Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC BÁN ĐẢO THANH ĐA QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ HOÀNG KHÁNH NGÂN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC
BÁN ĐẢO THANH ĐA QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ HOÀNG KHÁNH NGÂN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC
BÁN ĐẢO THANH ĐA QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: TS. TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING
AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
****************

LE HOANG KHANH NGAN

INVESTIGATING, ESTIMATING AND PROPOSING THE
SOLUTION TO DEVELOP LANDSCAPE FOR THANH ĐA’S
PENINSULA OF HỒ CHÍ MINH CITY, BÌNH THẠNH
DISTRICT TO 2015

Department of
Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATION DISSERTATION

Instructors: TRAN VIET MY, Ph.D

Ho Chi Minh City
July, 2011


ii


LỜI CẢM ƠN
Để có ý tưởng thực hiện luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy
Trần Viết Mỹ, người hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Em xin gửi lời biết tỏ lòng tri ân đến các thầy cô khoa Môi Trường và Tài nguyên
của trường Đại Học Nông Lâm đã dạy dỗ, dẫn dắt em trong suốt 4 năm học tập
tại trường để trở thành một kỹ sư môi trường có kiến thức chuyên môn đủ rộng
bước vào một môi trường năng động mới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cô, chú làm việc tại phòng quản lý
dự án của Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh đã giúp đỡ em trong quá trình tìm
kiếm số liệu và cung cấp thông tin.
Cuối cùng, em tỏ lòng biết ơn sâu sắc và yêu thương nhất đến ba mẹ; người thân
và bạn bè là những người đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Hoàng Khánh Ngân

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mảng xanh
khu vực bán đảo Thanh Đa quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2015” được tiến hành tại bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TPHCM. Thời gian
thực hiện từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2011.

Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và thu được các kết quả sau đây:
- Xây dựng được danh mục thực vật hiện có trong vùng khảo sát của bán đảo
Thanh Đa bao gồm 91 loài thuộc 51 họ thực vật.
- Đề xuất một số loài cây thích hợp để phục vụ cho việc phát triển ở Thanh Đa, bao
gồm 26 loài thuộc 19 họ thực vật.
- Đánh giá hiện trạng có thể phát triển du lịch ở Thanh Đa.
- Đề xuất cải tạo cảnh quan bán đảo Thanh Đa bao gồm cải tạo cơ sở hạ tầng và
cây xanh.

iv


SUMMARY
The essay “ Investigating, estimating and proposing the solution to develop
landscape for Thanh Đa’s peninsula of Ho Chi Minh city, Binh Thanh district to
2015” has been carried out from February to July in 2011.
The results:
- Evaluating the current status of vegetation in Thanh Đa. There are 91 species in
51 families.
- Suggesting a list of 26 species in 19 families to be served for developing in
Thanh Đa.
- Estimating the present condition to develop tourism.
- Suggesting to improve landscape which include infrastructure and vegetation.

v


MỤC LỤC
Trang tựa ( Tiếng Việt ) .................................................................................... i
Trang tựa ( Tiếng Anh ) ...................................................................................ii

Lời cảm ơn ..................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................ iv
Summary .......................................................................................................... v
Mục lục............................................................................................................ vi
Danh sách các hình ...................................................................................... viii
Danh sách các bảng ......................................................................................... ix
Tên các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị ................................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 3
2.1.2. Chức năng của mảng xanh đô thị ...................................................................... 3
2.1.3. Lợi ích của cây xanh trong môi trường đô thị................................................... 4
2.1.3.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh ....................................................... 4
2.1.3.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh ......................................................... 6
2.1.3.3. Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc ................................................... 10
2.1.3.4. Các công dụng khác ..................................................................................... 10
2.2. Sơ nét về bán đảo Thanh Đa .............................................................................. 10
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 10
2.2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 10
2.2.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 11
2.2.1.3. Khí hậu ......................................................................................................... 11
2.2.1.4. Chế độ thủy văn ........................................................................................... 12
2.2.1.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................. 12
2.2.2. Tài nguyên thực vật ......................................................................................... 12

vi


2.2.3. Một số hình ảnh cây xanh trên bán đảo Thanh Đa.......................................... 13

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 15
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 15
3.2. Nội dung ............................................................................................................. 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................. 15
3.3.2. Điều tra thực địa .............................................................................................. 15
3.3.3. Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 16
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 17
4.1. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất .............................................. 17
4.1.1. Đất sử dụng trong mảng xanh ......................................................................... 17
4.1.2. Đất khác .......................................................................................................... 18
4.2. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng thực vật hiện có ở Thanh Đa ................... 18
4.3. Đánh giá cảnh quan hiện tại của bán đảo Thanh Đa .......................................... 29
4.3.1. Lợi thế có thể phát triển về du lịch ................................................................. 29
4.3.2. Hạn chế về hiện trạng cơ sở hạ tầng ............................................................... 29
4.4. Đề xuất cải tạo cảnh quan bán đảo Thanh Đa .................................................... 30
4.4.1. Về cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 30
4.4.2. Về vấn đề cây trồng......................................................................................... 31
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 38
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 38
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 40

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ....................... 11
Hình 1.2: Cảnh quan trước cư xá Thanh Đa ........................................................... 13

Hình 1.3: Công viên dọc bờ sông Thanh Đa ........................................................... 13
Hình 1.4: Bờ đê mới xây dọc sông Sài Gòn ............................................................ 14
Hình 1.5: Ao sen tại Thanh Đa................................................................................ 14
Hình 1.6: Cây Vú sữa (Chrysophyllum cainito L.) ................................................. 19
Hình 1.7: Cây Gòn (Ceiba pentandre L.) ............................................................... 20
Hình 1.8: Cây Mít (Artocarpus heterphyllus Lamk) ............................................... 21
Hình 1.9: Cây Phượng vĩ (Artocarpus heterphyllus Lamk) .................................... 22
Hình 2.1: Cây Bàng (Fagraea crenulata Maingay.ex.Cl.) ..................................... 23
Hình 2.2: Cây Sậy (Phragmites karka ex trin St) ................................................... 24
Hình 2.3: Cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) ................................................... 25
Hình 2.4: Cây Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) ........................................................... 26
Hình 2.5: Cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsl) ..................................................... 27
Hình 2.6: Cây Xuyến chi (Wedelia trilobata) ......................................................... 28
Hình 2.7: Cây Sò đo cam (Spathodea campanulata P.Beauv.) .............................. 33
Hình 2.8: Cây Bần (Sonneratia caseolaris) ............................................................ 34
Hình 2.9: Cây Tràm bông đỏ (Callistemon citrinus Skeels.) .................................. 35
Hình 3.1: Cây Móng bò tím (Bauhinia variegata L) .............................................. 36
Hình 3.2: Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) ................................................ 37

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.2. Danh mục thực vật trong vùng khảo sát................................................... 42
Bảng 4.4. Danh mục thực vật trồng thêm phục vụ cho việc cải tạo cảnh quan........ 43

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN = Khu công nghiệp
KCX = Khu chế xuất
KDC = Khu dân cư

KDLST = Khu du lịch sinh thái

ix


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Chương 1
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu chung của hầu hết các
quốc gia trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với những thành tựu
khoa học kỹ thuật mà Việt Nam đạt được như ngày hôm nay là một bước tiến quan
trọng đánh dấu sự tiến bộ của một đất nước nằm trong nhóm đang trong giai đoạn
phát triển.
Song song với việc phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia thì
vấn đề bảo tồn, cải tạo mội trường sống ngày càng xuống cấp nghiêm trọng là một
trong những vấn đề cấp bách. Môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm một
cách nghiêm trọng do sinh hoạt, các hoạt động sản xuất, tốc độ Công nghiệp hóa,
Đô thị hóa tăng nhanh, đồng thời quỹ đất dành cho mảng xanh ngày càng bị thu hẹp
dẫn đến cuộc sống con người ngày càng khó khăn hơn.
Ngày nay với nhu cầu về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được
nâng cao thì việc quy hoạch, cải tạo không gian xanh đô thị, hạn chế tối đa vấn đề ô
nhiễm môi trường đang được chính quyền các cấp ưu tiên hàng đầu.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước thì
vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó quận Bình
Thạnh lại là một trong những quận lớn thuộc khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh nên việc góp phần giảm ô nhiễm môi trường cũng được quận quan tâm. Có
nhiều cách hạn chế ô nhiễm; và, cây xanh là một trong những cách giải pháp hiệu

quả nhất, cải thiện môi trường, điều hòa khí hậu. Vì vậy việc cải tạo, tăng diện tích
mảng xanh là điều cần thiết.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

1


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Do đó đề tài: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC BÁN ĐẢO THANH ĐA QUẬN
BÌNH THẠNH-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015” được triển
khai, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển mảng xanh
quận Bình Thạnh nói chung và Bán đảo Thanh đa nói riêng.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

2


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị:

2.1.1. Khái niệm:
- Mảng xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng
lớn, sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập
hợp cây trồng nội đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên…) còn bao gồm hệ
thống rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên,
vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô
ra ngoại thành.
- Theo nghĩa rộng: Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích kể cả mặt đất,
mặt nước và trên không mà trên đó có thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của
chúng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người ở đô thị.
- Theo nghĩa hẹp: Mảng xanh đô thị cũng là diện tích mặt đất, mặt nước được
phủ xanh bởi thảm cỏ, vườn hoa, cây thủy sinh, cây trồng tập trung hay phân tán
trong công viên, đường phố, công sở hoặc trong từng hộ gia đình.
2.1.2. Chức năng của mảng xanh đô thị:
- Theo Ts. Trần Viết Mỹ (2001) mảng xanh bao gồm cả cây xanh, là hết sức
quan trọng đối với cư dân đô thị trên nhiều phương diện. Tổng quát, có thể chia lợi
ích mảng xanh đô thị thành 4 nhóm: cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị, giải quyết các
vần đề kỹ thuật môi sinh môi trường, thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc
đô thị, kinh tế xã hội.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

3


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ


2.1.3. Lợi ích của cây xanh trong môi trường đô thị
2.1.3.1. Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh:
 Điều chỉnh nhiệt độ:
-Vùng đô thị (nội thành) có xu hướng nóng hơn ngoại ô xung quanh, trung
bình 0,5-1,5oC (Federe, 1970) hoặc 3-5oC (Moll, 1991). Điều này tạo thuận lợi cho
mùa đông nhưng bất lợi cho mùa hạ. Sự khác biệt chủ yếu là do sự thiếu diện tích
xanh mà vai trò chính của nó là hấp thu bức xạ mặt trời, làm mát không khí xung
quanh do quá trình bốc hơi nước. Khi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển trái đất, một
phần phản chiếu qua lớp mây che phủ, một phần bị hấp thu bởi các hạt dạng khí như
CO2, CO3 và hơi nước, phần còn lại khoảng ½ xâm nhập vào bề mặt trái đất. Suốt
trong các giờ của ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thu bởi các bề mặt đô thị như
sắt thép, bê tông, kính, mái ngói… Chúng hấp thu nhiệt nhưng cũng mất nhiệt
nhanh hơn thực vật và đất. Vì vậy, thường có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ giữa
chúng và không khí xung quanh. Lượng nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu,
làm tăng nhiệt đô không khí chung quanh và giảm ẩm độ tương đối .
- Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi trường đô thị thông qua tác động chi phối
bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời. Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán.
- Ban đêm tán cây xanh mất nhiệt chậm hơn tạo ra một tấm màng chắn giữa
nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ấm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn bên
ngoài chổ trống. Sự khác biệt có thể đạt 5-8oC ( Federer, 1970).
 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí:
- Sự di chuyển của không khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc
sống con người. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào
sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên
tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới cây xanh được sử dụng như là
phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió bởi sự
cản trở, làm lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo
kích thước loài, hình dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây
xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

4


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

hướng gió xung quanh nhà ở. Chặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2-5
lần chiều cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây và 30-40 lần sau hàng cây… Tốc
đô gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10-20 lần chiều cao, chiều rộng, khả
năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây xanh.
- Vùng yên gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Cây càng cao, khoảng
cách được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng cao khoảng trống bên dưới càng
nhiều, gió gia tăng ở phần thấp. Do đó, cần có sự kết hợp giữa cây to và cây bụi bên
dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn gió phụ thuộc vào chiều cao
và độ thông gió. Khi đai chắn gió dày tạo nên một sự giảm gió nhiều hơn ở phía sau
ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió xoáy ở phía trước. Loài cây hết sức quan trọng
đối với hiệu quả của việc chắn gió.
- Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió
bão, gió lạnh và trong các đai cách ly giữa KCN, KCX và KDC xung quanh.
 Lượng mưa và độ ẩm:
- Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi
nước, làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất. Mùa hè, trong rừng hay ở những nơi
trồng cây xanh tập trung như công viên, KDLST, vườn thực vật… ẩm độ tương đối
thường cao hơn bên ngoài khoảng trống từ 7-12%, đôi khi lên đến 20% tăng dần từ
trên xuống dưới. Độ chênh lệch ẩm độ tương đối giữa sàn rừng, lớp không khí sát
mặt đất và trên tán cây biến động từ 5-6%.
- Cây xanh giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng

mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Các loại cây lá kim thường ngăn cản mưa
tốt hơn cây lá rộng. Cây lá kim được trồng thành rừng hoặc đám lớn, ngăn cản
khoảng 40% lượng mưa và lượng nước này sẽ bốc hơi trở lại bầu khí quyển, trong
khi đó rừng lá rộng chỉ ngăn chặn được 20%, 80% còn lại xuống đến mặt đất. Điều
này có thể lý giải là do cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước lên bề mặt nhiều hơn
cây lá rộng nên cây lá kim cần được trồng ở những nơi dư thừa nước (Robinette,
1972) và cây lá rộng cần được trồng ở những nơi cần gia tăng lượng nước thấm vào
đất.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

5


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

- Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất.
- Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí Carbonic.
- Trong môi trường đô thị, tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc,
lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong
các nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong quá trình hô hấp.
- Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2 và thải khí O2 thông qua quá trình
quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy ra quá trình
quang hợp, cây xanh hút khí CO2 của không khí và nước để tổng hợp Hydrate
Carbon, do đó làm giảm nồng độ CO2 và gia tăng nồng độ O2 trong khí quyển. Ban
đêm, một phần Hydrate Carbon bị phân hủy thông qua quá trình hô hấp và giải
phóng CO2. Một ha cây xanh trong 1 giờ hấp thu 8kg CO2 bằng số lượng CO2 của
200 người thải ra. Viện thực vật (trường đại học Dresden- Đức) lần đầu tiên cung

cấp số liệu về O2, CO2 của ba loài cây trồng chủ yếu ở Châu Âu trên đường phố,
công viên đó là Giẻ Châu Âu, Sồi Cuống (lá rộng) và Vân Sam (lá kim). Con số về
lượng O2 cây xanh nhả ra và lượng khí CO2 hút vào trong một ngày lần lượt cho ba
loài cây trồng trên là: 19-9-1.2 kg và 400-460-150 kg/ngày, trong khi nhu cầu hô
hấp của một người bình thường cần khoảng 500 lit O2/ngày (1 lít O2= 1.41 gr).
- Một số cây xanh còn tiết ra chất Phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm trong
sạch môi trường, có lợi cho sức khoẻ cư dân đô thị.
2.1.3.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh:
 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất:
- Xói mòn đất là sự mất đi lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí,
thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất ảnh hưởng bởi sự
phơi trần của khu vực trước gió và nước, đặc tính vật lí của đất và địa hình. Mảng
xanh làm giảm sự rửa trôi và xói mòn do nước gây ra bằng cách ngăn cản hạt mưa,
giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nó thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

6


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

 Quản trị nước thải:
- Sự gia tăng dân số kết hợp với công nghiệp hóa đã gia tăng đáng kể nhu cầu
nước ở các đô thị. Sự gia tăng này cũng tạo ra sự gia tăng thường xuyên vấn đề
nước thải. Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp xử
lý đã được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống thải tưới
đất. Hệ thống này làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn và duy trì chu kỳ nước,

cho phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng.
- Sepper (1971) đề nghị sử dụng một hệ thống sinh học như là một bộ lọc sống
để làm sạch nước trong đất. Thực hiện có kiểm soát về hệ vi sinh vật trong đất, dinh
dưỡng khoáng sẽ được lấy đi và giảm nồng độ bởi vi sinh trong lớp đất bề mặt. Sự
kết tủa hóa học, trao đổi ion, biến đổi sinh học, sự thu hút sinh học thông qua hệ
thống rễ của lớp thực vật che phủ.
- Công dụng của các cây cao là bổ sung vào tiểu khí hậu và hệ thống lý hóa
trong đất. Cây xanh là một thành phần cần thiết của hệ thống lọc sinh học và cung
cấp một khả năng đổi mới và sự duy trì hệ thống lâu dài.
 Hạn chế tiếng ồn:
- Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị. Từ những ngày xa xưa, Nero đã
thông qua một đạo luật cấm xe ngựa di chuyển trong đêm ở La Mã cổ đại do bởi âm
thanh của bánh xe rên xiết trên đường phố. Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn
ở các đô thị hiện đại, nơi mà các dịch vụ giao thông đường bộ, đường thủy, hàng
không hiện diện 24/24, chưa kể tiếng ồn đến từ các nguồn khác như sửa chữa, xây
dựng… các nghiên cứu khuyến cáo, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây ra những rối loạn
về tâm lý và đe dọa cuộc sống xã hội.
- Tiếng ồn như là một sự ô nhiễm không trông thấy bao gồm các tác động vật
lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua
không khí và tác động sinh lý bao gồm phản ứng của con người đối với âm thanh.
Âm thanh thấp nhất mà con người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn
yên tĩnh là 0dB, cao nhất là 120dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được
tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số
thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày,
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

7


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân


GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

mọng nước, có cuống lá, vì các đặc trưng này cho phép mức độ co giãn và rung
động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành to và thân cây.
- Cook (1978) cho biết rằng một đai cây rộng 30m, cao 15m có thể làm giảm
tiếng ồn trên xa lộ đến 10dB. Tuy nhiên đai cây rộng như thế không phải dễ thực
hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Cây xanh kết hợp với địa hình có
thể làm giảm cường độ âm thanh từ 5-8dB. Reehof & Mc Daniel (1978) cũng đã
khẳng định một đai cây dày, hẹp có thể giảm từ 3-5dB. Nếu sử dụng tổ hợp cây cao,
cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm 8-12dB. Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn
trong tác dụng giảm âm thanh giữa các loài cây.
- Vị trí đai cây hết sức quan trọng. Nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là
đặt gần khu vực cần bảo vệ. Các nhà ở đô thị được che chắn hiệu quả hơn với tiếng
ồn do xe cộ với hàng cây bụi đặt sau một hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6m.
 Hạn chế ô nhiễm không khí:
- Khi hoạt động của con người gia tăng, đặc biệt ở các đô thị phát triển, lượng
các chất gây ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự giải quyết của khí quyển và ô nhiễm
không khí trở thành vấn đề sống còn của hành tinh mà giải quyết ô nhiễm là sự tổng
hợp của nhiếu biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế xã hội, chính sách…
- Các chất gây ô nhiễm khá phong phú gồm ba dạng: khí, lỏng và rắn. Trong
đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò cây xanh trong việc ngăn chặn, làm
giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa được biết đến nhiều.
- Lá cây hấp thụ NO2, NO để lấy Nitơ. Cây thân gỗ hấp thụ một phần SO2
trong không khí. Cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 trong việc Nitrogen hóa. Thảm
thực vật hấp thu và làm giảm nồng độ O3 trong không khí một cách nhanh chóng.
Đối với cây bụi trung bình một ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50-70 tấn/năm.
Cây xanh (cành , than, lá, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói…)
và sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng
cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô

nhiễm. Ngoài ra, cây xanh cũng thường che lấp các hơi khói, mùi hôi bằng cách
thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

8


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

 Giảm sự chói sáng và phản chiếu:
- Thực vật, mảng xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng. Hiệu
quả trước hết phụ thuộc kích thước và mật độ cây xanh. Nguồn của ánh sáng phải
được biểu thị trước khi thực vật thích hợp có thể được chọn để kiểm soát nó. Mức
độ kiểm soát cũng phải được xem xét nhằm loại trừ hoàn toàn nguồn sáng hoặc tạo
ra một màng lọc, hoặc tạo ra hiệu ứng làm dịu.
- Thực vật có thể ngăn chặn hoặc lọc ánh sáng sơ cấp (ánh sáng trực tiếp) suốt
ngày hay đêm. Cây xanh có thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá
sao cho chúng có tác dụng bảo vệ suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng. Ở những xa
lộ, cây xanh còn có thể sử dụng để kiểm soát ngăn chặn ánh sáng trực tiếp buổi sáng
và buổi xế chiều.
- Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây, cây bụi
xung quanh các sân, cửa sổ hoặc dọc đường phố để bảo vệ tầm nhìn cho lái xe.
- Ánh sáng thứ cấp (ánh sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát bắng cách
trồng cây che chắn nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi
chạm vào vật phản chiếu và đi đến mắt người.
 Kiểm soát giao thông:
- Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô thị qua việc hình thành

các hàng rào giậu, đai cây trên đường phố, hoa viên, công viên. Mức độ và hiệu quả
kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải
đi theo hường đã định, không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ… phụ thuộc vào các đặc
tính như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành, có gai hoặc không
gai… cũng như mật độ trồng, cấu trúc tán cây…
- Robinette (1972) đã đề nghị sự lựa chọn này nên dựa vào cơ sở thang điểm
mười đối với ba đặc trưng: sự có gai; chiều cao trưởng thành; khoảng cách trồng
cây và bề rộng khi trưởng thành; trong đó khoảng cách hay mật độ trồng, bề rộng
đai cây khi trưởng thành là các yếu tố hết sức quan trọng. Một đai cây, bờ giậu
trồng thưa sẽ cho phép di chuyển thông qua các khoảng không gian trống đó. Một
bờ giậu hẹp mặc dù có chiều cao trung bình mọi người cũng sẽ dễ dàng bước qua
hơn là một bờ giậu thấp hơn nhưng rộng hơn.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

9


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

2.1.3.3. Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc:
- Trong thiết kế xây dựng cây xanh có tính kiến trúc và có tính cấu trúc. Mỗi
loài cây có những đặc trưng về hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước. Thực vật
có thể thay đổi trong tiềm năng hữu dụng khi nó tăng trưởng và khi mùa vụ thay
đổi. Sử dụng cây xanh thay đổi theo nhà thiết kế và người sử dụng. Các cây khi
trồng theo nhóm có thể tạo thành vòm tán hay các tường xanh có kết cấu, chiều cao
và mật độ khác nhau. Một vài chức năng chỉ cần một cây trong khi một số chức
năng cần đến nhiều cây.
- Cây xanh có những tiền năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các

thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức
năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát sự riêng tư, sự thu hút tầm
nhìn….
2.2. Sơ nét về bán đảo Thanh Đa:
Khu vực Thanh Đa nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh, thuộc phường 27 và 28. Đây là một bán đảo hay cù lao, xung quanh là sông
và các nhánh sông Sài gòn. Lối vào duy nhất hiện nay bằng đường bộ là qua Cầu
Kinh (đường Thanh Đa), còn gọi là cầu Bình Quới.
Diện tích của bán đảo Thanh Đa là 634,99 ha.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí
 Phía Bắc, Đông và Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, quận 2 và quận Thủ
Đức.
 Phía Nam và Tây Nam giáp với sông Sài Gòn, quận 2 và phường 25.
 Phía Tây giáp phường 26 quận Bình Thạnh.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

10


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Hình 1.1: Bản đồ vị trí bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM
2.2.1.2. Địa hình:
Khu vực trung Tây có địa hình cao với các dạng gò lồi lõm, đường sá đổ dốc,
khu vực phía đông địa hình trụng thấp và nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng.
2.2.1.3. Khí hậu:

- Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Nam, nằm hoàn toàn trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo nên có nhiệt độ tương đối ổn định cao.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa tập trung: từ tháng 5tháng 11, hướng gió chủ yếu Tây- Nam,
lượng mưa trung bình: 1979mm, số ngày mưa trong năm: 154 ngày, chiếm 81.4%
- Mùa khô: kéo dài từ tháng 12tháng 4, hướng gió chủ đạo Đông- Nam,
chiếm 18.6%
- Nhiệt độ không khí bình quân :27oC
- Độ ẩm bình quân: 79.5%

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

11


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

2.2.1.4. Chế độ thủy văn:
- Chế độ thủy văn phụ thuộc vào thủy chế của sông Sài Gòn và theo chế độ
triều biển Đông.
- Sông Sài Gòn chảy qua Quận Bình Thạnh dài khoảng 17.5km, rộng 265m,
nơi rộng nhất 280m, sâu trung bình 19m.
- Ngoài sông Sài Gòn, các kênh rạch ở Bình Thạnh nói chung và Thanh Đa nói
riêng chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước mưa, nước thải đô thị.
2.2.1.5. Thổ nhưỡng:
- Quận Bình Thạnh thuộc 2 nhóm đất chính là đất xám và đất phèn.
- Bán đảo Thanh Đa thuộc nhóm đất phèn trung bình.
2.2.2. Tài nguyên thực vật:

Bán đảo Thanh Đa do chưa được quy hoạch nên đa phần thực vật hiện hữu là
những cây ăn trái và những cây dại.
- Một số cây trồng chính là: Chuối (Musa paradisiaea), Me (Tamarindus
indica L.), Muồng hoa vàng (Cassia splendida Vogel.), Vú sữa (Chrysophyllum
cainito L.), Viết (Mimusops elengi), Xoài (Mangifera indica L.), Dừa (Cocos
nuciera L.), Gòn (Ceiba pentandre L.)
- Cây hoang dại gồm : Lức (Luchea indica Lees), Sậy (Phragmites karka ex
trin St), Ô rô (Ancanthus ebrateatus Vahl), Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.)…
Ngoài ra ở những vùng đất trống còn có một số lượng lớn cây dừa nước
(Nipa fruticans Wurmb) được mọc tự nhiên trên diện tích rộng lớn.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

12


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

2.2.3. Một số hình ảnh cây xanh trên bán đảo Thanh Đa:

Hình 1.2: Cảnh quan trước cư xá Thanh Đa

Hình 1.3: Công viên dọc bờ sông Thanh Đa

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

13



SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Hình 1.4: Bờ đê mới xây dọc sông Sài Gòn

Hình 1.5: Ao sen tại Thanh Đa

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

14


SVTH: Lê Hoàng Khánh Ngân

GVHD: TS. Trần Viết Mỹ

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở điều tra khảo sát và đánh giá cây xanh và cảnh quan hiện tại, đưa
ra đề xuất cải tạo cảnh quan khu vực bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh.
3.2. Nội dung:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng cây xanh khu vực Thanh Đa.
- Nghiên cứu, thống kê danh mục thực vật hiện có tại địa bàn.
- Thu thập một số hình ảnh thực vật hiện hữu.
- Đề xuất giải pháp phát triển mảng xanh tại Thanh Đa.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:

3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội bán đảo Thanh Đa.
- Hiện trạng sản xuất tại khu vực Thanh Đa.
- Thu thập số liệu hiện trạng mảng xanh khu vực Thanh Đa.
3.3.2. Điều tra thực địa:
- Điều tra chủng loại, cấu trúc, thành phần cây xanh hiện hữu khu vực bán đảo
Thanh Đa.
- Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

15


×