Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

THIẾT KẾ MẢNG XANH TRANG TRÍ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

LÊ THỊ PHONG LINH

THIẾT KẾ MẢNG XANH TRANG TRÍ NHÀ VỆ SINH CÔNG
CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

LÊ THỊ PHONG LINH

THIẾT KẾ MẢNG XANH TRANG TRÍ NHÀ VỆ SINH CÔNG
CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Thiết kế cảnh quan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TH.S TÔN NỮ GIA ÁI


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên xin chân thành gửi đến Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên
Môi Trường, Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên - Trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập tốt giúp tôi có nhiều kiến thức để
chuẩn bị cho đề tài.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Th.S Tôn Nữ Gia Ái, giáo viên hướng dẫn đã
dành nhiều thời gian và công sức cho việc xây dựng và hoàn chỉnh luận văn của tôi.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến phòng Quản lý dự án, các anh chị, các
bác Sở tài nguyên Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thu tập tài liệu cơ bản cho luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy
trong suốt khóa học, người thân trong gia đình, các bạn bè đã động viên, hỗ trợ về
vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp phần quan trọng cho việc xây dựng
và hoàn thành đề tài này, mà trong khuôn khổ luận văn chưa nêu hết được.
Sinh viên
Lê Thị Phong Linh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế mảng xanh trang trí nhà vệ sinh công cộng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực
hiện từ tháng 4/2011 đến đầu tháng 7/2011.

Kết quả thu được:
-

Bốn phương án thiết kế mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh: giàn leo, trồng cây trên mái, trồng cây trong bồn và
sử dụng cây cắt tỉa.

-

Thực hiện 7 mẫu thiết kế cho 5 hiện trạng áp dụng các các phương án trên
bao gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và phối cảnh.

iii


SUMMARY
Research topic : “Design green to decorate public toilet in Ho Chi Minh City” was
made in Ho Chi Minh city, the time from 4/2011 to 7/2011.
Results after the completion of this thesis is:
-

Four projects to design green to decorate public toilet in Ho Chi Minh city :
trellis, to plant trees on the roof, to plant tree in the tub and to use trees
trimming .

-

Design 9 patterns for 5 present condition, application of four projects for 7
these partterns include: plane, vertical and perspective.


iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa……………………………………………………………………….

i

Lời cảm ơn……………………………………………………………………...

ii

Tóm tắt luận văn………………………………………………………………..

iii

Summary………………………………………………………………………..

iv

Mục lục…………………………………………………………………………

v

Danh sách các bảng ……………………………………………………………


viii

Danh sách các hình ……………………………………………………………

ix

1. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………

1

2. TỔNG QUAN………………………………………………………………

2

2.1.Khái niệm nhà vệ sinh công cộng…………………………………………

2

2.2.Hiện trạng nhà vệ sinh công cộng trên toàn thành phố Hồ Chí Minh

2

2.2.1. Hiện trạng và mô hình nhà vệ sinh dạng cố định

2

2.2.2. Hiện trạng và mô hình nhà vệ sinh dạng tự động

3


2.2.3. Chất lượng và đối tượng phục vụ

5

2.2.4. Hình thức quản lý

6

2.2.5. Tổ chức phân bố theo đặc thù địa bàn khu dân cư

6

2.2.6. Vai trò nhà vệ sinh công cộng ảnh hưởng đến đời sống xã hội thành phố

6

Hồ Chí Minh
2.3. Tình hình trang trí mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng trên thế giới

7

2.4. Tình hình trang trí mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam

14

Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

v



3.1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….

16

3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………

16

3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

16

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………

18

4.1. Một số phương án thiết kế trang trí mảng xanh nhà vệ sinh công cộng

18

4.1.1. Phương án trồng cây trong bồn……………………………………….

18

4.1.2. Phương án giàn leo…………………………………………………….

20


4.1.3. Phương án cây cắt tỉa ………………………………………………….

23

4.1.2 Phương án trồng cây trên mái………………………………………….

24

4.2. Đề xuất các loài cây trong thiết kế mảng xanh nhà vệ sinh công cộng

25

4.2.1. Đề xuất các loài cây có hương thơm trong thiết kế

25

4.2.2. Đề xuất các loài cây có tác dụng lọc khí ô nhiễm trong thiết kế

26

4.3. Giải pháp thiết kế ……………………………………………………..

26

4.4. Khảo sát hiện trạng………………………………………………………...

28

4.4.1. Hiện trạng nhà vệ sinh cố định…………………………………………


28

4.4.1.1. Nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Trung Trực……………….

29

4.4.1.2. Nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng Tám………………………

30

4.4.1.3. Nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai………………………

30

4.4.2. Hiện trạng nhà vệ sinh lưu động………………………………………..

31

4.4.3. Hiện trạng nhà vệ sinh tự động

32

4.4.4. Thiết kế mảng xanh nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Thị Minh

37

Khai
4.5. Các mẫu thiết kế…………………………………………………………...

33


4.5.1. Tường xanh………………………………………………………………

33

4.5.2. Cây cắt tỉa và tạo hình…………………………………………………..

37

4.5.3. Kết hợp bồn và trồng cây trên mái……………………………………..

42

4.5.4. Kết hợp bồn, giàn và mái nhà sinh thái………………………………….

44

vi


4.6. Công tác bảo dưỡng………………………………………………………

50

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….

51

5.1 Kết luận…………………………………………………………………….


52

5.2 Kiến nghị…………………………………………………………………...

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………

54

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Bảng danh sách đề xuất trồng các loài cây có hương thơm

25

Bảng 4.2. Bảng danh sách đề xuất cây có tác dụng lọc khí ô nhiễm trong

26

thiết kế
Bảng 4.3. Danh sách cây trong thiết kế nhà vệ sinh công cộng đường

35


Nguyễn Du
Bảng 4.4. Danh sách cây trong thiết kế nhà vệ sinh công cộng Nguyễn

39

Trung Trực
Bảng 4.5. Danh sách cây trong thiết kế nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị

41

Minh Khai .
Bảng 4.6. Danh sách cây trong thiết kế nhà vệ sinh công cộng lưu động

44

Nguyễn Du
Bảng 4.7. Danh sách cây trong thiết kế mẫu 02 nhà vệ sinh công cộng

46

Nguyễn Thị Minh Khai
Bảng 4.8. Danh sách cây trong thiết kế mẫu 02 nhà vệ sinh công cộng Cách

48

Mạng Tháng Tám
Bảng 4.9. Danh sách cây trong thiết kế nhà vệ sinh mẫu 03 Cách Mạng
Tháng Tám.


viii

50


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Nhà vệ sinh công cộng dạng cố định ở góc ngã ba Nguyễn Trung

3

Trực và Nguyễn Du
Hình 2.2 Nhà vệ sinh tự động Petech

4

Hình 2.3 Nhà vệ sinh di động

5

Hình 2.4 Nhà vệ sinh Trung Tâm Nghệ Thuật John Michel Kohler Hoa Kỳ.

7

Hình 2.5 Nhà vệ sinh ở sân bóng đá Hàn Quốc

8


Hình 2.6. Nhà vệ sinh công cộng “Pop Up” Vương Quốc Anh.

8

Hình 2.7. Nhà vệ sinh công cộng bán trong suốt Vương Quốc Anh

9

Hình 2.8. Nhà vệ sinh công cộng Bar ở Austria

9

Hình 2.9. Nhà vệ sinh công cộng Trung Quốc

10

Hình 2.10. Nhà vệ sinh 3-D Goldstore Hong Kong, Trung Quốc

10

Hình 2.11. Tòa nhà Haewoojae của ông Sim Jae-Duck, thành phố Suweon

11

Hình 2.12. Xe buýt sinh thái

13

Hình 2.13. Mái chờ xe buýt


13

Hình 4.1. Kích thước bó vỉa

18

Hình 4.2. Sắp xếp bó vỉa

19

Hình 4.3. Kích thước bồn

19

Hình 4.4. Các loại bồn

20

Hình 4.5. Giàn leo dạng trụ

21

Hình 4.6. Giàn leo dạng vòm

21

ix



Hình 4.7. Giàn leo mặt phẳng

22

Hình 4.8. Các kiểu kết hợp giàn leo 01.

22

Hình 4.9. Các kiểu giàn leo kết hợp 02

23

Hình 4.10. Cây cắt tỉa đơn giản

23

Hình 4.11. Cây cắt tỉa tạo hình

24

Hình 4.12. Xử lý mặt bằng mái

25

Hình 4.13. Nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Trung Trực

27

Hình 4.14. Nhà vệ sinh công cộng vỉa hè Cách Mạng Tháng Tám


27

Hình 4.15. Nhà vệ sinh công cộng vỉa hè Nguyễn Thị Minh Khai

28

Hình 4.16. Nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Trung Trực

29

Hình 4.17. Nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng Tám

30

Hình 4.18. Nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

31

Hình 4.19. Mẫu nhà vệ sinh lưu động

32

Hình 4.20. Nhà vệ sinh công cộng tự động Nguyễn Du

33

Hình 4.21. Mặt bằng nhà vệ sinh tự động Nguyễn Du

34


Hình 4.22 Mặt đứng nhà vệ sinh tự động Nguyễn Du

34

Hình 4.23. Phối cảnh nhà vệ sinh tự động Nguyễn Du

35

Hình 4.24. Mặt bằng nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

36

Hình 4.25 Mặt đứng nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

36

Hình 4.26 Phối cảnh nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

37

Hình 4.27. Mặt bằng nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Trung Trực

37

Hình 4.28 Mặt đứng nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Trung Trực

38

Hình 4.29. Phối cảnh nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Trung Trực


38

Hình 4.30. Mặt bằng nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

40

Hình 4.31 Mặt đứng nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Minh Khai

40

Hình 4.32 Phối cảnh nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Minh Khai

41

Hình 4.33. Mặt bằng nhà vệ sinh công cộng lưu động ở thành phố Hồ Chí

42

x


Minh
Hình 4.34 Mặt đứng nhà vệ sinh lưu động thành phố Hồ Chí Minh

43

Hình 4.35 Phối cảnh nhà vệ sinh lưu động thành phố Hồ Chí Minh

43


Hình 4.36 Mặt bằng mẫu 01 nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Minh

45

Khai
Hình 4.37 Mặt đứng mẫu 01 nhà vệ sinh công cộng đường Nguyễn Minh

45

Khai
Hình 4.38 Phối cảnh nhà vệ sinh công cộng Nguyễn Thị Minh Khai

46

Hình 4.39. Mặt bằng mẫu 02 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng

47

Tám
Hình 4.40 Mặt đứng mẫu 02 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng Tám

47

Hình 4.41 Phối cảnh mẫu 02 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng

48

Tám.
Hình 4.42 Mặt bằng mẫu 03 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng Tám


49

Hình 4.43. Mặt đứng mẫu 03 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng

49

Tám
Hình 4.44. Phối cảnh mẫu 03 nhà vệ sinh công cộng Cách Mạng Tháng
Tám

xi

50


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - thương mại, giáo dục – khoa
học công nghệ - y tế và là trung tâm văn hóa – du lịch của cả nước. Định hướng phát
triển và hiện đại hóa các nghành kinh tế và các lĩnh vực then chốt là mục tiêu hàng đầu
của thành phố. Đặc biệt việc đảm bảo các tiện ích công cộng và mỹ quan đô thị cũng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố.
Qua quá trình tìm hiểu cho thấy hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh là nhỏ gọn, tiện lợi, song còn thiếu đi vẻ mỹ quan của nó. Nhà
vệ sinh công cộng phần nào nói lên chất lượng sống của nhân dân, một trong những
yếu tố nói lên cái trình độ văn hóa của đất nước thông qua chất lượng nhà vệ sinh công
cộng. Việc trang trí mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng là làm cho nhà vệ sinh công
cộng đẹp hơn, thân thiện với con người hơn.
Chính vì những lợi ích và nhiệm vụ trên, việc đưa ra các giải pháp thiết kế,
trang trí mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố là điều hợp lý

và cần thiết. Đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài : “ Thiết kế mảng xanh trang trí nhà
vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái niệm nhà vệ sinh công cộng
Theo Wikipedia có thể hoặc không thu phí sử dụng của những người sử dụng
được bố trí ngoài đường. Nhà vệ sinh công cộng có thể chia làm hai quầy là thiết bị
dành chon am giới và cho nữ giới hoặc chỉ sử dụng cho một người dùng duy nhất. Hệ
thống nhà vệ sinh công cộng là một hệ thống công cộng ngoài trời được làm sạch tại
chỗ. Tại châu Âu nhà vệ sinh đường phố hay công cộng như một phần của thiết bị
đường phố nằm trong ngân sách thành phố về việc lắp đặt và sửa chữa.
Tên nhà vệ sinh công cộng để gọi sẽ thay đổi theo vùng, Gents và The Ladies
thường được sử dụng ở Anh. Ở châu Âu nhà vệ sinh công cộng được đánh dấu “WC” (
Water Closet ), tron g khi ở Việt Nam dùng nhãn “CR” ( Convenience room ) là phổ
biến .
( Trích dẫn từ )
2.2.

Hiện trạng nhà vệ sinh công cộng trên toàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Hiện trạng và mô hình nhà vệ sinh công cộng dạng cố định
-

Kích thước tối thiểu, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng như người nước ngoài,
người tàn tật, người già …


-

Tiết kiệm điện, nước, không gây ô nhiễm môi trường.

-

Sử dụng vật liệu có độ bền cao.

-

Đảm bảo an toàn về điện và cháy nổ khi sử dụng

-

Kết hợp được các dịch vụ kinh doanh sách báo, tạp chí, điện thoại…

2


-

Kết cấu vỏ bên ngoài bằng thép chống gỉ, composite hoặc bằng gạch xây truyền
thống

-

Các thiết bị vệ sinh bên trong đạt tiêu chuẩn

-


Tính toán hệ thống điện dự phòng và cấp nước bằng bể chứa có van phao tự
động bơm và ngắt nguồn.

-

Mô hình nhà vệ sinh công cộng hiện nay như sau:

Hình 2.1. Nhà vệ sinh công cộng dạng cố định ở góc ngã ba Nguyễn Trung
Trực và Nguyễn Du
2.2.2. Hiện trạng và mô hình nhà vệ sinh công cộng dạng tự động.
-

Kích thước tối thiểu, không chiếm nhiều diện tích vĩa hè và tầm nhìn
1,5m x 4,2m x 2,9m

-

Tiết kiệm điện, nước, không gây ô nhiễm môi trường

-

Sử dụng vật liệu có độ bền cao, có thể di dời tái lập mặt bằng nhanh.

-

Đảm bảo an toàn về diện tích và cháy nổ khi sử dụng.

3



-

Kết cấu vỏ bên ngoài bằng thép chống gỉ sơn tĩnh điện, vỏ bên trong bằng vật
liệu Dura dày 2 milimet phủ polymer, khung sườn thép V5 nhúng kẽm không gỉ

-

Các thiết bị nhà vệ sinh hoàn toàn tự động

-

Tính toán hệ thống điện, nước dự phòng cho 100 lượt sử dụng khi bị cúp điện,
cúp nước.

Hình 2.2. Nhà vệ sinh tự động Petech

4


Hình 2.3. Nhà vệ sinh lưu động
2.2.3. Chất lượng và đối tượng phục vụ
-

Thời gian phục vụ từ 4 giờ sáng đến 20 giờ.

-

Chất lượng phục vụ tương đối tốt


-

Đối tượng phục vụ nhà vệ sinh công cộng trên vỉa hè chủ yếu là xe ôm, xích lô,
tiểu thương, người nhập cư, buôn bán hàng rong, người dạo công viên, hành
khách,…

5


2.2.4. Hình thức quản lý
Nhà vệ sinh công cộng được quản lý trực tiếp người điều hành nhà vệ sinh đó.
Sau đó, hệ thống nhà vệ sinh thuộc quyền quản lý công ty công ích quận. Tất cả các hệ
thống quản lý đó thuộc quyền quản lý của Sở tài nguyên Môi trường.
2.2.5. Tổ chức phân bố theo đặc thù địa bàn khu dân cư
Tùy từng địa bàn khu dân cư và phân bố nhà vệ sinh khác nhau. Cụ thể như
khu trung tâm thành phố như quận 1, quận 3, quận 5 nhà vệ sinh công cộng tập trung
phân bố đồng đều ở các ngã tư, ngã ba… Còn các quận huyện vùng ven nhà vệ sinh
công cộng chủ yếu tập trung nơi nào đông dân cư và các khu gần công viên, khu chung
cư.
2.2.6. Vai trò nhà vệ sinh công cộng ảnh hưởng đến đời sống xã hội thành phố Hồ Chí
Minh.
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng thân thiện với môi trường. Với hệ thống bể tự
hoại cho toàn hệ thống nhà vệ sinh công cộng theo đúng quy cách để xử lý sơ bộ thoát
vào cống chung, đồng thời các chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom hằng ngày.
Thiết kế nhỏ gọn tiện nghi không chiếm diện tích nhiều.
Nhà vệ sinh công cộng thực hiện tốt chủ trương của Thành phố làm cho Thành
phố đảm bảo các tiện ích công cộng. Mặc khác, đảm bảo điều kiện vệ sinh tạo bộ mặt
văn minh cho thành phố nói chung và đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị nói riêng,
từng bước nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng.


2.3.

Tình hình trang trí mảng xanh cho nhà vệ sinh công cộng trên thế giới.
Hệ thống nhà vệ sinh trên thế giới chủ yếu chú trọng đến thiết kế nội thất bên
trong tạo thẩm mỹ trang trọng cũng như chất lượng kết cấu nhà vệ sinh công
cộng mà chưa quan tâm đến ngoại thất của nó.

6


- Nhà vệ sinh Trung Tâm Nghệ Thuật John Michel Kohler Hoa Kỳ.( xem hình
2.4 ).

Hình 2.4. Nhà vệ sinh Trung Tâm Nghệ Thuật John Michel Kohler Hoa Kỳ.
- Nhà vệ sinh ở sân bóng đá Hàn Quốc ( xem hình 2.5 )

7


Hình 2.5. Nhà vệ sinh ở sân bóng đá Hàn Quốc
- Nhà vệ sinh “Pop Up” Vương Quốc Anh ( xem hình 2.6 )

8


Hình 2.6. Nhà vệ sinh công cộng “Pop Up” Vương Quốc Anh.

- Nhà vệ sinh bán trong suốt Vương Quốc Anh ( xem hình 2.7)

Hình 2.7. Nhà vệ sinh công cộng bán trong suốt Vương Quốc Anh

- Nhà vệ sinh Bar ở Austria ( xem hình 2.8 )

Hình 2.8. Nhà vệ sinh công cộng Bar ở Austria

9


- Nhà vệ sinh lớn nhất thế giới ở Trung Quốc ( xem hình 2.9)

Hình 2.9. Nhà vệ sinh công cộng Trung Quốc
- Nhà vệ sinh 3-D Goldstore Hong Kong, Trung Quốc ( xem hình 2.10)

10


Hình 2.10. Nhà vệ sinh 3-D Goldstore Hong Kong, Trung Quốc
( trích dẫn từ www.purpleslink.com/offbeat/10-of-the-world%E2%80%99s-mostunique-restrooms-understanding-the-new-toilet-culture/)
Sim Jae-Duck, cựu thị trưởng thành phố Suweon thuộc ngoại ô thủ đô Seoul,
từng sinh ra trong một toilet. Ông đã xây dựng nên tòa nhà hình giống cái toilet mang
tên Haewoojae (theo tiếng Hàn Quốc có nghĩa là thư giãn), được xây dựng tại thành
phố ông sinh ra là Suweon, cách thủ đô Seoul khoảng 40 kilometre về phía nam. Toà
nhà là một phần của chiến dịch toàn cầu nhằm làm sạch toilet, một trong những vấn đề
sức khoẻ ít được quan tâm nhất thế giới. ( xem hình 2.11 )

Hình 2.11. Tòa nhà Haewoojae của ông Sim Jae-Duck, thành phố Suweon.
Toà nhà là một phần của chiến dịch toàn cầu nhằm làm sạch toilet, một trong
những vấn đề sức khoẻ ít được quan tâm nhất thế giới. Chiến dịch làm sạch toilet toàn
cầu của ông Sim bắt đầu kể từ khi ông đảm nhiệm cương vị thị trưởng Suweon giai
đoạn 1995-2002. Cuộc vận động của ông nhằm biến toilet thành những nơi thư giãn
đẹp và sạch sẽ. Chính vì thế mà ông Sim còn có biệt danh là “Thị trưởng toilet”. Kể từ


11


đó, các toilet công cộng trong thành phố Suweon được trang trí với những bức tranh,
hoa tươi và thậm chí là những khu vườn nhỏ. Những thành công này là động lực giúp
ông Sim thành lập Hiệp hội Toilet Hàn Quốc vào năm 1999. Nỗ lực của ông Kim được
đông đảo người dân Hàn Quốc ủng hộ, đặc biệt là để chuẩn bị cho việc nước này đăng
cai giải World Cup thế giới 3 năm sau đó cùng Nhật Bản. Cũng theo ông Sim, dịch
bệnh gây ra do hệ thống vệ sinh nghèo nàn trên khắp thế giới đã cướp đi sinh mạng của
2 triệu người mỗi năm trong khi đó khoảng 2,6 tỷ người khác đang sống mà không có
toilet. Như vậy, hiện nay thành phố Suweon là một trong những thành phố đặc biệt
quan tâm đến vấn đề trang trí ngoại thất cũng như mảng xanh cho nhà vệ sinh công
cộng.( trích dẫn từ />).

Trang trí nhà vệ sinh công cộng là một phần của trang trí các công trình công
cộng ở đô thị cũng như các thành phố lớn. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay đa phần chỉ
quan tâm đến việc thiết kế trang trí các công trình công cộng khác như trạm dừng xe
buýt, mái xe buýt, các mái nhà công sở… Theo Marco Castro Cosio là sinh viên tốt
nghiệp nghành quan hệ kết nối cộng đồng đại học New York đã thực hiện đề tài “Bus
Root” như là một phần dự án của mình, trang trí mái cho xe buýt ( trích dẫn từ
www.gardendesign.com, 2011). Marco Castro muốn gia tăng chất lượng cuộc sống và
phát triển số lượng không gian xanh trong thành phố, không những chỉ thêm giá trị
thẩm mỹ cho thành phố mà còn giúp giảm lượng khí carbon dioxide. ( xem hình 2.12)

12


Hình 2.12. Xe buýt sinh thái
- Mảng xanh nhà chờ xe buýt là nơi ta mong muốn nhìn thấy một mái nhà có sự

sống, một cảm giác mát mẻ giữa cái nắng oi bức hoặc mảng xanh cho mái xe
điện ngầm…( trích dẫn từ www.amazon.com/Planting-Green-Roofs-Walls)(
xem hình 2.13)

Hình 2.13. Mái chờ xe buýt.

13


×