Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỂU HIỆN BỆNH VÀ NĂNG SUẤT TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 70 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI HEO CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỂU HIỆN BỆNH VÀ NĂNG SUẤT
TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 70 NGÀY TUỔI TẠI MỘT
TRẠI HEO CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: VŨ BÁ TUẤN
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2006-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

V Ũ BÁ TUẤN

KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỂU HIỆN BỆNH VÀ NĂNG SUẤT TRÊN HEO TỪ
CAI SỮA ĐẾN 70 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI HEO CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để dáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM
PGS.TS: TRẦN THỊ DÂN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VŨ BÁ TUẤN
Tên luận văn: “Khảo sát một số biểu hiện bệnh và năng suất trên heo từ
cai sữa đến 70 ngày tuổi tại một trại heo công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày
……..

Giáo viên hướng dẫn 1:

Giáo viên hướng dẫn 2:

ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

PGS.TS TRẦN THỊ DÂN

ii


LỜI CẢM ƠN
Con cảm ơn bố mẹ đã tạo mọi điều kiện và là điểm tựa tinh thần cho con
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú y, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Thu Năm và Cô Trần
Thị Dân, đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và cung cấp nhiều tài liệu quý
báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong trại đã nhiệt tình hỗ trợ,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Kính tri ân quý Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian thực
hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thành viên lớp Thú y 32 và luôn nhớ mãi
những kỉ niệm vui buồn.

iii


TÓM TẮT
Khóa luận “khảo sát một số biểu hiện bệnh và năng suất trên heo từ cai sữa
đến 70 ngày tuổi tại một trại heo công nghiệp tỉnh Đồng Nai” được tôi tiến hành
khảo sát từ ngày 1/2/2011 đến ngày 15/4/2011. Khảo sát 1447 heo cai sữa được chia
thành ba đợt: đợt I (289 con), đợt II (604 con) và đợt III (554 con), chúng tôi thu
được kết quả sau.
Tỷ lệ biểu hiện hô hấp và tỷ lệ ngày con biểu hiện hô hấp ba đợt lần lượt là
18,38 % và 2,44 %.
Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy của ba đợt là 5,74 % và 0,58 %.
Tỷ lệ viêm khớp và ngày con viêm khớp trung bình ba đợt là 2,63 % và
0,23%.
Tỷ lệ bệnh ghép tiêu chảy với biểu hiện hô hâp và tỷ lệ ngày con bệnh ghép
tiêu chảy với biểu hiện hô hấp của đợt khảo sát là 4,56 % và 0,62 %.

Tỷ lệ bệnh ghép hô hấp với viêm khớp và tỷ lệ ngày con bệnh ghép hô hấp
với viêm khớp của ba đợt khảo sát là 23,57 % và 3,42 %.
Tỷ lệ chữa khỏi biểu hiện hô hấp trung bình của cả ba đợt là 70 %.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh tiêu chảy của ba đợt là 67 %.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm khớp của ba đợt là 84 %.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ghép tiêu hóa và biểu hiện hô hấp của ba đợt là 73 %.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ghép hô hấp và viêm khớp của ba đợt là 56 %.
Tỷ lệ chết và loại thải trung bình của đợt khảo sát là 33,37 %.
Tăng trọng tuyệt đối trung bình của đợt khảo sát là 335g/con/ngày.
Chỉ số chuyển biến thức ăn (FCR) của ba đợt là 1,85 kg thức ăn/kg tăng
trọng
Tăng trọng trung bình của ba đợt là
Bệnh tích đại thể nghi ngờ bệnh do dịch tả, PRRS, Haemophilus parasuis,
Pasteurella multocida, Mycoplasma hyopneumoniae, Salmonella spp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................iii
Tóm tắt .............................................................................................................iv
Mục lục.............................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................viii
Danh sách các hình, sơ đồ ................................................................................ix
Danh sách các bảng ..........................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1


1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................2
1.2.1 Mục đích..................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại............................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ..............................................................................................3
2.1.2 Cơ cấu đàn ...............................................................................................3
2.1.3 Mô hình trại .............................................................................................4
2.1.4 Chăm sóc quản lý heo cai sữa .................................................................4
2.1.5 Nước uống, thức ăn .................................................................................5
2.1.6 Sát trùng .................................................................................................6
2.1.7 Xử lý chất thải .........................................................................................7
2.1.8 Quy trình phòng bệnh..............................................................................8
2.1.9 An toàn sinh học (phòng kĩ thuật). ..........................................................9
2.2 Bệnh trên heo cai sữa .................................................................................11
2.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trên heo ...........................................11

v


2.2.1.1 Dinh dưỡng...........................................................................................11
2.2.1.2 Môi trường ...........................................................................................11
2.2.1.3 Vi sinh vật ............................................................................................12
2.2.4.1 Ký sinh trùng ........................................................................................13
2.2.1.5 Yếu tố di truyền ...................................................................................13
2.2.1.6 Độ tuổi của heo ....................................................................................13
2.2.2 Một số bệnh do vi khuẩn và vius trên heo ..............................................14
2.2.2.1 Bệnh do vius .........................................................................................14
2.2.2.2 Bệnh do vi khuẩn .................................................................................19

2.3 Lược duyệt một số chương trình nghiên cứu liên quan. ............................25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................27
3.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................27
3.2 Đối tượng khảo sát .....................................................................................27
3.3 Vật liệu và dụng cụ khảo sát ......................................................................27
3.4 Nội dung .....................................................................................................27
3.5 Phương pháp khảo sát ................................................................................27
3.5.1 Bố trí khảo sát .........................................................................................27
3.5.2 Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ.........................................................................27
3.5.3 Theo dõi các biểu hiện bệnh và bệnh tích đại thể khi mổ khám. ............28
3.5.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn và tăng trọng ...............................................30
3.5.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................30
3.6. Các công thức tính ....................................................................................30
3.7 Phương pháp xử lí số liệu...........................................................................31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................32
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi. ................................................................32
4.2 Kết quả quá trình khảo sát biểu hiện bệnh .................................................33
4.2.1 Tỷ lệ con hô hấp và tỷ lệ ngày con hô hấp trên đàn heo khảo sát...........33
4.2.2 Tỷ lệ con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ......................................35
4.2.3 Tỷ lệ viêm khớp và tỷ lệ ngày con viêm khớp trên đàn heo khảo sát .....38

vi


4.2.4 Tỷ lệ con bệnh ghép tiêu chảy với hô hấp và tỷ lệ ngày con bệnh ghép tiêu
chảy với hô hấp trên đàn heo khảo sát. ............................................................39
4.2.5 Tỷ lệ con bệnh ghép hô hấp với viêm khớp và tỷ lệ ngày con bệnh ghép hô
hấp với viêm khớp trên đàn heo khảo sát.........................................................41
4.2.6 Tỷ lệ chết và loại thải ..............................................................................44
4.2.7 Mổ khám bệnh tích..................................................................................44

4.3 Tăng trọng và hệ số chuyển biến thức ăn qua đợt khảo sát .......................48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................50
5.1 Kết luận ......................................................................................................50
5.2 Đề nghị .......................................................................................................50
Tài liệu tham khảo ............................................................................................52
Phụ lục ..............................................................................................................56

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APP: Actinobacillus pleuropneumoniae
AU: Aujecky
Circo: Circovirus
DT: dịch tả
FMD: Foot and mouth disease
HH TC: Hô hấp với tiêu chảy
HH VK: Hô hấp với viêm khớp
HH: Hô hấp
HSBCTA: Hệ số chuyển biến thức ăn
MYCO: Mycoplasma
PAR: Parvovirus
PED: Porcine epidemic diarrhea (dịch tiêu chảy)
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản trên heo)
TC: Tiêu chảy
TLBQ: Trọng lượng bình quân
VK: Viêm khớp
P: Thể trọng
TA: thức ăn

TT: tăng trọng

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình trại heo thiết kế 2 mái .............................................................. 4
Hình 2.2 Các ô trong một gian .............................................................................. 4
Sơ đồ 3.1 Cách mổ khám bệnh tích ...................................................................... 29
Hình 4.1 Hình heo bị tiêu chảy ............................................................................. 38
Hình 4.2 Hình heo bị hô hấp + viêm khớp xuất huyết da ..................................... 43
Hình 4.3 Hình heo bị sưng mắt ............................................................................. 43
Hình 4.4 Hạch sưng xuất huyết............................................................................. 47

Hình 4.5 phổi nhục hóa đối xứng ................................................................ 47
Hình 4.6 Thận xuất huyết ............................................................................ 47
Hình 4.7 |Hạch ruột sưng ............................................................................ 47

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

Trang


Bảng 2.1 Cơ cấu đàn (Nguồn: phòng kĩ thuật) .................................................. 3
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám cho heo cai sữa .................................... 6
Bảng 2.3 Quy trình vaccinee của trại ................................................................ 8
Bảng 2.4 Các bệnh trên đường hô hấp và tác nhân gây bệnh theo độ tuổi........ 14
Bảng 4.1 Nhiệt độ, ẩm độ tại các thời điểm trong ngày .................................... 32
Bảng 4.2 Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi heo (khi ẩm độ 60 – 70 %).... 32
Bảng 4.3 Tỷ lệ con hô hấp và tỷ lệ ngày con hô hấp ......................................... 33
Bảng 4.4 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hô hấp .......................................................... 35
Bảng 4.5 Tỷ lệ con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên đàn heo khảo sát
............................................................................................................................ 36
Bảng 4.6 Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ................................................................... 37
Bảng 4.7 Tỷ lệ viêm khớp và tỷ lệ ngày con viêm khớp ................................... 38
Bảng 4.8 Tỷ lệ điều trị khỏi viêm khớp ............................................................. 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ ngày con bệnh ghép tiêu chảy với hô hấp ........... 40
Bảng 4.10 Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ghép với hô hấp ..................................... 41
Bảng 4.11 Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ ngày con bệnh ghép hô hấp với viêm khớp....... 42
Bảng 4.12 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ghép giữa hô hấp và viêm khớp ................ 43
Bảng 4.13 Tỷ lệ chết và loại thải ....................................................................... 44
Bảng 4.14 Bệnh tích mổ khám .......................................................................... 45
Bảng 4.15 Tăng trọng qua đợt khảo sát ............................................................. 48

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi của Việt Nam nói chung và
chăn nuôi heo nói riêng đang rất phát triển. Đàn heo trong năm sau luôn cao hơn
năm trước (26,1 triệu con năm 2004 đến 27,63 triệu con năm 2009). Quá trình chăn

nuôi công nghiệp và sự tăng nhanh tổng đàn heo trong chăn nuôi để đáp ứng nhu
cầu về thực phẩm cho xã hội là một quá trình thiết yếu. Tuy nhiên áp lực gia tăng
sản xuất không đồng bộ với vấn đề vệ sinh và an toàn sinh học đã khiến cho đàn heo
luôn trong tình trạng báo động các mối nguy về bệnh dịch.
Những năm gần đây tình trạng bệnh dịch liên tục nổ ra trên đàn heo, gần đây
nhất là đợt dịch tai xanh nổ ra trong nửa cuối năm 2010, ngay sau đó là dịch lở mồm
long móng bùng phát. Sau dịch tình trạng miễn dịch trong đàn thường bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và bầy heo thường mang bệnh ghép khó điều trị. Giai đoạn heo cai sữa
là giai đoạn xuất hiện nhiều bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của đàn heo
và chất lượng đàn giống. Bệnh ảnh hưởng gây giảm tăng trọng, hiệu quả sử dụng
thức ăn kém, tiêu tốn thức ăn cao và có thể gây chết heo.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự chấp nhận của bộ môn Vi sinh – Truyền
nhiễm, khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Năm và PGS.TS Trần Thị Dân, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Khảo sát một số biểu hiện bệnh và năng suất trên heo cai sữa tại
một trại heo công nghiệp tỉnh Đồng Nai”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường gặp xảy ra trên heo từ cai sữa đến 70 ngày tuổi từ
đó tìm ra biện pháp phòng và điều trị có hiệu quả hơn.
1.2.2 Yêu cầu
Phân lô theo dõi trên từng đợt nhập heo ở các thời điểm khác nhau.
Ghi nhận các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, ẩm độ...).
Theo dõi và ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, tình hình bệnh trên heo từ cai
sữa đến 70 ngày tuổi.
Mổ khám heo bệnh chết, ghi nhận bệnh tích đại thể.

Ghi nhận cách điều trị và hiệu quả điều trị.
Ghi nhận tăng trọng của heo.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại heo được xây dựng tại huyện Trảng Bom – Đồng Nai, trên một khu đất
rộng 16 ha bằng phẳng, cách quốc lộ 1A 1 km, cách trung tâm huyện Trảng Bom 5
km, cách cảng Đồng Nai 18km rất thuận lợi cho giao thông trong quá trình vận
chuyển heo cũng như vận chuyển nguyên liệu.
2.1.2 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến ngày 1/4/2011 được thể hiện qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn (Nguồn: phòng kĩ thuật)
Stt

Heo

Tổng đàn

Thương phẩm

Giống gốc

1

Đực làm việc


238

7

231

2

Nái sinh sản

2828

1,935

893

3

Hậu bị đực

3

4

Hậu bị chờ

132

74


58

5

Hậu bị lớn

188

151

37

6

Hậu bị nhỏ

2458

7

Cai sữa

5889

4132

1757

8


Theo mẹ

4888

4068

820

9

Thịt

6141

6141

Tổng

22765

16508

3

3

2458

6257



2.1.3 Mô hình trại
Có 4 trại cai sữa thương phẩm. Mỗi trại được thiết kế thành 8 gian, giữa các
gian được ngăn cách biệt lập bởi 1 bức tường (tường cao tới mái), có một hành lang
thông giữa các gian, hai đầu hành lang là 2 hố sát trùng có diện tích 90 x 90cm, sâu
5 cm. Mỗi gian được thiết kế thành 2 dãy, mỗi dãy 5 ô chuồng. Chiều cao từ mặt
nền đến mái từ 3 – 3,5 m, khoảng cách từ mặt nền đến sàn là 75 cm, mái được lợp
bằng tôn xi măng với thiết kế 2 mái tạo độ thông thoáng.
Mỗi ô chuồng có diện tích 2,5 x 3,5 m. Sàn chuồng được ráp bằng tấm nhựa
nhập khẩu bền, chắc và rất dễ tháo lắp vệ sinh. Ngăn cách các ô chuồng là tấm đan
bằng sắt cao 75 cm và cũng có thể dễ dàng tháo lắp.

Hình 2.1 Mô hình trại heo thiết kế 2 mái

Hình 2.2 Các ô trong một gian

2.1.4 Chăm sóc quản lý heo cai sữa
Heo cai sữa: trước khi nhận heo chuồng được vệ sinh sạch sẽ, được sát trùng
lại một lần bằng dung dịch Benkocid (2 %) Trước khi cai sữa cân trọng lượng và
tiêm một liều Tulavytryl (thành phần là tulathromycin) 1 ml/40 kg P. Khi chuyển
qua, chuồng cai sữa những con heo có thể trạng, sức khỏe cũng như trọng lượng
tương đương được nhốt chung một chuồng, mỗi ô nhốt 23 con. Ngày đầu chuyển
qua cho uống nước đường có pha 400g glucose + 200 g vitaminC +100 electrolic/
100 lít nước. Từ ngày thứ 2-5 cho ăn cám tập ăn với lượng 200g/con/ngày chia làm
5 lần cho ăn (7 giờ 15 – 9 giờ – 11 giờ – 13 giờ 15 – 16 giờ). Sau 3 ngày thì heo
được ăn tự do. Không tắm heo mà xịt phân dưới nền 1 ngày 1 lần. Sát trùng hàng

4



tuần, 4 lần một tuần (thứ 2, thứ 6 sát trùng xung quanh trại, thứ 3, thứ 7 sát trùng
trong trại).
2.1.5 Nước uống, thức ăn

Nước uống: Được bơm từ giếng khoan lên bồn cao 10m bằng hệ thống bơm
tự động. Ở mỗi chuồng có 2 núm uống tự động cao 30cm so với mặt sàn, nước uống
được xét nghiệm vi sinh 2 lần/năm và xét nghiệm thêm những khi tình hình heo
trong trại bất thường.
Thức ăn: trại tự trộn thức ăn, lượng thức ăn trộn mỗi ngày đủ nhu cầu của heo trong
ngày đó. Thức ăn cho heo cai sữa mới qua là thức ăn tập ăn 6A0. Sau 3 – 5 ngày
thay đổi thức ăn sang 6A1, khi heo được khoảng 17 kg thì chuyển sang thức ăn 6A2
và nếu heo > 24kg mà chưa được chuyển đi thì chuyển sang ăn thức ăn 6B. Những
heo nhỏ còi hay bệnh thì luôn được ăn thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao
hơn (6A0 => 6A1 =>6A2 =>6B). Thức ăn cho heo cai sữa luôn được trộn kháng
sinh với liều phòng bệnh, kháng sinh được trộn là amoxicillin 10% (4 kg/1 tấn thức
ăn) và norfloxacin 5ppm ( 4 kg/1 tấn thức ăn) nếu tình hình bệnh trong trại tăng cao
thì cám được trộn kháng sinh với liều trị bệnh. Máng ăn cho heo cai sữa được vệ
sinh (lau chùi) mỗi ngày 1 lần vào lúc cho heo ăn.

5


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cám cho heo cai sữa

Thành phần cám
NL trao đổi ME (kcal)

Cám 6A0


Cám 6A1

Cám 6A2

Cám 6B

3400

3350

3250

3450

Đạm (%)

22

20,5

19,5

17,5

Béo (%)

8

8


6

5

Lysine tiêu hóa (%)

1,38

1,2

1,17

1

Methionin tiêu hóa (%)

0,48

0,44

0,43

0,3

Methionin +cystin tiêu hóa (%)

0,80

0,7


0,68

0,6

Threonin tiêu hóa (%)

0,84

0,72

0,68

0,6

Tryptophan tiêu hóa (%)

0,24

0,22

0,2

0,2

1

0,95

0,9


0,9

Phospho hữu dụng (%)

0,50

0,4

0,36

0,4

Muối (%)

0,40

0,4

0,4

0,4

Calci (%)

2.1.6 Sát trùng

Ngoài cổng chính có hố sát trùng lớn với giàn phun dành cho phương tiện ra
vào, có hố sát trùng nhỏ để sát trùng dày dép dành cho công nhân, dung dịch sát
trùng là dung dịch NaOH (2 %). Hố sát trùng nhỏ được đổ đầy mỗi buổi sáng trước
giờ làm của công nhân.

Phòng thay đồ: sau khi công nhân viên thay đồng phục công nhân thì đi qua
phòng sát trùng nhỏ với hệ thống phun sương trên đầu và ngang thân (ở dưới chân
luôn có thuốc sát trùng), dung dịch sát trùng là formol 2 %. Phòng thay đồ và phòng
sát trùng được dọn dẹp mỗi buổi chiều sau khi hết giờ làm việc.
Mỗi trại có 2 hố sát trùng ở 2 đầu trại, dung dịch sát trùng được sử dụng là
Benkocid (2 %). Hố sát trùng được thay mỗi buổi sáng trước khi công nhân vào trại
mình phụ trách.
Sát trùng sàn chuồng: chuồng cai sữa sau mỗi đợt nuôi (khoảng 2 tháng)
được dọn rửa sạch sẽ, được xịt sát trùng bằng dung dịch NaOH với lượng 2 kg/100 l

6


nước. Sàn được tháo gỡ và được ngâm NaOH trong khoảng 24h rồi được rửa sạch
lại bằng nước.
Sau mỗi đợt nuôi, tùy theo tình hình trại mà chuồng nuôi có được để trống
phơi chuồng hay không.
Đường đi giữa các khu vực được phun thuốc sát trùng mỗi ngày, dung dịch
sát trùng là formol 2 %.
Sát trùng ngoài: Định kì thứ 2, thứ 6 sát trùng bên ngoài khu vực trại, thuốc
sát trùng là formol 2 % xịt xung quanh mỗi trại/1 lần.
Sát trùng trong: thứ 3, thứ 7 sát trùng trong trại bao gồm tất cả không gian
bên trong trại tính từ mặt nền lên cao đến 1,8 – 2m, dung dịch sát trùng là Benkocid
2 %.
2.1.7 Xử lý chất thải
Chất thải từ tất cả các trại được dẫn theo hệ thống mương thoát nước về các
hồ lắng, các hồ lắng nằm ở một khu vực riêng biệt. Hệ thống mương thoát nước
được làm sạch mỗi tháng hoặc mỗi khi đường mương bị tù đọng.
Hiện nay (20/4/2011) trại đang xây dựng hệ thống xử lý chất thải biogas để
xử lý chất thải và tận dụng nguồn khí nhiên liệu chạy máy phát điện.


7


2.1.8 Quy trình phòng bệnh
Bảng 2.3 Quy trình vaccine của trại
Loại vaccine

Loại
heo

Ngày

DT

ẠU

FMD

PAR

7
Theo

14

mẹ

21


Cai

42

sữa

49

Thịt

12

MYCO PRRS

X
X

X(1)
X(1)

X

X
X
X

190

X


195

X

200
205

lớn

210

X
X

X
X

70
75

X
X

80
Mang

85

thai


90

Nuôi

15

con

21

PED

X

185

Hậu bị

Circo

X
X(2)
X
X
X

8


2.1.9 An toàn sinh học (phòng kĩ thuật của trại heo).

Do tình hình bệnh trong trại đang khó kiểm soát và các mối nguy bên ngoài
rất lớn vì vậy trại heo đang xây dựng và thực hiện quy trình an toàn sinh học triệt để
nhằm hạn chế dịch bệnh góp phần cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Một số biện pháp đang áp dụng:
Di chuyển, thao tác theo trình tự: từ khu sạch đến khu bẩn, từ động vật non
đến động vật già, từ động vật khỏe mạnh đến động vật bị bệnh.
Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân trong trại chấp hành an quy trình vệ
sinh sát trùng của trại.
Không được tiếp xúc (chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm chích…) với đàn heo khác
ngoài heo trong trại. Rửa tay, sát trùng tay, ủng sau khi tiếp xúc với heo bệnh và
chết. Thay quần áo, tắm, sát trùng và mặc quần áo bảo hộ của trại khi vào trại. Sử
dụng xà phòng để giặt quần áo bảo hộ lao động dùng trong trại. Rửa tay trước khi
vào trại và sau khi tiếp xúc với heo bệnh, mang găng tay khi tiếp xúc với heo bệnh.
Đối với khách tham quan: Khách đến từ các vùng đang có dịch bệnh thì
không được vào trại. Cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan.
Hạn chế tối đa khách tiếp xúc với heo, thức ăn trong trại.
Đối với hệ thống nuôi cùng vào, cùng ra thì sau khi xuất hết lứa heo, cần làm
vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi bao gồm trần, nền, tường, vách ngăn, trang thiết bị,
dụng cụ dùng trong chuồng nuôi.
Đối với hệ thống nuôi liên tục thì sau khi xuất hết tất cả heo trong một hay
một số ô liền nhau, cần làm vệ sinh toàn bộ các ô chuồng này bao gồm trần, nền,
tường, vách ngăn, trang thiết bị, dụng cụ dùng trong ô hoặc các ô chuồng nuôi đó.
Đối với dụng cụ: Làm vệ sinh, rửa và sát trùng tất cả dụng cụ trước và sau
khi sử dụng (đặc biệt phải làm kỹ sau khi sử dụng cho heo bệnh) bằng cách rửa và
đun nước sôi khử trùng dụng cụ thú y như syrine, kim tiêm, ống dẫn tinh quản, kìm,
kéo, dao,... sau khi tiêm, bấm răng, cắt đuôi, cắt tai, thiến heo cho từng ổ. Hạn chế di
chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trong trại. Trong
trường hợp bắt buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi di chuyển.

9



Đối với phương tiện vận chuyển thức ăn, thuốc thú y, gia súc: Không cho xe
ngoài trại tiếp xúc với đàn heo. Rửa và vệ sinh thật kỹ bên trong, bên ngoài xe và
các chỗ tiếp xúc với gia súc. Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ dành
riêng cho khu đó. Trong trường hợp phải dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng
kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng. Phương tiện vận chuyển phải được khử trùng
trước và sau khi vận chuyển heo.
Đối với kho thức ăn, phương tiện chuyên chở thức ăn trong trại và máng ăn:
Mỗi tuần một lần vệ sinh kho chứa thức ăn, xe chở thức ăn. Kiểm tra máng ăn xem
có còn thừa thức ăn hay không và thường xuyên dọn sạch máng ăn và khu vực cho
ăn trước mỗi lần cho ăn. Máng ăn và khu vực cho ăn phải được dọn sạch hàng ngày.
Dọn sạch thức ăn rơi vãi, thức ăn có trộn dược phẩm và hóa chất nông nghiệp càng
sớm càng tốt.
Đối với đàn heo nhập từ bên ngoài: Phải cách ly đàn heo nhập mới ở khu vực
riêng. Thời gian cách ly ít nhất là 15 ngày, tốt nhất là 45 ngày và lý tưởng là 60
ngày. Có nơi chứa thức ăn, nguồn nước riêng, dụng cụ thú y và dụng cụ khác riêng
biệt. Cán bộ kỹ thuật và công nhân tiếp xúc với đàn heo này cần phải vệ sinh và rửa
tay trước khi đi khỏi khu vực.
Đối với heo bệnh: phải có một hoặc nhiều chuồng riêng dành cho heo bị
bệnh. Mỗi khi heo đã chuyển đến chuồng heo bệnh, phải được nuôi giữ tại đấy đến
khi xuất bán.
Xử lý động vật chết: Gia súc chết do bệnh tật và thậm chí những gia súc chết
bất ngờ có thể là ổ chứa mầm bệnh nguy hiểm. Khi có tỷ lệ chết tăng lên, phải yêu
cầu cán bộ thú y tiến hành điều tra nguyên nhân. Nhanh chóng loại bỏ gia súc chết
để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho gia súc còn sống khác và các trang thiết bị
chuồng nuôi. Gia súc chết không được bán làm thức ăn cho con người trong bất cứ
trường hợp nào. Đốt và chôn gia súc chết là biện pháp bắt buộc để giảm thiểu sự lây
lan bệnh tật. Những nơi có gia súc chết phải thường xuyên rắc vôi bột. Vệ sinh, sát
trùng khu vực có liên quan. Không được cho chó mèo ăn thịt heo bị ốm còn sống


10


hoặc đã chết. Mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với heo chết. Giặt, khử trùng hoặc
chôn, hủy quần áo này.
2.2 Bệnh trên heo cai sữa
2.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trên heo
2.2.1.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho hoạt động cơ thể và sức đề kháng
chống lại các tác nhân gây bệnh của môi trường. Vì thế, khẩu phần dinh dưỡng kém
là nguyên nhân chung cho nhiều bệnh.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), ảnh hưởng của khẩu phần nhất là
vitamin lên hệ thống kháng thể rất lớn. Nó thúc đẩy sản xuất kháng thể để phòng các
bệnh truyền nhiễm do vi trùng, siêu vi trùng…. Nếu khẩu phần thiếu vitamin A thì
biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền từ đó thú dễ mắc
bệnh làm biến đổi biểu mô đường hô hấp (Nguyễn Như Pho, 1995). Vitamin C cũng
góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Sự mất cân đối Ca/P trong khẩu phần làm giảm khả năng hấp thu các chất khoáng ở
ruột và làm xương lồng ngực biến dạng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. (Nguyễn
Như Pho, 1995)
Ngoài các yếu tố khoáng, vitamin, thức ăn cũng ảnh hưởng dẫn đến dễ bệnh
trên đường hô hấp. Thức ăn được xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn, làm heo
dễ hắt hơi, viêm phổi. (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
2.2.1.2 Môi trường
Các yếu tố môi trường như: nguồn nước, nhiệt độ, độ ẩm, bụi tiểu khí hậu
trong chuồng nuôi, chuồng trại… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vật nuôi. Ngoài
ra, còn là điều kiện cho mầm bệnh xâm nhâp và phát triển.
Ẩm độ của không khí giữ vai trò quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể.
Nên giữ ẩm độ chuồng nuôi gia súc khoảng 50 – 70 %. Trong điều kiện nhiệt độ

thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ thể qua quá trình đối lưu, vật
nuôi dễ bị cảm lạnh, dẫn đến dễ bị viêm phổi, viêm phế quản. Ẩm độ được coi là
cao khi vượt quá 75 %. Ẩm độ dưới 50 % làm da bị khô, nứt, do đó dễ bị nhiễm

11


trùng, giảm sức đề kháng. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1998) nhiệt độ chuẩn cho heo
con một tuần tuổi là 30 – 32oC và hai tuần đầu trở lên là 29 - 30oC, ẩm độ thích hợp
nhất là 70 – 75 %.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004) trên heo, nồng độ
ammonia (NH 3 ) trên 10ppm trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ
ho; 50 - 100ppm, làm giảm tăng trọng hằng ngày từ 12 – 30 %; 61 ppm, gây giảm 5
% lượng thức ăn được ăn vào. Nồng độ khí NH 3 cao làm chậm sự dậy thì và động
hớn trên heo nái hậu bị… heo nuôi trong môi trường có nồng độ ammonia cao
(nhưng không quá 50 ppm) có tỷ lệ viêm mũi và viêm teo xoang mũi cao.
2.2.1.3 Vi sinh vật
Trong môi trường không khí tự nhiên hay trong môi trường các khu chăn
nuôi luôn có mặt những mầm bệnh, khi chúng gặp những điều kiện thuận lợi sẽ xâm
nhập, phát triển và gây bệnh.
Một số bệnh do vi khuẩn như:
Bệnh viêm teo xoang mũi truyền nhiễm do Pasteurella multocida, Bordetella
bronchiseptica, Streptococcus pyogenes và virus Done gây nên.
Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) do Salmonella choleraesuis gây nên.
Bệnh glasses do Haemophilus parasuis gây ra.
Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis ) do Pasteurella multocida gây ra.
Bệnh lao do Mycobarterium làm phổi nhiễm thứ cấp.
Bệnh do Streptococcus gây sung huyết gan và phổi.
Bệnh do Actinobacillus gây viêm phổi có mủ, tích dịch ở xoang phổi.
Một số bệnh do virus bao gồm:

Bệnh cúm heo (Swine influenza) do virus Orthomyxoviridae.
Bệnh giả dại (Aujeszky’s) do Herpervirus type 1.
Bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên heo do Coronavirus.
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo do Arterivirus (PRRS:
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome).

12


2.2.1.4 Ký sinh trùng
Ký sinh trùng phổ biến gồm Metastrongyllus spp, Ascaris suum và những
loài Ascaris khác đều gây chứng ho và các bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm phế
quản….
Giun phổi Metastrongyllus, giun đũa Ascaris suum tác động lên bộ máy hô
hấp bằng cách phá hủy hoặc kích ứng niêm mạc, tiết độc tố làm suy giảm hệ thống
miễn dịch, gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi. (Lương Văn Huấn và Lê Hữu
Khương, 1996)
2.2.1.5 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lên sự rối loạn các chức năng hô hấp.
Những khảo sát trên các đàn heo thuần Hampshire và Yorkshire trong cùng điều
kiện môi trường, chăm sóc, quản lý, cho ta thấy tỷ lệ viêm teo mũi và xoang mũi
nhiều hơn Landrace.
2.2.1.6 Độ tuổi của heo
Heo ở những độ tuổi khác nhau thì có những triệu chứng lâm sàng và tác
nhân gây bệnh khác nhau. (Christensen và Mousing, 1992; trích dẫn bởi Đặng Quốc
Hùng, 2006)

13



Bảng 2.4 Các bệnh trên đường hô hấp và tác nhân gây bệnh theo độ tuổi
Độ tuổi Bệnh trên đường hô hấp

Các tác nhân gây bệnh

Bệnh viêm màng phổi và

Actinobacillus

viêm màng phổi mãn

những vi sinh vật khác

Bệnh viêm phổi địa phương

Mycoplasma hyopneumoniae

Bệnh viêm phổi cata

P.multocida

Heo con Bệnh viêm teo xoang mũi
theo mẹ Bênh cúm heo

pleuropneumoniae



P.multocida,Bordetella bronchiseptica,..
Virus Orthomyxoviridae


Bệnh viêm mũi

Bordetella bronchiseptica

Bệnh Aujeszky’s

Herpesvirus

Bệnh viêm phổi, viêm màng
phổi

A. pleuropneumoniae

Heo thịt Bệnh cúm heo

Virus Orthomyxoviridae

Bệnh viêm phổi địa phương

Mycoplasma hyopneumoniae

Nhóm

Đóng dấu son

Bụi, NH 3 , Erysipelothrix insidiosa

heo


Bệnh viêm teo xoang mũi

P.multocida, toxigenic

khác

Bệnh Aujeszky’s

Aujeszky disease virus

(Christensen và Mousing, 1992; trích dẫn bởi Đặng Quốc Hùng, 2006)
2.2.2 Một số bệnh do vi khuẩn và vius trên heo
2.2.2.1 Bệnh do vius
Dịch tả heo cổ điển (Classical Swine Fever - CSF)
Khái niệm
Là bệnh truyền nhiễm do virus lây lan rất mạnh, bệnh số và tử số cao trên
nhiều đàn nhạy cảm. Đặc điểm của bệnh là gây bại huyết, xuất huyết và hoại tử ở
nhiều cơ quan nhất là đường tiêu hóa. Bệnh thường ghép với các cảm nhiễm phụ
như Pasteurella, Salmonella....

14


×