Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO GP1 THUỘC CÔNG TY ANCO, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.38 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI HEO GP1 THUỘC CÔNG TY ANCO,
TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện : TRẦN QUANG NGHĨA
Lớp : DH06TY
Ngành : Thú Y
Niên khóa : 2006 – 2011

THÁNG 08/2011

i


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

TRẦN QUANG NGHĨA

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ BỆNH
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60
NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO GP1 THUỘC


CÔNG TY ANCO, TỈNH ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ TRÀ MI

THÁNG 08/2011

ii


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Quang Nghĩa.
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và một số bệnh của heo con
cai sữa từ 21 đến 60 ngày tuổi” tại trại heo GP1 – Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp
Quốc Tế ANCO.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa
Chăn Nuôi – Thú Y ngày ……………………
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Thị Trà Mi

iii


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cả gia đình mình, mọi người đã
hi sinh vì con rất nhiều để con có được ngày hôm nay.
Em xin gửi lòng kính trọng và lời cảm ơn đến ThS. Bùi Thị Trà Mi và TS.

Võ Thị Tuyết, là các giảng viên kính mến đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho em
hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên Trần Quang Nghĩa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
+ Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để cho chúng em học tập thật
tốt trong những năm qua.
+ Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể giáo viên đáng kính của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như những kinh nghiệm thực tế
để chúng em có hành trang tốt bước vào nghề.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty ANCO, ban quản lý
trại heo GP1, các anh Trần Tiến Đại, Võ Quốc Việt, chị Phạm Thị Huệ đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại trại.
Cảm ơn bạn Kim Anh đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong học tập cũng
như trong cuộc sống, đồng cảm ơn các bạn lớp DH06TY thân mến.
Sinh viên
Trần Quang Nghĩa

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh trưởng và một số bệnh của heo con cai sữa từ
21 đến 60 ngày tuổi ” được thực hiện tại trại chăn nuôi heo GP1 thuộc Công Ty Cổ
Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, tỉnh Đồng Nai từ ngày 16/12/2010 tới
30/04/2011. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi về các chỉ tiêu tăng trọng, lượng thức
ăn tiêu thụ và một số bệnh trên 949 heo con cai sữa thuộc 99 ổ đẻ thuộc 7 nhóm
giống LY, DL, DY, PDL, DYL, PDY, PDLY. Kết quả khảo sát cho thấy:
Trọng lượng cai sữa thực tế và trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày
tuổi tính chung cho các heo khảo sát lần lượt là 6,48 kg/con và 6,02 kg/con.
Trọng lượng 42 ngày tuổi, trọng lượng xuất chuồng thực tế và trọng lượng
xuất chuồng hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi tính chung cho các heo khảo sát lần lượt là:

12,77 kg/con; 22,04 kg/con và 21,94 kg/con.
Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn: 21 – 42 ngày tuổi, 42 – 60 ngày tuổi và
21 – 60 ngày tuổi tính chung cho các heo khảo sát lần lượt là: 321 g/ngày; 510 g/
ngày và 408 g/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trên ngày và hệ số chuyển biến thức ăn tính chung
cho các heo khảo sát lần lượt là 487 (g thức ăn/con/ngày) và 1,33 (kg thức ăn/kg
tăng trọng).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ heo con có triệu chứng bệnh về đường hô hấp
và tỷ lệ heo có triệu chứng viêm khớp lần lượt là 1,58 %; 4,42 % và 2,63 %.
Tất cả các chỉ tiêu theo dõi đều khá tốt, cho thấy được rằng đàn heo của trại
GP1 có năng suất cao.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... iii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... xi
Danh sách các hình.................................................................................................... xii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục đích ...............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3

2.1. Giới thiệu về trại GP1 – công ty ANCO ...........................................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ANCO .................................3
2.1.2 Vị trí địa lý ..................................................................................................4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................4
2.1.4 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại...........................................5
2.1.5 Sơ đồ trại .....................................................................................................5
2.1.6 Cơ cấu tổ chức của trại ...............................................................................5
2.1.6.1 Nhân sự ................................................................................................5
2.1.6.2 Cơ cấu đàn của trại GP1.......................................................................5
2.1.7 Nguồn gốc con giống ..................................................................................7
2.1.8 Quy trình chọn lọc heo hậu bị.....................................................................7
2.1.9 Phương thức phối giống..............................................................................8
2.1.10 Giới thiệu một số giống heo thuần và heo lai ...........................................8

vi


2.1.11 Công tác giống ..........................................................................................9
2.2 Điều kiện chăm sóc nuôi đàn heo .......................................................................11
2.2.1 Chuồng trại ...............................................................................................11
2.2.2 Trang thiết bị chuồng trại .........................................................................16
2.2.3 Thức ăn .....................................................................................................17
2.2.4 Nước uống ................................................................................................18
2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ..........................................................................18
2.3.1 Đối với nái ................................................................................................18
2.3.2 Đối với heo con.........................................................................................20
2.3.3 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng...............................................................22
2.3.3.1 Vệ sinh ...............................................................................................22
2.3.3.2 Quy trình tiêm phòng .........................................................................22
2.3.4 Bệnh và điều trị .........................................................................................22

2.4 Cơ sở lý luận .......................................................................................................24
2.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của heo con ................................24
2.4.2 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa .......................................................25
2.4.3 Quá trình sinh trưởng và phát dục ............................................................25
2.4.4 Yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh ..........................................................26
2.4.5 Các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp trên heo con cai sữa ...............28
2.4.6 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa ...............................29
2.4.7 Các nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con cai sữa.............................30
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................. 31
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................31
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................31
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................31
3.4 Phương pháp khảo sát .........................................................................................31
3.5 Chỉ tiêu khảo sát ..................................................................................................32
3.5.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng .........................................................32
3.5.2 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ................................................34

vii


3.5.3. Các chỉ tiêu về sức sống ..........................................................................34
3.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 35
4.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng ................................................................35
4.1.1 Các chỉ tiêu về trọng lượng.......................................................................35
4.1.1.1 Trọng lượng cai sữa thực tế ...............................................................35
4.1.1.2 Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi................................36
4.1.1.3 Trọng lượng 42 ngày tuổi ..................................................................37
4.1.1.4 Trọng lượng xuất chuồng thực tế .......................................................37
4.1.1.5 Trọng lượng xuất chuồng hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi .......................38

4.1.2 Các kết quả về chỉ tiêu tăng trọng tuyệt đối .............................................39
4.1.2.1 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 21-42 ngày tuổi.................................39
4.1.2.2 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 42 – 60 ngày tuổi ..............................40
4.1.2.3 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi. .............................41
4.1.3 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ................................................42
4.1.3.1 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày ................................................................42
4.1.3.2 Hệ số chuyển biến thức ăn .................................................................43
4.2 Các chỉ tiêu về sức sống ......................................................................................44
4.2.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...........................................................................44
4.2.2 Tỷ lệ heo con có triệu chứng bệnh về đường hô hấp ................................45
4.2.3 Tỷ lệ heo con có triệu chứng bệnh viêm khớp .........................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 47
5.1 Kết luận ...............................................................................................................47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 51

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DL: heo lai Duroc – Landrace
DLY: heo lai Duroc – Landrace – Yorkshire
DY: heo lai Duroc – Yorkshire
FMD: Lở mồm long móng (Food and Mouth Disease)
GPKD: giấy phép kinh doanh
HSBCTĂ: hệ số biến chuyển thức ăn
KgTĂ/kgTT: kg thức ăn/kg tăng trọng
LY: heo lai Landrace – Yorkshire
NLTĐ: năng lượng trao đổi

NTTT: ngày tuổi thực tế
PD: heo lai Pietrain – Duroc
PDL: heo lai Pietrain – Duroc – Landrace
PDLY: heo lai Pietrain – Duroc – Landrace – Yorkshire
PDY: heo lai Pietrain – Duroc – Yorkshire
PRRS: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome)
SHCTCBHH: số heo có triệu chứng bệnh hô hấp
SHCTCVK: số heo có triệu chứng viêm khớp
TL42NG: trọng lượng giai đoạn 42 ngày tuổi
TLCSHC21: trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi
TLCSTT: trọng lượng cai sữa thực tếTLHCTCBHH: tỷ lệ heo có triệu chứng bệnh
hô hấp
TLHCTCVK: tỷ lệ heo có triệu chứng viêm khớp
TLNCTC: tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TLXCHC60: trọng lượng xuất chuồng hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi
TLXCTT: trọng lượng xuất chuồng thực tế
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh

ix


TSCN: tổng số con nuôi
TSNCN: tổng số ngày con nuôi
TSNCTC: tổng số ngày con tiêu chảy
TTTĂ: tiêu thụ thức ăn
TTTĐ GĐ 21 – 42: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ 21 đến 42 ngày tuổi
TTTĐ GĐ 21 – 60: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi
TTTĐ GĐ 42 – 60: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ 42 đến 60 ngày tuổi
TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối

YL: heo lai Yorkshire – Landrace

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Định mức về số lượng và loại thức ăn hỗn hợp ..................................... 17
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp ......................... 18
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng trại GP1 trong những tháng đầu năm 2011 ........ 23
Bảng 2.4 Hệ số di truyền của một số tính trạng .................................................... 26
Bảng 2.5 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa .............................. 30
Bảng 3.1 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi ....... 33
Bảng 4.1 Số lượng heo khảo sát phân theo nhóm giống. ...................................... 35
Bảng 4.2 Trọng lượng cai sữa thực tế và trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh ............. 36
Bảng 4.3 Trọng lượng 42 ngày tuổi, trọng lượng xuất chuồng thực tế, trọng lượng
xuất chuồng hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi ................................................................ 38
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối của heo con các giai đoạn 21 – 42, 42 – 60 và 21 –
60 ngày tuổi ............................................................................................................ 40
Bảng 4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và hệ số chuyển biến thức ăn ......... 42
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................ 44
Bảng 4.7 Tỷ lệ heo con có triệu chứng bệnh về đường hô hấp, tỷ lệ heo con có triệu
chứng bệnh viêm khớp ........................................................................................... 45

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ trại GP1 ...........................................................................................6

Hình 2.2 Một dãy chuồng heo thịt ..........................................................................11
Hình 2.3 Kiểu chuồng sàn của khu N .....................................................................12
Hình 2.4 Một ô chuồng heo con cai sữa .................................................................13
Hình 2.5 Một ô heo nái đẻ ......................................................................................14
Hình 2.6 Một ô chuồng heo đực giống ...................................................................15
Hình 2.7 Một dãy chuồng heo nái mang thai .........................................................16

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo công nghiệp hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cả về
qui mô và chất lượng, không những thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn
hướng ra thị trường xuất khẩu, dần dần mở ra cơ hội cho người chăn nuôi Việt Nam
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi.
Quy trình chăn nuôi heo công nghiệp thường chia làm 5 giai đoạn: nái hậu
bị, nái mang thai, nái đẻ, heo cai sữa và heo thịt. Mỗi giai đoạn đều đóng vai trò
quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Cụ thể là:
+ Giai đoạn nái hậu bị; nái mang thai sẽ quyết định đến khả năng sinh sản của đàn
nái, tỉ lệ đậu thai, số lượng thai, trọng lượng heo sơ sinh, lượng kháng thể mẹ
truyền,…
+ Giai đoạn nái đẻ sẽ ảnh hưởng số con đẻ ra còn sống, số heo con cai sữa, trọng
lượng heo cai sữa, thời gian lên giống lại,…
+ Còn giai đoạn heo thịt trực tiếp ảnh hưởng đến trọng lượng xuất chuồng, thời gian
nuôi, lượng thức ăn tiêu tốn và lợi nhuận của trại.
+ Nhưng chúng ta không được quên đi một giai đoạn rất quan trọng đó là giai đoạn
heo cai sữa, đây là giai đoạn rất dễ khủng hoảng của heo con vì đây là lúc heo con
phải chống chọi với nhiều nguy cơ về sức khỏe và bệnh tật nhất, khi chúng phải đối

mặt với nhiều stress nhất như: đuổi bắt, cân đo, vận chuyển, thay đổi môi trường
sống, thức ăn, xa mẹ,... Ngoài các biện pháp chăm sóc, công tác chọn giống là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng với bệnh tật và stress của heo con
cai sữa. Chính vì thế, việc khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con
cai sữa trên nhiều nhóm giống nhằm mục đích chọn lọc ra các giống có sức sống
cao, sinh trưởng tốt là rất cần thiết.

1


Xuất phát từ mục đích trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Di Truyền Giống
Động Vật, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Trà Mi cùng sự giúp đỡ, hỗ trợ
của Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO, chúng tôi đã
tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và một số bệnh của heo con cai sữa
từ 21 đến 60 ngày tuổi” tại trại chăn nuôi heo GP1 thuộc Công Ty Cổ Phần Nông
Nghiệp Quốc Tế ANCO, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
1.2 Mục đích
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả
sử dụng thức ăn và tỉ lệ một số bệnh của heo con cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi
thuộc một số nhóm giống đang nuôi tại trại heo GP1 – công ty ANCO; góp phần
phục vụ công tác giống của ngành chăn nuôi.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi được một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng sinh trưởng của heo con
cai sữa trong độ tuổi khảo sát được nuôi tại trại.
Theo dõi được khả năng sử dụng thức ăn của heo con cai sữa thuộc từng
nhóm giống khảo sát.
Theo dõi được tỉ lệ một số bệnh thường gặp trên đàn heo khảo sát.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về trại GP1 – công ty ANCO
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ANCO
Tháng 08/2001, khởi đầu là Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp
Quốc Tế được thành lập tại quận Thủ Đức, TP.HCM chuyên sản xuất thức ăn cho
heo.
Đến ngày 24/01/2003, công ty tiến hành liên doanh giữa Việt Nam với
Malaysia, thành lập Công Ty Liên Doanh Dinh Dưỡng Quốc Tế tại Đồng Nai, tên
gọi tắt là công ty ANCO, với số vốn đầu tư là 4 triệu USD chuyên sản xuất thức ăn
gia súc (công suất 140000 tấn/năm), premix đậm đặc (farm premix) và premix bổ
sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.
Bắt đầu từ 01/01/2009 đến nay, ANCO chính thức chuyển đổi từ hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công Ty
Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (vẫn lấy tên viết tắt là ANCO).
Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc Tế ANCO là một thành viên của Công
Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế, được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Đồng
Nai cấp GPKD số: 4703000488 ngày 17/01/2008, trụ sở tại ấp 4, xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh thế mạnh của công ty ANCO trong lĩnh vực
cung cấp thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp
Quốc Tế ANCO đã ra đời nhằm cung cấp heo giống, heo thịt, cá giống đạt chất
lượng cao cho thị trường. Hiện tại, công ty ANCO gồm có 3 nhà máy sản xuất thức
ăn gia súc tại: Hà Nam, Đồng Nai, Vĩnh Long; và 5 trại chăn nuôi heo đều thuộc
tỉnh Đồng Nai: R and D, GGP, GP1, GP2, PK1.
Để có một đàn giống chất lượng cao, Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Quốc
Tế ANCO đã nhập những giống heo thuần chất lượng tốt từ Mỹ như: Yorksire,

3



Landrace, Duroc, Pietrain để gây đàn. Trại GP1 được xây dựng vào năm 1995 với
hệ thống chuồng trại được thiết kế hiện đại trên diện tích tổng cộng hơn 80 ha, cùng
đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam và Malaysia.
Công ty cam kết sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam những sản phẩm sạch và tốt
nhất.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo GP1 thuộc công ty Cổ Phần Nông Nghệp Quốc Tế
ANCO nằm trên địa bàn của ấp 5, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, là
tỉnh thuộc vùng quy hoạch phát triển đàn heo đứng đầu cả nước tới năm 2020 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Trại nằm cách quốc lộ 1A khoảng 13 km theo hướng Tây, được xây dựng ở
giữa khu đất trồng cây cao su và cây tràm, cách xa khu dân cư 500 m, không ảnh
hưởng đến môi trường sinh hoạt của người dân xung quanh. Đường vào trại là
đường đất đỏ, lòng đường rộng 6 m, xe cộ ra vào vận chuyển dễ dàng.
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Trại nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, trong một năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt nên thuận lợi cho việc
chăn nuôi.
Trại heo nằm trên vùng đất đỏ tương đối bằng phẳng, rộng rãi, cao ráo, thuận
lợi cho việc xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi.
Nguồn nước: trại heo sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan sâu đến
vài chục mét trên nền đất sét, nguồn nước được xét nghiệm đạt trên chuẩn nước sử
dụng trong chăn nuôi, được bơm lên các bồn chứa dự trữ bằng hệ thống bơm áp lực
tự động đặt tại từng khu riêng biệt và phân phối đến các dãy chuồng để phục vụ cho
việc chăn nuôi và sinh hoạt.
Nguồn điện: trại GP1 được lắp đặt nguồn điện ba pha với gần 5 km đường
dây dẫn vào tận nơi, đi qua một trạm hạ thế trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra trại
còn trang bị một hệ thống máy phát điện chạy bằng dầu diezen lớn phòng khi mất

điện.

4


2.1.4 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của trại
Trại GP1 đang không ngừng phát triển đàn heo nhằm cải thiện, nâng cao khả
năng sản xuất của đàn giống, tiến tới cung cấp con giống tốt, hướng dẫn và chuyển
giao khoa học kỹ thuật cho một số nhà chăn nuôi trong và ngoài khu vực.
Trại đang từng bước quy hoạch, nâng cấp mô hình chuồng cũ trở thành hệ
thống chuồng lạnh và lắp đặt hệ thống máng cho ăn tự động, đồng thời mở rộng quy
mô sản xuất.
Cụ thể theo phương hướng phát triển của trại trong những năm tới là:
+ Tiếp tục sản xuất heo giống, heo thịt, heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống
ngoại nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, đồng thời nhập khẩu tinh
trùng của một số giống heo mới để thử nghiệm.
+Tập trung tổ chức, thực hiện tốt công tác giống và theo dõi đàn heo hậu bị
mới nhập để kịp thời thay thế đàn nái cũ, tăng đàn, và cung cấp con giống cho các
khu vực lân cận.
+Bố trí nhân sự cho phù hợp với tính chất và khối lượng từng công việc
nhằm tăng hiệu quả công tác.
2.1.5 Sơ đồ trại
Sơ đồ trại GP1 được phác thảo ở Hình 2.1.
2.1.6 Cơ cấu tổ chức của trại
2.1.6.1 Nhân sự: trại chăn nuôi heo GP1 gồm 35 người, trong đó:
 Quản lý người Malaysia: 1 người
 Đại học: 2 người
 Cao đẳng: 4 người
 Trung cấp: 6 người
 Sơ cấp: 1 người

 Công nhân, bảo vệ, bảo trì, lái máy cày, nhà bếp: 21 người
2.1.6.2 Cơ cấu đàn của trại GP1
Theo phòng kỹ thuật của trại chăn nuôi heo GP1, tổng đàn heo tính đến ngày
30 tháng 4 năm 2011 tổng đàn là 11763 con với cơ cấu như sau:

5


 Heo đực giống: 42 con.
 Heo nái sinh sản: 1121 con.
 Heo hậu bị: 73con.
 Heo con theo mẹ: 1836 con.
 Heo con cai sữa: 2988 con.
 Heo thịt: 5703 con.

Hình 2.1 Sơ đồ trại GP1

6


2.1.7 Nguồn gốc con giống
Heo đực giống: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đều được nhập từ Mỹ và
tăng đàn bằng cách sinh sản với các con nái giống thuần.
Heo nái giống: một số nái giống thuần chủng được nhập từ Mỹ, còn đa số nái
của trại thuộc giống Landrace, Yorkshire, Duroc và nái lai Landrace x Yorkshire,
Yorkshire x Landrace được nhân đàn và chọn lọc tại trại theo quy trình chọn heo
hậu bị. Trại đang tiếp tục thực hiện quy trình chọn lọc hậu bị và nhân giống tại trại
để thay thế nái già, nái có thành tích sinh sản kém, đồng thời để tăng đàn.
2.1.8 Quy trình chọn lọc heo hậu bị
Heo hậu bị là những con heo dùng để thay thế những con heo đực giống, heo

nái đang sinh sản trong tương lai hoặc để tăng đàn. Vì thế quy trình chọn lọc tại trại
được tiến hành rất nghiêm ngặt qua các giai đoạn như sau:
 Giai đoạn I (lúc 1 ngày tuổi): dựa theo gia phả, thành tích sinh sản của bố,
mẹ, ông, bà và chỉ chọn những con trọng lượng sơ sinh đạt từ 1,2 kg/con,
không có dị tật bẩm sinh.
 Giai đoạn II (lúc heo được 21 ngày tuổi): được lựa chọn thêm lần 2 qua
ngoại hình như: tăng trưởng tốt, không bị khuyết tật, không bệnh tật, bộ phận
sinh dục bình thường, 12 vú trở lên, các vú cách đều nhau. Heo đực dịch
hoàn phải to, lộ rõ, không chảy sệ và tương đối đồng đều.
 Giai đoạn III (lúc heo đạt 4 đến 6 tháng tuổi): tiến hành chọn lọc dựa vào sức
sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc, cân nặng. Heo được chọn làm giống có da
lông bóng mượt, vai, ngực, mông nở nang, bốn chân vững chắc, bộ phận sinh
dục phát triển tốt, không bệnh tật, phải linh hoạt, heo đực phải thể hiện rõ
tính hăng, biểu hiện rõ đặc điểm của giống. Heo được chọn là heo khỏe
mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh mãn tính.
Những heo sau khi được tuyển lựa làm giống sẽ được lập phiếu theo dõi cẩn
thận, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo theo chế độ hợp lý dành riêng cho heo
hậu bị. Heo hậu bị sẽ được tiêm phòng đầy đủ các bệnh thường gặp. Heo hậu bị đực

7


đạt yêu cầu sẽ được huấn luyện kỹ lưỡng và kiểm tra máu, chất lượng tinh trùng
trước khi sử dụng hay đem bán.
2.1.9 Phương thức phối giống
Phương thức phối giống tại trại GP1 là phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sau
nhiều năm thử nghiệm nhiều quy trình phối giống khác nhau, trại đã quyết định thực
hiện phối giống 3 lần/đợt lên giống vào lúc sáng sớm và chiều mát, mỗi lần cách
nhau 10 – 12 giờ, được trại kết luận là công thức phối giống cho năng suất cao nhất.
2.1.10 Giới thiệu một số giống heo thuần và heo lai

2.1.10.1 Giống Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh. Giống heo này có sự thích nghi
tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở nước ta, heo có sắc lông trắng tuyền, ở
giữa tai và mắt thường có bớt đen nhỏ. Thân nhìn ngang giống hình chữ nhật, tai
thẳng đứng, lưng thẳng, bụng thon. Bốn chân to và chắc khỏe, khung xương vững
chắc.
Heo nái Yorkshire có thể đẻ 1,8 đến 2,2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình 8 đến 9
con. Trọng lượng lúc trưởng thành có thể đạt 200 – 300 kg.
2.1.10.2 Giống Landrace
Heo Landrace nguồn gốc từ Đan Mạch, là giống heo cho nhiều nạc, sắc lông
trắng tuyền, đầu nhỏ, mõm khá dài, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, thân
hình nhìn ngang giống hình tam giác.
Heo nái Landrace có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 8 đến 10 con.
Trọng lượng heo lúc trưởng thành từ 200 – 250 kg. Đây là giống nái tốt sữa, sai
con, nuôi con khéo, tỷ lệ nuôi sống cao.
2.1.10.3 Giống Duroc
Heo có nguồn gốc từ Mỹ, thân hình vững chắc, chân to vững chãi, bốn móng
màu đen nâu không có móng trắng, sắc lông đỏ nâu. Tai heo Duroc thường nhỏ, xụ
xuống, gốc tai đứng, lưng còng, ngắn đòn. Heo thuộc nhóm heo nạc, ở 6 tháng tuổi
có thể đạt trọng lượng 80 đến 85 kg, con trưởng thành từ 200 đến 250 kg.

8


Heo nái Duroc đẻ 1,8 đến 2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây
là giống heo có sức chống chịu tốt, có thành tích sinh sản kém hơn hai giống
Yorkshire và Landrace và đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao.
2.1.10.4 Heo nái lai Yorkshire x Landrace (YL) và Landrace x Yorkshire (LY)
YL là nhóm heo hai máu có cha là Yorkshire lai với mẹ là Landrace. Heo có
sắc lông trắng hoặc có vài bớt đen ở giữa tai và mắt, đầu to vừa phải, mõm dài vừa

phải, tai hơi nghiêng về phía trước, hoặc xụ bít mắt, chân to khỏe, thẳng, mông đùi
to, lưng thẳng hoặc hơi cong, bụng thon.
LY là nhóm heo có cha là Landrace lai với mẹ là Yorkshire. Heo có lông dài
vừa phải, đầu to vừa phải, mõm hơi dài, tai hơi xụ bít mắt, hoặc hơi nghiêng về phía
trước, lưng cong hoặc hơi cong, bụng thon, mông đùi to, bốn chân to vừa phải,
thẳng, nhanh nhẹn.
Ngoài ra, trại còn có một số giống heo lai khác như: giống lai Pietrain –
Duroc (PD), giống lai Pietrain – Yorkshire (PY) sử dụng làm đực giống tạo các
giống heo thương phẩm.
2.1.11 Công tác giống
Tất cả các heo đực giống, heo hậu bị và heo nái giống đều được bấm số tai,
số xăm và lập phiếu theo dõi với đầy đủ thông tin về gia phả, giống, nguồn gốc,
bệnh sử và ngày lấy tinh hay ngày phối giống…. Trại chăn nuôi heo GP1 đang tích
cực chọn lọc heo hậu bị nhằm tăng số lượng nái sinh sản, giữ lại những con giống
tốt và nâng cao khả năng sản xuất của heo con.
Heo nái sinh sản được chọn lọc và nhân giống theo phương thức phối như
sau:
Đàn hạt nhân

♂ Yorkshire x ♀ Yorkshire
Yorkshire

Đàn hạt nhân

♂ Landrace x ♀ Landrace
Landrace

9



Từ những heo nái giống thuần trên, trại tiến hành lai tạo đàn giống nái lai như sau:
Đàn cha mẹ

♂Yorkshire x ♀ Landrace

Đàn heo nái lai
Đàn cha mẹ

♀ Yorkshire-Landrace (YL)
♂ Landrace x ♀ Yorkshire

Đàn heo nái lai

♀ Landrace-Yorkshire (LY)

Từ đàn cha mẹ đã có, trại thực hiện phối giống tạo đàn heo thương phẩm để
nuôi thịt theo công thức phối sau:
Đàn cha mẹ

♂ Duroc x ♀ Landrace

Đàn thương phẩm

Duroc-Landrace (DL)

Đàn cha mẹ

♂ Duroc x ♀ Yorkshire

Đàn thương phẩm


Duroc-Yorkshire (DY)

Đàn cha mẹ

♂ Duroc x ♀ (LY)

Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm
Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm

DLY
♂ Duroc x ♀ (YL)
DYL
♂ (PD) x ♀ (LY)
PDLY

10


Đàn cha mẹ
Đàn thương phẩm

♂ (PD) x ♀ (YL)
PDYL

2.2 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo
2.2.1 Chuồng trại

Trại chăn nuôi heo GP1 được xây dựng bằng vật liệu tiên tiến theo mô hình
trại mới của các chuyên gia người Malaysia, trại được chia làm 4 khu riêng biệt, các
ô chuồng của mỗi khu được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi heo và thuận tiện cho
công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh của người chăn nuôi. Các khu
được sắp xếp theo thứ tự từ đầu xuống cuối trại: khu P, khu N, khu F, khu G.
+

Khu P (trại heo thịt): gồm có 22 dãy chuồng dùng nuôi heo thịt từ sau 60

ngày tuổi tới lúc xuất chuồng. Thiết kế của một dãy chuồng heo thịt được trình bày
ở Hình 2.2.

Hình 2.2 Một dãy chuồng heo thịt
Mỗi dãy chuồng heo thịt bao gồm rất nhiều ô cùng kích thước 6m x 4m x 1m
(dài x rộng x cao), số ô chuồng tùy theo chiều dài của mỗi dãy. Mái của dãy chuồng
của tất cả khu đều được thiết kế theo kiểu 3 mái, lợp tole lạnh.
Mỗi ô chuồng có thể nuôi từ 15 đến 20 con tùy theo quyết định của quản lý
trại và số heo thịt hiện có. Chuồng heo thịt được xây dựng theo dạng chuồng nền

11


làm bằng xi măng, cửa chuồng 1m làm bằng thép không gỉ, thức ăn được cung cấp
qua hệ thống máng ăn tự động cỡ lớn loại 100kg, đặt ở giữa mỗi ô chuồng và vòng
quanh chuồng được bố trí 6 núm uống. Chất thải được tập trung lại và thải ra hồ
sinh học để nuôi cá. Trong mỗi ô đều được xây một ao nhỏ hình bán nguyệt để heo
có thể tắm khi trời nóng. Đầu mỗi dãy chuồng đều có chậu đựng sát trùng, hai bên
chuồng có hệ thống thoát chất thải và thoát nước trong ao tắm.
+


Khu N (trại heo cai sữa): nuôi heo con sau cai sữa đến 60 ngày gồm có 8 dãy

chuồng (4 dãy đơn và 4 dãy đôi), tổng cộng trên 350 ô chuồng.
Dãy đơn: dãy N5 – N8 có từ 24 đến 32 ô chuồng/dãy đơn
Dãy đôi: dãy N1 – N4, gồm 2 dãy đơn xây đối diện nhau, dưới cùng một mái
tole, có khoảng 60 ô chuồng/dãy đôi.
Ở khu N, chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng sàn, sàn chuồng cách mặt
đất 1m, mỗi ô chuồng có diện tích: 3,5m x 2m x 1m (dài x rộng x cao). Chuồng heo
con cai sữa được lót bằng đan nhựa cứng có thể tháo rời, bên dưới là nền bê tông có
rãnh thoát nước thải hai bên để tiện việc vệ sinh. Xung quanh mỗi dãy chuồng là hệ
thống bạt nylon có thể kéo lên xuống được để tránh mưa tạt, gió lùa. Kiểu chuồng
sàn của khu cai sữa được trình bày ở Hình 2.3.

Hình 2.3 Kiểu chuồng sàn của khu N

12


Mỗi ô chuồng được trang bị hệ thống máng ăn tự động cỡ nhỏ loại 25 kg và
hai núm uống tự động. Theo thiết kế mỗi ô chuồng có thể nuôi từ 10 – 15 heo con
cai sữa nhưng thực tế trại chỉ dùng để nuôi một bầy của một nái để tránh chúng
đánh nhau, trung bình khoảng 9 – 10 con. Một ô chuồng cai sữa được trình bày ở
Hình 2.4.

Hình 2.4 Một ô chuồng heo con cai sữa
Ở cuối mỗi dãy chuồng có một ô dành riêng cho heo còi và một ô dành cho
heo có dấu hiệu bệnh hay dị tật, những ô này có gắn thêm máng nhỏ để cho heo ăn
thức ăn bổ sung. Ở đầu mỗi dãy chuồng đều có khay sát trùng để thuận tiện cho việc
vệ sinh sát trùng tránh lây lan dịch bệnh.
Hiện nay chuồng cai sữa đang được xây dựng thành chuồng lạnh, xung

quanh được che kín bằng bạt, đầu chuồng có hệ thống xả nước qua giấy thấm và có
quạt hút ở cuối chuồng giúp điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhằm giảm stress,
cải thiện sức sống và khả năng sinh trưởng của heo con cai sữa.
+

Khu F (trại heo nái đẻ): nuôi nái chờ đẻ, nái đẻ và nái nuôi con gồm có 5 dãy

chuồng F1, F2, F3, F4, F5.
Chuồng heo nái đẻ là kiểu chuồng lồng, được làm bằng sắt không gỉ, sàn
chuồng thấp hơn chuồng heo cai sữa, cách mặt đất khoảng 0,5m. Mỗi ô chuồng chia
làm 3 phần: phần của heo mẹ ở giữa có diện tích 2m x 0,7m x 1,2m (dài x rộng x
cao), hai bên là phần của heo con với diện tích mỗi bên là 2m x 0,7m x 0,7m (dài x

13


×