2.2.1 Giới thiệu chung
DDGS (Distillers dried grains with solubles): là sản phẩm phụ của quá trình
sản xuất etanol công nghiệp tại các nhà máy sản xuất etanol. Là sản phẩm thu được
sau khi chưng cất rượu etylic ra khỏi tinh bột đã lên men và sấy khô ít nhất 75%
lượng bã còn lại. Bắp là nguồn tinh bột có thể lên men rất tốt, do đó là loại ngũ cốc
chính được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu etanol. Tuy nhiên,
do điều kiện khí hậu và đất đai, tại một số khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ người ta
cũng sử dụng lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa miến hoặc hỗn hợp các loại ngũ
cốc trên để sản xuất nhiên liệu etanol.
Nhiên liệu sinh học sản xuất từ những hạt ngũ cốc và một số thực vật khác là
loại nhiên liệu có thể tái tạo được, tương đối sạch sẽ với môi trường và thải ra ít khí
CO 2 . Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất etanol và nhiên liệu
sinh học khác đã và đang phát triển nhanh chóng và có thể còn phát triển mạnh mẽ

hơn trong tương lai.
Hiện nay, Mỹ là quốc gia sản xuất etanol làm nhiên liệu sinh học lớn nhất
thế giới. Liên minh châu Âu cũng đã khuyến khích phát triển việc sản xuất nhiên
liệu sinh học nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng, giảm thiểu các khí gây hiệu
ứng nhà kính và sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đồng thời tạo thêm việc làm cho khu
vực nông thôn.

5


Ở Việt Nam, chúng ta cũng có nền công nghiệp sản xuất etanol nhưng chủ
yếu là sản xuất từ khoai mì. Hiện nay, chỉ có nhà máy etanol Đồng Xanh đi vào sản
xuất từ năm 2009, còn lại 4 nhà máy thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và nhà
máy Orient Bio Fuels liên doanh với Nhật Bản vẫn chưa hoạt động.
2.2.2 Đặc điểm và quy trình sản xuất
Thức ăn được lên men có những lợi ích đối với tiêu hoá như sau:
Nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn: có mùi thơm hấp
dẫn, thức ăn mềm nên kích thích ngon miệng và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa. Đồng thời,
tăng cường sự chuyển hóa và tổng hợp thành thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như
tăng vitamin nhóm B, tăng hàm lượng acid amin không thay thế.
Ngăn ngừa thối rữa trong đường ruột: thức ăn lên men có tác dụng ngăn cản
các vi khuẩn gây thối rữa và kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Cứ 100 kg bắp dùng sản xuất etanol thì có 36 lít etanol, 32 kg carbondioxit
và 32 kg DDGS.
Ước tính đến năm 2012 khi nghị định thư Kyoto có giá trị thì toàn thế giới sẽ
sử dụng 79,30 tỷ lít etanol để làm nhiên liệu. Tương đương sẽ là 70,50 triệu tấn
DDGS được dùng để làm thức ăn chăn nuôi.
2.2.2.1 Đặc điểm

(DDGS _ Việt Namese version, 2011).


Hình 2.1 Màu sắc của nguyên liệu DDGS

6


Màu sắc DDGS thay đổi từ vàng sáng cho đến nâu tối, có mùi rượu nhẹ. Có
sự khác biệt này là do:
+ Màu tự nhiên của nguyên liệu sản xuất etanol,
+ Thời gian sấy và nhiệt độ sấy,
+ Do loại nấm men sử dụng.
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của DDGS
Giá trị dinh dưỡng

Đơn vị

DDGS

Năng lượng trao đổi

Kcal/kg

3580

Protein

%

27,20


Chất béo

%

9,50

Chất xơ

%

7,20

Ca

%

0,05

P

%

0,79

Lysine

%

0,74


Threonine

%

1,01

Tryptophan

%

0,21

Methionine

%

0,49

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo VBQ, 2011).
Hiện nay, DDGS được sử dụng để thay thế bắp và thay thế 1 phần khô đậu
nành trong khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. Giá trị năng lượng của DDGS thì tương
đương với đậu nành. Hàm lượng protein thô trong DDGS (trung bình khoảng 27%)
thấp hơn đậu nành (44 – 47%). Cả DDGS và đậu nành đều có các acid amin thiết
yếu như lysine, methionine, threonin, tryptophan. Tuy nhiên, ở đậu nành các acid
amin này có hàm lượng cao hơn và cũng dễ tiêu hóa hơn so với trong DDGS.
Bắp chỉ có khoảng 9% protein thô nhưng trong DDGS có khoảng 26 – 27%
protein thô. Chất xơ trong DDGS có thành phần xơ gần giống trong bắp. Do các
chất xơ trong quá trình lên men rượu ít bị phá hủy, chất xơ có thể làm giảm tỷ lệ
tiêu hóa các acid amin.


7


Trong DDGS có chứa thành phần photpho dễ tiêu hơn bắp, do photpho trong
các liên kết phytate đã bị phá hủy trong quá trình lên men. Có nhiều nghiên cứu cho
thấy việc bổ sung DDGS trong khẩu phần ăn của heo sẽ giảm lượng photpho thải ra
trong phân. Jerry Shurson chuyên gia chăn nuôi heo ở đại học Minesota cho biết
DDGS có chứa lượng photpho dễ tiêu nhiều hơn trong bắp. Cho heo ăn bằng
DDGS sẽ làm giảm lượng photpho cần cung cấp trong khẩu phần. Shurson cho
rằng: bắp có 28% photpho nhưng trong tổng số đó heo chỉ tiêu hoá được 14%.
Nhưng khi cho heo ăn DDGS, thì lượng photpho dễ tiêu sẽ tăng đáng kể. Nếu thêm
vào các sản phẩm như phytase sẽ tăng thêm lượng photpho dễ tiêu cho heo và làm
giảm lượng photpho trong phân (Đặng Thị Quế Mai, 2008).
2.2.2.2 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất DDGS gồm 8 bước:
Bước 1: Nghiền nhỏ nguyên liệu
Bắp sau khi kiểm tra kĩ về số lượng lẫn chất lượng thì được cho vào máy
nghiền. Việc kiểm tra nguyên liệu rất quan trọng, vì nếu nguyên liệu không tốt thì
DDGS sẽ có chất lượng rất xấu. Trong quá trình nghiền nhiên liệu, nếu như bắp
được nghiền kĩ, thời gian nghiền đủ thì trong quá trình lên men rượu sẽ xảy ra tốt
hơn.
Bước 2: Quá trình nấu
Tại những nhà máy sản xuất lớn nhiên liệu được nấu tiếp tục sau quá trình
nghiền, nhưng đối với những nhà máy nhỏ, nguyên liệu sau khi nghiền được chia
thành những mẻ nhỏ. Tại đây, nguyên liệu được bơm thêm nước, sau đó hòa tan
thêm men để một thời gian. Thời gian này là bí mật của từng nhà máy. Sau đó, hỗn
hợp này được làm mát.
Bước 3: Quá trình phối trộn
Quá trình này phụ thuộc nhiều vào loại nấm men sử dụng. Số lượng và chất
lượng nấm men sử dụng phải thật chuẩn xác. Thời gian là yếu tố cần thiết để quá

trình phối trộn được thực hiện tốt. Quá trình này cần nhiệt độ không quá cao vì
nhiệt độ cao sẽ làm mất tác dụng của nấm men.

8


Bước 4: Quá trình pha loãng
Tại đây hỗn hợp được pha loãng với nước. Quá trình này phụ thuộc vào thể
tích của thùng chứa dùng để đựng hỗn hợp khi pha loãng.
Bước 5: Quá trình lên men
Đây là khoảng thời gian nguyên liệu lên men để chuyển hoá tinh bột thành
rượu. Quá trình này phụ thuộc vào số lượng, chất lượng nấm nem sử dụng. Trong
thời gian này chúng ta phải kiểm soát lượng acid sinh ra, nếu không acid sẽ kìm
hãm nấm men hoạt động. Yếu tố nhiệt độ và thời gian luôn luôn được quan tâm.
Bước 6: Quá trình bay hơi
Giữ đúng nhiệt độ bay hơi để tạo ra lượng hơi rượu cần thiết và kiểm soát sự
thay đổi thể tích khi rượu bay hơi.
Bước 7: Quá trình nhào trộn
Phần bã còn lại sau khi làm bay hơi rượu được nhào trộn. Quá trình nhào
trộn gồm có đứng yên, quay, rung. Ngoài ra, còn sử dụng máy nén, máy ly tâm.
Bước 8: Quá trình sấy khô
Nhiệt độ quá cao và thời gian quá lâu sẽ làm cho nguyên liệu có màu vàng
sậm nhìn không được đẹp mắt (Olentine, 1986, trích dẫn bởi Vũ Duy Khiêm,
2010).
2.3 Tổng quan về trại chăn nuôi VBQ
2.3.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo VBQ được thành lập năm 2001 với tổng diện tích 2 ha, là
trại chăn nuôi tư nhân, nằm trên địa bàn thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Trại cách mặt đường Thiện Tân 300 m, cách quốc lộ 1A 4,5 km, cách thành

phố Biên Hòa 12 km.
Địa thế của trại nằm trên đồi, cao ráo có độ dốc nên thuận lợi cho việc vệ
sinh, thoát nước.

9


Trại nằm trong khu thưa dân cư nên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn
nuôi.
Đường giao thông cũng thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và tiêu thụ
sản phẩm.
2.3.2 Mục tiêu của trại
Thử nghiệm các khẩu phần khác nhau trên heo theo các lứa tuổi khác nhau
nhằm tìm ra khẩu phần thích hợp, giảm chi phí. Từ đó tư vấn cho các hộ chăn nuôi
gia đình và các trại khác.
Sản xuất heo thịt, heo hậu bị để cung cấp cho thị trường.
2.3.3 Chuồng trại
Trại chăn nuôi heo tư nhân VBQ gồm 5 dãy chuồng được bố trí theo hướng
Đông – Tây.
2.3.3.1 Dãy chuồng nái
Gồm 2 dãy A, B có diện tích 900 m2 với tổng số ô chuồng là 200 ô. Trong
đó có 48 ô chuồng cho nái đẻ và nái nuôi con. Số ô chuồng còn lại dành cho nái
mang thai, nái chờ phối và heo đực.
Ô chuồng dành cho nái đẻ và nái nuôi con được nuôi trên chuồng sàn, mỗi ô
có diện tích 1,8 x 2,2 m được chia làm 3 ngăn: ngăn giữa là sàn bê tông dành cho
heo nái, sàn cho heo con ở 2 bên được làm bằng những tấm nhựa ghép lại với nhau
có lồng úm để sưởi ấm cho heo con. Ô chuồng dành cho nái mang thai, nái chờ
phối và nọc thì có nền bằng xi măng
Tất cả các khung ô chuồng đều làm bằng sắt. Heo con nuôi được 28 – 30
ngày tuổi thì tách mẹ chuyển sang chuồng heo cai sữa.

2.3.3.2 Dãy chuồng heo cai sữa
Chuồng heo cai sữa có diện tích 450 m2, heo cai sữa được nuôi trên chuồng
sàn làm bằng những tấm nhựa ghép lại với nhau, mỗi ô có diện tích 2 x 2,2 m,
khung chuồng được làm bằng sắt.
Mỗi ô có 1 máng ăn bán tự động và 2 núm uống tự động. Khi heo nuôi được
khoảng 60 – 70 ngày tuổi thì chuyển sang nuôi thịt.

10


2.3.3.3 Dãy chuồng nuôi thịt
Diện tích là 315 m2, chia làm 12 ô chuồng có diện tích 4 x 5 m, mỗi ô nuôi
20 heo, cứ 2 ô chuồng có 1 máng ăn tự động đặt ở giữa, mỗi ô có 2 núm uống tự
động, nền chuồng có độ dốc khoảng 3 – 5 %, làm bằng xi măng.
2.3.3.4 Dãy chuồng cách ly
Diện tích là 100 m2 được chia làm 4 ô chuồng, cứ 2 ô chuồng có 1 máng ăn
bán tự động đặt ở giữa, mỗi ô chuồng có 2 núm uống tự động, nền làm bằng xi
măng, độ dốc 3 – 5%.
2.3.4 Thức ăn và nước uống
Thức ăn do trại tự tổ hợp khẩu phần.
Nước uống được sử dụng là nước ngầm từ giếng khoan được bơm lên bồn
và phân phối đến từng ô chuồng đảm bảo cung cấp đủ nước cho heo uống và tắm.
2.3.5 Cơ cấu tổ chức
2.3.5.1 Cơ cấu nhân sự
- Quản lý

1 người

- Công nhân


5 người

- Nấu ăn

1 người

2.3.5.2 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn của trại VBQ tính đến ngày 30/4/2011 có:
- Tổng đàn

593

- Nọc

4

- Nái sinh sản

72

- Nái hậu bị

57

- Heo con theo mẹ

86

- Heo con cai sữa


136

- Heo thịt

238

2.3.6 Qui trình tiêm phòng
Heo đực: tiêm giả dại và FMD định kì vào tháng 4, 8, 12. Tiêm dịch tả định
kì 8 tháng 1 lần sau khi tiêm giả dại và FMD.

11


Lịch tiêm phòng của các loại heo khác được trình qua các bảng sau:
Bảng 2.5 Lịch tiêm phòng heo con từ 14 – 70 ngày tuổi
Ngày tuổi

Vaccine

Ghi chú

14 ngày

Respisure (Mycoplasma)

Lần 1

35 ngày

Respisure (Mycoplasma)


Lần 2

Dịch tả
40 ngày
56 ngày
70 ngày

APP
Dịch tả
APP
LMLM

Lần 1
Lần 1
Lần 2
Lần 2
1 lần

Bảng 2.6 Lịch tiêm phòng heo nái hậu bị
Tuần tuổi

Vaccine

Ghi chú

28 tuần

Dịch tả


Lần 1

30 tuần

Dịch tả

Lần 2

31 tuần

LMLM

1 lần

32 tuần

Parovirus

1 lần

Bảng 2.7 Lịch tiêm phòng heo nái mang thai
Tuần tuổi

Vaccine

Ghi chú

5 tuần

Aujeszky


1 lần

4 tuần

Dịch tả

1 lần

3 tuần

LMLM

1 lần

12


2.3.7 Qui trình vệ sinh phòng bệnh
Tất cả công nhân đều ăn ở sinh hoạt tại trại, trước khi ra vào chuồng nuôi
đều phải sát trùng ủng hoặc dép. Trước mỗi dãy chuồng đều có 2 hố sát trùng, 1 hố
chứa nước và 1 hố chứa hóa chất sát trùng.
Ủng, dép của công nhân chỉ được mang vào chuồng, sau khi rời khỏi chuồng
phải để lại trước cửa ra vào, hạn chế lây lan mầm bệnh giữa các chuồng nuôi. Công
nhân cũng hạn chế đi sang chuồng khác không thuộc phạm vi chăm sóc của mình.
Mỗi người quản lý phải chăm sóc một dãy chuồng.
Xe ra vào trại đều được sát trùng kỹ. Các chuồng phải được dọn vệ sinh
hàng ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần.
Các loại thuốc thường được sử dụng ở trại như:
- Thuốc kháng sinh: penicillin, ampicillin, septryl, amoxicillin - LA, tia –

K.C, oxytetracycline, streptopen, genta – amox, floxyl, dynamutilin.
- Thuốc kháng viêm: dexaject.
- Thuốc trợ lực: B – complex, vitamin C – 2000, vitamin K, glucan, catosal,
methy hydoxybenzoate, calci – B 12 , glucose 5%.
- Thuốc trị kí sinh trùng: baycox 5%, dextomax.
- Thuốc hạ sốt: analgine + c.
- Thuốc sát trùng: pacoma, cồn iod, xanh methylen.
2.3.8 Xử lý chất thải
Sau mỗi dãy chuồng đều được xây một hệ thống xử lý phân bằng những hệ
thống túi ủ biogas làm chất đốt. Phần đầu ra của túi đổ vào ao cá. Do sự hạn chế
của túi ủ cũng như lượng gas sinh ra không sử dụng hết nên chuồng thường được
vệ sinh bằng cách hốt phân vào bao sau đó mới xịt nước vệ sinh và tắm cho heo đối
với chuồng heo thịt và chuồng heo cai sữa. Chuồng heo nái được hốt phân ngày 2
lần, hạn chế tắm, chỉ tắm 1 lần/tuần.
Phân cho vào bao chuyển ra khu đất xa chuồng nuôi và cứ 2 tuần xuất bán 1
lần để làm phân bón.

13


2.4 Một số công trình nghiên cứu về DDGS
DDGS – Tốt với hệ tiêu hóa của heo con. Khi chi phí thức ăn tăng và sản
lượng của etanol từ bắp tăng, các nhà chăn nuôi heo đã tìm cách vượt qua bằng cách
nghiên cứu những loại thức ăn bổ sung mới cho heo con của họ.
Công nghiệp sản xuất etanol của Mỹ ước tính tạo ra 10 - 14 triệu tấn DDGS
hàng năm từ quá trình nghiền bắp để cho quá trình lên men đường chuyển hóa
thành nguyên liệu cồn. Phần lớn DDGS được làm thức ăn cho bò thịt và bò sữa.
Nhưng các nhà chăn nuôi gia súc cũng sử dụng DDGS như một thành phần bổ sung
trong thức ăn chăn nuôi cho heo. Vì vậy các nhà nghiên cứu ở một trung tâm nghiên
cứu quản lý chất thải của heo của ARS ở Ames, lowa, đã nghiên cứu những tác

động của DDGS với heo con.
Các nhà nghiên cứu này đã chia heo cai sữa thành 4 nhóm và cho ăn khẩu
phần đối chứng và các khẩu phần có bổ sung DDGS, vỏ đậu nành và ruột cam quýt.
Kết quả sau một tuần các heo có ăn bổ sung DDGS thì lượng cytokine trong ruột
non của heo thí nghiệm tăng hơn hẳn. Cytokines là một nguyên tố hóa học rất cần
thiết cho chức năng tiêu hóa trọn vẹn. Kết quả này tái khẳng định những nghiên cứu
về DDGS trước đó cho rằng các heo ăn khẩu phần có bổ sung DDGS sẽ giảm mức
độ viêm ruột hồi, một chứng viêm phổ biến của ruột non (Đặc san khoa học kỹ
thuật thức ăn Chăn nuôi số 2/2009, tài liệu internet).
Parsons và cộng sự (1983, trích dẫn bởi Vũ Duy Khiêm, 2010) đã phát hiện
ra có thể thay thế 40% lượng protein trong đậu nành bằng cách sử dụng DDGS nếu
tỷ lệ lysine trong DDGS là đủ cho tăng trọng vật nuôi.
Các phân tử lên men trong DDGS không cung cấp nhiều vitamin và các
nguyên tố vi lượng. Trái lại, trong DDGS lại chứa nhiều chất hoạt động sinh học
như các nucleotit, mannanoligosacharid, beta – 1.3 – glucan, beta – 1.6 – glucan,
inositol, glutamine và các axit nucleic, các hợp chất này đều có tác dụng tăng cường
miễn dịch và sức khỏe cho thú.
Trong những năm gần đây việc sử dụng DDGS trong khẩu phần thức ăn heo
đã có nhiều thử nghiệm.

14


×