Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY đối với hộ GIA ĐÌNH – cá NHÂN SXKD tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.82 KB, 46 trang )

Chuyên đề thực tập

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH – CÁ NHÂN SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

1


Chuyên đề thực tập

1.1 Những vấn đề chung về cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình - cá nhân.
1.1.1 Khái niệm hộ gia đình – cá nhân sản xuất kinh doanh :
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ được trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh,là một pháp nhâ bình đẳng trước pháp luật
và được nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp.
Cá nhân kinh doanh : Công dân Việt Nam có đủ 18 tuổi, có vốn, có sức khỏe, có
kỹ thuật chuyên môn, có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và mặt hàng
kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh đều được kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm cho vay đối với cá nhân -hộ gia đình:
Cho vay cá nhân hộ gia đình sản xuất kinh doanh là loại hình cho vay có thời
hạn dưới 1 năm nhằm mục đích cho vay để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.1.3 Sự cần thiết của cho vay đối với hộ gia đình -cá nhân :
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế :
Việc cho vay hộ sản xuất là nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phát triển sản
xuất hàng hóa mở các ngành nghề sản xuất mới kinh doanh dịch vụ.. tạo công ăn việc
làm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn


giàu mạnh có văn minh.
Hiệu quả kinh tế, là vấn đề quan trọng trong sản xuất vì vậy tín dụng cần phải
thỏa mãn nhu cầu cho các hộ sản xuất thiếu vốn kịp với chu kỳ kinh doanh nhằm tạo
điều kiện cho hộ sản xuất khai thác hết tiềm năng hiện có của mình. Từ đó tận dụng ưu
thế về nguồn nhân lực hiện c ó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
-Hộ sản xuất có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới với các hình thức chuyên
môn hóa, các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, giúp
cho người dân kiến tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mình.
1.1.3.2. Đối với ngân hàng
-Hộ sản xuất là khách hàng lớn của ngân hàng nên doanh số cho vay đối với hộ
sản xuất chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay xu hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa nông
thôn là lĩnh vực quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

2


Chuyên đề thực tập
-Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế nên đây là thị trường giúp
ngân hàng mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tín dụng của mình, cân đối lại tỷ trọng
các khoản tín dụng của ngân hàng.
1.1.4 Những quy định về cho vay đối với hộ gia đình - cá nhân :
1.1.4.1. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng
 Nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn
Là nguyên tắc chủ yếu trong quan hệ tín dụng, vốn vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi
đầy đủ và đúng thời hạn. Khi ngân hàng cho khách hàng vay thì ngân hàng cần phải
nắm chắc khách hàng có trả đủ nợ gốc và lãi không ? nếu không thì quan hệ tín dụng sẽ
không xảy ra vì hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay và lợi nhuận của ngân
hàng là lãi suất huy động và lãi suất cho vay nên việc không hoàn trả sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng
Khách hàng sử dụng vốn vay phải tạo ra thu nhập để hoàn trả nợ cho ngân hàng
hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Mục đích kinh doanh
như trong hợp đồng.
 Vốn vay phải được đảm bảo
Trong nền kinh tế thị trường mức độ rủi ro tron đầu tư rất cao và khó dự đoán.
Vì vậy nên ngân hàng cần có sự đảm bảo về nguồn vốn của mình nhằm giảm thiểu
những rủi ro gặp phải.
1.1.4.2. Đối tượng cho vay đối với hộ gia đình – cá nhân SXKD :

Sản phẩm naỳ áp dụng đối với khách hàng vay là các hộ kinh doanh cá thể,
cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đang kinh doanh hoặc
chưa kinh doanh nhưng có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được ngân hàng
chấp nhận và có nguồn thu nhập trả nợ ổn định, độc lập với dự án đầu tư.
1.1.4.3. Điều kiện vay vốn:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng đủ các điều kiện
sau:
-Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

3


Chuyên đề thực tập
-Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật

1.1.4.4. Thời hạn cho vay
Không quá 1 năm, thời hạn cụ thể thì do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, về
thời hạn cho vay được căn cứ vào điều kiện sau:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng
1.1.4.5. Mức cho vay
- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
- Căn cứ vào vốn tự có tính cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng:
+ Đối với cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng
nhu cầu vốn.
+ Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng không phải đảm bảo bằng tài
sản, nếu vốn tự có thấp hơn qui định trên.
Mức cho vay = Nhu cầu vốn lưu động -Vốn lưu động tự có
1.1.5. .Hồ sơ tín dụng:
1.1.5.1. Hồ sơ do khách hàng lập:
a) Hồ sơ pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có)
b) Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

4


Chuyên đề thực tập
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định
1.1.5.2. Hồ sơ do NH lập:
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
- Biên bản hộp Hội đồng Tín dụng (trường hợp phải qua Hội đồng Tín dụng)
- Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn
- Sổ theo dõi cho vay thu nợ ( dùng cho các bộ Tín dụng)
1.1.5.3. Hồ sơ do khách hàng và NH cùng lập:
- Hợp đồng tín dụng
- Sổ vay vốn
- Giấy nhận nợ
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng(trường hợp nợ bị rủi ro)
1.1.6. Lãi suất cho vay:
- Mức lãi suất cho vay là mức lãi suất mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn được ấn định nhưng không
vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc
điều chỉnh trong hợp đồng Tín dụng.
1.1.7. Phương thức cho vay:
 Cho vay từng lần:

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng
lần. Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay
vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng
duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
 Cho vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

5


Chuyên đề thực tập
 Cho vay trả góp:
Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay
phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay.
 Cho vay theo hạn mức Tín dụng dự phòng:
Tổ chức tín dụng cam kết bảo đảm, sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong
phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức Tín dụng và khách hang thỏa thuận thời
hạn hiệu lực của hạn mức Tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức Tín dụng dự
phòng.
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
tiền gửi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại
máy rút tiền tự động hay điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức Tín dụng. Khi cho vay
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các
quy định của Chính phủ và Ngân hàng về phát sinh và sử dụng thẻ tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản kế toán của khách hàng phù hợp
với các quy định của chính phủ và ngân hàng về hoạt động thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
 Cho vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cho vay đối với phương án cho vay vốn của
khách hàng. Trong đó có một tổ chức làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín
dụng khác nhau. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế này và quy

chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hành.
 Các phương thức cho vay khác:
Các phương thức mà pháp luật không cấm phù hợp với quy định tại quy chế
này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách
hàng cho vay
1.1.8 Quy trình thực hiện :

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

6


Chuyên đề thực tập

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
Khách hàng
cung cấp tài
liệu

(1a)

Cán bộ tín dụng
tiếpxúc khách
hàng tư vấn,
hướng dẫn

Hồ sơ xin vay

(1b) - Đơn xin vay


- Hồ sơ pháp lý

(2a)

Thu thập thông tin
qua trao đổi, mua,
tự thu thập

(2b)
Thẩm định hồ sơ

(3a)

Cập nhât thông tin
Thị truờng
Chính sách
Pháp lý
Khách hàng

Quyết định cho vay

(3b)

Thực hiện quyết
định cho vay

Thông báo
-Cho vay
- Từ chối + Lý do
(4a)

-Thông
báo khác

(4b)

Ký hợp đồng tín dụng

(4c)
Giải ngân
(5a)

Tổ chức giám sát khách
hàng cho vay (5b)

(6a)

(6b)
Thu nợ

Thu không đủ
Thu đủ

Gia hạn nợ,
đảo nợ

Xử lý tài sản
khởi kiện

Thanh lý hợp đồng


SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

Xử lý rủi ro

7


Các
bước

Tên công việc

thực
hiện
Bước1

Người thực hiện
và Thời gian làm

việc
Hướng dẫn hồ sơ Hướng dẫn khách hàng lập Chuyên viên quan
vay cho khách hàng

Bước2

Nội dung công việc
Chuyên đề thực tập

hồ sơ vay theo khoản 5.12


hệ

khách

hàng

(CVQHKH)
Thẩm định hồ sơ -Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ CVQHKH
khách hàng và lập hồ sơ vay;

Thời gian tối đa 03

tờ trình(Thời gian -Kiểm tra thông tin CIC, nhà ngày làm việc kể
tối đa 03 ngày kể từ đất

từ ngày nhận đủ hồ

ngày nhận đủ hồ sơ) - Thẩm định tại cơ sỏ SXKD; sơ.
- Thẩm định TSĐB (do nhân
viên thẩm định

tài sản

( NVTĐTS) thực hiện);
- Dựa trên thông tin các
khách

hàng

cung


cấp,

CVQHKH làm tờ trình thẩm
định khách hàng báo cáo cấp
Bước3

Tái thẩm định và

phê duyệt có thẩm quyền
Bộ phận xét duyệt đưa ra kết Phòng quản lý rủi

phê duyệt

quả cho vay hay không, ro ( QLRR)
thông báo kết

quả

đến

Thời gian tối đa

CVQHKH biết để thông báo 02 ngày làm việc
tới khách hàng bằng văn bản kể từ lúc Phòng
hay qua điện thoại

QLRR nhận đầy
đủ hồ sơ.Nếu hồ
sơ vượt mức phán

quyết đưa ra Hội
đồng tín dụng thì
thời gian tối đa là
03 ngày làm việc
kể từ lúc Phòng
QLRR nhận đầy

Bước4

Thực hiện các bước -

Lập

hợp

đông

đủ hồ sơ.
tín Nhân viên quản lý

công chứng và đăng dụng(HĐTD) và hợp đồng tín
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2
8
ký giao dịch đảm thể chấp(HĐTC) theo quy dụng(NVQLTD)
bảo( tối đa 01 ngày định hiện hành của ngân


Chuyên đề thực tập
1.2 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình – cá nhân tại các
ngân hàng thương mại :

1.2.1 Nội dung phân tích :
1.2.1.1 Biến động cho vay theo ngành :
Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh theo ngành nghề để thấy được nhu cầu vay vốn của người dân nhằm vào lĩnh vực
nào, và từ đó có phương án tài trợ, cho vay phù hợp với tình hình của ngân hàng. Ngày
nay người dân đi vay thường đầu tư vào ngành nghề có thời hạn ngắn để thu hồi vốn
nhanh như ngành: Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản....
1.2.1.2 Biến động cho vay theo thời gian :
Khi phân tích theo nọi dung biến đông của tình hình cho vay đối với cá nhân – hộ
gia đính sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho cán bộ tín dụng tiện trong việc theo dõi những
biến động trong thời gian theo từng giai đoạn phân chia. Đồng thời thông qua đó, có thể
cho ta thấy được những xu hướng ứng với nhu cầu vay vốn của người dân.
1.2.1.3 Biến động cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay :
Đối tượng cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh được chia thành
hai loại: đối tượng không đảm bảo bằng tài sản thế chấp ( bao gồm cầm cố, thế chấp) và
đối tượng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp ( hay còn gọi là tín chấp). Thực hiện theo
chính sách của nhà nước nhằm nâng cao doanh số cho vay, các ngân hàng thương mại
quốc doanh có thể cho vay mà không phải thế chấp cầm cố tài sản hoặc phải có tài sản
đảm bảo nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các hộ sản xuất trong quan hệ vay vốn
với ngân hàng nhằm nâng cao trách nhiệm của các hộ sản xuất trong việc sử dụng vốn
vay của ngân hàng
1.2.2. Chỉ tiêu phân tích :
1.2.2.1. Doanh số cho vay, dư nợ bình quân, dư nợ quá hạn bình quân:
Các chỉ tiêu này dùng để phản ánh quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng trong một
thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đánh giá so sánh
quy mô hoạt động, chất lương hoạt động tín dụng, chính sách cho vay của ngân hàng
giữa các năm. Trong cùng một năm các chỉ tiêu này cũng phản ảnh được hoạt động
cho vay tại ngân hàng qua các con số tuyệt đối trong bảng cân đối tài khoản của ngân
hàng.


SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

9


Chuyên đề thực tập
Doanh số cho vay biểu hiện quy mô cho vay trong một khoản thời gian nhất định,
việc phân tích doanh số cho vay để tìm ra những quy luật những biến động và thay đổi
bất thường trong nhu cầu tín dụng của khách hàng, nó có một ý nghĩa quan trọng đến
chiến lược cho vay của chi nhánh.
1.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn/dư nợ bình quân :
Một ngân hàng nếu có tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay trung dài hạn
cao là một nguy cơ thể hiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình cá nhân
sản xuất kinh doanh của ngân hàng đó không hiệu quả. Vốn tín dụng trung dài hạn
không được thu hồi đúng kế hoạch gây ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn và kết
quả hoạt động tín dụng chung của ngân hàng. Vì vậy nợ quá hạn luôn là mối quan tâm
của các nhà quản trị ngân hàng, họ sẽ luôn tìm cách làm giảm tỷ lệ này. Nhưng thực tế
không hoạt động kinh tế nào lại diễn ra suôn sẽ, vì vậy nợ quá hạn tồn tại như một tất
yếu khách quan. Chi có thể hạn chế tỷ lệ này mà không thẻ triệt tiêu được. tỷ lệ nợ quá
hạn trên dư nợ bình quân thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp,
qua đó cho biết tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không ?
1.2.2.3. Nợ khó đòi trong cho vay ngắn hạn.
Nợ khó đòi hiện là một vấn đè nhức nhối và đáng quan tâm ở từng ngân hàng vì
nó ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế của
một đất nước. Ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gữi huy động vốn từ dân cư và các tổ
chức kinh tế trong khi đồng vốn cho vay ra lại không thu đươc gốc và lãi gây thất thoát
vốn của nhà nước. Tuy nhiên đây là một tất yếu trong hoat động cho vay kinh doanh
tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đó là kinh doanh sẽ luôn gặp những rũi ro bất ngờ
mà ngân hàng không thể lường trước được. đây la một chỉ tiêu quan trong để đánh giá
chất lượng hoạt động của một ngân hàng.


SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

10


Chuyên đề thực tập

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH – CÁ NHÂN SXKD TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV QUA HAI NĂM
2016-2017.

2.1. Giới thiệu sơ lược về NH BIDV - ĐN.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV- ĐN.

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

11


Chuyên đề thực tập
Để đảm bảo nhiệm vụ quản lý cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh, đầu tư xây dựng quê hương mới. Ngày
15/11/1976 Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập. Nhiệm vụ
của Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng là việc cấp phát tín dụng, thanh toán
và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được thành lập thì
Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng cũng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng.

Ngày 20/11/1994, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng hoạt
động như một Ngân hàng thương mại khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tư và
Phát triển.
Ngày 01/01/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng
Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung Ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng
Nam – Đà Nẵng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Đà Nẵng cho
đến nay.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của BIDV ĐN.
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận vốn, huy động vốn, cho vay trong khuôn khổ, điều
lệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển theo chính sách, chế độ Nhà nước.
- Tổ chức hạch toán, kiểm soát và quyết toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển.
- Chấp hành chế độ kho quỹ, bảo đảm an toàn tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý,
chứng từ có giá trị, ấn chỉ quan trọng.
- Đại diện cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những vấn đề có liên
quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành tại địa phương.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
+ Phòng quan hệ khách hàng 1: thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách
hàng, công tác tín dụng, quản lý thông tin,…đối với khách hàng là doanh nghiệp.
+ Phòng quan hệ khách hàng 2: thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ
khách hàng, công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác tín dụng,
quản lý thông tin,…đối với khách hàng là cá nhân.
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

12


Chuyên đề thực tập

+ Phòng quản lý rủi ro: thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác
nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm
tra nội bộ.
+ Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh
đối với khách hàng, thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
+ Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và
xuất/nhập quỹ.
+ Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ
thương mại với khách hàng, chịu trách nhiệm phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác
kinh doanh đối ngoại của chi nhánh.
+ Phòng kế hoạch - Tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch – tổng hợp, công tác
nguồn vốn, công tác phát chế, chế độ, làm thư ký cho ban Giám Đốc.
+ Phòng điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống CNTT.
+ Phòng tài chính – kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết
và kế toán tổng hợp.
+ Phòng tổ chức nhân sự: quán triệt các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ liên
quan đến công tác quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.
+ Văn phòng: thực hiện công tác hành chính, quản trị, hậu cần.

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

13


Chuyên đề thực tập

GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC


KHỐI QHKH

KHỐI QUẢN
TRỊ RỦI RO

P.QHKH 1

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ
VẤN

KHỐI TÁC
NGHIỆP

P. Quản trị rủi
ro

P.QHKH 2

P.Quản trị tín
dụng

P.Kế hoạchTổng hợp

P.Thanh toán
quốc tế

P.Điện toán

P.Quản lý và
dịch vụ kho

quỹ

P.Tài chính kế
toán

P.Dịch vụ
khách hàng
doanh nghiệp
P.Dịch vụ
khách hàng cá
nhân

Quan hệ chức
năng
Quan hệ trực
tuyến
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

14

KHỐI QUẢN LÝ
NỘI BỘ

P.Tổ chức nhân
sự

aaaaaaaaa

Văn phòng


KHỐI TRỰC
THUỘC
PGD 1
130 Điện
Biên Phủ
PGD 2
40-42 Hùng
Vương
PGD 3
42 Ông Ích
Đường
PGD 4
150 Nguyễn
Công Trứ


Chuyên đề thực tập
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV-ĐN qua hai năm 20162017 :
2.2.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng :
Nghiệp vụ huy động vốn hoạt động có ý nghĩa đối với bản các ngân hàng thương
mại cói chung và ngân hàng BIDV nói riêng cũng như đối với xã hội, trong nghiệp vụ
này ngân hàng được sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép
để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Nó
không chỉ giúp ngân hàng có them nguồn vốn để hoạt kinh doanh mà giúp số lượng tiền
nhàn rổi trong xả hội có thể sinh lãi.Để xem xét tình hình huy động vốn của Chi nhánh
trong hai năm 2016-2017, ta có bảng số liệu sau :
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động của BIDV ĐN qua hai năm 2016-2017.
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2016
Tỷ


Chỉ tiêu

Số tiền

Năm 2017
Tỷ

trọng

Số tiền

Chênh lệch
Tỷ lệ

trọng %

Số tiền

%

%
Huy động vốn

1.872

100

2088


100

216

18,97

từ

804

42,95

840

40,23

36

4,48

TCKT
- Huy động từ dân

1.068

57,05

1248

59,77


180

16,85

-

Huy

động


(Nguồn báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trong năm
2017 đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Cụ thể, kết quả huy động vốn cuối kỳ đạt
2.088 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 1.872 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là
18,97% so với năm 2016. Để đạt được kết quả như trên, bản thân Chi nhánh đã nỗ lực
không ngừng trong việc nâng cao uy tín, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng đồng
thời thu hút thêm khách hàng mới. Với một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động,
tận tâm phục vụ nên các thủ tục giao dịch của khách hàng luôn được giải quyết trong
thời gian ngắn, gọn nhẹ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời, rong thời gian
qua, Chi nhánh đã có những chủ trương đúng đắn, cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn
định, tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và không ngừng đưa ra các loại
hình khuyến mãi đa dạng, phong phú.
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

15


Chuyên đề thực tập

Trong cơ cấu huy động vốn chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy kênh huy động vốn
từ dân cư chiếm ưu thế hơn hẳn so với kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Nếu
năm 2017 chiếm 57,05%, thì đến năm 2017 chiếm 59,77% tổng nguồn vốn huy động.
Cụ thế, nguồn vốn từ dân cư trong năm 2017 là 1248 tỷ đồng tăng 16,85% so với năm
2016. Có thể nói đây là lợi thế rất lớn của Chi nhánh bởi vì đây là nguồn tiền gửi ổn
định làm cơ sở quyết định cho hoạt động cho vay trung dài hạn của Chi nhánh.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trong năm 2017 là 840 tỷ đồng tăng
4,48% so với năm 2016. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng ngày
càng cao cũng như sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, công ty đã giúp cho ngân hàng
thu hút một lượng lớn tiền gởi của các nhà đầu tư.
Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm, cao
và ổn định đó là một thành công của chi nhánh trong công tác tạo nguồn để mở rộng
các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt với bối cảnh các ngân hàng đang cạnh
tranh gay gắt trong năm 2017 vừa qua, đặc biệt vấn đề lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình huy động vốn của ngân hàng.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng :
Tất cả các ngân hàng thương mại đều hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho
vay” nhưng với phương thức vay và cho vay thế nào để phù hợp với nhu cầu thực tế
của thị trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đem lại thu nhập cho đơn
vị mình. Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn Đà Nẵng, chi nhánh ngân hàng Đầu
Tư và Phát triển – Đà Nẵng đã thực hiện đầy đủ mọi chức năng cung cấp nguồn vốn
cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng, cung cấp các dịch vụ …Có thể nói, hoạt
động tín dụng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tất cả các hoạt động của ngân
hàng vì nó đem lại phần lớn thu nhập cho đơn vị.
Bảng 2 : Tình hình cho vay của BIDV - ĐN qua hai năm 2016-2017.
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2016
Tỷ
Chỉ tiêu


Số tiền

trọng

Năm 2017
Chênh lệch
Tỷ trọng
Tỷ
Số tiền

%

Số tiền

lệ

%

%
1. Doanh số cho vay
-Ngắn hạn
-Trung, dài hạn
2. Doanh số thu nợ

2600
780
1820
1425,4

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2


100
30
70
100

3300
1320
1980
1887,5

100
40
60
100
16

700
540
160
426,1

26,9
69,2
8,79
32,4


Chuyên đề thực tập
-Ngắn hạn

-Trung, dài hạn
3. Dư nợ bình quân
- Ngắn hạn
-Trung, dài hạn
4. Nợ quá hạn bình

427,62
997,78
1174,6
352,38
822,22
31,5

30
70
100
30
70
100

755
1.132,5
1412,5
565
847,5
22,5

39,99
60,01
100

40
60
100

327,38
134,72
237,9
212,62
25,28
-9

76,5
13,5
20,25
60,4
3,07
-28,57

9,45

30

9

40

-0,45

-4,76


-Trung,dài hạn

22,05

70

13,5

60

-8,55

-38,77

5. Tỷ lệ nợ quá

2,682

100

1,632

100

-1,05

-39,92

quân
-Ngắn hạn


hạn(%)
( Nguồn : báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Qua bảng phân tích trên ta thấy : doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong cho
vay trung, dài hạn của chi nhánh năm 2017 và năm 2016 đều chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh số cho vay và tổng doanh số thu nợ vì ngân hàng BIDV – ĐN là ngân hàng
với mũi nhọn là cung ứng vốn cho khách hàng có nhu cầu vốn trung, dài hạn, đầu tư
vốn trung, dài hạn cho doanh nhiệp theo chiều sâu, xây dựng công nghiệp và dân dụng,
xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi… Cụ thể, năm 2017 doanh số cho vay đạt
3300 tỷ đồng, tăng 700 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,9%, trong đó doanh số
cho vay ngắn hạn tăng 540 tỷ đồng, tức là 69,2 % và doanh số cho vay trung, dài hạn
giảm 8,25% tức là 94,61 tỷ đồng cho thấy doanh số cho vay trung, dài hạn đã giảm
xuống trong năm 2017. Tuy nhiên, vì doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng nhanh chóng
vì vậy mà tổng doanh số cho vay trong năm 2017 đã tăng lên so với năm 2016.
Doanh số cho vay tăng đòi hỏi công tác thu nợ cũng phải được đẩy mạnh. Vì thế
công tác thu nợ trong những năm qua được Chi nhánh thực hiện khá tốt, với tư cách là
chủ nợ, Chi nhánh có quyền yêu cầu khách hàng thực hiện đúng hợp đồng và có chính
sách riêng cho từng đối tượng khách hàng. Do đó, doanh số thu nợ tăng qua các năm là
một xu thế tất yếu. Doanh số thu nợ năm 2017 đạt 1887,5 tỷ đồng, tăng 426,1 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,57. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng 327,38 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 76,5 %. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2017 lại tăng
134,72 tỷ đồng, tức tăng 13,5 so với năm 2016. Nguyên nhân tăng doanh số thu nợ

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

17


Chuyên đề thực tập
trung, dài hạn không phải do Cán bộ tín dụng không quản lý chặt chẽ tình hình vay mà

do các khoản nợ trung, dài hạn đến hạn trả năm 2017 ít hơn năm 2017.
Năm 2017, dư nợ bình quân là 1412,5 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 237,9 tỷ
đồng, về mặt tuyệt đối tăng 20,25 so với năm 2016.
Còn đối với nợ quá hạn bình quân thì năm 2017 dư nợ quá hạn bình quân giảm
9 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 28,57 %, trong đó ngắn hạn giảm 0,45tỷ đồng
tức là giảm 4,76%, dư nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 8,55 tỷ đồng tức là giảm
38,77%. Điều đó chứng tỏ đây là dấu hiệu tốt, thể hiện công tác thu nợ của Chi nhánh
đã được những kết quả tốt, hiệu quả trong hoạt động cho vay của Chi nhánh đang từng
bước được nâng cao.
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay theo thời hạn của Chi nhánh ta
thấy cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cho thấy thế mạnh của Chi nhánh
là cung ứng các nguồn vốn trung-dài hạn. Một nguyên nhân nữa là lực lượng Cán bộ tín
dụng đã thực hiện rất tốt trong công tác tìm kiếm, tiếp cận các dự án tốt để đầu tư, nâng
cao thu nhập cho ngân hàng.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV-ĐN qua hai năm
2016-2017 :
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thể hiện rõ nét trong các chỉ tiêu
về thu nhập nhận được, chi phí bỏ ra và lợi nhuận có được sau khi những khoản chi phí
được thanh toán. Sau đây là tình hình kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh qua hai năm 007-2017 :
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV ĐN.

Đvt: Tỷ đồng
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

18


Chuyên đề thực tập
Năm 2016

Chỉ tiêu

Số tiền

Năm 2017

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Chênh lệch

Tỷ trọng
(%)

Mức

Tỷ lệ (%)

1. Thu nhập

220,158

100

265,385

100


45,227

20,54

-Thu lãi cho vay

180,540

82,005

210,134

79,181

29,594

16,39

-Thu phí dịch vụ

9,450

4,292

16,780

6,323

7,33


77,57

-Thu khác

30,168

13,703

38,471

14,496

8,303

27,52

2. Chi phí

165,375

100

197,350

100

31,975

19,33


-Chi trả lãi

110,894

67,056

150,752

76,388

39,858

35,94

-Chi khác

54,481

32,944

46,598

23,612

-7,883

-14,47

3. Lợi nhuận


54,783

100

68,035

100

13,252

24,19

( nguồn: báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Về thu nhập, cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Chi
nhánh, do đó thu nhập từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu. Thu
nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2016,
nguồn thu từ lãi cho vay chiếm 82,005% trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Sang năm
2017, nguồn thu này tăng cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, tăng 29,594 tỷ
đông tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,39% so với năm 2016.
Các khoản thu từ các phí dịch vụ và các khoản thu khác cũng tăng cao qua các
năm. Cụ thể, thu phí dịch vụ trong năm 2017 đạt 16,780 tỷ đồng, tăng 7,33 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng 77,57% trong tổng thu nhập. Nguồn thu phí nay bao gồm thu
phí từ các hoạt động bảo lãnh, hoa hồng, tài trợ thương mại,phí gia hạn nợ, trả trước
hạn, đặc biệt là phí liên quan đến hoạt động thẻ …Ngoài ra, các khoản thu phí khác
cũng tăng 8,303 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,52% so với năm 2016
Về chi phí, muốn có thu nhập tạo ra từ hoạt động cho vay thì ngân hàng cần chi
trả cho hoạt động huy động vốn thông qua việc chi trả lãi suất tiền gửi. Đây cũng là
nguồn chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Qua bảng số
liệu ta thấy chi trả lãi huy động tăng dần qua hai năm. Năm 2016, chi huy động vốn đạt
110,894 tỷ dồng chiếm 67,056% tổng chi phí, và qua năm 2017 đạt 150,752 tỷ đồng

chiếm tỷ trọng 76,388% tổng chi phí. Như vậy ta thấy qua hai năm chi trả lãi tăng
39,858 tương ứng tỷ lệ tăng là 35,94%
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

19


Chuyên đề thực tập
Ngoài ra còn có các khoản chi khác như chi dự phòng chi nhân viên, bảo
hiểm...trong năm 2016 là 54,481 tỷ đồng và các khoản chi khác này qua năm 2017 lại
giảm cụ thể đạt 46,958 tỷ, như vậy qua hai năm các khoản chi khác giảm 7,883 tỷ
tương ứng tỷ lệ giảm là 14,47%
Về lợi nhuận, năm 2016 ngân hàng đạt lợi nhuận là 54,783 tỷ đồng, con số này ở
năm 2017 là 60,035 tỷ tức là tăng 13,252 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 24,19%.
2.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân hộ gia đình SXKD tai
chi nhánh ngân hàng BIDV Đà Nẵng.
2.3.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn chung đối với cá nhân - hộ gia
đình SXKD qua hai năm 2016-2017:
So với các nghiệp vụ cho vay truyền thống thì nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia
đình, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng không kém phần tăng lên. Đây là một trong
những tác động lớn đến hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Đồng thời cho vay sản xuất kinh doanh cũng là chủ trương của Chính phủ nhằm kích
cầu cho nền kinh tế. Hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh có hiệu quả sẽ góp phần vào tăng thu nhập cho ngân hàng
Bảng 3: Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản
xuất kinh doanh của ngân hàng năm 2016-2017.
Đvt : tỷ đồng
Năm 2016
Năm 2017
Tỷ trọng

Tỷ trọng
Chỉ tiêu
Số tiền %
Số tiền %
1.Doanh số cho vay
780
100
1320
100
ngắn hạn
-HGĐ, cá nhân
154,44
19,8
231
17,5

Chênh lệch
Tỷ lệ %
Số tiền
540
69,23
76,56

49,57

2.Doanh số thu nợ
ngắn hạn
- HGĐ,cá nhân

427,62


100

755

100

327,38

76,56

78,25

18,3

132,88

17,6

54,63

69,81

3. Dư nợ bình quân
ngắn hạn
- HGĐ,cá nhân

352,38

100


565

100

212,62

60,34

9,44

2,68

23,73

4,2

14,29

151,28

4. Nợ quá hạn ngắn
hạn

9,45

100

9


100

-0,45

-4,76

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

20


Chuyên đề thực tập
- HGĐ,cá nhân

0,29

5.Tỷ lệ nợ quá hạn
ngắn hạn
- HGĐ,cá nhân

3,1

0,342

3,8

0,03

0,014


0,03

1,44

0,05

16,74

(Nguồn : báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Doanh số cho vay đối với HGĐ, cá nhân trong
năm 2017 tăng so với năm 2016 rất cao, năm 2017 đạt 231 tỷ đồng, tăng 76,56 tỷ đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng 49,57% so với năm 2016. Qua con số này có thể thấy được Chi
nhánh đã có nhiều chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô tín
dụng. Hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh đã có
chiều hướng phát triển cao nhưng Chi nhánh vẫn cần phải cố gắng làm tốt công tác tiếp
thị để thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng.
Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay ngắn hạn ít gặp rủi ro hơn so với cho vay
trung và dài hạn nên cần cố gắng mở rộng hoạt động cho vay này để tăng thêm thu nhập
cho Chi nhánh và giúp Chi nhánh ngày càng đứng vững trên thị trường.
Để phân tích chất lượng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất
kinh doanh thì chúng ta cần phải xem xét qua doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ
nợ quá hạn của Chi nhánh.
Doanh số thu nợ của Chi nhánh đối với hộ gia đình – cá nhân cũng tăng cao so
với năm 2016. Cụ thể, năm 2017 đạt 132,88 tỷ đồng, tăng 54,63 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lê tăng 69,81%. Có được kết quả này là nhờ vào sự nổ lực của các cán bộ tín dụng
trong việc kiểm tra, thẩm định một cách cụ thể và tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn
sao cho đúng mục đích để mang lại hiệu quả cao nhất và khi hoạt động sản suất kinh
doanh đạt được lợi nhuận cao thì khách hàng sẽ chủ động thanh toán nợ cho Chi nhánh.
Dư nợ bình quân ngắn hạn cũng tăng nhưng lại thấp hơn so với tốc độ tăng của
doanh số cho vay (3,43%). Năm 2017, doanh số dư nợ đối với HGĐ- cá nhân sản xuất

kinh doanh đạt 23,73 tỷ đồng, tươg ứng với tốc độ tăng 151,28% so với năm 2016. Dư
nợ là chỉ tiêu mà ngân hàng cần phải quan tâm và mức tăng trưởng dư nợ ngắn hạn như
vậy của Chi nhánh là chưa cao.
Ta thấy chỉ tiêu nợ quá hạn về hoạt động tín dụng chung đối với hộ gia đình, cá
nhân sản xuất kinh doanh của ngân hàng có giảm với tốc độ là 16,74% tỷ lệ nợ quá hạn
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

21


Chuyên đề thực tập
đối với cho vay HGĐ – cá nhân chiếm tỷ lệ không cao, năm 2016 là 3,1%, năm 2017 là
3,8%. Như vậy mặc dù năm 2017 có giảm so với năm 2016 nhưng không đáng kể. Nợ
quá hạn mà đặc biệt là nợ quá ngắn hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ vòng quay vốn
tín dụng chung của Chi nhánh và nó sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng đối với hoạt
động cho vay. Đây là cơ sở để ngân hàng chú trọng đến công tác thu nợ. Nhìn chung
ngân hàng cũng đã làm tốt công tác này mặt dù là chưa cao trong năm 2017. Do vậy
Chi nhánh cần phải quan tâm, đôn đốc khách hàng trong công tác thu nợ để giảm thiểu
rủi ro cho Chi nhánh.
Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất
kinh doanh ở ngân hàng tăng trưởng nhưng chưa cao. So với tốc độ tăng trưởng của
doanh số cho vay chung của Chi nhánh thì tốc độ cho vay đối với HGĐ- cá nhân XSKD
vẫn chưa đạt những chỉ tiêu kế hoạch mà ban Giám đốc của Chi nhánh đề ra. Do vậy
ngân hàng cần phải cố gắng làm tốt công tác tiếp thị để thu hút thêm khách hàng đến
với ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn ít gặp rủi ro hơn so với cho vay trung và
dài hạn nên cần cố gắng mở rộng hoạt động cho vay này để tăng thêm thu nhập cho
ngân hàng và giúp ngân hàng ngày càng đứng vững trên thị trường.
2.3.2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân hộ gia đình
SXKD tai chi nhánh ngân hàng BIDV Đà Nẵng qua hai năm 2016-2017 :
2.3.2.1. Theo ngành kinh tế.

Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh theo ngành nghề để thấy được nhu cầu vay vốn của người dân nhằm vào lĩnh vực
nào, và từ đó có phương án tài trợ, cho vay phù hợp với tình hình của ngân hàng. Ngày
nay người dân đi vay thường đầu tư vào ngành nghề có thời hạn ngắn để thu hồi vốn
nhanh như ngành: Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản....
Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh theo ngành kinh tế năm 2016 - 2017.

Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

Năm 2016

Năm2017

22

Chênh lệch


Chuyên đề thực tập
Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)


Số tiền

TT(%)

1. Công Nghiệp

12,42

8,04

19,15

8,29

6,73

54,22

2. Nông Nghiệp

41,93

27,15

59,39

25,71

17,46


41,64

3.Thương

60,49

39,17

95,45

41,32

34,96

57,78

31,51

20,4

43,15

18,68

11,65

36,96

8,09


5,24

14,55

6,3

6,46

79,83

154,44

100

231

100

76,56

49,57

Mại

Dịch Vụ
4. Thủy Hải Sản
5. Khác
Tổng cộng


(Nguồn :báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Ngày nay do đặc điểm nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng trưởng có nhiều
triển vọng, do vậy nhu cầu vay vốn của hộ gia đình, cá nhân để sản xuất kinh doanh
ngày càng cao nhằm đáp ứng được nguồn vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng theo ngành nghề đều có
xu hướng tăng lên, năm 2017 doanh số cho vay ngành Công Nghiệp, Nông Nghiệp,
Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản đều tăng so với năm 2016.
Trong đó doanh số cho vay đối với ngành Thương Mại Dịch Vụ là chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cả 2 năm 2016 –2017 so với các ngành khác, do ngành Thương Mại
Dịch Vụ đem lại thu nhập cao hơn so với các ngành khác nên người dân thường đầu tư
vào lĩnh vực này. Năm 2017 doanh số cho vay theo ngành Thương Mại - Dịch Vụ tăng
34,96 tỷ đồng với tốc độ tăng là 57,78% so với năm 2016. Sở dĩ Chi nhánh cho vay
nhiều đối với ngàng TM-DV vì trên xu hướng của cả nước nói chung và địa bàn thành
phố Đà Nẵng nói riêng thì ngành TM-DV có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành
khác và ngành này có mức độ rủi ro ít hơn. Vì trong ngành này có mức độ kinh doanh
ổn định hơn và nhu cầu ngày càng tăng mạnh nên HGĐ – cá nhân càng muốn mở rộng
quy mô sản xuất trong lĩnh vực này vì vậy nhu cầu vay vốn Chi nhánh càng nhiều.
Đứng thứ hai là ngành Công nghiệp, năm 2017 tăng 6,73 tỷ đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 54,22%. Trong năm 2017, do sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất cơ
khí xây dựng và các ngành sản xuất nên nhu cầu vốn của ngành này càng tăng cao, Chi
nhánh đã kịp thời nắm bắt nhu cầu phát triển của ngành để góp phần tạo đà cho sự phát

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

23


Chuyên đề thực tập
triển của các HGĐ để sản xuất các sản phẩm tiêu thụ tốt trên địa bàn và trên thị trường
cả nước.

Ngành Nông nghiệp cũng tăng cao so với năm 2016, tốc độ tăng lên đến 41,64%.
Đây là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết nhưng với tính cần cù, sáng tạo,
các hộ nông dân đã chủ động khắc phục khó khăn, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi
phù hợp. Nhờ vậy nên doanh số cho vay đối với ngành này tăng cao.
Doanh số cho vay ngành Thủy Hải Sản cũng tăng lên, năm 2017 tăng so với 2016
với tỷ trọng 36,96%, tăng 11,65 tỷ đồng nguyên nhân là do tình hình thiên tai lũ lụt ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngành, ngân hàng đả tăng doanh số
cho vay đối với ngành nhằm ủng hộ cho hoạt động trong ngành được duy trì và giúp đỡ
cho những người hoạt động trong ngành không gặp phải khó khăn trong kinh doanh
cũng như trong cuộc sống. Những ngành khác doanh số cho vay cũng có xu hướng
ngày càng tăng qua các năm, năm 2017 đạt 14,55tỷ, tăng 6,46 tỷ đồng. Điều này chứng
tỏ Chi nhánh đã làm rất tốt công tác cho vay đối với các ngành nghề có nhu cầu trên địa
bàn, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho Chi nhánh.
Tóm lại, cùng với sự phát triển chung của thành phố, các cấp chính quyền đang có
chính sách ưu đãi và thu hút du lịch và cùng thế mạnh là một thành phố ven biển với
những danh lam thắng cảnh nổi tiêng, Chi nhánh nên nắm bắt xu thế, thu hút và kịp thời
đáp ứng nhu cầu rất cao của khách hàng trong hời gian tới đối với lĩnh vực TM - DV .
2.3.2.2. Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay:
Đối tượng cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh được chia thành hai
loại: đối tượng không đảm bảo bằng tài sản thế chấp và đối tượng có đảm bảo bằng tài
sản thế chấp.
Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh theo hình thức đảm bảo tiền vay năm 2016 -2017.

Đvt : tỷ đồng
Chỉ tiêu
-Bất động sản

Năm 2016
Năm 2017

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
61,31
39,7
94,25
40,8

SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

24

Chênh lệch
Số tiền
TL(%)
32,94
53,72


Chuyên đề thực tập
-Động sản

44,02

28,5

64,91

28,1

20,90


47,47

-Tín chấp

33,67

21,8

49,43

21,4

15,77

46,83

-Giấy tờ có giá

15,44

10

22,41

9,7

6,96

45,09


Tổng cộng

154,44

100

231.00

100

76,56

49,57

(Nguồn :báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2016-2017)
Với số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản
xuất kinh doanh theo hình thức đảm bảo đều có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số
cho vay đối với đối tượng khách hàng thế chấp bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. Năm 2016
doanh số này chiếm tỷ trọng 39,7% trong tổng số cho vay ngắn hạn, sang năm 2017
doanh số này lại lên xuống còn 40,8%, đạt 94,25 tỷ đồng, tăng 32,94 tỷ đồng, tương
ưng với tốc độ tăng 53,72%. Đứng thứ hai là động sản, năm 2017 đạt 64,91 tỷ đồng
tăng 20,90 tỷ đồng so với năm 2017. Còn đối với giấy tờ có giá thì đã đạt 22,41 tỷ
đồng. Đây chính là những điều kiện đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng trong kinh
doanh tín dụng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro hơn. Vì vậy để hạn chế bớt rủi
ro ngân hàng thường chú trọng đến công tác cho vay đối với đối tượng khách hàng có
tài sản đảm bảo, chính vì thế doanh số cho vay đối với đối tượng này thường cao.
Còn đối tượng khách hàng tín chấp, vẫn tăng lên năm 2017 tăng so với năm 2016
là 49,43 tỷ đồng với tốc độ tăng là 46,443%, như vậy tăng nhiều hơn so với đối tượng
có tài sản đảm bảo bằng giấy tờ có giá nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng vẫn thấp

hơn so với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo .Bởi vì đối tượng khách hàng này
là những đối tượng khách hàng có uy tín là khách hàng truyền thống của ngân hàng,
nhưng đối với đối tượng khách hàng này cũng rất dễ gặp rủi ro hơn so với đối tượng có
tài sản đảm bảo vì nguồn trả nợ của họ chính là lợi nhuận mang lại từ kết quả sản xuất
kinh doanh. Do vậy ngân hàng cũng không chú trọng đến việc cho vay đối với đối
tượng này nhiều.
Qua việc phân tích số liệu trên ta thấy được tính chất và đặc điểm của từng đối
tượng khách hàng. Vì vậy ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động tín dụng hay
tăng sức cạnh tranh thì phải có những có phương án phù hợp nhằm đem lại sự tăng
trưởng cho ngân hàng.
SVTH: Lê Hữu Hà_25Nh2

25


×