Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNGBỆNH TRÊN HEO NÁI MANG THAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN ĐỊNH, XÃ XUÂN BẢO, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.72 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI MANG THAI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN ĐỊNH, XÃ XUÂN BẢO,
HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: TẠ THỊ THANH HOA
Lớp: DH07TA
Ngành: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TẠ THỊ THANH HOA

KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI MANG THAI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN ĐỊNH, XÃ XUÂN BẢO,
HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
ThS. VÕ VĂN NINH

Tháng 08/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Tạ Thị Thanh Hoa
Tên đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI
MANG THAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN ĐỊNH, XÃ XUÂN BẢO,
HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ………......
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Võ Văn Ninh

ii


LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện tốt đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ của rất nhiều người, những người mà sau đây tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn.
Kính dâng cha mẹ và gia đình
Những người đã sinh ra con, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc, động viên, hi

sinh cho con suốt đời để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây.
Toàn thể anh em công nhân ở trại chăn nuôi Xuân Định đã giúp đỡ tôi thời
gian trong thực tập.
Thành kính ghi ơn
Thầy VÕ VĂN NINH và cô NGUYỄN THỊ KIM LOAN đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Công nghệ sản xuất thức ăn chăn
nuôi 33 đã luôn bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
TẠ THỊ THANH HOA

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chứng/bệnh trên heo nái mang thai tại
trại chăn nuôi Xuân Định, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” được tiến
hành 02/01/2011 đến 30/04/2011.
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 210 nái mang thai, kết quả đề tài được ghi
nhận như sau:
Tỷ lệ heo nái mắc chứng/bệnh trên tổng số nái khảo sát là 39 nái chiếm
18,57%. Các chứng/bệnh mà nái mắc phải là không đậu thai chiếm 6,67%, sẩy thai
là 2,86%, viêm đường sinh dục chiếm 2,86%, đau móng 2,38%, bệnh ghẻ 1,90%, bỏ
ăn không rõ nguyên nhân 1,43%, và ghi nhận được 1 nái bị đột tử chiếm 0,47%.

Tỷ lệ nái nhiễm chứng/bệnh tính chung theo lứa cao nhất ở lứa ≥ 5 với 25%,
tiếp đến là lứa 1 với 19,15%, nái lứa 4 là 15,38%, nái lứa 2 chiếm tỷ lệ 11,54% và
thấp nhất ở lứa 3 với 7,40%.
Tỷ lệ nhiễm chứng/bệnh theo lứa thu được kết quả sau:
Ở lứa 1, nái không đậu thai chiếm tỷ lệ cao nhất 12,77%, kế đến là đau móng
4,26%, sẩy thai chiếm 2,13%.
Ở lứa 2, tỷ lệ sẩy thai cao nhất 7,69%, kế đến là viêm đường sinh dục 3,85%
không ghi nhận được các chứng/bệnh còn lại.
Lứa 3 có 1 nái bị đau móng và 1 nái bị ghẻ đều có chung tỷ lệ là 3,70%.
Ở lứa 4 tỷ lệ không đậu thai, đau móng, viêm đường sinh dục, ghẻ và 1 nái bị
đột tử đều chiếm 3,85%.
Lứa ≥ 5 tỷ lệ không đậu thai cao nhất chiếm 8,33%, kế đến là viêm đường
sinh dục 4,76%, tiếp theo là tỷ lệ sẩy thai, bỏ ăn, nguyên nhân khác đều chiếm
3,57%, thấp nhất là nái bị vấn đề về móng chiếm 1,19%.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................. iii
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2

1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu về trại ................................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Phương thức sản xuất ......................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 3
2.1.4 Công tác giống ................................................................................................... 3
2.1.5 Chuồng trại ......................................................................................................... 4
2.1.6 Chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................................... 5
2.1.6.1 Nước uống ....................................................................................................... 5
2.1.6.2 Thức ăn ............................................................................................................ 5
2.1.7 Vệ sinh, phòng bệnh ........................................................................................... 6
2.1.8 Thành phần các loại thuốc thường dùng trong trại ............................................ 8
2.2 Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 8
2.2.1 Sự thành thục và động dục ................................................................................. 8
2.2.2 Chu kỳ động dục ................................................................................................ 9

v


2.2.2.1 Thời kỳ trước động dục ................................................................................... 9
2.2.2.2 Giai đoạn động dục ......................................................................................... 9
2.2.2.3 Giai đoạn sau động dục ................................................................................... 9
2.2.2.4 Giai đoạn yên lặng .......................................................................................... 9
2.2.3 Phát hiện động dục ............................................................................................. 9
2.2.4 Sự mang thai và nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai ................................. 10
2.2.4.1 Sự mang thai.................................................................................................. 10
2.2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai ........................................................ 10
2.2.5 Sự sinh đẻ ......................................................................................................... 11

2.2.6 Một số đặc điểm ngoại hình của giống heo YL và LY .................................... 12
2.3 Một số hội chứng và bệnh thường gặp trên heo trong giai đoạn mang thai ....... 13
2.3.1 Sẩy thai ............................................................................................................. 13
2.3.2 Viêm đường sinh dục ....................................................................................... 14
2.3.3 Đau móng ......................................................................................................... 15
2.3.4 Bỏ ăn ................................................................................................................ 15
2.3.5 Không đậu thai ................................................................................................. 16
2.3.6 Bệnh ghẻ........................................................................................................... 17
2.4 Lược duyệt các công trình nghiên cứu liên quan ................................................ 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 19
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng khảo sát .......................................................... 19
3.2 Nội dung khảo sát................................................................................................ 19
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp khảo sát .................................................. 19
3.3.1 Theo dõi nhiệt độ của trại nái mang thai .......................................................... 19
3.3.2 Khảo sát một số chứng/bệnh trên nái mang thai .............................................. 19
3.4 Công thức tính ..................................................................................................... 20
3.4.1 Công thức tính nhiệt độ .................................................................................... 20
3.4.2 Công thức tính tỷ lệ chứng/bệnh trên nái khảo sát........................................... 20
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 21

vi


4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ trại nái mang thai ....................................................... 21
4.2 Kết quả khảo sát một số chứng/bệnh trên nái mang thai .................................... 21
4.2.1 Tỷ lệ các chứng/bệnh trên tổng số nái khảo sát ............................................... 21
4.2.2 Tỷ lệ chứng/bệnh trên tổng số nái mắc chứng/bệnh ........................................ 22
4.2.3 Tỷ lệ heo nái mắc chứng/bệnh trong thời gian mang thai theo lứa đẻ ............. 23
4.2.4 Tỷ lệ của từng loại chứng/bệnh trên heo nái theo lứa ...................................... 24

4.2.4.1 Tỷ lệ heo nái không đậu thai theo lứa đẻ ...................................................... 24
4.2.4.2 Tỷ lệ heo nái mang thai sẩy thai theo lứa ..................................................... 25
4.2.4.3 Tỷ lệ heo nái viêm đường sinh dục theo lứa ................................................. 26
4.2.4.4 Tỷ lệ heo nái mang thai bỏ ăn không rõ nguyên nhân theo lứa .................... 27
4.2.4.5 Tỷ lệ heo nái mang thai bị đau móng theo lứa .............................................. 28
4.2.4.6 Tỷ lệ heo nái mang thai bị ghẻ theo lứa ........................................................ 29
4.2.5 Tỷ lệ của từng loại chứng/bệnh trên heo nái theo giống .................................. 29
4.2.6 Tỷ lệ từng loại chứng/bệnh trên heo nái trong giai đoạn mang thai
theo giống .................................................................................................................. 30
4.3 Ảnh hưởng của nái mắc chứng/bệnh đến tỷ lệ mang thai trên nái ...................... 31
4.4 Kết quả điều trị bệnh ........................................................................................... 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 33
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 33
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 35
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AD

: Giả dại (Aujeszky Disease)

FMD

: Foot and Mouth Disease (bệnh lở mồm long móng)


LY

: Heo lai có cha Landrace x mẹ Yorkshire

n

: Số mẫu

NĐTBTN

: Nhiệt độ trung bình trong ngày

NĐTBTT

: Nhiệt độ trung bình trong tuần

NĐTBTTh

: Nhiệt độ trung bình trong tháng

Parvo

: Parvovirus

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo)

TLTLBTN


: Tỷ lệ từng loại chứng/bệnh trên nái

TLNBTL

: Tỷ lệ nái mắc chứng/bệnh theo lứa

TLNBVMT

: Tỷ lệ nái mắc chứng/bệnh vẫn mang thai

Viêm ĐSD

: Viêm đường sinh dục

YL

: Heo lai có cha Yorkshire x mẹ Landrace

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn của heo nái mang thai tại trại............................................. 5
Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vaccine cho heo nái hậu bị tại trại ................................. 7
Bảng 2.3 Lịch tiêm phòng cho heo con tại trại ........................................................ 7
Bảng 2.4 Lịch tiêm vaccine cho heo nái mang thai tại trại ...................................... 7
Bảng 2.5 Các loại thuốc thường dùng trong trại ...................................................... 8
Bảng 4.1. Tỷ lệ chứng/bệnh trên tổng số ca bệnh .................................................. 22
Bảng 4.2 Số lượng heo nái mắc chứng/bệnh trong thời gian mang thai

theo lứa đẻ .............................................................................................................. 23
Bảng 4.3 Tỷ lệ heo nái không đậu thai theo lứa .................................................... 24
Bảng 4.4 Tỷ lệ sẩy thai theo lứa đẻ ........................................................................ 25
Bảng 4.5 Tỷ lệ heo nái bị viêm đường sinh dục theo lứa .................................... 256
Bảng 4.6 Tỷ lệ heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân theo lứa............................... 27
Bảng 4.7 Tỷ lệ heo nái bị đau móng theo lứa ........................................................ 28
Bảng 4.8 Tỷ lệ heo nái bị ghẻ theo lứa .................................................................. 29
Bảng 4.9 Tỷ lệ heo nái mắc chứng/bệnh trong giai đoạn mang thai
theo giống ............................................................................................................... 30
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo nái mang thai mắc chứng/bệnh theo giống ........................... 30
Bảng 4.11 Sự liên hệ giữa mái mắc chứng/bệnh với tỷ lệ mang thai .................... 31
Bảng 4.12 Kết quả điều trị các chứng/bệnh trên heo nái trong giai đoạn
mang thai ................................................................................................................ 32

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ tại trại nái mang thai ................................. 22
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ các ca bệnh trên tổng số nái khảo sát ........................................ 22
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ heo nái bệnh và không bệnh theo lứa đẻ ................................... 24

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không ngừng tăng lên,
ngày xưa chỉ cần ăn no, mặc ấm; nay phải ăn ngon, mặc đẹp; ăn uống đảm bảo chất
lượng. Nắm bắt được xu hướng xã hội và không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, ngành chăn nuôi của nước ta không chỉ mở rộng về mặt quy mô mà
còn nâng cao về số lượng và chất lượng với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng

khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho
người tiêu dùng trong nước đồng thời xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế
giới.
Nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đòi hỏi các nhà chăn nuôi
không ngừng cải tạo để cho ra những đàn nái tốt, vì con giống tốt là tiền đề để nâng
cao chất lượng đàn heo thương phẩm. Tuy nhiên, vấn đề bệnh tật trên nái trong giai
đoạn mang thai ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của heo vì bệnh tật có thể làm
giảm số heo con sơ sinh, giảm trọng lượng của heo con sơ sinh đáng kể. Trong lĩnh
vực chăn nuôi heo, khâu chăm sóc quản lý nái sinh sản có ảnh hưởng lớn đến thành
tích sinh sản của nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do điều kiện khí hậu ở nước ta
nóng ẩm, công tác chăm sóc quản lý còn nhiều hạn chế nên dễ phát bệnh trên đàn
nái dù người chăn nuôi đã đặc biệt chăm sóc và phòng ngừa.
Xuất phát từ thực tế và sự phân công của khoa Chăn nuôi Thú y, được sự
đồng ý của trại chăn nuôi Xuân Định chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
một số chứng/bệnh trên heo nái mang thai tại trại chăn nuôi Xuân Định, xã
Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát các chứng/bệnh sinh sản của heo nái xảy ra trong quá trình mang
thai theo lứa đẻ.
1.2.2 Yêu cầu
- Ghi nhận các chứng/bệnh xảy ra trên heo nái trong quá trình mang thai.
- Theo dõi kết quả điều trị.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Xuân Định được xây dựng năm 2004, thuộc ấp Tân Hạnh, xã
Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
2.1.2 Phương thức sản xuất
Hiện nay trại chăn nuôi heo với hình thức nuôi gia công cho công ty cổ phần
chăn nuôi CP Việt Nam. Trại đầu tư chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi,
công nhân lao động và cung cấp heo con cai sữa cho công ty. Công ty CP cung cấp
con giống, kỹ thuật, thức ăn, thuốc thú y.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu nhân sự
Kỹ thuật

1 người

Công nhân

5 người

Phục vụ

1 người

- Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 02/1/2011 tổng đàn heo của trại là 886 con, trong đó:
- Heo nái sinh sản


301 con

- Heo nái hậu bị

36 con

- Heo đực

2 con

- Heo con theo mẹ 342 con
- Heo con cai sữa

205 con

2.1.4 Công tác giống
Các giống heo hiện có tại trại gồm:

3


- YL: Cha Yorkshire x mẹ Landrace
- LY: Cha Landrace x mẹ Yorkshire
Đàn heo nái của trại đã trải qua nhiều thế hệ lai, cái hậu bị được tuyển chọn
từ các trại heo giống khác như: Xuân Thọ, Hoài Hội, Tân Phúc, Tân Long… có
nguồn gốc rõ ràng, mỗi nái có thẻ theo dõi riêng, ghi rõ gia phả và các chỉ tiêu quan
trọng như ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sinh ra, số con còn sống, số con
cai sữa, trọng lượng cai sữa…
Phương thức phối giống: Ở trại chỉ có gieo tinh nhân tạo, tinh do công ty CP
lấy từ trại nọc đưa xuống, có 2 heo đực dùng để thí tình.

2.1.5 Chuồng trại
Chuồng trại cho heo được thiết kế dạng chuồng kín, có lắp đặt hệ thống quạt
hút và hệ thống làm mát, mái lợp tôn lạnh có lớp cách nhiệt. Nền chuồng được làm
bằng xi măng, có độ dốc thích hợp và có rãnh thoát nước giúp chất thải được lưu
thông dễ dàng. Nền sàn cách nền chuồng khoảng 1,5m (chỗ cao nhất) và 0,5m (chỗ
thấp nhất). Trại chia làm 2 khu được ngăn bởi tường xi măng có lắp kính, có cửa
thông nhau, một nửa diện tích là khu nái đẻ, nửa diện tích còn lại là khu nái mang
thai. Mỗi khu có 4 dãy chuồng, có lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa
cho heo ra vào bằng sắt.
- Chuồng nái mang thai: chuồng sàn dạng cá thể làm bằng song sắt, máng ăn
bằng inox, núm uống tự động, kích thước chuồng 0,65 m x 2,2 m dạng cá thể.
- Chuồng nái đẻ nuôi con: chuồng sàn, máng ăn bằng inox, núm uống tự
động, mỗi con một ô chuồng, kích thước lồng nái đẻ: 1,8 m x 2,2
- Chuồng nái hậu bị: được thiết kế bằng song sắt, núm uống tự động, máng
ăn bán tự động. Nái hậu bị được nuôi cách ly vì những nái này có thể mang nhiều
mầm bệnh đang ở dạng tiềm ẩn có sẵn trong cơ thể hoặc bị lây nhiễm trong quá
trình vận chuyển, trong không khí, khi bị stress, nóng dễ nổ dịch. Nuôi 20 con/ô với
diện tích ô là 40m2. Hệ thống dẫn nước thải chạy dọc theo dãy chuồng và ra ngoài
rồi đổ vào hầm chứa phân (Biogas).Xung quanh trại trồng nhiều cây xanh, giúp
giảm nóng vào buổi trưa.

4


2.1.6 Chăm sóc và nuôi dưỡng
2.1.6.1 Nước uống
Nguồn nước trong trại luôn được đảm bảo đầy đủ, nước từ giếng khoan được
đưa lên bồn chứa rồi theo hệ thống ống dẫn 1 đến từng ô chuồng, đến núm uống tự
động. Dùng máy bơm nước từ bồn chứa vào hệ thống ống 2 đến từng dãy chuồng để
tắm cho heo và rửa chuồng.

2.1.6.2 Thức ăn
Thức ăn được cung cấp bởi công ty chăn nuôi CP Việt Nam.
-

Heo nái mang thai sử dụng thức ăn 566F

-

Heo nái đẻ và heo đực sử dụng thức ăn 567SF

-

Heo hậu bị sử dụng thức ăn 562SF

-

Heo con sử dụng thức ăn 550S

Từ khi phối xong đến khi mang thai tuần thứ 12 cho heo ăn thức ăn 566F với
khẩu phần 1,8 – 2 kg/con/ngày tùy theo thể trạng của heo. Qua tuần thứ 12 tăng
khẩu phần ăn của heo theo bảng 2.1.
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn của heo nái mang thai tại trại (kg/con/ngày)
Thể trạng
Mập

Ốm

Trung bình

1


2,2

2,2

2,5

2

2,2

2,5

3

3–5

2,5

3

3,5

>5

2,5

3,5

4


Lứa

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)
Khi heo mang thai tới tuần 14, đổi qua thức ăn 567SF và cũng cho ăn với
khẩu phần như bảng 2.1. Trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho heo ăn đồng loạt với
khẩu phần 2kg/con/ngày, và giảm 0,5kg/con/ngày với 2 ngày tiếp theo. Nếu sau 3
ngày đẻ so với dự kiến mà heo chưa đẻ thì tiếp tục cho heo ăn với khẩu phần như
bảng 2.1.

5


2.1.7 Vệ sinh, phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại
Bố trí hố sát trùng ở khu vực cổng ra vào, khách và công nhân sau khi ra vào
trại đều phải đi qua phòng sát trùng, phương tiện ra vào trại phải đi qua hố sát trùng
và được phun thuốc sát trùng đối với tất cả mọi loại phương tiện khi ra vào trại.
Quét dọn xung quanh chuồng nuôi, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát
nước, định kì sát trùng toàn chuồng trại.
Lối đi bên ngoài mỗi dãy chuồng được quét dọn 1 lần/ngày và được phun
thuốc sát trùng trước và sau khi chuyển heo, hoặc lùa heo con đi.
Công nhân đi lên trại làm việc phải qua 1 phòng sát trùng, được trang bị đồ
bảo hộ khi làm việc, tất cả đồ làm việc của công nhân đều được sát trùng ngay sau
khi đi làm về và được tách rời với đồ dùng hàng ngày. Nghiêm cấm việc qua lại
giữa các trại nếu không có việc gì cần thiết. Đối với khách thăm quan đều phải
thông qua sự hướng dẫn và quy định của trại khi qua các khu vực chăn nuôi.
Sau mỗi đợt cai sữa, chuyển heo, chuồng heo được cọ rửa và sát trùng sạch
sẽ. Chuồng heo được phun xịt bằng vòi nước cao áp, sau đó những tấm sàn bằng
nhựa và tấm đan bằng bê tông được tháo ra để chà rửa sạch và ngâm với thuốc sát

trùng NaOH trong vòng 1 ngày.
Sau khi đã được quét dọn sạch, tấm sàn nhựa và tấm đan bằng bê tông lại
được lắp như cũ và được phun sát trùng bằng nước vôi pha loãng. Sau đó toàn
chuồng trại được phun sát trùng một lần cuối.
Lịch tiêm thuốc cho heo nái đẻ:
Ngày thứ nhất heo đẻ: 15 – 18 ml amoxicillin + 3 – 5 ml oxytocin
Ngày thứ 2 sau khi heo đẻ: 3 – 5 ml oxytocin
Ngày thứ 3 sau khi heo đẻ: 15 – 18 ml amoxicillin + 3 – 5 ml oxytocin.
-

Quy trình tiêm phòng cho heo tại trại:

Nái hậu bị sau khi nhập về trại tuần đầu tiên cho nghỉ, tuần thứ 2 tới khi phối
được tiêm phòng bệnh theo Bảng 2.2.

6


Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vaccine cho heo nái hậu bị tại trại
Thời gian

Phòng bệnh

Liều dùng

2 tuần

Parvo lần 1

5 ml/con


AD lần 1

2 ml/con

Dịch tả heo

2 ml/con

FMD

2 ml/con

4 tuần

Mycoplasma

2 ml/con

5 tuần

PRRS

2 ml/con

6 tuần

Parvo lần 2

5 ml/con


AD lần 2

2 ml/con

3 tuần

FMD: lở mồm long móng
PRRS: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo
AD: giả dại
Parvo: Parvovirus
Bảng 2.3 Lịch tiêm phòng cho heo con tại trại
Loại heo

Thời gian tiêm

Phòng bệnh

Liều

Heo con theo mẹ

2 tuần sau sinh

Mycoplasma

2 ml

3 tuần sau sinh


Dịch tả heo

2 ml

5 tuần sau sinh

Dịch tả heo

2 ml

7 tuần sau sinh

FMD

2 ml

Heo cai sữa

FMD: lở mồm long móng
Bảng 2.4 Lịch tiêm vaccine cho heo nái mang thai tại trại
Thời gian

Phòng bệnh

Liều dùng

10 tuần của thai kỳ

Dịch tả heo


2 ml/con

12 tuần của thai kỳ

FMD

2 ml/con

E.coli lần 1

2 ml/con

E.coli lần 2

2 ml/con

14 tuần của thai kỳ

Heo đực: Tiêm giả dại và FMD định kì vào tháng 4, 8, 12. Tiêm dịch tả định
kì 8 tháng 1 lần sau khi tiêm giả dại và FMD.

7


2.1.8 Các loại thuốc thường dùng trong trại
Bảng 2.5 Các loại thuốc thường dùng trong trại
Tên thuốc

Hàm lượng


Thành phần

Liều dùng

(100 ml)
Amoxicilin

Amoxicilin

15g

15mg/kg thể trọng

(as trihydrate salt)
Aminolyte
Analgin

Các acid amin và

Heo con 1ml/8kg thể trọng

vitamin B12

Heo lớn 1ml/10kg thể trọng

Analgin

25.000mg

Heo con 1ml/10kg thể trọng

Heo lớn 1ml/15kg thể trọng

Calcium gluconate

45g

Điều trị: 1ml/5kg thể trọng

Calcium glucoheptonate

4,5g

Phòng: 1ml/10kg thể trọng

Boric acid

8g

Vitamin B12

10.000mg

Enrofloxacin

1.000 mg

Canci B12

Nova – enrocol


< 5kg: 1ml/con/lần
2 lần/ngày

Oxytocin

Oxytocin

10IU

Heo nái đẻ: 6ml/con
Kích thích sữa: 2ml/con

CTC 20%

Kháng sinh tổng hợp

1 lần/ngày
(Cho ăn liên tục 3
ngày/tháng)
(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)

2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Sự thành thục và động dục
Heo hậu bị cái tuổi thành thục khoảng 6 - 9 tháng. Nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến tuổi thành thục và tiếp diễn đều đặn ở các kỳ động dục sau đó. Như yếu tố
giống, mùa trong năm, thời điểm nái trưởng thành sinh dục, tiếp xúc heo nọc,
chuồng trại, mật độ nhốt, nuôi dưỡng và tình trạng sức khỏe của heo cái tơ (Nguyễn
Văn Thành, 1998).
Vì vậy mà những chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần
làm cho heo thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm. Heo thành thục sớm giúp nhà


8


chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc và một số chỉ tiêu
khác mà năng suất sinh sản của heo không bị ảnh hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ
thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp phần nâng cao hiệu quả sinh sản.
2.2.2 Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của heo trung bình khoảng 21 ngày, biến động từ 18 – 24
ngày và được chia ra các thời kỳ.
2.2.2.1 Thời kỳ trước động dục
Thời kỳ trước động dục của heo kéo dài hai ngày. Trong giai đoạn này, cơ
quan sinh dục có mức hoạt động cao. Bộ phận sinh dục ngoài có những thay đổi: âm
hộ sưng to, màu đỏ, thành âm đạo sung huyết và có dịch nhầy.
2.2.2.2 Giai đoạn động dục
Giai đoạn này kéo dài 2,5 ngày, giai đoạn này hoạt động sinh dục mạnh nhất.
Âm đạo chảy dịch nhầy trong suốt, đôi khi mép âm hộ xuất hiện dịch nhầy đặc, âm
hộ tái đỏ, mạch máu trong nội mạc tử cung dãn nở hơn, các tuyến tăng tiết, biểu mô
âm đạo tăng sinh nhiều lớp tế bào.
2.2.2.3 Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn sau động dục của heo kéo dài 3 – 4 ngày. Các dấu hiệu hoạt động
sinh dục giảm, âm đạo teo lại, tái nhạt.
2.2.2.4 Giai đoạn yên lặng
Sau giai đoạn sau động dục là giai đoạn yên lặng kéo dài từ 9 – 12 ngày. Heo
nái yên tĩnh, không có phản xạ với heo nọc, âm hộ trắng nhạt. Sau giai đoạn này lại
bắt đầu sự phát triển nhanh của các bao noãn và những thay đổi đặc trưng trong
đường sinh dục.
2.2.3 Phát hiện động dục
Bằng cách dùng heo nọc hoặc dùng tay ấn mạnh lên lưng heo nái. Cách dùng
heo nọc vẫn được ưa chuộng hơn. Nếu người chăn nuôi ấn mạnh tay lên lưng để

phát hiện động dục thì nên nhốt heo nái ở tư thế mà mũi của nó có thể tiếp xúc mõm
của heo nọc. Bởi vì, pheromone từ nước bọt của heo nọc là một steroid, khi tiếp xúc
nó sẽ kích thích heo nái.

9


2.2.4 Sự mang thai và nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai
2.2.4.1 Sự mang thai
Theo Võ Văn Ninh (1999), sau khi phối giống 21 ngày không thấy động dục
trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài 113 – 115 ngày, nếu
mang thai nhiều con có thể sinh vào ngày 113, nếu ít con có thể sinh vào ngày 115 –
118, nhưng nếu heo nái sinh sản sớm hơn ngày 108 của thai kỳ thường heo con rất
khó nuôi.
Nguyễn Tiến Dũng và ctv (2002), cho rằng thời gian mang thai được tính từ
ngày phối giống lần cuối, thời gian có thai phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố
khác nhau. Thời gian mang thai dài hay ngắn tùy thuộc loài, giống gia súc, tuổi gia
súc mẹ, lứa sinh sản, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, trạng thái cơ quan
sinh dục, số lượng bào thai…
Theo Trần Thị Dân (2001), thời kỳ mang thai gồm: sự thụ tinh, định vị phôi,
hình thành nhau thai và bào thai tăng trưởng. Theo tác giả, sau khi xuất, noãn được
bao quanh bởi một màng mucopolysaccharide gọi là vùng thấu quang. Bên ngoài
vùng này là vùng tia do một số tế bào hạt tạo thành. Trong cùng là màng noãn
hoàng. Màng noãn hoàng có các vi nhung mao ăn sâu vào các vùng thấu quang
(màng bán thấm bảo vệ cho noãn). Các noãn lưu lại trong vòi fallope quá lâu trước
khi thụ tinh cũng có tỷ lệ thụ tinh thấp hoặc tỷ lệ tử vong của phôi cao. Thời gian
mà noãn được thụ tinh cao nhất là sau khi rụng 4 – 6 giờ. Các tiêm mao trong ống
dẫn trứng cử động và cơ của ống co bóp để đẩy trứng đã thụ tinh xuống tử cung và
lớp nội mạc tử cung phát triển, sung huyết trước khi phôi đóng ổ. Ở những thú đa
thai, các phôi bào thường định vị ở những khoảng cách cố định ở sừng tử cung. Khi

một phôi bào đã định vị thì nó tạo ra một vùng bất khả xâm phạm không cho phôi
khác định vị gần. Phôi bào của heo định vị ở sừng tử cung lúc 15 – 20 ngày tuổi.
Tiếp theo sự định vị phôi là sự hình thành nhau thai.
2.2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai
Võ Văn Ninh (2003) căn cứ vào sự phát triển của thai chia thành 2 giai đoạn
như sau:

10


Giai đoạn chửa kỳ 1: từ 1 – 60 ngày, thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử
dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau
này. Thiếu dưỡng chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển của phôi thai như tăng hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà
chứa nhiều thai khô (thai gỗ). Thừa dưỡng chất cũng gây ảnh hưởng tiêu phôi và
làm nái trở nên mập mỡ. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này hết
sức chặt chẽ. Cụ thể:
- Nái mập: 2,00 kg /con/ngày
- Nái trung bình: 2,50 kg/con/ngày
- Nái gầy: 3,00 kg/con/ngày
Giai đoạn chửa kỳ 2: từ ngày 61 – 115, thời kỳ này thai đã lớn sử dụng nhiều
dưỡng chất trong máu của mẹ để phát triển, do đó thiếu dưỡng chất trong thức ăn
của nái sẽ làm heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. Nếu quá dư
thừa dưỡng chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn vóc làm cho nái khó đẻ, đẻ
không ra, phải can thiệp kéo thai, móc thai, gây tổn thương bộ phận sinh dục làm
nái viêm nhiễm, mất sữa hoặc bị nghẽn tắc ống sinh dục, trở nên vô sinh.
Vì vậy, thời kỳ này cũng cần phải phân nhóm nái theo thể vóc để cung cấp
mức thức ăn thích hợp:
- Nái mập: 1,50 kg/con/ngày
- Nái trung bình: 2,00 kg/con/ngày

- Nái gầy: 2,50 kg/con/ngày.
2.2.5 Sự sinh đẻ
Theo Phạm Hữu Doanh (1995), heo nái chuẩn bị sinh thường có biểu hiện đi
đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, làm ổ, kêu la. Xung quanh âm hộ sưng đỏ, tiết
dịch nhầy, bầu vú căng sữa. Heo nái thường sinh vào ban đêm và sinh nhiều con
trong một lứa đẻ. Cuối thời kỳ có mang, lớp nội mạc tử cung ngày càng nhạy cảm
đối với tác dụng của oxytocine, tiếp theo hàm lượng progesterone trong máu giảm
dần và hàm lượng estrogen trong máu tăng dần. Tuy nhiên, tác động cơ học là tác
động chính dẫn đến sự sinh đẻ. Tác động cơ học được tạo ra do trọng lượng bào thai

11


tăng đến mức tối đa, làm cơ tử cung dãn càng lúc càng mãnh liệt, đồng thời do bào
thai chủ động khơi mào cho sự co thắt nhu động của tử cung dẫn đến sự trục bào
thai ra khỏi cơ thể mẹ. Theo Trần Thị Dân (2001), quá trình này diễn ra làm 3 giai
đoạn: chuẩn bị, dãn và trục thai.
- Giai đoạn chuẩn bị: cơ quan sinh dục bị xung huyết, âm hộ trương mọng,
nhũ tuyến trương, các dây chằn dãn ra. Các biển đổi này do tác động của estrogen
và một phần do oxytocine. Thú mẹ biểu hiện bồn chồn làm ổ.
- Giai đoạn dãn: sự co thắt của các cơ tử cung càng lúc càng tăng dần làm
cho cổ tử cung và các bộ phận đường sinh dục dãn ra, cơ thành bụng co thắt nhịp
nhàng cho nên giai đoạn này còn gọi là giai đoạn chuyển bụng. Sự co thắt bắt đầu từ
phần sừng tử cung. Trên heo, hai sừng tử cung co thắt xen kẽ nhau. Sự co thắt đẩy
bào thai hướng về cổ tử cung và đi vào âm đạo, đến âm môn, tại đây bọc nước ối
mới vỡ ra. Vì heo là thú đa thai nên thời gian này thường kéo dài trong nhiều giờ.
- Giai đoạn trục: Sự co thắt cơ tử cung và thành bụng vẫn tiếp tục để hỗ trợ
các tác động của oxytocine và relaxine làm dãn các dây chằng, gân nối liền xương
mu, nới rộng đường sinh dục đẩy bào thai thoát ra ngoài.
Trên heo nái, xen kẽ với giai đoạn trục thai là thời kỳ nghỉ ngơi nên thời gian

đẻ có thể kéo dài 2 – 6 giờ, thậm chí đến 24 giờ, do heo là thú đa thai.
Khi cuống rốn bị tách khỏi tử cung sẽ làm nhau bám lỏng lẻo hơn, đồng thời
máu đi vào cơ thể mẹ không còn cung cấp cho nhau thai nữa. Nên khi tử cung co
thắt nhau sẽ bị đẩy ra ngoài. Trên heo, thời gian này khoảng 30 – 60 phút.
2.2.6 Một số đặc điểm ngoại hình của giống heo YL và LY
YL và LY là 2 giống heo có ngoại hình tương đương nhau: heo có sắc lông
trắng, dài vừa phải, đầu to vừa phải, tai hơi xụ bít mắt hoặc hơi nghiêng về phía
trước, vai rộng, mông đùi to, lưng rộng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn.
YL là heo lai có cha là giống heo Yorkshire và mẹ là giống heo Landrace.
LY là heo lai có cha là giống heo Landrace và mẹ là giống heo Yorkshire.
Đây là hai giống heo được ưa chuộng nhất trong các trại chăn nuôi, được các
nhà chăn nuôi Việt Nam dùng làm con nái để tạo ra heo con thương phẩm tốt. Heo

12


có những đặc tính tốt do hai giống Yorkshire và Landrace truyền lại: sản lượng sữa
cao, nuôi con giỏi, sức kháng bệnh cao, tăng trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao, dễ nuôi,
thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam.
2.3 Một số hội chứng và bệnh thường gặp trên heo trong giai đoạn mang thai
2.3.1 Sẩy thai
Tất cả các trường hợp thai bị tống ra ngoài trước ngày sinh bình thường được
gọi là sẩy thai. Sẩy thai là do sức sống của thai không mạnh, bộ phận sinh dục cái
hoặc cơ thể con vật bị bệnh, thấy chưa tới ngày heo đẻ, heo nái đã đau bụng, đi lại
nhiều chảy nước dịch nhờn trắng đục, có máu, con đẻ ra rất ít hoặc đã chết.
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), sẩy thai có thể do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân truyền nhiễm, thú nhiễm các bệnh như giả dại, bệnh do
Parvovirus, bệnh xoắn khuẩn…Chuồng trại chật hẹp, thời tiết nắng nóng có thể gây
rối loạn sinh sản, gia tăng nguy cơ chết thai trong bụng mẹ.
- Một số nguyên nhân bên ngoài tác động gây sẩy thai như nhiễm trùng

đường sinh dục: viêm niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn như
Staphylococus aureus có sẵn trong chuồng nuôi hay lây nhiễm theo đường tinh
dịch. Nái già, đực già ảnh hưởng đến khả năng sống của thai. Nhiễm các độc chất,
nấm mốc từ thức ăn hoặc từ không khí như nitrate chì, dioxide, CO… Thú mang
thai sẩy thai do bị trượt té, bị rượt đuổi, chen lấn khi ăn uống, nhảy chuồng, cắn
nhau hay stress…
Do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, thiếu chất protid, glucid, lipid và các
khoáng Ca, P, Iod, vitamin A, D dẫn đến cơ thể bi suy nhược, không đủ chất nuôi
thai, thai bị chết, đẻ non. Do thể vàng ở buồng trứng teo quá sớm nên lượng
hormone Progesterol không được tiết ra để giữ thai dẫn đến bị sẩy thai. Do ngộ độc
thức ăn như thức ăn bị nấm mốc, thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hay độc tố của
bánh dầu đậu phộng (Aflatoxin) những chất độc này đã làm chết thai (Nguyễn Xuân
Bình, 1999).
Phòng bệnh:

13


- Không được để làm giống những con heo đã bị bệnh Leptospilosis, suyễn,
thương hàn, Brucellosis mặc dù những bệnh này đã trị khỏi. Vì vi trùng còn ở thể ẩn
tính, sống ký sinh ở niêm mạc tử cung, ruột hay trong mật, hạch bạch huyết..v..v..
Khi heo nái có thai vi trùng sẽ tác động đến bào thai gây chết thai, đẻ non.
- Chích ngừa đầy đủ các loại vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn
trước thời gian phối giống 15 – 20 ngày để cơ thể có miễn dịch phòng bệnh với
những bệnh truyền nhiễm trên.
- Trong thời gian mang thai, khi heo nái bị bệnh truyền nhiễm hay các bệnh
khác phải điều trị kịp thời và cẩn thận khi dùng thuốc. Riêng bệnh dịch tả và thương
hàn thì nên xử lý, không nên để.
- Những con nái thường bị sẩy thai và chết thai trong những lứa trước (không
phải nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm) thì sau khi phối giống ta phải chích thuốc

dưỡng thai Progesterone.
- Trong thời gian mang thai cần bổ sung vào khẩu phần ăn một số vitamin A,
D, E để tăng sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng nhau thai, chết thai, còi
cọc sau khi sinh (Nguyễn Xuân Bình, 1999).
2.3.2 Viêm đường sinh dục
Heo nái trong quá trình mang thai vẫn xảy ra tình trạng viêm đường sinh dục.
Hiện tượng viêm chảy mủ trong quá trình mang thai thường là do viêm âm đạo,
viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu. Trong sản dịch viêm thường có sự xuất hiện
của vi khuẩn Staphylococus, Streptococcus... Dạng viêm này nếu nhẹ thì không ảnh
hưởng tới bào thai còn nặng có thể sẽ dẫn đến sẩy thai trên nái. Nếu xảy ra trong vài
ngày sau phối, nái sẽ không đậu thai.
Công tác phối giống không đúng kỹ thuật nhất là phối giống bằng thụ tinh
nhân tạo, dụng cụ bơm tinh không được vô trùng và chăm sóc nái trong quá trình
sinh đẻ cũng là một trong các nguyên nhân, khi nái đẻ khó các biện pháp tác động
như móc, dùng dụng cụ kiểm tra vị trí thai trong đường sinh dục (que thử làm bằng
kim loại bên ngoài có bọc lớp nhựa dẻo chống rỉ và không làm tổn thương đến

14


đường sinh dục của heo) mà vệ sinh không sạch sẽ tất cả có thể đưa vi khuẩn từ
ngoài vào tử cung gây viêm.
2.3.3 Đau móng
Các tổn thương trên móng dẫn đến heo tăng trưởng chậm, tăng tỷ lệ loại thải
cao và đi đứng khó khăn. Các bệnh về móng thường có liên quan đến điều kiện vệ
sinh, cấu trúc nền chuồng và chế độ dinh dưỡng.
- Do dinh dưỡng: thiếu dinh dưỡng, trong đó có sự góp mặt của Biotine
(Vitamin H). Biotine tham gia vào hệ thống enzyme, là một chất cần thiết cho nhu
cầu sống của cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, mỡ và
protein. Nếu thiếu Biotine sẽ gây chậm lớn, giảm tính thèm ăn, da lông xù xì, khô,

đổi màu, nứt mũi và móng chân, khả năng sinh sản kém, thai dị hình…
- Do virus: một số virus thuộc họ Picornaviridae gây viêm móng trên heo,
đặc trưng nhất là giống Apthovirus, kế đến là giống Enterovirus gây bệnh bọng
nước ở heo. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây cho thú triệu chứng sốt, xuất hiện
nhiều bọng nước ở xung quanh vành móng có mủ gây nên long móng, thú đi khập
khiễng. Khi bị nhiễm virus này thú bệnh sẽ lây lan cho thú khỏe qua vật chủ trung
gian như ruồi, muỗi, người, thức ăn, chất thải.
Ngoài ra, nếu trọng lượng của thú quá lớn sẽ làm thú đi đứng khó khăn trong
thời gian mang thai, do trọng lượng dồn lên các chân. Nền chuồng nhám gây tổn
thương vùng móng tạo cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
2.3.4 Bỏ ăn
Khi nuôi heo nái người ta thường gặp trường hợp heo nái mang thai bỏ ăn
nhưng không biểu hiện triệu chứng sốt. Trường hợp này thường xảy ra ngay sau khi
phối 1 – 2 tháng. Cũng có con tháng thứ ba và tư vẫn bỏ ăn. Nhiều người chăn nuôi
lo ngại đã bán đi, khi mổ thịt thấy bầy heo con vẫn sống bình thường. Nhưng cũng
có bầy heo con chết khô 1 – 2 con.
Heo nái bỏ ăn không có biểu hiện sốt (đo nhiệt độ bình thường 38 – 390C
hoặc có con giảm 370C). Một số con thường nằm úp bụng xuống dưới, nước tiểu
đôi khi hơi vàng, phân bình thường hoặc khô.

15


×