Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực tại thành phố hồ chi minh (tt0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.71 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TRẦN VĂN DÀNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Ngọc Giao
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tứ


Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng khoa học: 1. PGS.TS Trần Ngọc Giao
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tứ

Phản biện 1:


Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
Họp tại: ................................................... Học viện Quản lý Giáo dục
Vào hồi ................... giờ ........... ngày ........ tháng 4 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý Giáo dục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về lý luận
Trong thế kỷ 21, tồn cầu hóa, kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền
thông, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang tạo nên một xu thế đặc trưng của
thời đại. GD-ĐT đang có những sự thay đổi, bước chuyển biến mạnh mẽ để phù hợp
với sự phát triển của KT-XH, của KH-CN và nhu cầu đa dạng của đời sống con người.
GD chuyển từ GD tinh hoa sang GD đại chúng, từ việc chủ yếu cung cấp kiến thức
sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Năng lực của con người trở thành
mấu chốt của cuộc sống và cũng là mục tiêu phát triển bền vững của GD-ĐT của các
quốc gia.
GD Việt Nam đang đổi mới căn bản, toàn diện để tiếp cận với chất lượng GD
khu vực và thế giới. GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát
triển, GD-ĐT đang tác động lớn đến sự phát triển KT-XH. Quá trình chuyển quá trình
GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học ở nước ra có ý nghĩa quyết định, chi phối tồn bộ hoạt động đổi mới GD phổ thông
từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, cơng tác kiểm tra đánh giá đến công
tác quản lý GD và quản lý nhà trường.

Chính vì vậy, nghiên cứu về quản lý HĐGD ở các trường THBT theo định
hướng phát triển NLHS có một ý nghĩa lý luận quan trọng, nhằm cụ thể hóa những vấn
đề lý luận của khoa học GD, khoa học quản lý vào thực tiễn hoạt động GD, xác định
những mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp cụ thể của hoạt động quản lý
trường THBT.
1.2. Lý do về thực tiễn
HĐGD ở trường THBT đang phát triển về quy mô, đa dạng hình thức và nâng
cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà trường, gia đình HS và xã hội. HĐGD ở
trường THBT như là một biểu hiện của chế độ an sinh và phát triển bền vững xã hội, về
quyền được chăm sóc, GD của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một bộ phận trong và ngoài ngành
GD nhận thức và thực hiện còn phiến diện, dẫn đến những bất cập trong GD học sinh ở
trường THBT. Trường THBT ở TP. Hồ Chí Minh là một mơ hình phổ biến, chất lượng
cao hơn so với các địa phương khác. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang được thực tiễn đặt
ra trong việc đổi mới quản lý HĐGD theo phát triển NLHS. Việc nghiên cứu các giải
pháp quản lý HĐGD ở các trường THBT theo định hướng phát triển NLHS có tính cấp
thiết, quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện GD-ĐT hiện
nay.
Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục cho học
sinh trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực tại thành phố Hồ Chi
Minh” theo quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này ở các trường tiểu học trong bối cảnh đổi
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐGD ở trường tiểu học,
luận án đề xuất một số giải pháp quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát
triển NLHS, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện bậc tiểu học trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển
NLHS; Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐGD ở các trường THBT theo định hướng
phát triển NLHS ở TP. Hồ Chí Minh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Trước yêu cầu đổi mới GD theo định hướng phát triển năng lực HS, từ việc
đánh giá các kết quả nghiên cứu, việc quản lý HĐGD ở trường THBT đặt ra cho các
nhà quản lý những vấn đề gì, có thể xây dựng và vận hành hệ thống quản lý theo định
hướng phát triển NLHS dựa theo hệ thống cơ sở lý luận nào?
4.2. So với yêu cầu lý thuyết, thực trạng quản lý các trường THBT trước yêu cầu
phát triển năng lực toàn diện cho HS ở TP. Hồ Chi Minh đã đạt được những thành cơng
và cịn những tồn tại cơ bản gì? Nguyên nhân cơ bản và những cơ hội, thách thức để bổ
sung, điều chỉnh công tác quản lý đảm bảo mục tiêu và phù hợp với thực tiễn các
trường THBT tại TP. Hồ Chí Minh?
4.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các yêu cầu đổi mới GD, cần có
những giải pháp nào về việc quản lý HĐGD ở các trường THBT theo hướng phát triển
HSHS tại TP. Hồ Chí Minh?
5. Giả thuyết khoa học
Trước sự phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới GD-ĐT, công tác quản lý HĐGD
ở trường THBT theo định hướng phát triển năng lực người học vẫn còn nhiều bất cập
liên quan đến mục tiêu GD, chương trình, nội dung GD, huy động các nguồn lực và các
điều kiện đảm bảo, công tác kiểm tra đánh giá,… đã hạn chế đến chất lượng GD toàn
diện ở bậc GD tiểu học. Nếu bám sát mục tiêu đổi mới GD, làm rõ những vấn đề lý
luận về phát triển NLHS, đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp quản
lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS có cơ sở khoa học, có tính
khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng GD tồn diện ở các trường THBT tại TP. Hồ Chí
Minh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước về quản lý HĐGD
ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS. Xây dựng cơ sở lý luận của việc
quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS.

- Đánh giá thực trạng quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển
NLHS tại TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp cần thiết, khả thi về việc quản lý HĐGD ở trường THBT
theo định hướng phát triển NLHS tại TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức khảo nghiệm và thực
nghiệm các giải pháp quản lý được đề xuất.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ tổng hợp, khái quát những vấn đề về lý luận GD, lý luận quản lý nhà
trường liên quan đến việc quản lý trường THBT. Điều tra thực trạng quản lý HĐGD ở


các trường THBT ở TP. Hồ Chí Minh nhằm thu thập thông tin về các biện pháp quản lý
đã và đang thực hiện.
Quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS bao gồm
nhiều chủ thể quản lý ở trong và ngoài nhà trường. Chủ thể quản lý trực tiếp được xác
định trong luận án này là Ban Giám hiệu các trường THBT.
Địa bàn để thực hiện thực hiện đề tài nghiên cứu gồm các trường THBT ở các
quận huyện của TP. Hồ Chí Minh. Các số liệu được khảo sát trong thời gian từ năm
2013, 2014 đến năm 2016, 2017.
8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp tiếp cận, gồm: Phương pháp tiếp cận hệ thống, Phương pháp
tiếp cận phát triển, Phương pháp tiếp cận hoạt động, Phương pháp tiếp cận phát triển
năng lực, Phương pháp tiếp cận thực tiễn.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp hồi cứu tài liệu,
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.
8.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp quan sát,
Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD, Phương pháp chuyên
gia, Phương pháp thực nghiệm GD, Các phương pháp hỗ trợ khác.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Những đóng góp về mặt lý luận: (1) Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của
việc đến quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS trước yêu

cầu đổi mới chương trình, nội dung GDTH; (2) Đổi mới quản lý HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS phải dựa trên những tiền đề kinh tế - xã hội
nhất định, những yếu tố tác động biện chứng, để đảm bảo đáp ứng bền vững yêu cầu
nâng cao chất lượng GD toàn diện ở cấp tiểu học.
9.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn: (1) Đánh giá về thực trạng quản lý
HĐGD ở trường THBT tại TP. Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển NLHS; (2) Đề
xuất những giải pháp cần thiết, có tính hệ thống, có tính khả thi để nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS, phù
hợp điều kiện KT-XH của TP. Hồ Chí Minh.
10. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận - kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
có 3 chương.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo định hướng phát
triển năng lực học sinh
1.1.1.1. Năng lực và phát triển NLHS tiểu học. Năng lực là những kiến thức, kĩ
năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá
nhân; thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có
năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị
cơ bản.
Khái niệm NLHS, vai trò của năng lực trong quản lý HĐGD ở các trường học
như thế nào đã được đề cập trong nhiều cơng trình của các nhà khoa học. Tác giả Trần
Ngọc Giao khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực người học;
Hồng Hịa Bình phân biệt 2 đặc trưng cơ bản và xác định cách hiểu về năng lực là cơ

sở để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả GD; Đặng Quốc Bảo,
Phạm Minh Mục đề cập đến các nội dung tiếp cận về phạm trù năng lực, năng lực và
năng khiếu, trí năng và tám cấp độ của trí năng, phát triển hài hịa cấu trúc năng lực,
nhiệm vụ của nhà trường trong GD năng lực cho HS; Trần Khánh Đức đã phân tích,
phân loại khái niệm năng lực; xác lập mối quan hệ giữa năng lực với hoạt động học tập,
năng lực học tập; Vũ Đình Chuẩn cho rằng chương trình GD phổ thông cần theo hướng
tiếp cận NLHS, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá đều
phải hướng tới tiếp cận NLHS; theo Đỗ Ngọc Thống, Việt Nam đang chọn lọc cách tiếp
cận theo hướng phát triển năng lực, thực chất là tiếp cận đầu ra là các năng lực chung
và năng lực chuyên biệt; Đặng Thành Hưng đưa ra 3 tiêu chí cơ bản để nhận diện và
đánh giá kĩ năng; Phan Thị Luyến đã giới thiệu những năng lực chủ chốt với HS phổ
thông ở một số nước trên thế giới và việc áp dụng vào Việt Nam; Lương Việt Thái đã
giới thuyết khái niệm năng lực, xác định các năng lực cần phát triển ở HS, chương
trình theo định hướng phát triển NLHS; Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, GD phổ thơng
cần hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, năng lực thông qua môn học, hoạt
động trải nghiệm và các HĐGD khác.
1.1.1.2. Hoạt động GD ở trường phổ thông theo định hướng phát triển NLHS.
Việc nghiên cứu về vấn đề HĐGD ở trường phổ thông theo định hướng phát triển
NLHS đã được triển khai dưới hình thức tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng, đúc rút
kinh nghiệm hoặc được triển khai ở nhiều đề tài nghiên cứu. Nhiều cơng trình khoa
học, chun luận, luận án, bài viết,… đã đề cập đến vấn đề này ở nhiều phương diện
(quản lý trường phổ thông, phát triển chương trình GD, đánh giá HS,…) từ cách tiếp
cận phát triển NLHS. Tác giả Đặng Tự Ân nghiên cứu mơ hình trường học mới Việt
Nam từ góc độ thực tiễn và lý luận, tiếp cận theo xu thế của GD hiện đại, về việc đánh
giá người học, về vai trò của GV tới chất lượng GD; Nguyễn Hữu Châu cho rằng,
không nên tiếp tục tuyên bố “chuyển từ một chương trình tập trung vào kiến thức sang


một chương trình tập trung vào năng lực” mà chỉ nên nói rằng “thể hiện hiệu quả hơn
tinh thần phát triển năng lực của người học trong chương trình mới”; Phạm Đỗ Nhật

Tiến đã đặt ra những vấn để lớn mang tính bản chất trước yêu cầu đổi mới chương trình
GD theo định hướng phát triển năng lực người học; Đỗ Ngọc Thống giới thiệu một vài
cách tiếp cận cơ bản được nhiều nước vận dụng trong các lần phát triển chương trình
gần đây nhất, đặc biệt là hướng tiếp cận năng lực; Phan Thanh Hà cho rằng dạy học
dựa vào dự án như một phương pháp dạy học hướng tới sự phát triển năng lực người
học; Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Văn Hồng đánh giá hiệu quả mức độ thực hiện các kĩ
năng, các hình thức tổ chức phối hợp với gia đình và xã hội theo mơ hình trường tiểu
học mới.
1.1.2. Quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
1.1.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu phát triển NLHS ở trường THBT. Tác giả
Hoàng Thúy Nga cho rằng, tiếp cận theo mục tiêu để xây dựng nội dung quản lý hoạt
động phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong việc thực hiện GD kỹ năng sống cho HS tiểu
học; Đặng Tự Ân phân tích việc xây dựng mơ hình trường học mới ở Việt Nam theo
định hướng phát triển năng lực người học; Lưu Thu Thủy đề xuất mục tiêu, khung
chương trình mơn GD lối sống ở tiểu học trong Chương trình GD phổ thơng mới; Lê
Thị Ngọc Thúy đề xuất ba giải pháp quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp
cận văn hóa tổ chức, phát triển năng lực; Phạm Thị Lệ Nhân nghiên cứu về quản lý
HĐGD ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hố ở TP. Hồ Chí Minh; Trần Anh Tuấn
đề xuất những bài học thực tiễn và định hướng nghiên cứu, xây dựng một chương trình
GD kĩ năng sống trong nhà trường; Nguyễn Hồng Thuận đề xuất một số kĩ năng bảo vệ
môi trường, gợi ý một số hoạt động, module để GV tổ chức cho HS trải nghiệm sáng
tạo việc bảo vệ môi trường sống;...
1.1.2.2. Quản lý nhân lực trong việc tổ chức HĐGD theo định hướng phát triển
NLHS ở trường tiểu học bán trú. Nhiều bài viết khẳng định, nhân lực (đội ngũ CBQL,
GV, NV và các lực lượng GD khác) ở trường THBT giữa vai trò quan trọng, then chốt
trong việc tổ chức HĐGD theo định hướng phát triển NLHS. Đó là các cơng trình
nghiên cứu của Lê Văn Chín, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Danh Nam, Trịnh Thị
Phương Thảo, Trần Đình Thuận, Trần Xuân Bộ,… Trong khi có nhiều cơng trình đề cập
đến nhân tố đội ngũ GV và CBQL thì một số đối tượng khác như đội ngũ nhân viên ở

trường tiểu chưa được đề cập nhiều, mặc dù đây cũng là một lực lượng quan trọng
trong việc tổ chức, quản lý HĐGD theo định hướng phát triển NLHS.
1.1.2.3. Quản lý việc đánh giá trong HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở
trường THBT. Đánh giá trong GD nói chung và ở trường tiểu học nói riêng là một hoạt
động giữ vị trí quan trọng, tác động đến kết quả phát triển NLHS. Mục tiêu, nội dung,
phương pháp đánh giá kết quả GD của HS tiểu học sẽ tác động tới việc hình thành, phát
triển phẩm chất, NLHS tiểu học. Những nội dung chủ yếu liên quan về vấn đề trên
được công bố trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Phương, Phạm Đỗ Nhật
Tiến, Nguyễn Trí, Trần Thị Hiền Lương, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Huyền,...
1.1.2.4. Những kết quả nghiên cứu khác liên quan đến quản lý HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS đã được công bố ở nhiều bài viết trong Tạp chí


Khoa học Giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Quản lý Giáo dục,.. trong nhiều hội
thảo, hội nghị của Bộ GD-ĐT, các cơ quan nghiên cứu về đổi mới GD-ĐT, về đổi mới
chương trình GD phổ thơng. Ở TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian vừa qua, cũng đã có
nhiều hội nghị, hội thảo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý HĐGD ở các trường
phổ thông theo định hướng phát triển NLHS. Trên cơ sở đó, UBND TP. Hồ Chí Minh
đã ban hành tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong đó
có các trường tiểu học.
Quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận phát triển NLHS được nghiên cứu ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận phát triển năng
lực chính là quản lý nhà trường hướng tới chất lượng cao, hướng tới mục tiêu phát triển
phẩm chất, năng lực toàn diện của người học. Giáo dục Việt Nam học tập kinh nghiệm
phát triển GD theo định hướng phát triển NLHS từ các quốc gia như: Vương quốc Anh,
Singapo, Malaixia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức,... Trong q trình hội nhập, cơng tác quản
lý HĐGD ở các trường THBT ở Việt Nam cần chọn lọc những kinh nghiệm đó, để vừa
đảm bảo tính khoa học, cập nhật với GD tiên tiến, nhưng đồng thời thực hiện đúng mục
tiêu GD của chúng ta, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và phù hợp với điều kiện cụ
thể của Việt Nam.

1.1.3. Kết luận về những nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục ở trường
tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thể hiện ở các kết quả
đã được nghiên cứu cần được tiếp thu, những vấn đề chưa được nghiên cứu một cách
toàn diện, những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học
1.2.1.1. Giáo dục, hoạt động giáo dục và hoạt động giáo dục ở trường tiểu học
bán trú. GD theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, thái độ
của một nhóm người được trao truyền người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu. HĐGD là những hoạt động có
chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà GD, được thực hiện thông qua
những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung GD tới người học trong những điều
kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu GD. HĐGD bao gồm cả hoạt động dạy học, hoạt
động trải nghiệm và các hoạt động mang tính GD khác.
HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS là toàn bộ các hoạt
động dạy học, hoạt động trải nghiệm và các HĐGD khác được tổ chức cả ngày, HS
được chăm sóc ăn nghỉ buổi trưa tại trường, nhằm hình thành, phát triển các phẩm
chất, năng lực cho HS theo mục tiêu GD của cấp tiểu học.
1.2.1.2. Nội dung HĐGD ở trường tiểu học phải bảo đảm cho HS có hiểu biết
đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói,
đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban
đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Nội dung đó bao gồm những thành tố quy định
những chuẩn mực hành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao
động của HS tiểu học. Nội dung GD chịu tác động định hướng của mục đích, nhiệm vụ
GD và tạo ra nội dung HĐGD của nhà trường, HĐGD tự giác của HS và các lực lượng
xã hội liên quan.


1.2.1.3. Hình thức, phương pháp tổ chức HĐGD ở trường tiểu học. Hình thức
tổ chức HĐGD 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là hình thức GD trên lớp lẫn ngồi lớp,

HS sẽ đến trường cả buổi sáng lẫn buổi chiều từ thứ hai đến thứ sáu và mỗi ngày không
học q 8 tiết; có bố trí ăn nghỉ trưa cho HS ngay tại trường. Phương pháp tổ chức
HĐGD ở trường tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức ; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập; có sự phối hợp giữa các chủ thể GD ở nhà
trường, gia đình và xã hội.
1.2.2. Năng lực và năng lực học sinh trường tiểu học bán trú
- Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành
cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ
thể.
- NLHS tiểu học là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong cuộc sống
nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, nhân cách phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi, được hình thành, phát triển thơng qua các hoạt động dạy học, trải
nghiệm sáng tạo và các HĐGD khác do trường tiểu học phối hợp với các lực lượng GD
khác tổ chức thực hiện trong các điều kiện KT-XH nhất định. NLHS trường THBT
chính là những năng lực của HS tiểu học được phát triển một cách cụ thể, đa dạng, bền
vững hơn nhờ những điều kiện đảm bảo tốt hơn để tổ chức các HĐGD.
- Phát triển NLHS tiểu học là sự tác động của trường tiểu học thông qua các hoạt
động giảng dạy, học tập, trải nghiệm và các HĐGD khác để hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên môn trong những điều kiện cụ thể, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS.
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú
1.2.3.1. Quản lý và quản lý nhà trường
1.2.3.2. Quản lý trường tiểu học
1.2.3.3. Trường tiểu học bán trú. Trường THBT nằm trong hệ thống các trường
tiểu học, nhưng tổ chức các HĐGD (dạy học, trải nghiệm sáng tạo và các HĐGD khác)
cả ngày có ăn nghỉ trưa tại trường. Ngoài những quy định chung, trường THBT hoạt

động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Quản lý HĐGD ở trường THBT là quản lý việc
thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung HĐGD; thực hiện nề nếp các HĐGD; thực
hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD; thực hiện kiểm tra đánh giá HĐGD; quản lý
cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị GD và các điều điều kiện đảm bảo cho HĐGD.
1.2.3.4. Quản lý HĐGD ở trường THBT. Quản lý trường tiểu học được tập trung
vào quản lý HĐGD ở trường tiểu học. Nội dung quản lý HĐGD ở trường THBT bao
gồm: quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung HĐGD; quản lý việc thực
hiện nề nếp các HĐGD; quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD;
quản lý việc thực hiện kiểm tra đánh giá HĐGD; quản lý cơ sở vật chất, tài chính, thiết
bị GD và các điều điều kiện đảm bảo cho HĐGD; quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà


trường, gia đình và xã hội để đảm bảo các điều kiện HĐGD ở trường THBT. Như vậy,
quản lý HĐGD ở trường THBT là sự tác động của các chủ thể quản lý nhằm thực hiện
tốt các HĐGD ở trường THBT để đạt được các mục tiêu theo các quy định hiện hành.
1.2.3.5. Chủ thể quản lý HĐGD ở trường THBT. Chủ thể quản lý trực tiếp là Hiệu
trưởng và nhóm người có thẩm quyền (thường là Hội đồng trường). Chủ thể quản lý gián
tiếp là chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý GD chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
về GD-ĐT, có tác động chi phối HĐGD của nhà trường từ bên ngoài nhà trường. Đội
ngũ nhân lực ở trường THBT: Ban giám hiệu, Tổ trưởng Chuyên môn, Tổng phụ trách
Đội; đội ngũ GV phụ trách các môn học, những lực lượng khác thực hiện HĐGD ở
trường THBT, tham gia vào quá trình rèn luyện, phát triển NLHS. Phụ huynh HS cũng
tham gia quản lý HĐGD khi các em ở nhà hoặc tham gia các HĐGD ngoài trường.
1.3. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển
năng lực học sinh
Theo quy định hiện hành, các hoạt động GD bao gồm: Thực hiện mục tiêu,
chương trình, nội dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS; Tổ chức các hoạt
động dạy học theo quy định của ngành GD-ĐT; Thực hiện nền nếp HĐGD (thiết kế bài
dạy, HĐGD trong giờ lên lớp, các HĐGD trong và ngồi trường, thực hiện hồ sơ

chun mơn của GV, NV); Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức HĐGD nhằm phát
triển NLHS; Thực hiện kiểm tra đánh giá HĐGD; Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính,
thiết bị GD và các điều điều kiện đảm bảo cho HĐGD; Tổ chức thực hiện tốt quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội để đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu, nội dung,
phương pháp GD.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
1.4.1. Quản lý việc đổi mới nhận thức về tổ chức HĐGD ở trường THBT theo
định hướng phát triển NLHS.
1.4.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu phát triển năng lực học sinh trong dạy
học, trải nghiệm và các hoạt động khác ở trường THBT
1.4.3. Quản lý phát triển đội ngũ CB, GV, NV nhằm đảm bảo tổ chức HĐGD
theo định hướng phát triển NLHS
1.4.4. Quản lý hoạt động nhóm, tổ chun mơn, các đoàn thể trong việc tổ chức
HĐGDtheo định hướng phát triển NLHS
1.4.5. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường và phát triển môi trường
GD theo định hướng phát triển NLHS
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng HĐGD theo định
hướng phát triển NLHS.
1.5. Các yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán
trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bao gồm các yếu tố khách quan và
các yếu tố chủ quan của trường tiểu học.
Kết luận chương 1
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý HĐGD ở trường THBT theo định
hướng phát triển NLHS trước yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung GDTH, phải dưa


trên những cơ sở lý luận về khoa học GD, về quản lý GD, quản lý nhà trường. Khái
niệm năng lực của HS tiểu học phải được xác định một cách khoa học, biện chứng, lịch
sử, cụ thể, phù hợp với mục tiêu GD, đặc điểm tâm sinh lý HS và điều kiện cụ thể của

trường tiểu học. Quản lý trường tiểu học trước yêu cầu phát triển NLHS phải là những
HĐGD bám sát mục tiêu, chương trình, nội dung, đội ngũ GV, cơ sở vật chất, các điều
kiện đảm bảo khác,... theo tiếp cận đảm bảo chất lượng GD tiểu học hiện nay. Quản lý
HĐGD ở trường THBT theo theo định hướng phát triển NLHS chính là việc khẳng
định vai trị của văn hóa chất lượng trường học. Quản lý HĐGD ở trường THBT theo
định hướng phát triển NLHS cần phải chú ý tới các điều kiện chủ quan, khách quan tác
động tới quá trình quản lý.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu về nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Nguyên tắc nghiên cứu thực trạng
2.1.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng
2.1.3. Nội dung nghiên cứu thực trạng
2.1.4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát thực trạng
2.1.5. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.1.6. Xây dựng công cụ nghiên cứu
2.1.7. Xử lý kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng
2.2. Khái quát về giáo dục tiểu học và sự phát triển của trường tiểu học bán
trú ở thành phố Hồ Chí Minh
- Khái quát chung về giáo dục tiểu học thành phố Hồ Chí Minh
- Các loại hình trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường
tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại thành phố Hồ Chí
Minh
2.3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở
các trường tiểu học bán trú tại thành phố Hồ Chí Minh
Bao gồm các vấn đề liên quan đến số lượng, chất lượng, cơ cấu; trình độ đào
tạo, kỹ năng sư phạm, trình độ tin học - ngoại ngữ; cơ cấu giữa số lượng cán bộ quản

lý, giáo viên, nhân viên.
2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu phát triển năng lực học sinh
trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ở các trường tiểu học bán trú
Bao gồm: Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu GD theo định hướng phát
triển phẩm chất, NLHS ở trường THBT; Thực trạng thực hiện mục tiêu GD kiến thức
kết hợp với phát triển NLHS; Thực trạng quản lý thực hiện mức độ phát triển năng lực
toàn diện của HS ở trường THBT.


2.3.3. Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động dạy học, trải nghiệm và các
hoạt động giáo dục khác ở trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng
lực học sinh
2.3.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú
Bao gồm: Thực trạng quản lý phát triển chương trình, nội dung tổ chức HĐGD
theo quy định của ngành GD ở trường THBT; Thực trạng quản lý phát triển phương
pháp, hình thức tổ chức HĐGD ở trường THBT.
2.3.5. Thực trạng quản lý xây dựng mơi trường văn hóa, mơi trường giáo
dục, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục ở
trường tiểu học bán trú
Bao gồm: Thực trạng quản lý xây dựng mơi trường văn hóa, mơi trường HĐGD
ở trường THBT; Thực trạng quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc tổ chức HĐGD ở trường THBT; Thực trạng quản lý huy động nguồn lực và xã hội
hóa HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở trường THBT
2.3.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tiêu chí
đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở trường tiểu học bán trú
- Thực trạng quản lý công tác kiểm định chất lượng HĐGD theo định hướng
phát triển NLHS ở trường THBT
- Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, báo cáo quản lý

HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở trường THBT
- Thực trạng quản lý kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí trường tiên tiến
theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh
2.3.7. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực phục vụ
các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu
học bán trú
Bao gồm: Thực trạng quản lý diện tích, khn viên, sân chơi, sân tập, cổng
trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập đảm bảo đúng theo quy định; Thực trạng
quản lý phòng học, bảng, bàn ghế cho GV, HS; Thực trạng quản lý phòng chức năng,
trang thiết bị văn phịng phục vụ cơng tác quản lý, dạy và học; các điều kiện đảm bảo
về cơ sở vật chất, thiết bị GD khác; Thực trạng quản lý khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống
nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo quy chuẩn; Thực trạng quản lý
thư viện đạt chuẩn, hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị dạy học.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học bán trú trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGD theo định hướng
phát triển NLHS ở trường THBT
Kết quả đánh giá (%)
TT
Nội dung khảo sát, đánh giá
Tốt Khá
TB Chưa đạt
Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, GV,
1 NV và trình độ chun mơn, kỹ năng sư 85,0 13,0
2,0
0,0
phạm, phẩm chất chính trị, năng lực quản lý



2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu GD
theo hướng phát triển NLHS
Thực trạng thực hiện mục tiêu GD kiến thức
kết hợp với phát triển phẩm chất, NLHS
Thực trạng quản lý việc thực hiện mức độ
phát triển năng lực toàn diện của HS
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học, trải
nghiệm và các HĐGD khác
Thực trạng quản lý phát triển chương trình,
nội dung, phương pháp, hình thức HĐGD
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị
GD phục vụ HĐGD theo định hướng phát
triển NLHS
Thực trạng quản lý xây dựng mơi trường văn
hóa, mơi trường HĐGD
Thực trạng quản lý phối hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội trong việc tổ chức HĐGD
Thực trạng quản lý huy động nguồn lực, xã hội

hóa HĐGD theo định hướng phát triển NLHS
Thực trạng quản lý công tác kiểm định chất
lượng HĐGD theo định hướng phát triển NLHS
Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, giám
sát, tổng kết, báo cáo quản lý HĐGD

82,3

14,4

3,3

0,0

70,0

21,5

6,5

2,0

77,7

18,0

3,5

0,8


66,4

24,2

8,0

1,4

82,9

13,4

3,7

0,0

70,0

5,5

11,7

2,8

78,7

15,1

6,0


2,2

83,9

10,7

4,9

0,5

81,2

14,3

4,0

0,5

80,8

14,2

5,0

0,0

87,9

9,5


2,6

0,0

2.4.1. Những kết quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học bán trú
2.4.2. Một số vấn đề cần tiếp tục đổi mới, khắc phục trong công tác quản lý
hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu
học bán trú
2.4.3. Nguyên nhân
Kết luận chương 2
Đổi mới quản lý HĐGD ở các trường THBT tại TP. Hồ Chí Minh được dựa trên
những điều kiện KT-XH của một địa bàn phát triển đã đạt được những kết quả lớn về
nhiều phương diện, trở thành những mơ hình tiêu biểu. Việc phát triển NLHS trường
THBT ở TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những trình độ theo chuẩn được quy định. Cơng
tác quản lý HĐGD ở trường THBT đã đi vào quy chuẩn, thể hiện trình độ, hiệu quả cao
của GD ở TP. Hồ Chí Minh. Cơng tác quản lý các nguồn lực cho HĐGD ở các trường
THBT đã có nhiều thành tựu nổi bật. Trên cơ sở những thành tựu và những bất cập
trong quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS, cần tổng kết,
đánh giá để xây dựng những mơ hình quản lý, mơ hình các trường THBT phù hợp với
chuẩn quốc tế, phù hợp với điều kiện KT-XH của TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH


Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu
học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện

và hệ thống, ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi, nguyên tắc đảm bảo tính thực
tiễn và kế thừa.
3.2. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo
định hướng phát triển năng lực học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh
Các giải pháp quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS
là một hệ thống đồng bộ, hệ thống, khoa học và được vận dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo.
Hệ thống các giải pháp được trình bày theo lơgic chung: (a) Xác định mục tiêu,
vị trí của giải pháp; (b) Nội dung cụ thể của giải pháp; (c) Cách thức và các điều kiện
đảm bảo để thực hiện giải pháp.
3.2.1. Quản lý việc quán triệt quan điểm, nhận thức về đổi mới hoạt động giáo
dục ở trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh kết hợp
nhiệm vụ xây dựng trường tiểu học tiên tiến, hội nhập khu vực và thế giới
Cần chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển NLHS trường THBT trong tất cả
các hoạt động của nhà trường; cụ thể hóa tiêu chí trường THBT tiên tiến; nhận thức
đúng, đủ, toàn diện về phẩm chất, NLHS tiểu học; xác định mối quan hệ biện chứng
giữa những yêu cầu của năng lực chung với những năng lực chuyên biệt, cá tính sáng
tạo, năng khiếu, sở trường của mỗi HS; làm cho phụ huynh và xã hội phải ủng hộ việc
tổ chức hoạt động theo hướng phát triển NLHS; thực hiện tích hợp, lồng ghép trong các
hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các cấp chính quyền, khu vực dân
cư,... để quán triệt mục tiêu, nội dung phát triển NLHS trong HĐGD ở trường THBT;
tổng kết, đánh giá những thành quả, kinh nghiệm trong việc tổ chức HĐGD theo định
hướng phát triển NLHS.
3.2.2. Quản lý phát triển chương trình, nội dung hoạt động giáo dục ở trường
tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Việc phát triển chương trình, nội dung HĐGD bao gồm cả việc xây dựng, đánh
giá, chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu ở mỗi giai đoạn cụ thể. Phát triển
chương trình, nội dung HĐGD ở trường THBT cần phải chuyển từ tiếp cận nội dung
sang tiếp cận phát triển năng lực người học; bám sát vào quy định của ngành GD, tiêu
chí về phẩm chất, NL HS, thực trạng GD của nhà trường, ý kiến của phụ huynh và xã

hội, tham vấn ý kiến của các chuyên gia GD, kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Bổ
sung, điều chỉnh một số chương trình, nội dung HĐGD để phù hợp định hướng đổi mới
GD, phù hợp đối tượng HS. Việc phát triển chương trình, nội dung HĐGD phải đảm
bảo tính liên thơng, liên kết, hệ thống giữa các phẩm chất, năng lực; giữa GD tiểu học
với GD mầm non, GD trung học cơ sở; giữa các khối lớp, các môn học, hoạt động ở
trường THBT. Có thể thực hiện các mơdun dạy học; liên thơng, tích hợp và phân hóa
trong phát triển chương trình, nội dung HĐGD. Chú ý bám sát đối tượng và phối hợp


giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đổi mới nội dung HĐGD theo định
hướng phát triển NLHS phù hợp với điều kiện của thành phố.
3.2.3. Quản lý thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục,
cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực học
sinh
Nội dung của giải pháp cần chú ý tới việc kế thừa, sử dụng các phương pháp,
hình thức tổ chức HĐGD truyền thống đã được khẳng định. Sử dụng các phương pháp
GD hiện đại, các phương pháp tích cực hóa người học, tơn trọng và phát huy vai trị
chủ thể của người học trong việc tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm
chất, năng lực toàn diện. Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm là một trong những hình
thức HĐGD có tác dụng tồn diện trong việc phát triển NLHS. Phát huy vai trò chủ thể
của HS, vai trò của nhóm, tập thể lớp HS và vai trị tổ chức hướng dẫn của CB, GV,
NV để phát triển NLHS. Kết hợp hình thức, phương pháp tổ chức HĐGD của nhà
trường và hình thức, phương pháp GD của gia đình và xã hội. Linh hoạt, sáng tạo trong
việc xác định hình thức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả HĐGD của HS tiểu học.
3.2.4. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện, trải nghiệm ở trường tiểu học
bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung của giải pháp thể hiện ở các phương diện: Quản lý việc học tập, rèn
luyện, trải nghiệm của HS theo quan điểm tiếp cận năng lực; Quản lý hoạt động trải
nghiệm (phân biệt hoạt động trải nghiệm và hoạt động dạy học các môn học); Quản lý
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực, phát

huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và kích thích hứng thú học tập, rèn luyện của HS.
Đổi mới cách thức quản lý HĐGD của trường THBT nhằm phát huy vai trò của người
học; chỉ đạo hoạt động của GV, NV trường THBT; hoạt động của phụ huynh và các lực
lượng GD khác.
3.2.5. Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định hoạt động giáo dục ở
trường tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung của giải pháp thể hiện ở quản lý nội dung của hoạt động thanh tra,
kiểm tra hoạt động của trường THBT cần bám sát vào các văn bản hiện hành, đồng thời
căn cứ vào các quy định cụ thể đối với mỗi trường THBT ở trên địa bàn, vào quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về GD. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát HĐGD ở
trường tiểu học phải chú trọng vào các vấn đề chủ yếu liên quan đến HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS. Quản lý việc thực hiện xử lý kết quả thanh
tra, kiểm tra, giám sát để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch HĐGD ở trường THBT. Tiếp
nhận, xử lý các phản hồi của HS, phụ huynh, của xã hội về kết quả thanh tra, kiểm tra,
đánh giá kết quả HĐGD.
3.2.6. Quản lý việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở trường tiểu học bán trú
Nội dung của giải pháp cần được thực hiện cụ thể đối với đối với đội ngũ
CBQL, GV, NV trường THBT. Xác định tiêu chí CBQL đối với hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng; tiêu chuẩn hóa trình độ đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp; nâng cao ý thức


trách nhiệm của đội ngũ NV và các lực lượng khác đối với việc nâng cao chất lượng
GD toàn diện ở trường THBT. Thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá, xếp hạng đối với
đội ngũ CBQL, GV, NV,... để có biện pháp khen thưởng, xử phạt, ln chuyển, thơi
việc,... nhằm tạo động lực cho mọi người phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ,
năng lực và hệu quả làm việc.
3.2.7. Quản lý xây dựng mơi trường văn hóa, mơi trường giáo dục ở trường

tiểu học bán trú; thực hiện xã hội hóa giáo dục, mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung của giải pháp cần chú ý tới việc quản lý xây dựng môi trường văn hóa
ở trường THBT; thực hiện xã hội hóa GD, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Tổ chức tốt cơng tác GD chính trị tư tưởng trong toàn thể
CB, GV, NV và HS; tổ chức các hoạt động chuyên đề, xây dựng đời sống văn hóa, làm
nghìn việc tốt, tấm gương giúp bạn. Xây dựng thư viện điện tử và phủ sóng internet
khơng dây trong tồn bộ khn viên của trường để cập nhật thông tin, tạo điều kiện để
phụ huynh và xã hội giám sát các hoạt động của trường THBT. Tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thơng trong cơng tác xây dựng văn hóa, mơi
trường GD; xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh thơng qua
hồn thiện bộ máy quản lý có năng lực, tổ chức lao động sư phạm hợp lý, khoa học.
3.2.8. Quản lý việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các điều
kiện đảm bảo phục vụ hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo yêu cầu đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông
Thực hiện quy định chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị GD; tăng cường quản lý,
phát huy hiệu quả, tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị GD hiện có để đảm bảo tiết
kiệm, quán triệt mục tiêu phát triển phẩm chất, NLHS; bổ sung và nâng cao quy mô,
chất lượng, hiệu quả của các hạng mục cơ sở vật chất, thiết bị GD và các điều kiện đảm
bảo khác như: bể bơi, các phòng phục vụ ăn giữa buổi và ăn trưa, phòng nghỉ trưa, khu
vực dành cho phụ huynh đưa đón HS, hệ thống đảm bảo y tế, vệ sinh môi trường, điện
nước, an ninh trật tự, hệ thống camera giám sát; thực hiện xã hội hóa và ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong quản lý HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở trường THBT
cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS, phụ huynh và các chủ thể quản lý khác.
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Mỗi giải pháp có tầm quan trọng riêng và vị trí cụ thể nhằm giải quyết một
phương diện chủ yếu trong quá trình quản lý HĐGD ở trường THBT, phù hợp với điều
kiện địa bàn, tình hình KT-XH của TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Chất lượng, hiệu quả
của công tác quản lý HĐGD theo định hướng phát triển NLHS không chỉ phụ thuộc
vào mức độ đạt được của mỗi giải pháp mà còn phụ thuộc vào sự liên kết, phối hợp

giữa các giải pháp, tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ trong quản lý trường THBT.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm


- Tính cần thiết: Kết quả khảo nghiệm khẳng định tính cần thiết, cấp thiết của
các giải pháp quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện đảm bảo
và các giải pháp được đề xuất đã tác động đến các điều kiện đảm bảo nói trên để tạo
nên sự thay đổi về chất lượng.
- Tính khả thi: Kết quả khảo nghiệm phản ánh tính khả thi các giải pháp quản lý
HĐGD ở các trường THBT theo định hướng phát triển NLHS tại TP. Hồ Chí Minh.
Tính khả thi của 8 giải pháp dù ở mức độ nào, cũng phản ánh sự hợp lý, phù hợp với
điều kiện KT-XH của các quận huyện. Vấn đề còn lại là các trường THBT cần khắc
phục những trở ngại khách quan, vận dụng sáng tạo linh hoạt các giải pháp nói trên để
nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển
NLHS, đáp ứng mục tiêu xây dựng trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc
tế.
3.5. Thực nghiệm giáo dục về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường
tiểu học bán trú theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại thành phố Hồ Chí
Minh
3.5.1. Giới thiệu khái quát về thực nghiệm
3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.5.1.2. Giả thuyết thực nghiệm. Nếu các trường THBT vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo các giải pháp quản lý như luận án đã đề xuất, sẽ nâng cao chất lượng,

hiệu quả quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS, đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD tại TP. Hồ Chí Minh.
3.5.1.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi thực hiện thực
nghiệm giải pháp thứ hai: “Quản lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS”.
3.5.1.4. Đối tượng thực nghiệm. Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn đảm bảo
tính đại diện, khách quan cho việc đánh giá hiệu quả, khả thi của các giải pháp đề xuất.
3.5.2. Tổ chức thực nghiệm
3.5.2.1. Thời gian thực nghiệm: từ năm học 2016-2017 (được so sánh, đối chiếu
với số liệu khảo sát từ năm học 2013-2014)
3.5.2.2. Tiêu chí và thang điểm đánh giá thực nghiệm
Chúng tơi đã xây dựng 10 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển chương trình, nội
dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở trường THBT với 3 mức điểm cho
mỗi tiêu chí: 11 điểm, 10 điểm và 9 điểm. Việc thực hiện các tiêu chí được định lượng
(và định tính) theo mức độ điểm đạt được ở mỗi tiêu chí. Nhiệm vụ quản lý phát triển
chương trình, nội dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS ở trường THBT đạt
loại tốt (mức điểm từ 90 đến 100 điểm), đạt loại khá (từ 70 đến 79 điểm), đạt loại trung
bình (từ 50 điểm đến 69 điểm), chưa đạt khi dưới 50 điểm.
TT
1

Tổng
điểm
Quán triệt quan điểm, nhận thức về 10
Tiêu chí

Tốt
10-9

Phổ điểm đánh giá

Khá
TB Chưa đạt
8-7
6-5
dưới 5


triển khai, phát triển chương trình, nội
dung HĐGD ở trường THBT theo
định hướng phát triển NLHS và xây
dựng trường tiểu học tiên tiến, hội
nhập khu vực và quốc tế
Triển khai phát triển chương trình, nội
2 dung HĐGD bám sát yêu phát triển 11
NLHS
Nâng cao năng lực phát triển chương
3 trình, nội dung HĐGD của tổ bộ môn 11
và CBQL, GV, NV của trường THBT
Phát triển chương trình, nội dung
HĐGD thơng qua các hoạt động trải
4
11
nghiệm, rèn luyện kỹ năng hoạt động
xã hội cho HS
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội để phát triển chương trình, nội
5
10
dung HĐGD theo định hướng phát
triển NLHS

Thực hiện tích hợp và phân hóa, xây
dựng các modun dạy học để phát triển
6
10
chương trình, nội dung HĐGD theo
định hướng phát triển NLHS
Phát triển chương trình, nội dung
HĐGD phù hợp với đối tượng HS,
7
10
điều kiện đảm bảo của nhà trường và
môi trường KT-XH của địa bàn
Học tập những thành tựu về phát triển
8 chương trình, nội dung HĐGD của các
9
trường tiểu học tiên tiến trong thành
phố, của cả nước và ở nước ngồi
Tính hệ thống, hài hịa giữa phát triển
9 chương trình, nội dung HĐGD với các
9
yếu tố đảm bảo của trường THBT
Triển khai công tác kiểm tra, tổng kết,
đánh giá việc phát triển chương trình,
10
9
nội dung HĐGD theo định hướng phát
triển NLHS
Tổng điểm: tốt, khá, TB, chưa đạt (xuất sắc: 95>)

11-9


8-7

6-5

11-9

8-7

6-5

11-9

8-7

6-5

10-9

8-7

6-5

10-9

8-7

6-5

10-9


8-7

6-5

9

8-7

6-5

9

8-7

6-5

9

8-7

6-5

90>

70>

50>

50<


3.5.2.3. Tiến hành tổ chức thực nghiệm
Chọn mẫu thử nghiệm gồm 10 trường THBT quản lý thực hiện, phát triển chương
trình, nội dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS. Xác định mức độ đầu vào khi
chưa thực hiện giải pháp và mức độ đạt được đầu ra khi thực hiện giải pháp. Việc đánh
giá kết quả không chỉ dựa vào mức độ của trường đó đạt được so với u cầu chung mà
cịn thể hiện ở sự tiến bộ, thay đổi của mỗi trường trong việc quản lý triển khai, phát
triển chương trình, nội dung GD ở trường THBT theo định hướng phát triển NL HS.


Bảng tổng hợp mức độ đạt được về phát triển chương trình, nội dung HĐGD
ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS, trước và sau thực nghiệm
Tổng điểm trước và sau thực nghiệm
Trường
TT
thực nghiệm
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Độ lệch
1 Trường TH Hịa Bình
85
91
6
Trường
TH
Nguyễn
Đình
Chiểu
2
83
90
7

3 Trường TH Lý Tự Trọng
84
90
6
Trường
TH
Nguyễn
Văn
Trỗi
4
85
91
5
5 Trường TH Đỗ Tấn Phong
83
90
7
6 Trường TH Phú Xuân
76
85
9
7 Trường TH Tân Thông
75
84
9
8 Trường TH Cầu Xáng
76
86
10
9 Trường TH Nguyễn Thị Nhỏ

77
87
10
10 Trường TH Tân Nhật 6
75
84
9

(Ghi chú: cột bên trái xanh là số điểm trước thực hiện giải pháp; cột bên phải da
cam là số điểm sau khi thực hiện giải pháp)
Biểu đồ thể hiện sự tiến bộ về quản lý phát triển chương trình,
nội dung HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS
Chúng tôi cũng đã biểu thị khoảng cách mức điểm đạt được trước và sau thực
nghiệm ở các trường tiểu học bằng hai đường thể hiện khoảng cách giữa hai mức
điểm nói trên.
Nhận xét:
- Tất cả các trường đều có sự thay đổi theo hướng tích cực, tiến bộ về kết quả
đạt được trong quản lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD ở trường THBT
theo định hướng phát triển NLHS khi áp dụng giải pháp chúng tôi đề xuất. Sự thay


đổi đó cịn tác động tới các lĩnh vực của trường THBT như: xây dựng đội ngũ, quản
lý HS, cơ sở vật chất, thiết bị GD, xã hội hóa....
- Một số trường THBT không thay đổi loại (vẫn giữ mức tốt, khá, trung bình)
nhưng tổng điểm trong loại đã có sự thay đổi (từ đầu của loại khá lên cao nhất của loại
khá). Như vậy, nếu thực hiện tốt những vấn đề được nêu trong giải pháp 2 thì chất
lượng, hiệu quả quản lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD ở các trường THBT
sẽ tiến bộ tích cực. Tuy nhiên, để tạo sự thay đổi về quản lý phát triển chương trình, nội
dung HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS phải có q trình và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác.

3.5.3. Đánh giá chung về thực nghiệm
- Với yêu cầu và quy trình tổ chức thực nghiệm, những kết quả thu được đã
chứng minh tính cần thiết, hiệu quả, khả thi của giải pháp “Quản lý phát triển, chương
trình, nội dung HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS”. Mục tiêu,
nội dung, điều kiện và cách thức thực hiện giải pháp,... được được thực nghiệm ở các
trường THBT đều khắng định tính đúng đắn, khoa học của giải pháp.
- Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính cần thiết, khả thi, hiệu quả của giải
pháp “Quản lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD ở trường THBT theo định
hướng phát triển NLHS”. Vì vậy, có thể kết luận rằng, quản lý phát triển chương trình,
nội dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS là giải pháp quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng GD toàn diện ở trường THBT.
- Tuy nhiên, với những kết quả khác nhau ở các trường THBT khác nhau về
quản lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD theo định hướng phát triển NLHS
cũng đã khẳng định rằng, để thực hiện tốt giải pháp, cần phải có những điều đảm bảo
nhất định (đội ngũ CBQL, GV, cơ sở vật chất và thiết bị GD, quan hệ bên ngoài của
nhà trường,...) và các điều kiện đảm bảo khác liên quan đến gia đình, xã hội, các cấp
quản lý. Điều này cũng khẳng định, để nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS ở TP. Hồ Chí Minh, ngồi giải pháp về quản
lý phát triển chương trình, nội dung HĐGD, cần phải thực hiện một cách đồng bộ,
thống nhất, linh hoạt tất cả các giải pháp quản lý mà chúng tôi đã đề xuất trong luận án.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về quản lý GD và quản lý trường THBT, căn cứ vào thực
trạng tổ chức HĐGD của các trường THBT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay,
chúng tôi đã đề xuất 8 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của HĐGD theo
định hướng phát triển NLHS ở trường THBT. Để đảm bảo tính hiệu quả, các giải pháp
đề xuất đảm bảo nguyên tắc mục tiêu, nguyên tắc kế thừa, nguyên tắc khoa học,
nguyên tắc khả thi. Trong mỗi giải pháp, chúng tôi đã phân tích, trình bày về mục tiêu,
nội dung và cách thức, điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm, thăm dị và thực
nghiệm GD đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý nói trên. Tất
cả những vấn đề trên đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà chúng

tôi đã nêu trong luận án.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Trong xu thế đổi mới GD hiện nay, vấn đề quản lý HĐGD ở trường THBT
nói chung và quản lý theo định hướng phát triển NLHS được nghiên cứu, đề cập ở
những mức độ, phương diện khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó đều khẳng định
cần phải đổi mới quản lý HĐGD ở trường THBT để phù hợp với sự phát triển của GD
hiện đại, với sự phát triển KT-XH trong thời đại kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4.0.
1.2. GD tiểu học nói chung và HĐGD của trường THBT ở TP. Hồ Chí Minh
trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu về mọi phương diện, xứng đáng là GD
của một trung tâm KT-XH, VH - GD của cả nước. Tuy nhiên, với vị thế của một đô thị
lớn, với yêu cầu đổi mới GD tiểu học và nhu cầu của xã hội hiện nay, HĐGD ở các
trường THBT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, hạn chế. Hạn chế nổi
bật nhất là định hướng phát triển NLHS chưa được nhận thức, thực hiện một cách khoa
học, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong việc tổ chức các HĐGD ở trường THBT.
1.3. Vấn đề quan trọng nhất để khắc phục những bất cập nói trên chính là xác
định một hệ thống giải pháp quản lý có tính hiệu quả, khả thi để nâng cao chất lượng tổ
chức HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS. Các giải pháp đó phải
đảm bảo những nguyên tắc của lý luận GD nói chung, phải kế thừa những thành tựu đã
đạt được, phù hợp với điều kiện KT-XH của thành phố, đồng thời phải tiếp cận với
chuẩn mực GD quốc tế.
1.4. Quản lý HĐGD ở trường THBT theo định hướng phát triển NLHS trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh khơng phải là một quy trình bất biến, cứng nhắc. Vì vậy, hiệu
trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học cần phải tiếp tục nghiên cứu để
không ngừng đổi mới, sáng tạo công tác quản lý HĐGD ở trường THBT theo định
hướng phát triển NLHS để đáp ứng tốt yêu cầu, điều kiện mới.
2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với các cấp quản lý GD: Bộ GD-ĐT cần phải tiếp tục có những
chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện, thống nhất, bền vững làm điểm tựa cho mục
tiêu GD con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngành GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh cần
có những đột phá trong đổi mới GD nói chung và HĐGD ở các trường THBT nói riêng
để đảm bảo phát triển năng lực người học, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, của xã hội,
của bản thân và phù hợp với điều kiện đảm bảo ở từng thời kỳ. Xây dựng một tiêu chí
riêng về NLHS ở trường THBT phù hợp với yêu cầu của một đô thị phát triển.
2.2. Đối với các trường tiểu học, mỗi tập thể, cá nhân thực sự là một chủ thể của
công tác quản lý HĐGD theo định hướng phát triển NLHS; đồng thời phải là đối tượng
chịu sự quản lý, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với chức năng, nhiệm vụ của
mình. Phát huy vai trị, chức năng quản lý, tự chủ và tự chíu trách nhiệm của hiệu
trưởng trường THBT. Tăng cường chức năng quản trị cơ sở GD trong quản lý nhà
trường để huy động nguồn lực, thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội về
các HĐGD của trường THBT.


2.3. Đối với các ban ngành, tổ chức, đoàn thể và xã hội, cần tạo điều kiện, giúp
đỡ, hỗ trợ các HĐGD ở trường THBT; tăng cường chức năng giám sát, quản lý, yêu
cầu các trường tiểu học trong việc hồn thành sứ mệnh của mình, chịu trách nhiệm về
chất lượng GD trước cộng đồng, xã hội. .
2.4. Đối với các gia đình HS, nhận thức đúng về mục tiêu phát triển NLHS; có
thái độ ứng xử văn hóa, có tính GD, tích cực trong việc phản biện, xử lý những tình
huống phát sinh trong HĐGD; tích cực tham gia có hiệu quả các HĐGD ở trường
THBT theo định hướng phát triển NLHS.


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Trần Văn Dàng (2012). Quản lý dạy học hai buổi/ngày có bán trú ở các trường tiểu
học Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số tháng 11/2012,
tr.25-28.

2. Trần Văn Dàng (2012). Nhà trường – gia đình – xã hội với việc nâng cao chất lượng
dạy học bán trú ở trường tiểu học. Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề, tháng 12 năm 2012,
tr.30-31.
3. Trần Văn Dàng (2013). Tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học nâng cao chất
lượng dạy học 2 buổi/ ngày ở các trường tiểu học Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.Tạp chí
Thiết bị Giáo dục, số 100, tháng 12/2013, tr.9-11.
4. Trần Văn Dàng (2014). Thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học
sinh ở trường tiểu học.Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số tháng 11/2014.
5. Trần Văn Dàng (2014). Từ hoạt động dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học bán trú,
đề xuất việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Quốc gia “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ
thơng” của Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24-25/4/2014, tr.756-764.
6. Trần Văn Dàng (2015). Đổi mới hoạt động đánh giá ở trường tiểu học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh (đồng tác giả). Tạp chí Giáo dục, số tháng 2/2015,
tr.5-7
7. Trần Văn Dàng (2015). Quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bán trú theo
phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.Tạp chí Quản lý Giáo dục, số tháng 4/2015
(số đặc biệt), tr.282-287.
8. Trần Văn Dàng (2015). Bài học kinh nghiệm từ hoạt động đánh giá học sinh theo
Thơng tư 30 ở trường tiểu học. Tạp chí Quản lý Giáo dục, số tháng 11/2015 (số đặc
biệt), tr.20-27.
9. Trần Văn Dàng (2017). Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực ở một số trường tiểu học bán trú ở thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 141, kỳ 2 tháng 3/2017, tr.70-72,82
10. Trần Văn Dàng (2017). Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học bán trú
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục, số 402, kỳ 2 tháng 3/2017, tr.68,18.
11. Trần Văn Dàng (2017). Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ở trường tiểu
học bán trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, T/c Giáo dục, số đặc biệt, tháng
7/2017, tr.15-18.
12. Trần Văn Dàng (2017). Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục theo định hướng

phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học bán trú tại thành phố Hồ Chí Minh,
Kỷ yếu “Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông” do Ủy ban VHGD-TN-TN và NĐ Quốc hội XIV tổ chức tháng 9/2017, NXB Đại học Sư phạm,
H.2017, tr.151-160.



×